dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Gia Lai năm 2023 2024

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Gia Lai năm 2023 2024

+SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI          KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH (BẢNG B) NĂM HỌC 2023-2024 Môn: HOÁ HỌC

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

(Hướng dẫn chấm có 10 trang)

Câu I (2,5 điểm). 

            1. (1,5 điểm). X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là sáu nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất).

            a. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, M.

            b. Viết cấu hình electron của X2−, Y, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và giải thích?

            2. (1,0 điểm). Cân bằng phản ứng hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:

a. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4   Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.

            b. C6H5CH3 + KMnO4 + H2SO4  C6H5COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O.

STTHƯỚNG DẪN CHẤMĐIỂM
1Gọi Z là số điện tích hạt nhân của X →  Số điện tích hạt nhân của Y, R, A, B, M lần lượt là: (Z + 1), (Z + 2), (Z + 3), (Z + 4), (Z+5)  Theo bài ta có: Z + (Z + 1) + (Z + 2) + (Z + 3) + (Z + 4)+ (Z+5) =  63 →  Z = 80,25 điểm
→ Vậy: ZX = 8; ZY = 9; ZR = 10; ZA = 11; ZB = 12; ZM = 13.0,5 điểm  
X2-, Y, R, A+, B2+ , M3+  đều có cấu hình e: 1s2 2s2 2p60,25 điểm
Số lớp e giống nhau → bán kính r phụ thuộc điện tích hạt nhân. Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính r càng nhỏ. →0,5 điểm
25x    S+4 → S+6   +  2e  2x    Mn+7  +   5e →  Mn+2   5Na2SO3 + aNaHSO4 + 2KMnO4  → bNa2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 + 3H2O0,25 điểm
5Na2SO3 + 6NaHSO4 + 2KMnO4  → 8Na2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 + 3H2O0,25 điểm
C6H5CH3 + KMnO4 + H2SO4 C6H5COOH+ K2SO4 + MnSO4 + H2O.            5x        C-3  C+3 + 6e 6x        Mn+7 + 5e  Mn+20,25 điểm
5C6H5CH3 + 6KMnO4 + 9H2SO4 5C6H5COOH+ 3K2SO4 + 6MnSO4 + 14H2O.0,25 điểm

Câu II (2,75 điểm).

1. (1,0 điểm). Hòa tan m gam hỗn hợp gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước, thu được dung dịch C. Chia dung dịch C thành 2 phần bằng nhau:

– Cho lượng dư khí H2S vào phần 1, thu được 1,28 gam kết tủa.

– Cho lượng dư dung dịch Na2S vào phần 2, thu được 3,04 gam kết tủa.

Biết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng hóa học và tính giá trị của m.

2. (1,0 điểm). Cho phương trình hoá học của phản ứng: 

            a. Khi tăng áp suất, cân bằng của phản ứng trên dịch chuyển theo chiều nào?

b. Nung nóng 1,1 mol hỗn hợp X gồm N2 và H2 trong bình kín (xúc tác bột Fe) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2,5. Dẫn Y qua ống sứ chứa bột CuO (dư, đun nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Z và 22,8 gam hỗn hợp gồm N2 và H2O. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3.

            3. (0,75 điểm). Cho hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất), dung dịch X và một phần kim loại không tan. Biết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

STTHƯỚNG DẪN CHẤMĐIỂM
1Phần 1:   CuCl2 + H2S → CuS↓  + 2HCl (1)                 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl (2) Phần 2: CuCl2 + Na2S → CuS↓ + 2NaCl (3)              2FeCl3 + 3Na2S → 2FeS↓ + S↓ + 6NaCl (4)                      0,5 điểm
Đặt số mol CuCl2 và FeCl3 trong mỗi phần là x và y mol         0,25 điểm
Þ  m = 2(135.0,01 + 162,5.0,02) = 9,2 gam               0,25 điểm  
2.aKhi tăng áp suất, cân bằng của phản ứng trên dịch chuyển theo chiều thuận0,25 điểm
2.b  + CuO dư  rắn Z(Cu, CuO dư) +0,125 điểm
=> x = 0,3 mol; y = 0,8 mol => mY = 28x+2y = 28.0,3+ 2.0,8 = 10 g nY = 10 : 10 = 1 mol                     N2   +   3H2  2NH3 Ban đầu:    0,3         0,8 Phản ứng:  x              3x             2x Sau pứ:      0,3-x    0,8 – 3x       2x => nY = 0,3 – x  + 0,8 – 3x + 2x =  1,1 – 2x  = 1 => x  = 0,05 H = = = 18,75%0,25 điểm                   0,375 điểm
Học sinh có thể trình bày bài giải theo các khác, nếu đúng cho điểm tối đa.
32Fe + 6H2SO4  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O            (1) 2Fe3O4 + 10H2SO4  3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O     (2) Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 (3)Mỗi phương trình cân viết đúng và cân bằng đúng 0,25 điểm *3=0,75

Câu III (2,0 điểm).

1. (1,0 điểm). Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia thành hai phần bằng nhau:

– Phần 1: Tác dụng hết với Na, thu được 0,0225 mol H2.

– Phần 2: Tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 0,09 mol Ag.

Viết các phương trình phản ứng hóa học và tính % ancol bị oxi hóa.

            2. (1,0 điểm). Có 5 lọ hóa chất mất nhãn, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hóa chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein (các điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ). Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra 5 hóa chất trên và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).

STTHƯỚNG DẪN CHẤMĐIỂM
1Vì oxi hóa tạo anđehit   ancol bậc 1: RCH2OH 2RCH2OH + O2  2RCHO + 2H2O (1) RCH2OH + O2  RCOOH + H2O (2) RCH2OH (dư)  RCH2OH (dư) X gồm RCOOH, RCHO, RCH2OH, H2O 2RCOOH + 2Na  2RCOONa + H2 (3)      2RCH2OH +2 Na  2RCH2ONa + H2 (4) 2H2O  + 2Na  2NaOH + H2 (5)                       0,25 điểm
RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH  RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O (5) (R H) Nếu R là H: HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH  (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O (7) HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH  (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O (8)  0,25 điểm
 ta có:    c= 0,005 mol0,25 điểm
TH 1: nAg = 2b = 0,09 b = 0,045 > 0,035 (loại). TH 2: n Ag = 4b + 2c = 0,09  b = 0,02 mol và a = 0,015 mol  Vậy phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là:   0,25 điểm
Học sinh có thể trình bày bài giải theo các khác, nếu đúng cho điểm tối đa.
2Lấy một lượng vừa đủ mỗi mẫu hóa chất cho vào các ống nghiệm riêng biệt rồi đánh số thứ tự. Nhỏ từ từ dung dịch phenolphtalein vào các ống nghiệm chứa các hóa chất nói trên – Nếu ống nghiệm nào hóa chất làm phenolphtalein từ không màu chuyển màu hồng là NaOH – Ống nghiệm còn lại không có hiện tượng gì là HCl, H2SO4, BaCl2 và Na2SO4.0,25 điểm
Nhỏ từ từ và lần lượt vài giọt dung dịch có màu hồng ở trên vào 4 ống nghiệm còn lại. – Ống nghiệm nào làm mất màu hồng là các dung dịch axit HCl và H2SO4. Nhóm ( I) – Ống nghiệm nào không làm mất màu hồng là dung dịch muối BaCl2 và Na2SO4. Nhóm (II).                  NaOH  + HCl  NaCl  + H2O                 2NaOH  + H2SO4  Na2SO4  +  2H2O0,25 điểm
Nhỏ một vài giọt dung dịch của một dung dịch ở nhóm (I) vào hai ống nghiệm chứa dung dịch nhóm (II) – Nếu không có hiện tượng gì thì hóa chất đó là HCl. Chất còn lại của nhóm (I) là H2SO4. Nhỏ dung dịch H2SO4 vào hai ống nghiệm chứa hóa chất nhóm (II) + Nếu thấy ống nghiệm nào kết tủa trắng thì ống nghiệm đó chứa dung dịch BaCl2. => Ống nghiệm còn lại nhóm (II) không có hiện tượng gì đó là hóa chất Na2SO4. – Nếu thấy ống nghiệm nào có kết tủa ngay thì dung dịch ở nhóm (I) là hóa chất H2SO4, ống nghiệm gây ra kết tủa là BaCl2, ống nghiệm còn lại không gây kết tủa chứa hóa chất Na2SO4.  Hóa chất còn lại ở nhóm (I) là HCl. H2SO4  + BaCl2   BaSO4 ( kết tủa trắng)  + 2HCl0,5 điểm
Học sinh có thể nhận biết theo sơ đồ nếu đúng cho điểm tối đa.

Câu IV (2,5 điểm).

             1. (1,0 điểm). Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:

         a. Xác định thành phần của hỗn hợp khí X và  khí Y. Giải thích bằng các phương trình phản ứng hoá học?      b. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng chất trong hỗn hợp khí X. Viết phương trình phản ứng hóa học. 

 2. (1,5 điểm). Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng hóa học, ghi rõ điều kiện nếu có):

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hoá học

Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay