dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có có lời giải chi tiết

Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có có lời giải chi tiết

Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có có lời giải chi tiết

1. Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó – upload lần 1

(Lời giải) Câu 1: Hòa tan hết 16,32 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 134,4 gam dung dịch HNO3 45%, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho X phản ứng với 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 21,6 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO. Cô cạn Z, thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 43,44 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 20. B. 6. C. 10. D. 4.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2016)

(Lời giải) Câu 2: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe2O3 vào ống sứ nung nóng và dẫn từ từ 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm CO và H2 (tỉ khối so với H2 bằng 4,25) qua ống sứ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X1 và khí Y1. Cho khí Y1 hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 7 gam kết tủa và 0,06 mol khí Y2 (tỉ khối so với H2 bằng 7,5). Hoà tan X1 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được dung dịch Z và 0,62 mol hỗn hợp 2 khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì thu được 0,225 mol hỗn hợp 2 khí. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là

A. 32%. B. 48%. C. 16%. D. 40%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2016)

(Lời giải) Câu 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước dư, phản ứng kết thúc thu được 3,024 lít khí (đktc), dung dịch Y và 0,54 gam chất rắn không tan. Cho 110 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y được 5,46 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 8,74. B. 7,21. C. 8,2. D. 8,58.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2016)

(Lời giải) Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 64/205 về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  40. B.  35. C.  20. D.  30.

(Lời giải) Câu 5: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng 3:2) bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 33,1 gam so với khối lượng của dung dịch X. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,6 gam Al. Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát hết ra khỏi dung dịch. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 4,5. B. 6. C. 5,36. D. 6,66.

(Lời giải) Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 22,4 gam Fe trong 500 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl 2,6M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 7,84 lít hỗn hợp khí NO và H2 với tỉ lệ mol lần lượt là 4:3, cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y và m gam chất rắn. Giá trị của m là (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5).

A. 218,95. B. 16,2. C. 186,55. D. 202,75.

(Lời giải) Câu 7: Hỗn hợp X gồm Al, FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần:

– Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan.

– Phần 2 có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:

A. 39,72 gam và FeO B. 39,72 gam và Fe3O4

C. 38,91 gam và FeO D. 36,48 gam và Fe3O4

(Lời giải) Câu 8: Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất), đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3:2:1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 48% B. 58% C. 54% D. 46%

(Lời giải) Câu 9: Hỗn hợp X gồm Na2SO3, CuO, CuCO3. Hòa tan m gam hỗn hợp X trong dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa (m + 8,475) gam chất tan gồm muối clorua và sunfat trung hòa; 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 27,6. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi lượng Cu2+ còn lại bằng 6% lượng Cu2+ trong dung dịch Y thì dừng lại thu được dung dịch Z. Cho 0,14m gam Fe vào dung dịch Z đến khi phản ứng kết thúc thu được m1 gam chất rắn. Giá trị của m1

A. 4,5118. B. 4,7224. C. 4,9216. D. 4,6048.

(Lời giải) Câu 10: Cho m gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và Al vào nước dư, thu được dung dịch Y; 0,4687m gam chất rắn không tan và 7,2128 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl có số mol lớn hơn 0,18 mol vào dung dịch Y, ngoài kết tủa còn thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 11,9945 gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 18. B. 17. C. 15. D. 14.

(Lời giải) Câu 11: X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200 ml X với 300 ml Y được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200 ml X với 500 ml Y được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X và Y lần lượt là:

A. 0,1M và 0,05M B. 0,05M và 0,075M C. 0,1M và 0,2M D. 0,075M và 0,1M

(Lời giải) Câu 12: Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp M gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí R (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X là

A. 13,56%. B. 20,20%. C. 40,69%. D. 12,20%.

(Lời giải) Câu 13: Cho 87,35 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,425 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 516,125 gam muối sunfat trung hòa và 8,12 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là . Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10%. B. 11%. C. 12%. D. 13%.

(Lời giải) Câu 14: Đin phân dung dịch chứa a mol CuSO4 0,4 mol KCl (đin cực trơ, ng ngăn xốp, cường độ ng điện không đổi) trong thời gian t giây thu được 4,48 lít khí anot (đktc). Nếu thời gian điện phân 2t thì tổng thể tích khí thu được c 2 điện cực 10,08 lít (đktc). Biết hiệu sut điện phân 100%. Giá trị của a

A. 0,20. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,22.

(Lời giải) Câu 15: Cho 7,749 gam Al vào dung dịch hỗn hợp chứa x mol FeCl3 và y mol CuCl2, sau khi phản ứng kết thúc thu được 18,028 gam hỗn hợp 2 kim loại. Cho 7,749 gam Al vào dung dịch hỗn hợp chứa y mol FeCl3 và x mol CuCl2, sau khi phản ứng kết thúc thu được 21,988 gam hỗn hợp 2 kim loại. Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa (x + y) mol FeCl3 và (x + y) mol CuCl2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp cường độ dòng điện 10A trong 14764,5 giây thì khối lượng kim loại bám trên catot là

A. 35,20 gam. B. 34,08 gam. C. 34,36 gam. D. 34,64 gam.

(Lời giải) Câu 16: Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và 0,045 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam các muối (không có ion Fe3+) và thấy thoát ra 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2, NO2, N2O, NO, H2, CO2 có tỉ khối so với H2 bằng 304/17 (trong T có chứa 0,02 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì dùng hết 865 ml. Mặt khác, cho 94,64 gam BaCl2 vừa đủ vào Y sau đó cho tiếp AgNO3 dư vào thì thu được 256,04 gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 27,2. B. 28,4. C. 24,36. D. 32,8.

(Lời giải) Câu 17: Rót từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3, thu được (a+b)/7 mol khí CO2 và dung dịch X. Hấp thụ a mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol Na2CO3 và b mol NaOH, thu được dung dịch Y. Tổng khối lượng chất tan trong 2 dung dịch X và Y là 59,04 gam. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được m1 gam kết tủa. Giá trị của m1

A. 19,70. B. 29,55. C. 23,64. D. 15,76.

(Lời giải) Câu 18: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4. Khử m gam hỗn hợp X bằng khí CO dư (đun nóng), thu được 0,798m gam hỗn hợp kim loại. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 427,44 gam kết tủa và V lít khí NO (đktc). Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,75V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị gần nhất của V là

A. 2,24. B. 2,68. C. 2,82. D. 2,71.

(Lời giải) Câu 19: Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO32 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4, thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion (không kể H+ và OH của H2O) và 16,8 lít hỗn hợp T (đktc) gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng phân tử khối và 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 39,385. B. 37,950. C. 39,835. D. 39,705.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Thị Xã Quảng Trị, năm 2015)

(Lời giải) Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 4% khối lượng Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 7,50%. B. 7,00%. C. 7,75%. D. 7,25%.

(Lời giải) Câu 21: Hòa tan hết 17,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,55 mol KHSO4 loãng, đun nóng. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 87,63 gam muối trung hòa và 1,68 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 (ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 6,6. Biết trong Y không chứa muối Fe3+. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thì thấy m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là

A. 150,53. B. 122,78. C. 120,84. D. 146,36.

(Lời giải) Câu 22: Cho m gam hỗn hợp M gồm Al (6x mol), Zn (7x mol), Fe3O4, Fe(NO3)2 tác dụng hết với 250 gam dung dịch H2SO4 31,36%, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và 0,16 mol hỗn hợp Y chứa hai khí NO, H2 có đối với He bằng 6,625. Cô cạn dung dịch X thu được (m + 60,84) gam muối. Nếu nhỏ từ từ dung dịch KOH 2M vào dung dịch X đến khi không còn phản ứng nào xảy ra thì vừa hết 1 lít dung dịch KOH. Nồng độ phần trăm của FeSO4 có trong dung dịch X là

A. 10,28%. B. 10,43%. C. 19,39%. D. 18,82%.

(Lời giải) Câu 23: Cho hỗn hợp M gồm Ba, Na, K, Al (Na và K có số mol bằng nhau) tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X trong suốt và 10,752 lít H2 (đktc). Nhỏ từ từ 150 ml dung dịch H2SO4 0,4M vào dung dịch X thì lượng kết tủa Al(OH)3 đạt giá trị cực đại. Lọc bỏ kết tủa và cô cạn dung dịch còn lại thì thu được 44,4 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của Ba trong M gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 49%. B. 53%. C. 48%. D. 31%.

(Lời giải) Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp H gồm FeS2 và CuO vào 500 gam dung dịch HNO3 C% (dùng dư 10% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 56,12 gam hỗn hợp muối khan. Biết trong quá trình xảy ra phản ứng chỉ có NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị C gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 31,6. B. 28,7. C. 39,4. D. 52,9.

(Lời giải) Câu 25: Điện phân 225 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 4,02A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 18,9 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 21,75 gam rắn T và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất rắn T thu được chứa 2 kim loại.

B. Do Y có chứa HNO3 nên dung dịch sau điện phân có pH<7.

C. Trước khi cho sắt vào, nước ở catot chưa bị điện phân.

D. Quá trình điện phân được tiến hành trong 5600 giây.

(Lời giải) Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 31 gam hỗn hợp M gồm Fe và Mg vào 250 gam dung dịch H2SO4 73,1276% đun nóng, thu được dung dịch X; 1,68 gam rắn không tan; 32,287 gam hỗn hợp khí Y gồm H2S và SO2 có tỉ khối so với hiđro là a. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,75M vào dung dịch X đến khi kết tủa đạt cực đại thì thấy vừa hết 1,65 lít. Lọc lấy kết tủa đem cân thì thấy có khối lượng là 359,7125 gam. Giá trị của a là

A. 32,01. B. 28,05. C. 25,06. D. 27,05.

(Lời giải) Câu 27: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, CuO trong khí trơ ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 21,504 lít khí H2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thấy khối lượng chất rắn T thu được sau phản ứng tăng 1,6 gam so với khối lượng của Z. Hòa tan hoàn toàn T bằng 426 gam dung dịch HNO3 35% (dư 25% so với lượng cần thiết), thu được 8,8 gam NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và thấy khối lượng dung dịch tăng 40,16 gam. Phần trăm về khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 38%. B. 39%. C. 36%. D. 37%.

(Lời giải) Câu 28: Cho m gam hỗn hợp E gồm NaHCO3, Fe2O3, ZnO, MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,5%, thu được dung dịch X chứa (m + 37,24) gam muối trung hòa và 193,08 gam H2O và có khí CO2 thoát ra. Dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì xuất hiện 139,8 gam kết tủa. Biết phân tử khối trung bình của E bằng 94,96. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong E là

A. 26,96%. B. 24,88%. C. 27,58%. D. 34,12%.

(Lời giải) Câu 29: Điện phân dung dịch gồm 28,08 gam NaCl và m gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 51,60 gam thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X. Cho thanh sắt vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh sắt giảm 6,24 gam và thu được khí NO (sản phẩm khử). m có thể nhận giá trị gần nhất nào sau đây?

A. 180. B. 160. C. 170. D. 190.

(Lời giải) Câu 30: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm bột Al và một sắt oxit trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều Y rồi chia thành hai phần:

– Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 (dư) đun nóng, được dung dịch Z và 3,696 lít khí NO duy nhất (đktc).

– Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thấy giải phóng 0,336 lít khí H2 (đktc) và còn lại 2,52 gam chất rắn. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 21,735. B. 28,980. C. 19,320. D. 43,470.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia Sở GD & ĐT Thanh Hóa, năm 2015)

(Lời giải) Câu 31: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS trong đó O chiếm 4,6997% khối lượng. Cho 15,32 gam X tác dụng vừa đủ với 0,644 mol H2SO4 đặc (đun nóng) sinh ra 14,504 lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg dư vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng 5,14 gam (Giả sử 100% kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy hoàn toàn 15,32 gam X bằng lượng vừa đủ V lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 tỉ lệ mol 1:1. Giá trị gần nhất của V là 

A. 4,3. B. 10,5. C. 5,3. D. 3,5.

(Lời giải) Câu 32: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol CuxFeSy và b mol FeSy ( a: b =1: 3; x,y nguyên dương) trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch Y chỉ gồm 2 muối sunfat, đồng thời giả phóng 43,008 lít ( đktc) hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với He là 12,9375. Giá trị a, b lần lượt là:

A. 0, 03375; 0,10125 B. 0;035; 0,105 C. 0,0335 ; 0, 1005 D. 0,0375 ; 0,01125

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Trần Bình Trọng Phú Yên, năm 2015)

(Lời giải) Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 17,44 gam hn hp X gm Fe, Fe3O4, Fe2O3, CuO, Cu, Mg, MgO (trong đó oxi chiếm 18,35% vkhi lưng) trong dung dch chứa 0,804 mol HNO3 loãng (dư 20% so với lượng cần cho phản ứng), kết thúc c phn ng thu đưc dung dch Y và V lít (đktc) hn hp khí Z gm N2 và N2O (tỷ lệ số mol tương ứng là 2:3). Cho dung dch NaOH ti dư vàoY ri đun nóng, không có khí thoát ra. Giá trị của V là

A. 0,56. B. 0,448 . C. 1,39. D. 1,12 .

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT chuyên Lý Tự Trọng Cần Thơ, năm 2015)

(Lời giải) Câu 34: Hỗn hợp X gồm M và R2O trong đó M là kim loại kiềm thổ và R là kim loại kiềm. Cho m gam hỗn hợp X tan hết vào 58,4 gam dung dịch HCl 12% thu được dung dịch Y chứa 15,312 gam các chất tan có cùng nồng độ mol. Biết Y chỉ chứa 1 loại anion. Giá trị của m là

A. 8,832 B. 3,408 C. 4,032 D. 8,064

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Phụ Dực Thái Bình, năm 2015)

(Lời giải) Câu 35: Hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,856 lít H2 (đktc) và còn m1 gam chất rắn không tan. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 97,95 gam muối khan. Cho m1 gam chất rắn không tan tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,32V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10% B. 12% C. 11% D. 9%

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Phụ Dực Thái Bình, năm 2015)

(Lời giải) Câu 36: Cho hai dung dịch: dung dịch X chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M; dung dịch Y chứa AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M.

– Cho V1 lít dung dịch X vào V2 lít dung dịch Y thu được 56,916 gam kết tủa.

– Nếu cho dung dịch BaCl2 d­ư vào V2 lít dung dịch Y thu được 41,94 gam kết tủa.

Tỉ lệ V1/V2 là:

A. 169/60 hoặc 3,2. B. 153/60 hoặc 3,6. C. 149/30 hoặc 3,2. D. 0,338 hoặc 3,6.

(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thái Bình năm 2015)

(Lời giải) Câu 37: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 8,0. B. 9,5. C. 8,5. D. 9,0.

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A, năm 2014)

(Lời giải) Câu 38: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 , thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 5,04. B. 6,29. C. 6,48. D. 6,96.

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A, năm 2014)

(Lời giải) Câu 39: Có ba dung dịch riêng biệt : H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).

  • Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.

  • Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO.

  • Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?

A. B. C. D.

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A, năm 2014)

(Lời giải) Câu 40: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,26. B. 0,24. C. 0,18. D. 0,15.

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A, năm 2014)

(Lời giải) Câu 41: Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10,80. B. 32,11. C. 32,65. D. 31,57.

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A, năm 2014)

(Lời giải) Câu 42: Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 45,2 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 7,84 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,25. B. 0,30. C. 0,15. D. 0,20.

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B, năm 2014)

(Lời giải) Câu 43: Điện phân có màng ngăn với điện cực trơ 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 xM và NaCl 1M với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Sau khi ngừng điện phân thấy khối lượng dung dịch tạo thành bị giảm so với ban đầu là 10,4 gam. Giá trị của x là

A. 0,2. B. 0,1. C. 0,129. D. 0,125.

(Lời giải) Câu 44: Hòa tan hết 10,4 gam hỗn hợp Fe, Mg vào 500ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,4M và HCl 0,8M thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 34,2≤ m ≤ 39,2 B. 36,7 C. 34,2 D. 39,2

(Lời giải) Câu 45: Cho m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X. Điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, đến khi trên catot thu được 4,48 lít khí ở (đktc) thì ngừng điện phân. Khi đó thu được dung dịch Y và trên anot thu được 6,72 lít khí ở (đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 10,2 gam Al2O3. Giá trị lớn nhất của m là:

A. 53,25 gam. B. 61,85 gam. C. 57,55 gam. D. 77,25 gam.

————(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Đặng Thúc Hứa Nghệ An, năm 2015)

(Lời giải) Câu 46: Cho 39,84 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít NO2 sản phẩm khử duy nhất (ở đktc), dung dịch G và 3,84 gam kim loại M. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch G thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 40 gam chất rắn R. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên. Phần trăm khối lượng của M trong X gần nhất với giá trị nào sau đây:

A. 40%. B. 32%. C. 10%. D. 50%.

————(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Đặng Thúc Hứa Nghệ An, năm 2015)

(Lời giải) Câu 47: Hòa tan 22 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe3O4 vào 0,5 lít dung dịch HNO3 2M thì thu được dung dịch Y (không có NH4NO3) và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO. Lượng HNO3 dư trong Y tác dụng vừa đủ với 13,44 gam NaHCO3. Cho hỗn hợp Z vào bình kín có dung tích không đổi 8,96 lít chứa O2 và N2 tỉ lệ thể tích 1 : 4 ở 00C và áp suất 0,375 atm. Sau đó giữ bình ở nhiệt độ 00C thì trong bình không còn O2 và áp suất cuối cùng là 0,6 atm. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là

A. 52,73%. B. 26,63%. C. 63,27%. D. 42,18%.

(Lời giải) Câu 48: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K2O, KOH, KHCO3, K2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6%, thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 15 và dung dịch Y có nồng độ 25,0841%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 59,6 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 46,6. B. 37,6. C. 18,2. D. 36,4.

(Lời giải) Câu 49: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. 25. B. 15. C. 40. D. 30.

(Lời giải) Câu 50: Hòa tan hoàn toàn m gam MSO4 (M là kim loại) vào nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 7,5A không đổi, trong khoảng thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây, thu được dung dịch Y và khối lượng catot tăng a gam. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch chứa KOH 1M và NaOH 1M, sinh ra 4,9 gam kết tủa. Coi toàn bộ lượng kim loại sinh ra đều bám hết vào catot. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 24 và 9,6. B. 32 và 4,9. C. 30,4 và 8,4. D. 32 và 9,6.

(Lời giải) Câu 51: Chom gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 36% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được0,68m gam chất rắn X, dung dịch Y và 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO2 và NO. %V của NO trong hỗn hợp Z gần với giá trị nào nhất?

A. 34%. B. 25%. C. 17%. D. 50%.

(Lời giải) Câu 52: Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp M gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí R (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe, Cu trong M và giá trị của V lần lượt là

A. 72,41%; 27,59% và 5,6 B. 48,28%; 51,72% và 6,72

C. 67,59%; 32,41% và 4,48 D. 57,93%; 42,07% và 8,96

2. Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó – upload lần 2

(Lời giải) Câu 1: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X, khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thành sắt giảm 2,6 gam và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A. 0,2. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,4.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Thị Xã Quảng Trị, năm 2015)

(Lời giải) Câu 2: Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến khi phản ứng hoàn thấy dùng hết 580 ml, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 82. B. 84. C. 80. D. 86.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Thị Xã Quảng Trị, năm 2015)

(Lời giải) Câu 3: Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được (m + 6,11) gam hỗn hợp Y gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl, đun nóng, thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 73,23 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết m gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HNO3 31,5%, thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch T gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 5%. B. 7%. C. 8%. D. 9%.

(Lời giải) Câu 4: Cho hỗn hợp gồm Cu2S và FeS2 tác dụng hết với dung dịch chứa 0,52 mol HNO3, thu được dung dịch X (không chứa NH4+) và hỗn hợp khí gồm NO và 0,3 mol NO2. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 260 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng lọc kết tủa nung trong không khí tới khối lượng khôi đổi thu được 6,4 gam chất rắn. Tổng khối lượng chất tan có trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 19,0. B. 21,0 . C.18,0. D. 20,0.

(Lời giải) Câu 5: Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư, thấy có 0,7 mol axit phản ứng và còn lại 0,35a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng H2 dư, thu được 34,4 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp A gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 25,0%. B. 16,0%. C. 40,0%. D. 50,0%.

(Lời giải) Câu 6: Cho một luồng khí O2 đi qua ống đựng 63,6 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al và Fe nung nóng thu được 92,4 gam chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn lượng X trên bằng dung dịch HNO3 (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,44 gam hỗn hợp khí Z. Biết có 4,25 mol HNO3 tham gia phản ứng, cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 319 gam muối. Phần trăm khối lượng của N có trong 319 gam hỗn hợp muối trên là

A. 18,082%. B. 18,125%. C. 18,038%. D. 18,213%.

(Lời giải) Câu 7: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm (Al và Fe2O3) trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần.

– Phần một: cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 0,896 lít khí (đktc) và còn lại chất rắn không tan chiếm 44,8% khối lượng phần một.

– Phần hai: cho tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,688 lít khí (đktc). Khối lượng nhôm đem trộn là

A. 8,1 gam. B. 7,2 gam. C. 5,4 gam. D. 4,5 gam.

(Lời giải) Câu 8: Cho O3 dư vào bình kín chứa hỗn hợp Fe và Cu rồi nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn tăng 5,12 gam và thu được m gam hỗn hợp oxit. Mặt khác, cho hỗn hợp kim loại trên vào dung dịch HNO3 thu được 2,688 (lít) khí NO đktc (sản phẩm khử duy nhất) và 2m/7 gam chất rắn chỉ chứa một kim loại. Giá trị m gần nhất với

A.15,0. B. 20,0. C. 25,0. D. 26,0.

(Lời giải) Câu 9: Hỗn hợp X gồm khí Cl2 và O2. Cho 4,928 lít X (ở đktc) tác dụng hết với 15,28 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Fe, thu được 28,56 gam hỗn hợp Z. Các chất trong Z tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng (dùng vừa đủ), thu được dung dịch T và 2,464 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (là sản phẩm khử duy nhất và ở đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch T là

A. 73,34 gam. B. 63,9 gam. C. 70,46 gam. D. 61,98 gam.

(Lời giải) Câu 10: Hoà tan bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X; 6,72 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm NO, H2 có tỉ lệ mol 2 : 1 và 3 gam chất rắn không tan. Biết dung dịch X không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là

A. 126 gam. B. 75 gam. C. 120,4 gam. D. 70,4 gam.

(Lời giải) Câu 11: X là hỗn hợp chứa Fe, Al, Mg. Cho một luồng khí O2 đi qua 21,4 gam X nung nóng, thu được 26,2 gam hỗn hợp rắn Y. Cho toàn bộ Y vào bình chứa 400 gam dung dịch HNO3 (dư 10% so với lượng phản ứng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có NO và N2 thoát ra với tỉ lệ mol 2 : 1. Biết khối lượng dung dịch Z sau phản ứng là 421,8 gam, số mol HNO3 phản ứng là 1,85 mol. Tổng khối lượng các chất tan có trong bình sau phản ứng gần nhất với

A. 156. B. 134. C. 124. D. 142.

(Lời giải) Câu 12: Cho 33,35 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,414 mol H2SO4 (loãng), thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối. Cho bột Cu vào dung dịch Y thấy phản ứng không xảy ra. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 65,976. B. 75,922. C. 61,520. D. 64,400.

(Lời giải) Câu 13: Hòa tan hết 4,667 gam hỗn hợp Na, K, Ba và ZnO (trong đó oxi chiếm 5,14% khối lượng) vào nước, thu được dung dịch X và 0,032 mol khí H2. Cho 88 ml dung dịch HCl 1M vào X đến khi các phản ứng kết thúc, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 0,990. B. 0,198. C. 0,297. D. 0,495.

(Lời giải) Câu 14: Hỗn hợp X gồm các chất CuO, Fe3O4, Al có số mol bằng nhau. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 33,9 gam X trong môi trường khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được hỗn hợp sản phẩm khử Z chỉ gồm NO2, NO có tổng thể tích 4,48 lít (đktc). Tỉ khối của Z so với heli là

A. 10,5. B. 21,0. C. 9,5. D. 19,0.

(Lời giải) Câu 15: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ Y trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so với H2 là 16,75. Giá trị của m là

A. 96,25. B. 117,95. C. 80,75. D. 139,50.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

(Lời giải) Câu 16: Hoà tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a mol/lít được dung dịch Y và còn lại 1 gam đồng không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xong, nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng 4 gam so với ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đktc) bay ra. (Giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám vào thanh Mg). Khối lượng của Cu trong X và giá trị của a là:

A. 4,2 gam và 1. B. 4,8 gam và 2.

C. 1,0 gam và 1 D. 3,2 gam và 2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội, năm 2015)

(Lời giải) Câu 17: Hoà tan 14,2 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và một muối cacbonat của kim loại M vào một lượng vừa đủ axit HCl 7,3%, thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong Y là 6,028%. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chấy rắn. Giá trị của m là

A. 7,6. B. 10,4. C. 8,0. D. 12,0.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội, năm 2015)

(Lời giải) Câu 18: Điện phân (điện cực trơ, có màng ngăn) 2 lít dung dịch gồm CuSO4 và 0,01 mol NaCl đến khi cả 2 điện cực đều thoát ra 448ml khí (đktc) thì ngừng điện phân. Giả sử nước bay hơi không đáng kể trong quá trình điện phân. Giá trị pH dung dịch sau điện phân là

A. 1,4. B. 1,7. C. 1,2. D. 2,0.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội, năm 2015)

(Lời giải) Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N2, N2O, NO và NO2. Trong Y, số mol N2 bằng số mol NO2. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 18,5. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

A. 1,275 mol. B. 1,080 mol. C. 1,140 mol. D. 1,215 mol.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh Đăk Nông, năm 2015)

(Lời giải) Câu 20: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 0,01 mol Cu2S; 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ và dung dịch Y chỉ chứa muối của Cu2+, Fe3+ với một anion. Giá trị của V là

A. 47,488. B. 46,592. C. 51,072. D. 50,176.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh Đăk Nông, năm 2015)

(Lời giải) Câu 21: Cho 29,64 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe(NO3)2, Al, Zn trong đó số mol Al bằng số mol Zn tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp chứa 1,16 mol KHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 179,72 gam muối sunfat trung hòa và 6,72 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 1,9. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là

A. 13,664%. B. 14,228%. C. 15,112%. D. 16,334%.

(Lời giải) Câu 22: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuS; Fe3O4; Cu có tỉ lệ mol 1:1:2 vào dùng dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc lấy chất rắn không tan Y cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được V lít khí SO2 (đktc). Hấp thụ hết khí SO2 vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 0,8M thu được dung dịch chứa 67,2 gam chất tan. Giá trị của m là

A. 36,48. B. 45,60. C. 47,88. D. 38,304.

(Lời giải) Câu 23: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, FeO, Cu2O trong đó oxi chiếm 17,827% khối lượng hỗn hợp. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 8,736 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 145,08 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 46,15 B. 42,79 C.43,08 D. 45,14

(Lời giải) Câu 24: Hỗn hợp gồm m gam các oxit của sắt và 0,54m gam Al. Nung hỗn hợp X trong chân không cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được V lít H2 (đktc); dung dịch Z và chất rắn T. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Z thu được 67,6416 gam kết tủa. Cho chất rắn T tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,22V lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 17. Giá trị của V là

A. 11,25 B. 12,34 C. 13,32 D. 14,56

(Lời giải) Câu 25: Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu. Cho m gam hỗn hơp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa 122,76 gam chất tan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan với tỉ lệ số mol 1:2:3. Dung dịch Y làm mất màu tối đa bao nhiêu gam KMnO4 trong môi trường axit sunfuric?

A. 6,162 B. 5,846 C. 5,688 D. 6,004

(Lời giải) Câu 26: Dung dịch X chứa 14,6 gam HCl và 22,56 gam Cu(NO3)2. Thêm m gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng là 0,628m gam và chỉ tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là

A. 14,88. B. 1,92. C. 20,00. D. 9,28.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Chúc Động Hà Nội, năm 2015)

(Lời giải) Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 cần dùng 0,6 mol O2, thu được 0,4 mol Fe2O3 và 0,4 mol SO2. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm khử duy nhất là SO2 thì số mol H2SO4 tham gia phản ứng là bao nhiêu?

A. 2,8 mol. B. 2,0 mol. C. 2,4 mol. D. 1,6 mol.

(Lời giải) Câu 28: Cho m gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X, 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y trong đó có một khí hóa nâu khi để ngoài không khí có tỉ khối so với He là 4 và 1,76 gam hỗn hợp 2 kim loại không tan có cùng số mol. Giá trị của m là

A. 4,08. B. 2,16. C. 1,68. D. 3,6.

(Lời giải) Câu 29: Cho 55,86 gam hỗn hợp X gồm K2CO3, KOH, CaCO3 và Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 5,376 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 33,525 gam muối kali và m gam muối canxi. Giá trị của m là

A. 33,30. B. 36,63. C. 35,52. D. 38,85.

(Lời giải) Câu 30: Hòa tan hết hỗn hợp 3 kim loại Al, Zn, Mg trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ, thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan (trong đó O chiếm 54% về khối lượng). Nung m gam muối khan nói trên tới khối lượng không đổi, thu được 70,65 gam chất rắn. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 210. B. 200. C. 195. D. 185.

(Lời giải) Câu 31: Cho m gam hỗn hợp Mg, Fe, Al2O3, Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng) tan vừa đủ trong 140 gam dung dịch H2SO4 61,6% đun nóng nhẹ, sau phản ứng thoát ra 6,048 lít hỗn hợp 2 khí H2 và SO2 có tỉ khối so với He là 10,833. Phần dung dịch thu được đem cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu được 45,52 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 34,40. B. 27,15. C. 32,00. D. 28,00.

(Lời giải) Câu 32: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol Cu và c mol Fe(NO3)2 trong dung dịch HCl dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và HCl dư. Dung dịch Y không có khả năng hòa tan bột Cu. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c là

A. a = 2(3c – b). B. b = 3(2c – a)/2. C. c = (a + b)/3. D. b = 3(2c – a).

(Lời giải) Câu 33: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al, Mg, FeO, CuO cần dùng 2 lít dung dịch HNO3 0,35M, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối nitrat (không chứa ion Fe2+) và 3,36 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, cho X tác dụng hết với dung dịch HCl vừa đủ, thêm AgNO3 (dư) vào hỗn hợp phản ứng, thu được 77,505 gam kết tủa. Tổng khối lượng của oxit kim loại trong X là

A. 7,68 gam. B. 3,84 gam. C. 3,92 gam. D. 3,68 gam.

(Lời giải) Câu 34: Cho m gam FeS2 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được V lít SO2 (đktc). Hấp thụ V lít SO2 này vào 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Na2SO3 0,25M, thu đựơc dung dịch Y chứa 2 muối có tỉ lệ số mol Giá trị của m là

A. 4,8. B. 5,6. C. 21,0. D. 8,4.

(Lời giải) Câu 35: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Hoà tan m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được V lít H2 (đktc) và còn a gam chất rắn không tan. Cho a gam chất rắn tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 6,272 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 3,4m gam muối khan. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 2V lít H2 (đktc). Giá trị của V gần với

A. 12,7. B. 11,9. C. 14,2. D. 15,4.

(Lời giải) Câu 36: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp X gồm CO2, CO, H2, H2O. Dẫn X đi qua 25,52 gam hỗn hợp Fe3O4 và FeCO3 nung nóng thu được chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe3O4; hơi nước và 0,2 mol CO2. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,025 mol H2SO4, thu được 0,1 mol khí NO duy nhất.

Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau và 0,15 mol khí SO2 duy nhất.

Giá trị của a là

A. 0,40 mol. B. 0,45 mol. C. 0,35 mol. D. 0,50 mol.

(Lời giải) Câu 37: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào 200,0 ml dung dịch chứa NaNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 1,12 lít khí NO. Thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch Y, lại thấy thoát ra 1,12 lít khí NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của ion nitrat và thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là

A. 18,4 B. 24,0. C. 25,6. D. 26,4.

(Lời giải) Câu 38: Cho 8,654 gam hỗn hợp X gồm khí Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 0,396 mol hỗn hợp Y gồm Mg, Zn, Al, thu được 23,246 gam hỗn hợp Z gồm muối clorua và oxit của 3 kim loại. Cho Z phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch T. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 2M vào T đến khi lượng kết tủa thu được không thay đổi về khối lượng thì cần vừa đủ 286 ml. Giá trị của V là

A. 780. B. 864. C. 572. D. 848.

(Lời giải) Câu 39: Cho 7,76 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol HNO3, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi I = 9,65A trong thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng 4,96 gam (kim loại sinh ra bám hết vào catot). Giá trị của t là

A. 2602. B. 2337. C. 2400. D. 2000.

(Lời giải) Câu 40: Điện phân dung dịch X gồm x mol KCl và y mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp), khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân thu được dung dịch Y (làm quỳ tím hóa xanh), có khối lượng giảm 2,755 gam so với khối lượng dung dịch X ban đầu (giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Trung hòa toàn bộ lượng Y bằng dung dịch HCl 1M thì cần 20 ml. Tỉ lệ x : y có giá trị gần nhất với

A. 0,75. B. 1,25. C. 1,65. D. 3,35.

(Lời giải) Câu 41: Hỗn hợp X có khối lượng 15,44 gam gồm bột Cu và oxit sắt FexOy được chia thành hai phần bằng nhau: 

– Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất rắn không tan. 

– Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được dung dịch Y và 1,904 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn Y được 23,79 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 1,92. B. 0,32. C. 1,60. D. 0,64.

(Lời giải) Câu 42: Lấy hỗn hợp X gồm Zn và 0,3 mol Cu(NO3)2 nhiệt phân một thời gian, thu được hỗn hợp rắn Y và 10,08 lít hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2,3 mol HCl, thu được dung dịch T chỉ chứa các muối clorua và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí E gồm 2 đơn chất không màu có tỉ khối so với H2 là 7,5. Tổng khối lượng muối trong dung dịch T có giá trị gần nhất với

A. 154,5. B. 155,5. C. 155,0. D. 154,0.

(Lời giải) Câu 43: Hòa tan hết m gam Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HCl, thu được dung dịch X và khí NO. Thêm tiếp 19,2 gam Cu vào X, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 2 muối trung hòa và còn lại 6,4 gam chất rắn. Cho toàn bộ Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 183 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 28,8. B. 21,6. C. 19,2. D. 32,0.

(Lời giải) Câu 44: Đốt cháy m gam hỗn hợp Mg, Fe trong oxi một thời gian, thu được (m + 4,16) gam hỗn hợp X chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa (3m + 1,82) gam muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thấy tạo (9m + 4,06) gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết 3,75m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch Z chứa x gam muối nitrat kim loại. Giá trị của x là

A. 107,6. B. 161,4. C. 158,92. D. 173,4.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Đồng Đậu – Vĩnh Phúc, năm 2016)

(Lời giải) Câu 45: Dung dịch X gồm CuCl2 0,2M; FeCl2 0,3M; FeCl3 0,3M. Cho m gam bột Mg vào 100 ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,4 gam chất rắn T. Giá trị của m là

A. 2,88 B. 0,84 C. 1,32 D. 1,44

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Thái Bình, năm 2016)

(Lời giải) Câu 46: Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M (kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của ion O2- gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 38,55 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 1,5 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 118,35 gam hỗn hợp muối và 2,24 lít NO (đktc). Tính phần trăm khối lượng của M trong X?

A. 25,29%. B. 50,58%. C. 16,86%. D. 24,5%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Thái Bình, năm 2016)

(Lời giải) Câu 47: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (oxi chiếm 8,75% về khối lượng) vào nước, thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 12. B. 14. C. 15. D. 13.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Thái Bình, năm 2016)

(Lời giải) Câu 48: Điện phân điện cực trơ màng ngăn xốp, dung dịch X chứa a gam Cu(NO3)2 và b gam NaCl đến khi có khí thoát ra ở cả 2 điện cực thì dừng lại, thu được dung dịch Y và 0,51 mol khí Z. Dung dịch Y hòa tan tối đa 12,6 gam Fe giải phóng NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch T. Dung dịch T cho kết tủa với dung dịch AgNO3. Tổng giá trị của (a + b) là

A. 135,36. B. 147,5. C. 171,525. D. 166,2.

(Lời giải) Câu 49: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với :

A. 1,75 mol. B. 1,875 mol. C. 1,825 mol. D. 2,05 mol.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Lê Lợi – Thanh Hóa, năm 2016)

(Lời giải) Câu 50: Cho m gam hỗn hợp G gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 4:5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các kim loại tan hết có 6,72 lít hỗn hợp X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch T. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch KOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch T thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là (m+39,1) gam. Biết HNO3 dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Nồng độ phần trăm của Al(NO3)3 trong T gần nhất với

A. 9,5%. B. 9,6%. C. 9,4%. D. 9,7%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Lê Lợi – Thanh Hóa, năm 2016)

(Lời giải) Câu 51: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp X chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75m gam chất rắn, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Giá trị của m là

A. 56,0. B. 32,0. C. 33,6. D. 43,2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc, năm 2016)

(Lời giải) Câu 52: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm NaNO3; Al(NO3)3; Cu(NO3)2, thu được 10 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí. Hấp thụ khí Z vào 112,5 gam H2O được dung dịch axit có nồng độ 12,5% và có 0,56 lít một khí (đktc) duy nhất thoát ra. Phần trăm khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp X là

A. 21,25%. B. 42,5%. C. 17,49%. D. 8,75%.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – chuyên KHTN Hà Nội, năm 2016)

(Lời giải) Câu 53: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3 (trong đó Fe3O4 chiếm 25% số mol hỗn hợp) bằng dung dịch HNO3 dư, khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa (m + 284,4) gam muối và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2. Tỉ khối của Z so với H2 bằng 18. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là

A. 151,2. B. 102,8. C. 78,6. D. 199,6.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Lê Quý Đôn, năm 2016)

(Lời giải) Câu 54: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 50. B. 55. C. 45. D. 60.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Lê Quý Đôn, năm 2016)

(Lời giải) Câu 55: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là

A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đồng Đậu – Vĩnh Phúc, năm 2016)

(Lời giải) Câu 56: Cho x mol hỗn hợp kim loại X và Y tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được khí Z và dung dịch T chỉ chứa X2+ ; Y3+; ; trong đó số mol ion gấp 2,5 lần số mol 2 ion kim loại. Biết tỉ lệ x : y = 8 : 25. Khí Z là

A. N2O B. NO2 C. NO D. N2

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – Sở GD và ĐT Bắc Ninh, năm 2016)

(Lời giải) Câu 57: Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch Z và 9,32 gam kết tủa. Cô cạn Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí (có tỉ khối so với H2 bằng 19,5). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 3,0. B. 2,5. C. 3,5. D. 4,0.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Phan Ngọc Hiển – Cà Mau, năm 2016)

3. Bài tập vô cơ hay và khó upload lần 3

CHUYÊN ĐỀ : PHẢN ỨNG TẠO MUỐI AMONI

Phản ứng tạo muối amoni là một trong những dạng bài tập hóa vô vơ hay và khó. Nếu như đề thi trước năm 2014 dừng lại ở việc tạo ra NH4NO3 thì từ năm 2014 đến nay, mức độ khó đã tăng lên đáng kể. Phản ứng vẫn tạo ra NH4NO3 nhưng sau đó ion bị khử hết thành các sản phẩm khác.

Dưới đây là các dạng thường gặp :

I. Phản ứng tạo ra NH4NO3

1. Những vấn đề cần lưu ý

Dấu hiệu nhận biết phản ứng tạo muối NH4NO3 : Hỗn hợp chất rắn chứa kim loại hoạt động mạnh như Mg, Al, Zn phản ứng với dung dịch HNO3 tạo ra các khí N2, N2O, NO,…

2. Ví dụ minh họa :

(Lời giải) Câu 1: Đốt cháy 10,08 gam Mg trong oxi một thời gian, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch gồm HCl 0,9M và H2SO4 0,6M, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 3,825m gam. Mặt khác, hòa tan hết 1,25m gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Z chứa 82,5 gam muối và hỗn hợp khí T gồm N2 và 0,015 mol khí N2O. Số mol HNO3 phản ứng là

A. 1,23 mol. B. 1,32 mol. C. 1,42 mol. D. 1,28 mol.

Ví dụ tương tự:

Ví dụ 1.1: Đốt cháy 11,2 gam bột Ca bằng O2, thu được m gam chất rắn A gồm Ca và CaO. Cho chất rắn A tác dụng vừa đủ với axit trong dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được H2 và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 21,14) gam chất rắn khan. Nếu hòa tan hết m gam chất rắn A vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,896 lít NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 47,52 gam. B. 48,12 gam. C. 45,92 gam. D. 50,72 gam.

(Lời giải) Câu 2: Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 134,80 B. 143,20 C. 153,84 D. 149,84

Ví dụ tương tự:

(Lời giải) Ví dụ 2.1: Hòa tan hoàn toàn 5,22 gam hỗn hợp bột M gồm Mg, MgO, Mg(OH)2, MgCO3, Mg(NO3)2 bằng một lượng vừa đủ 0,26 mol HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 0,448 lít hỗn hợp khí gồm N2O và CO2. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 6,96 gam kết tủa màu trắng. Phần trăm theo khối lượng của Mg(OH)2 trong hỗn hợp đầu gần nhất

A. 11,11%. B. 22,22%. C. 33,33%. D. 44,44%.

(Lời giải) Ví dụ 2.2: Hòa tan hết m gam hỗn hợp M chứa Mg, MgCO3 và FeCO3 trong dung dịch HCl loãng dư, thu được hỗn hợp khí X và dung dịch chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Mặt khác, m gam hỗn hợp trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 1,02 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 bằng 22. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được (2m + 17,8) gam muối khan. Giá trị m là

A. 54,0. B. 40,5. C. 27,0. D. 39,15.

(Lời giải) Câu 3: Cho 9,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 vào 300 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp N2O và NO có tỉ khối so với hiđro là 16,75. Trung hòa Y cần dùng 40 ml NaOH 1M thu được dung dịch Z, cô cạn Z thu được m gam muối khan. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi cô cạn muối không bị nhiệt phân. Giá trị m là

A. 42,26. B. 19,76. C. 28,46. D. 72,45.

Ví dụ tương tự :

(Lời giải) Ví dụ 3.1: Cho một luồng khí O2 đi qua 63,6 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al và Fe thu được 92,4 gam chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn lượng X trên bằng dung dịch HNO3 (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,44 gam hỗn hợp khí Z. Biết có 4,25 mol HNO3 tham gia phản ứng, cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 319 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ có trong 319 gam hỗn hợp muối trên là

A. 18,082%. B. 18,125%. C. 18,038%. D. 18,213%.

(Lời giải) Ví dụ 3.2: A là hỗn hợp chứa Fe, Al, Mg. Cho một luồng khí O2 đi qua 21,4 gam A nung nóng thu được 26,2 gam hỗn hợp rắn B. Cho toàn bộ B vào bình chứa 400 gam dung dịch HNO3 (dư 10% so với lượng phản ứng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có NO và N2 thoát ra với tỉ lệ mol 2 : 1. Biết khối lượng dung dịch C sau phản ứng là 421,8 gam, số mol HNO3 phản ứng là 1,85 mol. Tổng khối lượng các chất tan có trong bình sau phản ứng gần nhất với

A. 156. B. 134. C. 124. D. 142.

(Lời giải) Ví dụ 3.3: Hoà tan hết 15,44 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe và Al (trong đó oxi chiếm 20,725% về khối lượng) bằng 280 gam dung dịch HNO3 20,25% (dùng dư), thu được 293,96 gam dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch X cần 450 ml dung dịch NaOH 2M. Nếu cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị m là

A. 44,12. B. 46,56. C. 43,72. D. 45,84.

(Lời giải) Câu 4: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thì được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 13,328 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 3,808 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hiđro là , dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 162,15 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 30,99. B. 40,08. C. 29,88. D. 36,18.

Ví dụ tương tự :

(Lời giải) Ví dụ 4.1: Hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO và Mg. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 15,933 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,4 gam muối khan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 27,20. B. 28,80. C. 26,16. D. 22,86.

(Lời giải) Ví dụ 4.2: Đốt cháy 16,96 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong oxi một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong 242 gam dung dịch HNO3 31,5%, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 82,2 gam và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO có tỉ khối so với He bằng 10,125. Cho NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 25,6 gam chất rắn khan. Nồng độ C% của Fe(NO3)3 trong Y có giá trị gần nhất với:

A. 12%. B. 13%. C. 14%. D. 15%.

II. Phản ứng ion, nitrat đã bị khử hết

1. Những vấn đề cần lưu ý

Dấu hiệu nhận biết phản ứng tạo ra ion : Xảy ra phản ứng của kim loại hoạt động mạnh (Mg, Al, Zn) với . Sản phẩm khử ngoài N2, N2O,… thì còn có cả H2.

Giải thích : Như ta biết, tính oxi hóa của mạnh hơn H+, nên phản ứng tạo ra H2 thì chứng tỏ trong dung dịch thu được không thể có ion nitrat.

2. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Câu 1: Cho 4,32 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X; 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có khối lượng 0,92 gam gồm 2 khí không màu có một khí hóa nâu trong không khí và còn lại 2,04 gam chất rắn không tan. Cô cạn cẩn thận dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 18,27. B. 14,90. C. 14,86. D. 15,75.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Ví dụ tương tự :

Ví dụ 1.1: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là

A. 61,375. B. 64,05. C. 57,975. D. 49,775.

Ví dụ 1.2: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là

A. 16,085. B. 14,485. C. 18,300. D. 18,035.

(Đề thi tuyển sinh khối B năm 2014)

Ví dụ 1.3: Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch KNO3 và H2SO4. Đun nhẹ trong điều kiện thích hợp đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 1,792 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 2 khí không màu, trong đó có 1 khí hoá nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của Y đối với H­2 là 11,5. Giá trị của m là :

A. 27,96. B. 31,08. C. 36,04. D. 29,72.

(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Hồng Lĩnh, năm học 2013 – 2014)

(Lời giải) Câu 2: Cho 5,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 0,224 lít khí N2O duy nhất (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối. Giá trị của m là :

A. 20,51. B. 18,25. C. 23,24. D. 24,17.

Ví dụ 2.1: Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2O và H2. Khí B có tỷ khối so với H2 bằng 11,5. Giá trị m gần nhất với

A. 240. B. 255. C. 132. D. 252.

Ví dụ 2.2: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 50. B. 55. C. 45. D. 60.

(Lời giải) Câu 3: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 2,5. B. 3,0. C. 1,0. D. 1,5.

(Đề thi THPT Quốc Gia, năm 2015)

Ví dụ tương tự :

Ví dụ 3.1: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và Fe3O4 trong đó oxi chiếm 26,86% về khối lượng. Hòa tan hết 41,7 gam X cần vừa đủ 1525 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 18,5. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 162,2 gam. B. 64,6 gam. C. 160,7 gam. D. 151,4 gam.

Ví dụ 3.2: Hỗn hợp X gồm Al, Mg, FeO, Fe3O4 trong đó oxi chiếm 20,22% khối lượng hỗn hợp. Cho 25,32 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 3,584 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 15,875 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Nung muối khan này trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 30,92 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là

A. 106. B. 103. C. 105. D. 107.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Bến Tre, năm 2015)

(Lời giải) Câu 4: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 15. B. 20. C. 25. D. 30.

(Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia, năm 2015)

Ví dụ tương tự :

Ví dụ 4.1: Đốt 58,05 gam Al bằng 16,8 lít khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp A. Hòa tan hỗn hợp A trong 800 gam dung dịch B chứa H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch C chỉ chứa muối và m gam hỗn hợp khí (trong đó có 0,4 gam khí H2). Cho BaCl2 dư vào C thấy có 838,8 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, cho 39 gam K vào dung dịch C sau khi các phản ứng xảy ra thì thấy khối lượng dung dịch tăng 12,9 gam. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và giả thiết chất khí không hòa tan vào nước). Nồng độ phần trăm của muối Al trong dung dịch C là

A. 42,26%. B. 41,15%. C. 43,27%. D. 38,35%.

Ví dụ 4.2: Cho 82,05 gam hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 (có tỷ lệ mol 2,3 : 1) tan hoàn toàn trong dung dịch B chứa H2SO4 và NaNO3 thu được dung dịch C chỉ chứa 3 muối và m gam hỗn hợp khí D (trong D có 0,2 mol khí H2). Cho BaCl2 dư vào C thấy có 838,8 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác cho 23 gam Na vào dung dịch C sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng dung dịch giảm 3,1 gam. Giá trị của m gần nhất với

A. 16. B. 13. C. 12. D. 15.

Ví dụ 4.3: Hòa tan 54,24 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, MgCO3 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 31,858% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,04 mol NaNO3 và 2,24 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 334,4 gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được 111,44 gam muối. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp X là

A. 25,66%. B. 28,32%. C. 39,82%. D. 6,19%.

(Lời giải) Câu 5: Cho m1 gam hỗn hợp X chứa Al, Fe(NO3)2 và 0,1 mol Fe3O4 tan hết trong dung dịch chứa 1,025 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 31/3, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư, không thấy tạo kết tủa nâu đỏ. Cho BaCl2 vào Z để kết tủa vừa hết ion , sau đó cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào thì thu được m2 gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của tổng (m1 + m2) là

A. 389,175. B. 585,0. C. 406,8. D. 628,2.

Ví dụ tương tự :

Ví dụ 5.1: Cho 50,82 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Mg tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,8 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 275,42 gam muối sunfat trung hòa (không có Fe3+) và 6,272 lít khí (đktc) Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 11. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là

A. 25,5%. B. 20,2%. C. 19,8%. D. 22,6%.

(Lời giải) Câu 6: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch chứa hai chất tan NaNO3 và 1,08 mol HCl. Sau khi kết thức phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2, có tỉ khối so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là :

A. 31,95%. B. 19,97%. C. 23,96%. D. 27,96%.

Ví dụ tương tự :

Ví dụ 6.1: Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và 0,045 mol NaNO3 thu được dung dịch B chỉ chứa 62,605 gam các muối và thấy thoát ra 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm N2, NO2, N2O, NO, H2, CO2 có tỉ khối so với H2 bằng (trong C có chứa 0,02 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì dùng hết 865 ml. Mặt khác, cho 94,64 gam BaCl2 vào B sau đó cho tiếp AgNO3 dư vào thì thu được 256,04 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 28,4. B. 27,2. C. 32,8. D. 34,6.

Ví dụ 6.2: Cho 87,35 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,425 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 516,125 gam muối và 8,12 lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí (đktc) trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là . Phần trăm khối lượng của Al trong X gần nhất với

A. 11%. B. 10%. C. 12%. D. 13%.

4. Bài tập vô cơ hay và khó upload lần 4

(Lời giải) Câu 1: Cho 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 90,4 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Biết tỉ khối của Z so với H2 là . Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X?

(Trích đề thi tuyển HSG – bảng B tỉnh Quảng Ninh năm học 2015 – 2016)

(Lời giải) Câu 2: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là . Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 15 B. 20 C. 25 D. 30

(Đề thi minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2015 – Bộ GD&ĐT)

(Lời giải) Câu 3: Cho một lượng dư Mg vào 500 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và NaNO3 0,4M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được Mg dư, dung dịch Y chứa m gam muối và thấy chỉ bay ra 2,24 lít khí NO (đkc). Giá trị của m là:

A. 61,32 B. 71,28 C. 64,84 D. 65,52

(Lời giải) Câu 4: Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối, 1,792 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:

A. 27,96 B. 29,72 C. 31,08 D. 36,04

(Lời giải) Câu 5: Cho 3,9 gam hỗn hợp Al, Mg tỉ lệ mol 2 : 1 tan hết trong dung dịch chứa KNO3 và HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm NO và H2. Khí B có tỉ khối so với H2 bằng 8. Giá trị của m gần giá trị nào nhất?

A. 24 B. 26 C. 28 D. 30

(Lời giải) Câu 6: Cho 4,32 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A ; 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí B có khối lượng 0,92 gam gồm 2 khí không màu có một khí hóa nâu trong không khí và còn lại 2,04 gam chất rắn không tan. Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 18,27 B. 14,90 C. 14,86 D. 15,75

(Lời giải) Câu 7: Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỷ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2O và H2. Khí B có tỷ khối so với H2 bằng 11,5. m gần giá trị nào nhất?

A. 240 B. 255 C. 132 D. 252

(Lời giải) Câu 8: Cho 5,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3. Sau phản ứng thu được 0,224 lít khí N2O (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 20,51 B. 18,25 C. 23,24 D. 24,17

(Lời giải) Câu 9: Cho 12,56 gam hỗn hợp gồm Mg và Mg(NO3)2 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa 0,98 mol HCl và x mol KNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và 0,04 mol khí N2. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 46,26 B. 52,12 C. 49,28 D. 42,23

(Lời giải) Câu 10: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl, 0,05 mol NaNO3, 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối, 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là:

A. 64,05 gam B. 49,775 gam C. 57,975 gam D. 61,375 gam

(Lời giải) Câu 11: Cho 50,82 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Mg tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,8 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 275,42 gam muối sunfat trung hòa và 6,272 lít khí (đktc) Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 11. Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp X là:

A. 25,5% B. 20,2% C. 19,8% D. 22,6%

(Lời giải) Câu 12: X là hỗn hợp rắn gồm Mg, NaNO3 và FeO (trong đó oxi chiếm 26,4% về khối lượng). Hòa tan hết m gam X trong 2107 gam dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 10% thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 11,2 lít (đkc) hỗn hợp NO, H2 có tỉ khối so với H2 là 6,6. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được rắn khan Z và 1922,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng FeO trong X gần với giá trị nào nhất dưới đây?

A. 50% B. 12% C. 33% D. 40%

(Thầy Nguyễn Đình Độ – 2015)

(Lời giải) Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 15,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO và Mg(NO3)2 bằng dung dịch hỗn hợp chứa 1,14 mol HCl và x mol NaNO3 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 0,04 mol N2 và dung dịch Y chỉ chứa 3 muối. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có a mol NaOH tham gia phản ứng. Biết trong X phần trăm khối lượng của MgO là 20,30457%. Giá trị của a là:

A. 1,0 B. 1,05 C. 1,10 D. 0,98

(Lời giải) Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 7,028 gam hỗn hợp rắn X gồm: Zn, Fe3O4, ZnO (số mol Zn bằng số mol ZnO) vào 88,2 gam dung dịch HNO3 20% thu được dung dịch Y và 0,2688 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho từ từ V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y cho đến khi phản ứng hết với các chất trong Y thu được lượng kết tủa cực đại, nung lượng kết tủa này trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 7,38 gam rắn. Giá trị của V là:

A. 0,267 lít B. 0,257 lít C. 0,266 lít D. 0,256 lít

(Lời giải) Câu 15: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đkc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 13,33% B. 33,33% C. 20,00% D. 6,80%

(thầy Nguyễn Đình Độ 2015)

(Lời giải) Câu 16: Cho 24,06 gam hỗn hợp X gồm Zn, ZnO và ZnCO3 có tỉ lệ số mol 3 : 1 : 1 theo thứ tự trên, tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và V lít hỗn hợp khí T (đktc) gồm NO, N2O, CO2, H2 (Biết tỉ khối của T so với H2 ). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 79,22 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 1,21 mol. Giá trị của V gần nhất với:

A. 3,0 B. 4,0 C. 5,0 D. 2,6

(Lời giải) Câu 17: Hòa tan hết 35,4 gam hỗn hợp gồm Mg và FeCO3 trong dung dich HCl loãng dư thu được 20,16 lít khí (đktc). Mặt khác cũng hòa tan hết 35,4 gam hỗn hợp trên cần dùng dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 0,25M và HNO3 0,75M đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Z so với He bằng 8,8125. Giá trị của m là:

A. 152,72 gam B. 172,42 gam C. 142,72 gam D. 127,52 gam

(Lời giải) Câu 18: Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rn X và 0,45 mol hỗn hp khí NO2 O2. X tan hoàn toàn trong dung dch chứa va đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 H2, tỉ khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị m gn nht là

A. 82 B. 74 C. 72 D. 80

(Lời giải) Câu 19: Hòa tan 7,44 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Fe, Fe2O3 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,05 mol NaNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 22,47 gam muối và 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỷ khối so với H2 bằng 14,5. Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch X thu được kết tủa Y, lấy Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam chất rắn. Mặc khác nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 

A. 63,88 gam B. 58,48 gam C. 64,96 gam D. 95,2 gam

(Lời giải) Câu 20: X là hỗn hợp gồm Al, CuO và 2 oxit sắt, trong đó oxi chiếm 13,71% khối lượng hỗn hợp. Tiến hành nhiệt nhôm (không có không khí) một lượng rắn X được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra V lít H2 (đkc) và có 1,2 mol NaOH đã tham gia phản ứng, chất rắn còn lại không tan có khối lượng là 28 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V là:

A. 28,00 B. 26,88 C. 20,16 D. 24,64

(Lời giải) Câu 21: Hòa tan hết một lượng rắn X gồm Al, Al2O3 và Al(OH)3 (trong đó oxi chiếm 33,94% về khối lượng) trong HNO3 dư thấy có 0,86 mol HNO3 phản ứng và thoát ra 1,792 lít (đkc) hỗn hợp NO, NO2 có tỉ khối so với H2 là 21. Sục NH3 vào dung dịch sau phản ứng được 18,72 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Al2O3 trong X gần với giá trị nào nhất dưới đây?

A. 14,00% B. 60,00% C. 50,00% D. 30,00%

(Lời giải) Câu 22: Hòa tan hết 17,92 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe, CuO, Cu, Al và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 25,446% về khối lượng) vào dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,736 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O, tỉ khối của Z so với H2 là 15,29. Cho dung dịch NaOH tới dư vào Y rồi đun nóng, không có khí thoát ra. Số mol HNO3 đã phản ứng với X là:

A. 0,75 B. 1,392 C. 1,215 D. 1,475

(Lời giải) Câu 23: Cho 30,24 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng a. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,5 B. 7 C. 7,5 D. 8

(Lời giải) Câu 24: Cho 23,34 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 và Al(NO3)3 (trong đó oxi chiếm 34,961% về khối lượng) vào dung dịch chứa 1,58 mol NaHSO4 và 0,04 mol NaNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 0,18 mol hỗn hợp khí Z gồm N2O; N2 và H2. Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 2,04 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của N2 có trong hỗn hợp khí Z gần giá trị nào nhất

A. 21 B. 22 C. 11 D. 12

(Lời giải) Câu 25: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 25 B. 15 C. 40 D. 30

(Lời giải) Câu 26: Hòa tan hết 17,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, FeCl2 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lít khí NO (đktc). Cho từ từ AgNO3 vào dung dịch Y đến khi thấy các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng AgNO3 phản ứng là 99,96 gam, sau phản ứng thu được 82,248 gam kết tủa; 0,448 lít khí NO2 (đktc) thoát ra và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 44 B. 41 C. 43 D. 42

(Lời giải) Câu 27: Hòa tan 10,92 gam hỗn hợp X chứa Al, Al2O3 và Al(NO3)3 vào dung dịch chứa NaHSO4 và 0,09 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có khối lượng 127,88 gam và 0,08 mol hỗn hợp khí Z gồm 3 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của Z so với He bằng 5. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có có lời giải chi tiết 1

Phần trăm khối lượng của khí có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp Z là?

A. 41,25% B. 68,75% C. 55,00% D. 82,50%

(Lời giải) Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng . Thêm dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ với BaCl2 được hỗn hợp T. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào T thu được 256,04 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 34,6 B. 32,8 C. 27,2 D. 28,4

(Lời giải) Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 18,025 gam hỗn hợp bột rắn gồm Fe2O3, Fe(NO3)2, Zn bằng 480 ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 30,585 gam chất tan và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm (N2O, NO, H2) có tỉ khối với He là 6,8. Cho AgNO3 dư vào dung dịch X ở trên thấy thu được 0,112 lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất ) và 72,66 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 29,96% B. 39,89% C. 17,75% D. 62,32%

(Đề thi thử THPT Quốc Giá lần 1 – BOOKGOL 2016)

(Lời giải) Câu 30: Cho m gam hỗn hợp H gồm FexOy, Fe, Cu tác dụng hết với 200 gam dung dịch chứa HCl 32,85% và HNO3 9,45%, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch X chứa (m + 60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí Y gồm 2 khí, trong đó có khí hóa nâu trong không khí; tỉ khối của Y đối với He bằng 4,7 và (m – 6,04) gam chất rắn T. Giá trị của a là

A. 21,48 B. 21,84 C. 21,60 D. 21,96

(Lời giải) Câu 31: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỷ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là

A. 31,95% B. 19,97% C. 23,96% D. 27,96%

(Thầy Tào Mạnh Đức)

(Lời giải) Câu 32: Hòa tan hết 14,88 gam hỗn hợp gồm Mg , Fe3O4 , Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,58 mol HCl, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chứa 30,05 gam chất tan và thấy thoát ra 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm H2, NO, NO2 có tỷ khối so với H2 bằng 14. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z; 84,31 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,224 lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 16% B. 17% C. 18% D. 19%

(Lời giải) Câu 33: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% về khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây ?

A. 2,5 B. 3 C. 1,5 D. 1

(Đề thi THPT Quốc Gia năm 2015-Bộ GD & ĐT)

(Lời giải) Câu 34: Hòa tan 17,32 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 cần vừa đúng dung dịch hỗn hợp gồm 1,04 mol HCl và 0,08 mol HNO3, đun nhẹ thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8 gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 20,8 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 150,32 B. 151,40 C. 152,48 D. 153,56

(Lời giải) Câu 35: Hòa tan 35,04 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3 và Al(NO3)3 vào dung dịch chứa 1,68 mol NaHSO4. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 0,2 mol hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, N2 và H2. Đế tác dụng tối đa các chất tan trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 1,75 mol NaOH, thu được 40,6 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của N2O có trong hỗn hợp Z gần đúng nhất là

A. 49 B. 46 C. 48 D. 47

(Lời giải) Câu 36: Người ta hòa 216,55 gam hỗn hợp muối KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước dư thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết, thu được dung dịch C chỉ chứa các muối và có 2,016 lít hỗn hợp khí D có tổng khối lượng là 1,84 gam gồm 5 khí ở (đktc) thoát ra trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm . Cho BaCl2 dư vào C thấy xuất hiện 356,49 gam kết tủa trắng. Biết trong B oxi chiếm về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 18. B. 20. C. 22. D. 24.

(Lời giải) Câu 37: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al, Mg, FeO, CuO cần dùng 2 lít dung dịch HNO3 0,35M, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối nitrat (không chứa ion Fe2+) và 3,36 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, cho X tác dụng hết với dung dịch HCl vừa đủ, thêm AgNO3 (dư) vào hỗn hợp phản ứng, thu được 77,505 gam kết tủa. Tổng khối lượng của oxit kim loại trong X là

A. 7,68 gam. B. 3,84 gam. C. 3,92 gam. D. 3,68 gam.

(Lời giải) Câu 38: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,04 gam muối trung hòa và 0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 0,44 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 3,5% B. 2,0% C. 3,0% D. 2,5%

(Lời giải) Câu 39: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 50 B. 55 C. 45 D. 60

(Lời giải) Câu 40: Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hidroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị m là:

A. 3,22 B. 2,52 C. 3,42 D. 2,70

(Lời giải) Câu 41: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây ?

A. 9,5 B. 8,5 C. 8,0 D. 9,0.

(Lời giải) Câu 42: Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (Oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2 được dung dịch Z và 9,32 gam kết tủa. Cô cạn Z được chất rắn T, nung T đến khối lượng không đổi thu được 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí (có tỉ khối so với H2 bằng 19,5). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 3,0 B. 2,5 C. 3,5 D. 4,0

(Lời giải) Câu 43: Cho hỗn hợp X chứa 56,9 gam gồm Fe, Al, FeO, Fe3O4, Al2O3 và CuO. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 2,825 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 208,7 gam muối và 2,24 lít khí NO duy nhất. Mặt khác, từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m có thể là

A. 39,75 gam B. 46,2 gam C. 48,6 gam D. 42,5 gam

(Lời giải) Câu 44: Hòa tan hết hỗn hợp Q gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 16,72% về khối lượng) bằng dung dịch chứa 0,4 mol HNO3 và 0,709 mol H2SO4, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 95,36 gam và 4,4 gam hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O và N2. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi kết tủa đạt cực đại, lọc lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 28,96 gam rắn khan. Nếu tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch X cần dùng a mol NaOH. Giá trị gần nhất của a là.

A.1,60  B.1,75  C.1,80  D. 1,85

(Lời giải) Câu 45: Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X. Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của muối Fe(NO3)3 có trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào dưới đây?

A. 14% B. 28% C. 12% D. 37%

(Đề Nguyễn Khuyến lần 1 2016)

(Lời giải) Câu 46: Dung dịch X chứa m gam chất tan gồm Cu(NO3)2 (có khối lượng > 5 gam) và NaCl. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây thì thu được dung dịch Y chứa m -18,79 gam chất tan và có khí thoát ra ở catot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Z chứa a gam chất tan và hỗn hợp khí T chứa 3 khí và có tỉ khối hơi so với hidro là 16. Cho Z vào dung dịch chứa 0,1 mol FeCl2 và 0,2 mol HCl thì thu được dung dịch chứa a + 16,46 gam chất tan và có khí NO thoát ra. Tổng giá trị m + a là:

A. 73,42 B. 72,76 C. 74,56 D. 76,24

(Đề Nguyễn Khuyến lần 1 2016)

 

 

Xem thêm

34 comments
  1. add cho mình xin file tổng hợp bài vô vơ hay và khó này không ạ. Nếu được xin cảm ơn add rất nhiều ạ

    1. Cô check email hoặc liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook: O2 Education

  2. Rất cám ơn Admin đã chia sẻ tài liệu hay. Gửi cho mình xin với ạ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay