dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Bình năm 2023 2024

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Bình năm 2023 2024

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH   MÃ ĐỀ: 001   ĐỀ CHÍNH THỨCKỲ THI CHỌN HSG LỚP 9, 12 CẤP TỈNH Khóa ngày 05 tháng 12 năm 2023 Môn thi: HÓA HỌC Bài thi trắc nghiệm
    SỐ BÁO DANH: ……………LỚP 12 THPT Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 04 trang, 40 câu.

* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 1: Thành phần chính của dầu thực vật và mỡ động vật là

  A. protein.                        B. cacbohiđrat.                    C. amin.                              D. chất béo.

Câu 2: Thí nghiệm nào sau đây sinh ra chất khí?

  A. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 dư.

  B. Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

  C. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.                 

  D. Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Câu 3: Este X có công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm có chứa hai muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là

  A. 6.                                 B. 3.                                   C. 4.                                   D. 5.

Câu 4: Cho các loại tơ sau: xenlulozơ axetat, capron, nitron, visco, nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

  A. 1.                                 B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít CO2 vào 300 ml dung dịch KOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Làm khô cẩn thận dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  A. 25,65.                          B. 26,90.                            C. 25,70.                            D. 20,70.

Câu 6: Trong phân tử chất nào sau đây có một nhóm amino (-NH2) và hai nhóm cacboxyl (-COOH)?

  A. Lysin.                          B. Alanin.                           C. Axit glutamic.                D. Axit fomic.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  A. Tinh bột là chất rắn, dạng bột vô định hình.           B. Tinh bột không có phản ứng tráng gương.

  C. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.                            D. Hồ tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.

Câu 8: Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, đimetyl oxalat. Số chất trong dãy phản ứng được tối đa với NaOH trong dung dịch (đun nóng) theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 là

  A. 2.                                 B. 1.                                   C. 4.                                   D. 3.

Câu 9: Cho 10,3 gam α-aminoaxit X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  A. CH3CH2CH(NH2)COOH.                                       B. CH3CH(NH2)CH­2COOH.  

  C. CH3CH(NH2)COOH.                                             D. H2NCH2CH2COOH.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etylamin và trimetylamin, thu được CO2, H2O và 4,48 lít khí N2. Cho 16,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  A. 31,2.                            B. 32,4.                               C. 28,5.                              D. 29,2.

Câu 11: Hòa tan m gam hỗn hợp Al, Na vào lượng nước dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí và còn 0,2m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

  A. 6,25.                            B. 11,50.                            C. 5,60.                              D. 10,50.

Câu 12: Đipeptit (trong phân tử peptit chỉ chứa nhóm chức -NH2, -COOH và -CONH-) không thể có công thức phân tử nào sau đây?                      

  A. C6H14N2O4.                  B. C5H10N2O3.                    C. C6H13N3O3.                    D. C7H12N2O5.

Câu 13: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là        

  A. poliacrilonitrin.            B. poli(metyl metacrylat).   C. polietilen.                      D. poli(vinyl clorua).

Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng?

  A. Các este thường là chất lỏng, tan tốt trong nước.

  B. Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng một chiều.

  C. Chất béo rắn chủ yếu chứa các gốc axit béo không no.

  D. Benzyl axeat có mùi thơm của chuối chín.

Câu 15: Cho dãy chuyển hóa sau: Phenol Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Bình năm 2023 2024 1Phenyl axetat Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Bình năm 2023 2024 2Y (hợp chất thơm).

Hai chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là

  A. anhiđrit axetic, phenol.                                            B. anhiđrit axetic, natri phenolat.

  C. axit axetic, natri phenolat.                                      D. axit axetic, phenol.

Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây thu được 2 chất rắn sau khi phản ứng kết thúc?

  A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.

  B. Cho lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.

  C. Cho Ca vào dung dịch NaHCO3 dư.

  D. Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  A. Tính bazơ của etylamin mạnh hơn của anilin.

  B. Anilin khi để trong không khí bị chuyển thành màu đen vì bị oxi hóa.

  C. Các dung dịch glucozơ, saccarozơ, fructozơ đều có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam.

  D. 1 mol glucozơ oxi hóa AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo ra 2 mol Ag kết tủa.

Câu 18: Cho hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với O2, thu được m gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với 400 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 11 gam chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl, thu được khí H2. Giá trị của m là

  A. 35,6.                            B. 30,4.                              C. 33,8.                              D. 34,2.

Câu 19: Chất X có công thức C3H12O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

  A. 3.                                 B. 5.                                   C. 4.                                   D. 2.

Câu 20: Cho dãy các chất: p-CH3COOC6H4CH3, p-HCOOC6H4OH, ClH3NCH2COONH4, p-HOC6H4CH2OH,

p-C6H4(OH)2, H2NCH2COOCH3, CH6N2O3. Số chất trong dãy phản ứng được tối đa với NaOH trong dung dịch (đun nóng) theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 là

     A. 3.                              B. 4.                                   C. 1.                                   D. 2.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

  (a) 1 mol tripeptit Gly-Ala-Lys phản ứng được tối đa với 4 mol HCl hoặc 3 mol NaOH trong dung dịch.

  (b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.

  (c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn so với cao su thường.

  (d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.

  (e) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, người ta có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.

Số phát biểu đúng là

  A. 5.                                 B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 22: Để tráng một số lượng gương soi (mỗi tấm có diện tích bề mặt 0,35 m2) với độ dày lớp bạc 0,1 μm, người ta đun nóng dung dịch chứa 52,45 gam glucozơ với một lượng dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3, hiệu suất phản ứng tráng gương là 70% (tính theo glucozơ). Số lượng gương soi tối đa sản xuất được là

  A. 120.                             B. 80.                                 C. 130.                               D. 171.

Câu 23: Cho các phát biểu sau:

  (a) Sau khi sử dụng để chiên, rán thì dầu mỡ có thể được tái chế thành nhiên liệu.

  (b) Thủy phân hoàn toàn amilopectin và xenlulozơ đều thu được sản phẩm duy nhất là glucozơ.

  (c) Thủy phân vinyl fomat trong môi trường kiềm chỉ thu được một sản phẩm có phản ứng tráng bạc.

  (d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.

  (e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.

Số phát biểu đúng là

  A. 4.                                 B. 3.                                   C. 5.                                   D. 2.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

  (a) Trong thành phần của xăng sinh học E5 có etanol.

  (b) Mỡ lợn có chứa chất béo bão hòa (phân tử có các gốc hiđrocacbon no).

  (c) Thành phần chính của sợi bông, sợi đay là tinh bột.

  (d) Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein.

  (e) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm.

Số phát biểu đúng là

  A. 4.                                 B. 2.                                   C. 3.                                   D. 5.

Câu 25: Tiến hành các thí nghiệm sau:

  (a) Cho a mol Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.

  (b) Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư.

  (c) Cho dung dịch chứa a mol KHS vào dung dịch chứa a mol NaOH.

  (d) Cho x mol Zn vào dung dịch chứa x mol AgNO3 và x mol Cu(NO3)2.

  (e) Hấp thụ hết 3 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2 mol Ca(OH)2.

Số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa hai muối là

  A. 3.                                 B. 4.                                   C. 5.                                   D. 2.

Câu 26: Tiến hành ba thí nghiệm sau:

– Thí nghiệm 1: Cho m gam Na vào lượng nước dư, thu được V1 lít khí H2 thoát ra;

– Thí nghiệm 2: Cho m gam Fe vào dung dịch HCl loãng dư, thu được V2 lít khí H2 thoát ra;

– Thí nghiệm 3: Cho m gam Al vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được V3 lít khí H2 thoát ra.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, so sánh nào sau đây là đúng?

  A. V2 < V< V3.              B. V3 < V2 < V1.                 C. V1 < V2 < V3.                      D. V1 = V< V3.

Câu 27: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất Methamphetamine (Meth). Khi oxi hóa hoàn toàn 10,43 gam Meth bằng CuO dư, dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, dư; bình 2 đựng Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 9,45 gam, ở bình 2 tạo thành 137,9 gam kết tủa và còn 0,784 lít khí thoát ra. Biết Meth có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Nhận định nào sau đây đúng?

  A. Công thức phân tử của Meth là C10H15ON.

  B. Trong phân tử Meth, cacbon chiếm 80,54% về khối lượng.

  C. Tỉ lệ sốcacbon và nitơ trong phân tử Meth là 5:1.

  D. Chất Meth có chứa nhóm -OH là nguyên nhân gây hoang tưởng và mất kiểm soát hành vi.

Câu 28: Hiện nay, một số loại nước tương (xì dầu) đã bị cấm do chứa lượng 3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Sự hình thành 3-MCPD là do nhà sản xuất dùng dung dịch HCl để thủy phân protein thực vật (đậu tương). Trong quá trình này có kèm theo phản ứng thủy phân chất béo tạo thành glixerol, sau đó, glixerol tác dụng với HCl, thu được 2 đồng phân cấu tạo là 3-MCPD và chất X. Cho các phát biểu sau:

  (a) Vinyl clorua tác dụng với dung dịch KMnO4 thu được 3-MCPD.

  (b) X hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam.

  (c) Tách chất béo trong đậu tương trước khi thủy phân sẽ giảm sự hình thành 3-MCPD.

  (d) Tên gọi của X là 2-monoclopropan-1,2-điol.

  (e) Trong hợp chất 3-MCPD có 1 nhóm -OH liên kết với C bậc 1.

Số phát biểu đúng là

  A. 2.                                 B. 1.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 29: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa FeO, Fe2O3, Fe3O4 và FeCO3 bằng dung dịch chứa HCl (vừa đủ) thu được 0,04 mol CO2 và dung dịch Y có chứa 24,43 gam hỗn hợp muối FeCl3 và FeCl2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y trong điều kiện không có không khí thấy xuất hiện 16,66 gam kết tủa. Giá trị của m là

  A. 8,33.                            B. 14,78.                            C. 13,86.                            D. 14,64.

Câu 30: Bốn hiđrocacbon X, Y, Z, T mạch hở, là chất khí ở điều kiện thường và đều có tỉ khối hơi so với heli nhỏ hơn 13. Khi phân hủy mỗi chất thành hiđro và cacbon thì thể tích khí thu được đều gấp hai lần thể tích chất ban đầu (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Biết X, Z không có đồng phân cấu tạo. Cho các phát biểu sau:

  (a) Lượng oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn m gam Y ít hơn lượng cần dùng để đốt cháy hoàn toàn m gam Z.

  (b) Chất Y là đồng đẳng của chất T và cả hai đều không có đồng phân hình học.

  (c) Hai chất Y và T đều phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa.

  (d) Trong hai chất X và Z, chỉ có một chất phản ứng được với brom trong CCl4.

  (e) Các khí X, Y, Z, T gần như không hiện diện trong khí mỏ dầu hay khí thiên nhiên.

Số phát biểu đúng là

  A. 1.                                 B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 31: Cho hỗn hợp chứa a mol kim loại X và a mol kim loại Y vào nước dư thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:

+ TN1: Cho dung dịch chứa 2a mol HCl vào dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.

+ TN2: Cho dung dịch chứa 1,5a mol H2SO4 vào dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.

+ TN3: Cho dung dịch chứa 0,5a mol HCl và a mol H2SO4 vào dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n2 < n3 < n1. Hai kim loại X, Y lần lượt là

  A. Ba và K.                      B. Ba và Zn.                       C. Ba và Al.                       D. Na và Al.

Câu 32: Cho các chất hữu cơ X, Y, Z, T, E thỏa mãn các phương trình hóa học sau:

  (1) X + 3NaOH Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Bình năm 2023 2024 3 CH3C6H4ONa + Y + CH3CHO + H2O

  (2) Y + 2NaOH Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Bình năm 2023 2024 4 T + 2Na2CO3

  (3) CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Bình năm 2023 2024 3 Z + …

  (4) Z + NaOH Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Bình năm 2023 2024 6 E + …

  (5) E + NaOH Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Bình năm 2023 2024 4T + Na2CO3

Cho các nhận định sau:

  (a) Trong phân tử X có chứa 6 liên kết π.

  (b) 0,1 mol chất Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M.

  (c) Ở điều kiện thường, các chất Z, E, T đều tan tốt trong nước.

  (d) Chất X có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn các phương trình hóa học trên.

  (e) Trong phân tử Y, Z, E đều có chứa 2 nguyên tử cacbon.

Số nhận định đúng là

  A. 2.                                 B. 5.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 34,92 gam hỗn hợp A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2.aH2O vào nước được dung dịch X. Nhúng thanh sắt vào dung dịch X, phản ứng kết thúc có m gam kim loại bám vào thanh sắt. Mặt khác, nhiệt phân hoàn toàn 17,46 gam A trên thu được 8,88 gam chất rắn Z. Để hòa tan hết Z cần dùng vừa đủ 61,25 ml dung dịch HNO3 12% (d = 1,2 g/ml), sau phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giả thiết kim loại sinh ra đều bám hết trên thanh sắt. Giá trị của a và m là

  A. a = 2; m = 8,40.           B. a = 3; m = 8,40.             C. a = 3; m = 16,80.           D. a = 5; m = 16,80.

Câu 34: Cho 34,46 gam hỗn hợp các triglixerit X tác dụng hoàn toàn với 0,1 mol H2 thu được a mol hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn a mol Y thu được CO2 và 2,09 mol H2O. Mặt khác, cho a mol Y tác dụng với dung dịch KOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Biết a mol Y tác dụng được tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

  A. 37,50.                          B. 37,70.                            C. 35,78.                            D. 35,58.

Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 17,44 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, CuO, Cu, Mg, MgO (trong đó oxi chiếm 18,35% về khối lượng) trong dung dịch chứa 0,804 mol HNO3 loãng (dư 20% so với lượng cần cho phản ứng), thu được dung dịch Y và V lít hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O (tỷ lệ mol tương ứng là 2 : 3). Cho dung dịch NaOH dư vào Y rồi đun nhẹ, không có khí thoát ra. Giá trị của V là

  A. 0,336.                          B. 0,448.                            C. 0,560.                            D. 0,672.

Câu 36: Cho chất X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, chất Y (C6H15O3N3, mạch hở) là muối amoni của đipeptit. Cho 8,91 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được 0,05 mol hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và không phải là đồng phân của nhau) và m gam hai muối. Giá trị m là

  A. 9,10.                            B. 8,54.                              C. 9,66.                              D. 8,80.

Câu 37: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước, thu được 3,36 lít khí H2 và dung dịch X. Sục 7,168 lít khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các ion Na+, HCO3, CO32- và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau:

– Cho từ từ đến hết phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thấy thoát ra 1,68 lít khí CO2, coi tốc độ phản ứng của HCO3, CO32- với H+ bằng nhau.

– Cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch HCl 0,6M vào phần 2, thấy thoát ra 1,344 lít khí CO2, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  A. 25,32.                          B. 25,88.                             C. 24,68.                             D. 24,66.

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ, glyxin và axit glutamic cần dùng 0,99 mol O2, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 bằng số mol H2O) qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch giảm 36,48 gam. Cho 51,66 gam X vào dung dịch HCl loãng dư (đun nóng) thì số mol HCl đã phản ứng với 2 amino axit là

  A. 0,19.                            B. 0,12.                              C. 0,21.                              D. 1,60.

Câu 39: Tiến hành phản ứng theo các bước sau:

  Bước 1: Lấy 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

  Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào ống nghiệm cho đến khi kết tủa vừa xuất hiện lại tan hết.

  Bước 3: Thêm tiếp vào 1 ml dung dịch glucozơ 1%, đun nóng nhẹ.

Cho các nhận xét sau:

  (a) Sau bước 3, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng bạc.

  (b) Ở bước 3, xảy ra phản ứng oxi hóa glucozơ.

  (c) Sau bước 3, thu được sản phẩm hữu cơ có chứa 15 nguyên tử hiđro.

  (d) Có thể phân biệt glucozơ với fructozơ dựa vào thí nghiệm trên.

  (e) Ở bước 3, nếu sục khí axetilen vào ống nghiệm thì hiện tượng xảy ra tương tự như thí nghiệm trên.

Số nhận xét đúng là

  A. 5.                                 B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 40: X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó, X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy hoàn toàn F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có phân tử khối lớn hơn trong E là

  A. 5,29%.                        B. 3,84%.                           C. 4,61%.                           D. 3,96%.

————- HẾT ————-

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9, 12 CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2023-2024
Khóa ngày 05 tháng 12 năm 2023
Môn thi: HÓA HỌC
Bài thi tự luận

SỐ BÁO DANH: …………… LỚP 12 THPT
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề gồm có 02 trang, 05 câu.

  • Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1. (1,5 điểm)
1. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho lượng nhỏ tristearin vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH loãng, dư rồi đun nóng. Để nguội ống nghiệm rồi thêm tiếp vào đó vài giọt dung dịch CuSO4.
b) Tiến hành trùng hợp metyl metacrylat ở điều kiện thích hợp.
c) Axit axetylsalixylic tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng.
d) Thủy phân tripeptit Glu-Ala-Gly trong dung dịch KOH dư, đun nóng.
2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
.
Biết X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau, chọn một cặp chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng (xảy ra ở điều kiện thường) được ứng dụng vào thực tiễn sau:
a) Dùng bạc kim loại để cạo gió cho người bị cảm.
b) Thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng bột lưu huỳnh.
c) Dùng khí NH3 để loại bỏ khí clo trong phòng thí nghiệm.
Câu 2. (1,0 điểm)
1. Hợp chất MX2 có trong một loại quặng phổ biến trong tự nhiên. Hòa tan MX2 trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được dung dịch A. Cho dung dịch BaCl2 vào A thu được kết tủa trắng, cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu được kết tủa đỏ nâu.
a) Xác định hợp chất MX2. Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.
b) Nước ở các khe suối, nơi có hợp chất MX2 thường có pH rất thấp. Giải thích hiện tượng này bằng phương trình phản ứng.
2. Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu tác dụng dung dịch HCl, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và một phần kim loại không tan. Cho dung dịch Y vào dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng, dư.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 3. (1,5 điểm)
1. Ba chất hữu cơ X1, Y1, Z1 có cùng công thức phân tử C4H8O2 (có mạch cacbon không phân nhánh) và có đặc điểm sau:
+ X1 tác dụng được với Na và NaOH.
+ Y1 được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
+ Z1 tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc.
Xác định các chất X1, Y1, Z1 và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Hợp chất X có công thức phân tử C14H16O4N2. Biết X không làm mất màu brom trong CCl4 và X được tạo thành từ chất hữu cơ Y và chất hữu cơ T; Y tác dụng với dung dịch brom tạo ra kết tủa trắng.
Xác định công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Z, T, E và hoàn thành các phương trình hóa học sau:
X + 2NaOH → 2Y + Z + 2H2O (1)
X + 2HCl → T + 2E (2)
E + NaOH → Y + NaCl + H2O (3)
Z + 2HCl → T + 2NaCl (4)
Câu 4. (1,0 điểm)
1. Hòa tan hoàn toàn 58,2 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe và Fe3O4 trong 450 gam dung dịch HNO3 35%, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 186,5 gam muối và hỗn hợp khí Z. Cho dung dịch chứa 2,5 mol NaOH vào Y lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 165,25 gam chất rắn T. Tính phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X.
2. Trộn 100 ml dung dịch axit HCOOH 0,4M với 100 ml dung dịch axit C2H5COOH 0,4M thu được 200 ml dung dịch X. Tính pH của X, biết hằng số Ka của HCOOH và C2H5COOH lần lượt là 1,77.10-4 và 1,34.10-5.
Câu 5. (1,0 điểm)
1. Cho 23,65 gam hỗn hợp X gồm Lysin và Tyrosin (axit 2-amino-3(4-hiđroxiphenyl)propanoic)) vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M (lượng tối đa) thu được dung dịch Y. Thêm tiếp 500 ml dung dịch NaOH 1M vào Y rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan Y.
Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính giá trị của m.
2. Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X; ancol no, đa chức Y và chất Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y; trong E, số mol của X lớn hơn số mol của Y.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc).
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 0,65 mol NaOH phản ứng và thu được 32,2 gam ancol Y.
Thí nghiệm 3: Đốt cháy 1 mol E bằng O2 dư thu được 7,3 mol CO2 và 5,7 mol H2O.
Tính phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp E, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

————- HẾT ————-

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hoá học

Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay