dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Dạy học trong việc hình thành phát triển năng lực môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở

SKKN Dạy học trong việc hình thành phát triển năng lực môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm
tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề,
coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình
học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động
dạy học và giáo dục.
Trong quan niệm dạy học phát triển năng lực giáo viên chủ yếu là người tổ
chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả
năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, sử dụng các quan điểm, phương pháp và
kỹ thuật dạy học tích cực… Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri
thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi
dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng
thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám
sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); dạy học phát triển năng lực còn có những yêu cầu
mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS
theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu
hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều:
giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và
hoạt động học của người học). Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ cách dạy học nào cũng
phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới
sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Xác định việcđổi mới phương pháp dạy và học,phát triển năng lựcnhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học
sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kỹ
năng vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học;
bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ,
hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học
sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.Đặc
biệt môn Giáo dục công dân giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh
ý thức và hành vi của công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những
phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội công bằng, dân
1
chủ, văn minh, giáo dục các em trở thành những người công dân toàn cầu hòa
nhập với sự phát triển của thế giới, nhất là trong bối cảnh “bùng nổ thông tin”,
“cuộc sống số” và đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng 4.0
hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu đó tôi đã chọn đề tài: “Dạy học trong việc
hình thành phát triển năng lực môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Từ thực tế giảng dạy, bản thân nhận thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học sinh ở môn GDCD
chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng
chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự khách quan, chính
xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kỳ chưa chú trọng đánh
giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học còn thụ động, lúng túng
khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Điều đó thể hiện ở những tồn tại sau:
– Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang
tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục
kỹ năng sống… một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức,
kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy
chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực
của học sinh chưa được phát triển.
– Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang
tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức ở các lớp thực hiện
chương trình SGK hiện hành nhưng chủ yếu vẫn dựa vàomột vài cá nhân học sinh
tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động.
Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do
bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình
thành quan điểm cá nhân.
– Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi
cách thức tổ chức giờ nhằm đạt mục tiêu dạy học phát triển năng lực cho học sinh
song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà nguyênnhân là:
+ Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được
thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống, có đổi mới
song chỉ dừng lại ở hình thức, chưa đi sâu vào thực chất nhằm giúp khai thác kiến
thức một cách có chiều sâu; việc hiểu hết bản chất của nhóm năng lực chung và
năng lực chuyên biệt ở môn GDCD ở một vài GV vẫn còn hạn chế. Lý do không
2
nhỏ là GV chuyên giảng dạy môn GDCD THCS còn đếm trên đầu ngón tay, chủ
yếu là GV dạy kiêm nhiệm, chéo ban.
+ Về phía học sinh: chủ yếu sinh sống vùng nông thôn, tr×nh ®é d©n trÝ ch-a
caonên việc tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn
chế. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong
việc tìm tòi nghiên cứu bài học nên chưa đảm bảo các năng lực.
Trước thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa sáng kiến về việc “Dạy học trong
việc hình thành phát triển năng lực môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ
sở”.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Những định hướng chung
Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực, phẩm
chất cũng không phải là mới. Bởi trong quá trình dạy học, chúng ta không chỉ chú ý
tích cựchóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn
đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt
động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong
nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan
trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ
năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức
hợp nhằm phát triển năng lực giải Tuy nhiên, quá trình tổ chức dạy học để phát huy
năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau
trong học tập thì mỗi tiết học cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo
viên. Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành,
phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân.
Trước hết, ta cần hiểu năng lực của con người là gì?Theo từ điển Tiếng Việt:
Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một
hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ
năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực
cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm
việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù
môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó
tạonên.
Vậy dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là thế nào? Đó là cách dạy người
học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương
pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng
lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có
3
phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn
cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển
phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát
hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người…
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông
tin…), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp
đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào
cũng phải đảm bảo được nguyên tắc: “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận
thức với tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với hình thức dạy học. Tùy theo
mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích
hợp như học cá nhân, học nhóm; trong lớp học, ngoài lớp học… Cần chuẩn bị tốt về
phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ, hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiếu đã quy định.
Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và
phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
2.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thể hiện ở các nội
dung:
– Trong soạn
– Trong giảng
– Trong kiểm tra đánh giá.
2.3. Yêu cầu cụ thể
2.3.1. Trong soạn:
Thiết kế bài giảng ngắn gọn, đầy đủ các bước lên lớp quy định, sắp xếp hợp
lý hoạt động của giáo viên và học sinh (đặc biệt cần có hoạt động dẫn dắt vào bài,
chuyển hoạt động để tạo hứng thú học tập cho học sinh). Ở mỗi bài học trên cơ sở
chuẩn KT-KN cần xác định rõ các năng lực cần đạt để từ đóxây dựng hệ thống câu
hỏi phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học, tăng cường các loại câu
hỏi kích thích tư duy để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cũng như các
năng lực của học sinh trong quá trình học tập.
Trong phần Mục tiêu bài dạy, giáo viên phải xác định rõ trọng tâm kiến
thức, kỹ năng, thái độ và các năng lực cần đạt; phần Dạy bài mới phải thể hiện
rõ các hoạt động của giờ dạy (gồm công việc cụ thể của giáo viên, học sinh) và
các yêu cầu cần đạt; phần chuẩn bị và dặn dò học sinh: phải nêu rõ những yêu cầu
4
thật cụ thể đối với giáo viên và học sinh để chuẩn bị cho bài học, các công việc
cần làm ở nhà; Mục đích cuối cùng là học sinh đạt được mục tiêu bài học trên tất
cả các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ và phát huy được các năng lực trong quá
trình học tập.
Các năng lực của học sinh ở các bộ môn:
* Các năng lực chung (Cho tất cả các bộ môn):
– Năng lực tự học
– Năng lực giải quyết vấn đề
– Năng lực tư duy sáng tạo
– Năng lực tự quản lí
– Năng lực giao tiếp
– Năng lực hợp tác
– Năng lực truyền thông và sử dụng công nghệ thông tin
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực tính toán
* Năng lực chuyên biệt các môn GDCD
– Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và
chuẩn mực đạo đức xã hội
– Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng.
– Năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị và xã hội
*Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực:
Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống.
Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là
một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể….
Mục tiêu bài học:
+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá
được.Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá
chất…), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy
projector…) và tài liệu dạy học cần thiết;
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và
đồ dùng học tập cần thiết).
5
Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt
động dạy – học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động ;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động;
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;
+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động;
những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết;
những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết
phù hợp;…
Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục
thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết
quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng
xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
2.3.2. Trong giảng:
Theo quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học
nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào
thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm,
đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền
thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có
những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động
học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng
tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương
tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của
người dạy và hoạt động học của người học).
Về phương pháp dạy học: Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học
sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức
được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt
động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các
tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát
6
hiện kiến thức mới… Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng
hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và
phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành
môi trường giao tiếp GV – HS và HS – HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh
nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng
phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình
thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có
thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học:
Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống: Đổi mới phương pháp dạy
học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết
trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả
và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy
học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành
thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ
thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu
trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn
chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử
dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của
học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: Việc phối hợp đa dạng các
phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương
hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy
học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội
của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng.
Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình
cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học ở
trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết
hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá
hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng,
không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài
thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ
phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp
chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác,
việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới
chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích
7
cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận
dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.
Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu
vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát
triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong
một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông
qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp
nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực
nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những
mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình
huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến
những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực
tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa
học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các
tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học
còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.
Vận dụng dạy học theo tình huống: Dạy học theo tình huống là một quan điểm
dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các
tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong
một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và
trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những
chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau,
gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học
chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì
vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực
tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết
các vấn đề phức hợp, liên môn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương
pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải
quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận
dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn
việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng
giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu
các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa
phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì
học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết
và thực hành.
Vận dụng dạy học định hướng hành động: Dạy học định hướng hành động là
quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp
chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập
8
và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí
tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận
toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc
thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động,
nhà trường và xã hội. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học
định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm
vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành,
có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng
nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định
hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo,
dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.
Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ
trợ dạy học: Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy
học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông
từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo
viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ
thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện
đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần
tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử
dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối.
Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo: Kỹ thuật
dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình
huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật
dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật
dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ
thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử
dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như
“động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy…
Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn: Phương pháp dạy học
có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp
dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy
học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn…
Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh: Phương pháp học tập
một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng
tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu
thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm
việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng
nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập
chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
9
Tóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với
những cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung. Việc
đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ
sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương
pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của
mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và
kinh nghiệm của cá nhân.
Về hình thức tổ chức dạy học
Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học
ảo;… Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp,
cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh tự học và tự nghiên cứu.
Chủ động thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú
trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn
thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến
đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông …
2.3.3. Trong kiểm tra, đánh giá
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đổi mới kiểm tra đánh giá theo
hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá
quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng
cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình;kết hợp kết
quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học;
Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học
sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự
cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học;
Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà
quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi
trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động và kết quả
hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết
quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều
chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học
sinh.
Chủ động, kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức tự luận với trắc
nghiệm khách quan.
10
Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; gắn
với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về
các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội… Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá
kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học
sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.
Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra, đề thi theo hướng phát
triển năng lực nhận thức của học sinh; cấu trúc đề thi, đề kiểm tra phải phân hoá
được năng lực nhận thức của học sinh.
Tăng cường xây dựng “Nguồn học liệu mở” (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề
thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của của đơn
vị…
2.4. Triển khai chuyên đề cụ thể: GDCD lớp 8
CHỦ ĐỀ: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN
XÃ HỘI, BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Tiết 21 – Bài 14:
PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
– Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loàingười:
+ Hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng con người.
+ Phá hoại hạnh phúc gia đình.
+ Hủy hoại tương lai, nòi giống dân tộc.
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội đất nước.
– Nêu được một số quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân trong
việc phòng chống nhiễmHIV/AIDS.
– Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, nhất là các biện
pháp đối với bảnthân:
+ Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy,
mại dâm.
+ Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở nhà trường và
cộng đồng.
11
2. Kĩnăng
– Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng,chống.
+ Sống lành mạnh, không tiêm chích ma túy.
+ Yêu cầu xét nghiệm cẩn thận trước khi cho hoặc được truyền máu.
+ Yêu cầu tiệt trùng các dụng cụ khi đi khám, chữa bệnh, nhổ răng, xâu lỗ tai…
+ Không quan hệ tình dục bừa bãi.
– Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễmHIV/AIDS
– Tham gia các hoạt động do nhà trường, cộng đồng tổ chức để phòng, chống
nhiễmHIV/AIDS.
3. Tháiđộ
– Tích cực phòng, chống nhiễmHIV/AIDS
– Quan tâm, chia sẻ và không phân biệt, đối xử với người cóHIV/AIDS.
II. PHƢƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊNH
HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Phƣơng tiện, thiết bi ṣ ƣ̉ duṇ g, phƣơng phá p
a. Phương tiện, thiết bị:
– SGK, SGV GDCD 8, chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD.
– Hình ảnh, đoạn phim vềHIV/AIDS
– Bảng số liệu về HIV/AIDS năm 2018
– Máy tính, máychiếu
– Phiếu học tập
b. Phương pháp:
– Dạy học dự án
– Đóng vai, giải quyết tình huống
– Đàm thoại
– Dạy học nhóm
-Độngnão
– Tròchơi
– Nghiên cứu trường hợp điển hình
12
– Trải nghiệm, khám phá
2. Điṇ h hƣớ ng phá t triển năng lƣc̣ , phẩm chất
a. Năng lực:
– Những năng lực chung: giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác;
tự chủ và tự học.
– Năng lực chuyên biệt: tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi; giải quyết vấn
đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội; tự chịu trách nhiệm và thực hiện
trách nhiệm công dân với cộng đồng, đấtnước.
b. Phẩm chất:
– Yêu gia đình, quê hương, đất nước
– Nhân ái
– Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
– Tôn trọng chấp hành pháp luật
III. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Nôị dungNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
HIV/AIDS
là gì?
Nêu được khái
niệm
HIV/AIDS
Hiểu được các
giai đoạn của
HIV/AIDS và
biểu hiện của
từng giai đoạn
Tán thành hay
không tán thành
với ý kiến:
người trông
khỏe mạnh
không thể
nhiễm HIV
Hậu quảNêu được hậu
quả của
HIV/AIDS đối
với người bệnh,
gia đình và xã
hội
– Giải thích
được vì sao
HIV/AIDS là
căn bệnh vô
cùng nguy
hiểm
-Hiểu được tính
chất nguy hiểm
của HIV/AIDS
Đánh giá
được mức độ
lây lan của
HIV/AIDS
Các quy
định của
Nêu đươc̣ các
quy định của
Giải thích
được vì sao
Vận dụng được
các quy định của

13

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
pháp luậtpháp luật trong
việc phòng,
chống
HIV/AIDS
pháp luật
nghiêm cấm
các hành vi
mua bán dâm,
tiêm chích ma
túy
pháp luật trong
đời sống hàng
ngày để phòng
chốngHIV/AIDS
Trách
nhiệm của
công dân
– Nêu được
trách nhiệm của
công dân trong
phòng, chống
HIV/AIDS.
– Nêu được các
biện pháp
phòng, chống
nhất là các biện
pháp đối với
bảnthân.
Lý giải được vì
sao HIV/AIDS
nguy hiểm
nhưng thực sự
không đáng sợ.
Giải quyết
được các tình
huống trong đời
sống thực tế.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
* Phương pháp dạy học:
– Phương pháp dạy học dự án.
– Phương pháp đóng vai, giải quyết tình huống.
– Phương pháp động não.
– Phương pháp đàm thoại.
* Kĩ thuậ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *