dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Kéo môn Hóa học lại gần hơn với học sinh trong trường THCS

SKKN Kéo môn Hóa học lại gần hơn với học sinh trong trường THCS

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Khổng Tử đã dạy rằng: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà
học không bằng vui say mà học”.
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành
phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên
tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những
thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là “khoa học trung tâm” vì nó là cầu
nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Hóa học phát triển từ giả kim thuật, đã được thực hành từ hàng ngàn năm trước
như ở Trung Hoa, Châu Âu và Ấn Độ. Lịch sử của hóa học có thể được coi như
bắt đầu từ lúc Robert Boyle tách hóa học từ khoa giả kim thuật trong tác
phẩm The Skeptical Chemist (Nhà hóa học hoài nghi) vào năm 1661 nhưng
thường được đánh dấu bằng ngày Antoine Lavoisier tìm ra khí ôxy vào
năm 1783. Hóa học có bước phát triển mạnh và phân hóa vào thế kỷ 19. Nghiên
cứu trong hóa học đã phát triển trong thời kỳ chuyển tiếp sang thế kỷ 20 đến
mức các nghiên cứu sâu về cấu tạo nguyên tử đã không còn là lãnh vực của hóa
học nữa mà thuộc về vật lý nguyên tử hay vật lý hạt nhân. Tiến bộ trong các
chuyên ngành khác nhau của hóa học thường là các điều kiện tiên quyết không
thể thiếu cho những nhận thức mới trong các bộ môn khoa học khác, đặc biệt là
trong các lãnh vực của sinh học và y học, cũng như trong lãnh vực của vật lý (Ví
dụ như việc chế tạo các chất siêu dẫn mới). Đối với y học thì hóa học không thể
thiếu được trong cuộc tìm kiếm những thuốc trị bệnh mới và trong việc sản xuất
các dược phẩm.
Hóa học không chỉ là khoa học của những khám phá phát hiện, mà còn là
khoa học của sự sáng tạo. Hóa học như một bức tranh nghệ thuật về sự phức tạp
của vật chất. Hóa học hiện diện khắp nơi trong cuộc sống. Hóa học không thích
phô trương bản thân mình. Nó có mặt xung quanh chúng ta trong những sản
phẩm nhỏ bé hàng ngày, đồng thời cũng không thể thiếu bóng hóa học trong
những thành tựu ngoạn mục của thế giới. Người ta đã gọi hóa học là một khoa
học trung tâm của các khoa học khác, bởi nếu không có hóa học thì không thể có
những bước đột phá thăm dò vào không gian, không thể có những phát minh
mới trong điều trị bệnh, không thể có những khám phá kì diệu về công nghệ.
Hóa học đóng góp rất lớn trong lĩnh vực thực phẩm, thuốc men, năng lượng,
nguyên vật liệu, vận chuyển và thông tin liên lạc. Nó cung cấp nguyên liệu cho
lĩnh vực vật lý, các chất cơ bản cho sinh học, dược học cũng như nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp khác. Một thế giới không có hóa học sẽ không có vật
liệu tổng hợp. Điều đó có nghĩa là sẽ không có những vật dụng hàng ngày chúng
2
ta thường sử dụng như: điện thoại, máy tính, quần áo…, và cũng sẽ là một thế
giới không có aspirin hoặc xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, mỹ phẩm, sẽ
không có giấy rồi không có báo chí, sách, keo hoặc sơn. Không có hóa học, sẽ
không có các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điều đó đồng nghĩa với việc
thiếu lương thực, và không có những loại nước hoa tạo mùi hương quyến rũ.
Chúng ta cũng không quên rằng, hóa học còn giúp các nhà sử học nghiên cứu về
các bí mật đằng sau các bức tranh, tác phẩm điêu khắc nghệ thuật, giúp cho các
nhà khoa học pháp y phân tích mẫu từ một hiện trường gây án, từ đó nhanh
chóng tìm ra thủ phạm…. Hay như trộn hỗn hợp bột đồng đỏ với thiếc ta được
một hợp chất giống như vàng, cho lưu huỳnh vào chì hoặc thiếc thì hai kim loại
này sẽ biến thành màu bạc…
Tuy nhiên, hóa học lại là môn học mà HS được tiếp xúc khá muộn. Lên
lớp 8 học sinh bắt đầu được nghiên cứu. Lý do là vì hết chương trình lớp 7, học
sinh mới được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng để có thể nắm bắt lượng kiến
thức khổng lồ của bộ môn này. Do đó, đây được xem là môn học khó, phức tạp
theo đánh giá của cả học sinh và giáo viên giàu kinh nghiệm. Với những công
thức cấu tạo dài cùng hàng trăm dạng bài tập khác nhau sẽ là một thách thức lớn
đối với các em học sinh trên hành trình chinh phục môn hoá. Thái độ học tập đối
với môn học của học sinh có thể là một trong những yếu tố quyết định đối với
hiệu quả học tập môn học. Đặc thù học sinh nơi trường mà tôi đang giảng dạy là
ở vùng quê nên học sinh ít có điều kiện để tiếp cận các kiến thức hóa học như
các bạn ở thành phố. Thách thức lớn nhất trong dạy học môn Hóa học là càng
ngày số học sinh theo học các môn tự nhiên càng ít nên việc tạo hứng thú cho
học sinh học bộ môn Hóa là không thể đồng đều với tất cả các lớp.
Trong chương trình hóa học phổ thông thì có nhiều kiến thức khá trừu
tượng, trong khi có rất nhiều các PTHH, nhiều dạng bài tập đa dạng… rất dễ làm
HS cảm thấy “học hóa càng ngày càng khó”, HS sẽ nản ngay từ đầu khi vào học
hóa học, sẽ không chú ý học dẫn đến chất lượng dạy và học môn Hóa học bị ảnh
hưởng đáng kể. Nghiên cứu cho thấy rằng thái độ học tập của học sinh đóng vai
trò quan trọng đối với hiệu quả học tập bộ môn. Hơn nữa, hiểu được thái độ học
tập của học sinh và nguyên nhân gây ra các thái độ đó có thể giúp giáo viên và
các nhà quản lí điều chỉnh việc dạy học, góp phần nâng cao thái độ theo hướng
tích cực và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học Hóa học. Với hi vọng
giúp HS ngày càng yêu thích và say mê học tập môn Hóa học, góp phần vào
việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học ở trường THCS để làm
nền tảng cho các em học tiếp ở THPT nên tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“ Kéo môn Hóa học lại gần hơn với học sinh trong trường THCS”.
3
II. Mô tả giải pháp:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
– Thực trạng về thái độ học tập môn Hóa học tại trường THCS Nghĩa Lâm.
Để tìm hiểu thực trạng thái độ học tập của học sinh và nguyên nhân gây ra
các thái độ đó có thể giúp giáo viên điều chỉnh việc dạy học, góp phần nâng cao
thái độ theo hướng tích cực và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học
Hóa học, tôi đã tiến hành điều tra HS của 2 lớp 8, 2 lớp 9.
Thời điểm điều tra: tháng 5 năm học 2018- 2019.
Số lượng HS điều tra: 128 HS.
– Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp định tính với công cụ là phiếu
hỏi gồm hai câu hỏi mở như sau:
Câu hỏi 1. Em có thích môn Hóa học không? Tại sao?
(Câu hỏi 1 với mục đích tập trung tìm hiểu về thái độ của học sinh đối với
môn Hóa học, cụ thể ở đây là “thích”, “ghét” môn Hóa học).
Câu hỏi 2. Theo em, số lượng học sinh lựa chọn môn Hóa học để học sẽ
tăng hay giảm? Tại sao?
(Câu hỏi thứ 2 với mục đích tìm hiểu thái độ có ảnh hưởng đến hành vi)
– Kết quả thảo luận
+ Thái độ của học sinh trung học cơ sở đối với môn Hóa học
Trong câu hỏi 1, thái độ được hỏi lên quan đến việc học sinh có “thích” hay
“không thích” môn Hóa học. Tuy nhiên các câu trả lời của các em về thái độ đối
với môn học lại khá đa dạng, cho nên tôi phân thành 4 nhóm kết quả như sau:
– Học sinh có thái độ tích cực
– Học sinh có thái độ tiêu cực
– Học sinh cho rằng việc thích hay không thích còn tùy thuộc vào
hoàn cảnh.
– Học sinh không trả lời hoặc trả lời “em không biết”.
Kết quả được biểu thị ở đồ thị sau:
4
Biểu đồ 1. Thái độ của học sinh đối với môn Hóa học
70/128 học sinh ( tỉ lệ 54,69%) cho rằng học sinh đang có những thái độ
tiêu cực đối với môn Hóa học như “chưa thích”, “không thích”, “ít thích”, “giảm
thích”, “không đam mê”, “không hứng thú”, “ngán học”, “ngại học” hay “sợ
học” Hóa học.
Nguyên nhân chính mà các em đưa ra để lí giải cho thái độ tiêu cực này
nằm ở ba khía cạnh. Thứ nhất là về chương trình học và phương pháp dạy học
của giáo viên – lí do này chiếm đa số trong các câu trả lời của học sinh. Chương
trình Hóa học hiện nay nặng về hàn lâm và khó đối với học sinh. Chương trình
quá tải về mặt kiến thức lí thuyết trong khi đó lại thiếu ứng dụng thực tế và thực
hành thí nghiệm. Các bài tập Hóa học phi thực tế, nặng về tính toán, gắn với các
con số, công thức, phương trình khó nhớ, phức tạp, mang nặng tính toán học,
không gây được hứng thú cho học sinh. Hơn nữa học sinh chưa thấy được ý
nghĩa của việc học môn Hóa học, chưa thấy được ích lợi của Hóa học trong cuộc
sống. Học sinh học môn Hóa học là do sự bắt buộc của chương trình học và
chương trình thi.
Lí do thứ hai khiến học sinh không thích học môn Hóa học, theo các em, là
vì học sinh mất căn bản môn Hóa học từ đầu năm lớp 8. Điều này khiến cho việc
học Hóa học ở các lớp trên đối với học sinh trở nên khó khăn, và từ đó học sinh
chán nản với môn Hóa học.
Khía cạnh thứ ba lí giải cho thái độ quay lưng với môn Hóa học của học
sinh là sự đổi mới thi cử và lựa chọn ngành nghề ở THPT. Sự ra đời của nhiều
các khối thi mới bên cạnh khối truyền thống, nhất là A1 đã khiến học sinh
không còn nhu cầu học Hóa học nữa…
3.9%
18.87%
22.66%
54.69%
Tiêu cực
Tích cực
Còn tùy
Em không biết
5
29/128 học sinh (tỉ lệ 22,66%) học sinh có thái độ tích cực đối với môn
Hóa học như “rất thích” hay “thích” Hóa học.
Những lí do để giải thích cho thái độ tích cực với môn Hóa học như sau:
Thứ nhất, Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Khi học Hóa học, học
sinh được làm thí nghiệm và được quan sát các hiện tượng xảy ra, từ đó học sinh
có hứng thú học tập môn học.
Thứ hai, khi dạy Hóa học, giáo viên có liên hệ kiến thức với thực tiễn, do
đó học sinh thấy được sự ứng dụng của Hóa học trong cuộc sống.
Thứ ba, các môn khoa học tự nhiên vẫn phổ biến và được yêu thích hơn các
môn khoa học xã hội ở Việt Nam.
24/128 học sinh (tỉ lệ 18,75%) đưa ra những nhận định lưỡng tính, tức là
có học sinh thích và không thích Hóa học tùy thuộc vào nhiều yếu tố về mặt
phương pháp dạy học của giáo viên hay đặc điểm tâm lí và năng lực của chính
bản thân các em; hoặc là học sinh “thích” Hóa học nhưng vẫn sợ hoặc bây giờ
“thích” nhưng tương lai sẽ giảm vì các em học đối phó do là môn thi trong bài
Tổ hợp vào THPT.
5/128 học sinh (tỉ lệ 3,9%) không đưa ra câu trả lời hoặc trả lời: “ Em
không biết”.
Nói tóm lại, Hóa học là môn học vừa được yêu, vừa bị ghét. Nhưng tỉ lệ
học sinh không thích Hóa học vẫn nhiều hơn học sinh thích môn Hóa học nhìn
từ góc độ của bản thân tôi – một giáo viên Hóa học. Đồng thời, lý do để học sinh
thích môn Hóa học phụ thuộc nhiều vào phương pháp giảng dạy của giáo viên
chẳng hạn học sinh sẽ thích Hóa học hơn khi giáo viên sử dụng thí nghiệm hay
liên hệ thực tiễn trong dạy học.
– Xu hướng chọn môn Hóa học của học sinh để học tiếp lên THPT
Biểu đồ 2. Xu hướng chọn môn Hóa học của học sinh để học tiếp lên THPT
Số học sinh chọn môn Hóa
giảm
Số học sinh chọn môn Hóa không
giảm
86,71% Không trả lời
9,38%
3,9%
6
111/128 học sinh (86,71%) ý kiến cho rằng số học sinh chọn môn Hóa để
học tiếp lên THPT giảm so với các năm trước. Lí do chủ yếu đã được trình bày ở
phần trả lời câu hỏi (1). Cụ thể là, với xu thế phát triển của xã hội hiện nay thì
môn Ngoại ngữ là cần thiết hơn nên đa số các em đã định hướng được sớm thì
có ý kiến theo khối có Văn, Toán, Ngoại ngữ và thêm môn Vật lí nữa là các em
thi được hai khối và nhiều trường Đại học.
Thứ hai, đối với nhiều học sinh, môn Hóa học là môn học khó nhằn, kiến
thức lại trải rộng và phát triển cao lên ở các lớp trên do đó khó lấy điểm cao, vì
thế học sinh không chọn.
Thứ ba, nhiều học sinh đơn giản là không thích học môn Hóa học.
Trong khi đó, chỉ có 12/128 học sinh (9,38%) cho rằng số lượng học sinh
chọn môn Hóa học để học tiếp lên THPT “tăng” hay “không thay đổi” hay
“không giảm nhiều” là vì bố mẹ các em định hướng cho rằng khối A vẫn được
ưa chuộng vì có nhiều trường Đại học và khối D ( bao gồm: Toán, Hóa, Anh) thi
theo hình thức trắc nghiệm đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều thí sinh; khối B
(bao gồm môn Toán học, Sinh học, Hóa học) có trường Y, Dược…
5/128 học sinh (3,9%) trả lời “Em không biết”.
– Ý kiến rút ra từ kết quả khảo sát:
Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ HS thích học môn Hóa học của nhà trường
không cao, điều này đặt ra một thách thức lớn cho GV trong quá trình giảng dạy.
Còn một bộ phận đáng kể HS không thích, thậm chí sợ môn Hóa học.
Phần lớn HS thích học môn Hóa do có nhiều kiến thức liên hệ thực tiễn,
các thí nghiệm hấp dẫn, thú vị. Bên cạnh đó, vai trò của GV (cách giảng dạy,
cách tạo không khí vui vẻ cho lớp…) đóng một phần quan trọng trong việc gây
hứng thú học tập cho HS. Còn một số lượng HS học Hóa học còn gượng ép do
những nguyên nhân điểm số, học môn liên quan đến thi vào THPT.
Khi được hỏi: “Em không thích học môn Hóa học vì lí do gì?” Kết quả cho
thấy, đa số HS không thích môn Hóa học cho rằng môn hóa rất khó hiểu, khó
nhớ. Số lượng nghĩ rằng mình bị mất gốc môn hóa là khá nhiều. Điều này hoàn
toàn phù hợp với chất lượng khảo sát đầu năm học lớp 9 năm học 2019 – 2020
và chất lượng thi vào THPT bài thi tổ hợp.
Bảng 1. Kết quả điều tra thái độ tích cực của HS khi học môn Hóa học.
(trang 7)
7

Nội dungThường
xuyên
Đôi khibao gi Khôngờ
Tập trung nghe giảng phát biểu ý kiến40,4%52,4%7,2%
Lắng nghe câu phát biểu của bạn, sửa
chữa, bổ sung
10,8%75,7%13,5%
Trao đổi với bạn về nội dung, bài tập mà
em chưa hiểu, chưa làm được
5,8%79,6%14,6%
Vận dụng kiến thức hóa học vào giải
quyết vấn đề thực tiễn
9,2%53,6%37,2%
Học lý thuyết trước khi làm bài tập25,6%58,2%16,2%
Đọc sách giáo khoa để tìm hiểu bài trước8,2%26,5%60,3%
Đọc thêm tài liệu sách tham khảo để mở
rộng kiến thức
2,5%20,4%77,1%
Tự làm thêm các bài tập ngoài yêu cầu
của GV
3,2%21,7%75,1%

Kết quả điều tra hoạt động tích cực của HS khi học môn Hóa học thể hiện ở
bảng 1. Từ bảng ở trên cho thấy, chỉ có 40,4% HS thường xuyên tập trung trong
giờ học. Tỉ lệ HS ít và không phát biểu ý kiến xây dựng bài, không thắc mắc nội
dung bài chiếm trên 85% cho thấy, thực tế đa số các em tiếp thu kiến thức một
cách thụ động, chưa có sự hợp tác học hỏi lẫn nhau. Điều này cho thấy môn Hóa
học chưa thực sự lôi cuốn HS. Có thể là do, các em thấy môn hóa khó, GV chưa
tạo được sự yêu thích môn hóa cho HS, HS chưa thấy tầm quan trọng của môn
Hóa học trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy các em chưa chủ động, hứng thú học tập
môn Hóa học (trên 86% HS chưa tích cực chuẩn bị bài ở nhà; chưa có ý thức
đọc sách, đọc thêm tài liệu hoặc tự nghiên cứu bài).
Như vậy, dựa vào kết quả điều tra cho thấy Hóa học là môn học được nhiều
HS quan tâm, cho rằng môn này lý thú. Tuy nhiên việc gây hứng thú học Hóa
học cho HS đã được GV quan tâm tuy nhiên việc khai thác và vận dụng nhiều
biện pháp gây hứng thú cho HS trong quá trình dạy học chưa đạt hiệu quả cao.
Điều đó dẫn đến HS học tập môn Hóa học còn thụ động chưa tích cực, tự giác,
8
khám phá, tìm tòi cũng như nhìn nhận đầy đủ những điều kì diệu mà Hóa học
mang lại.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Cơ sở lý lí luận
2.1.1. Khái niệm về thái độ và hứng thú học tập.
Theo từ điển Tiếng Việt, thái độ là “cách để lộ ý nghĩ và tình cảm trước
một sự việc, trong một hoàn cảnh, bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động”.
Theo Từ điển Tâm lí học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên: “Thái độ là mặt
biểu hiện bề ngoài của ý nghĩa, tình cảm đối với ai hay việc gì thông qua nét
mặt, cử chỉ, hành động”. Một định nghĩa rất phổ biến trong các nghiên cứu quốc
tế về thái độ như sau: “Thái độ là một phản ứng mang tính chất đánh giá tích cực
hay tiêu cực đối với một đối tượng nào đó (người, sự vật, hiện tượng, ý
tưởng…), thể hiện qua suy nghĩ, cảm xúc hay hành vi dự định”.
Thái độ luôn hướng đến một đối tượng nào đó. Theo Crano và Prislin
(2006), “Khi chúng ta có một thái độ, chúng ta nhìn nhận một điều gì đó theo
những khía cạnh về mặt cảm xúc, tốt hay xấu, có hại hay có lợi, dễ chịu hay khó
chịu, quan trọng hay không quan trọng. Điều quan trọng là cần nhận thấy những
đánh giá như vậy luôn luôn hướng về một cái gì đó, một điều gì đó, mà chúng ta
gọi là đối tượng của thái độ”.
“Đối tượng” có thể ở bất cứ dạng nào hay là bất kì bản chất nào. Trong
nghiên cứu này, “đối tượng” được giới hạn ở những khía cạnh khác nhau của
việc trải nghiệm quá trình học tập Hóa học chính khóa ở trường trung học,
không phải là việc học Hóa học ngoại khóa cũng không phải là khoa học Hóa
học ở trong cuộc sống thực.
Như vậy, đối tượng của thái độ được nghiên cứu là môn Hóa học ở trường
trung học, và như vậy sẽ có nhiều khía cạnh đa dạng liên quan đến đối tượng
này bao gồm chương trình, phương pháp dạy và học, giáo viên, kiểm tra đánh
giá và thi cử liên quan đến môn Hóa học.
Mặt khác, hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con
người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có
việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng
nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú
làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh (HS) học tập đạt kết quả cao, có
khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.
Có 2 loại hứng thú học tập là hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp.
9
+ Hứng thú trực tiếp trong học tập là hứng thú đối với nội dung tri thức,
qúa trình học tập và những phương pháp tiếp thu, vận dụng những tri thức đó.
Như vậy, hứng thú trực tiếp hình thành dựa trên sự say mê của HS đối với môn
học, cũng như cách thức chiếm lĩnh các tri thức và vận dụng tri thức đó.
+ Hứng thú gián tiếp trong học tập là hứng thú đối với những yếu tố tác
động bên ngoài như được GV khen, được điểm cao trong học tập. GV giảng vui,
dễ hiểu, do ảnh hưởng của bạn bè… và sẽ biến mất khi những yếu tố này không
còn nữa.
Chính vì tầm quan trọng như vậy, phạm trù cảm xúc (bao gồm thái độ,
hứng thú, giá trị) là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và phổ biến trong cộng
đồng nghiên cứu giáo dục khoa học quốc tế. Những biện pháp tạo hứng thú
trong bài viết này xuất phát từ 3 luận điểm cơ bản: Một là: Hiệu quả thực sự của
việc dạy học môn Hóa học là học sinh biết tự học; tự hoàn thiện kiến thức và tự
rèn luyện kỹ năng, hai là: Nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của GV là làm
sao cho học sinh thích học bô môn Hóa học, ba là: Dạy học môn Hóa học ở
THCS phải làm cho HS cảm thấy biết thêm kiến thức của mỗi bài học là có thêm
những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống.
Với ba luận điểm này, tôi quan niệm rằng thực chất của việc dạy học là
truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của người học. Còn nếu quan
niệm người dạy truyền thụ, người học tiếp nhận thì người dạy dù có hứng thú và
nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho HS, chưa làm cho người
học thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn
không có hiệu quả. Người học chỉ tự giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú.
Hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm. Hứng thú không tự
nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị
mất đi. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục
với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của GV. GV là người có vai trò quyết
định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
Quá trình dạy học gồm 5 thành tố cơ bản: Mục đích dạy học, nội dung dạy
học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học,
kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Với các thành tố đó, có nhiều nhóm biện pháp tạo hứng thú học tập cho
học sinh và chúng thuộc những bình diện khác nhau của quá trình dạy học. Có
biện pháp tác động vào việc trình bày mục tiêu bài học, có biện pháp tác động
vào nội dung dạy học, có biện pháp tác động vào phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học, có biện pháp tác động vào phương tiện, thiết bị dạy học, có biện
10
pháp tác động vào kiểm tra đánh giá (bao gồm cả nhận xét), tác động vào quan
hệ tương tác thân thiện giữa thầy – trò, trò – trò…
2. 1.2. Những thành tố tâm lý tâm lý cấu thành hứng thú học tập.
– Xúc cảm: Là sự rung động được tạo ra khi do các em có những tình cảm
nhất định khi tiếp xúc với môn hóa học.
– Nhận thức: là HS nhận biết tại sao mình thích môn Hóa học.
– Hành động:
+ Ý thức, tính tự giác, quyết tâm dồn sức lực trí tuệ để hành động nhằm
đạt được mục đích của mình đó là ý chí. Ý chí có một vai trò lớn trong việc giúp
HS vượt qua những khó khăn khi tiếp thu tri thức hay khi gặp bài tập khó.
Động cơ học tập sẽ thôi thúc HS suy nghĩ hành dộng, giúp kích thích và
duy trì hứng thú học tập ở HS,
+ Tính tích cực nghĩa là hăng hái, năng nổ với công việc. Tính tích cực
tạo điều kiện cho việc tìm tòi và làm xuất hiện niềm vui trong hoạt động học tập,
Khi hứng thú học tập xuất hiện sẽ nâng cao tính tích cực và hiệu quả lĩnh hội tri
thức, kĩ năng và kĩ xảo.
2.1.3. Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập
Trong quá trình phát triển cá thể, hứng thú học tập được hình thành và phát
triển qua 3 giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: Kích thích hứng thú học tập cho HS.
– Giai đoạn 2: Hứng thú học tập được duy trì.
– Giai đoạn 3: Hứng thú học tập trở nên bền vững. .
Để hình thành hứng thú học tập, việc tổ chức hoạt động nhận thức phải
thường xuyên chủ động, gắn liền với các mức độ phát triển của nó. Do đó các
nhà sư phạm phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của loại hứng thú này.
2.1.4. Một số đặc điểm của hứng thú học tập
– Trong hứng thú tồn tại một sự kết hợp hữu cơ giữa các quá trình trí tuệ
với các quá trình tình cảm – ý chí của HS.
– Hứng thú học tập, lúc đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học của môn
học, sau đó tới các phương pháp khám phá ra nội dung đó.
– Hứng thú học tập dần có tính bền vững và có tính không bão hòa.
– Hứng thú học tập là động lực thúc đẩy HS tích cực nghiên cứu đối tượng
trong phạm vi của nó.
11
2.1.5. Các biểu hiện của hứng thú học tập
Hứng thú học tập được biểu hiện thông qua các dấu hiệu, các chỉ số cụ thể
trong hoạt động học tập, trong cuộc sống của các em. Nhà giáo dục có thể quan
sát và nhận biết được chúng. Những biểu hiện này khá phong phú, đa dạng và
nhiều khi còn phức tạp, chúng có thể đan xen vào nhau:
– Biểu hiện về mặt xúc cảm: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê…)
đối với môn học như có niềm vui trong quá trình lĩnh hội kiến thức, mong chờ
tiết học và luyến tiếc khi tiết học kết thúc…
– Biểu hiện về mặt nhận thức: HS nhận thức đầy đủ, rõ ràng nguyên nhân
của sự yêu thích môn học như nội dung môn học hấp dẫn, phương pháp khám
phá kiến thức hấp dẫn, vai trò của môn học có ý nghĩa trong cuộc sống…
– Biểu hiện về mặt hành động: HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
không chỉ trong giờ lên lớp mà còn ở cả ngoài giờ học hàng ngày như:
* Trong giờ lên lớp:
+ Say mê học tập, chú ý nghe giảng.
+ Ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận.
+ Tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, trao đổi ý kiến với
bạn bè, với GV.
+ Tích cực làm việc cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Ở ngoài lớp và ở nhà:
+ Độc lập và tự giác trong việc học tập.
+ Học bài và làm bài đầy đủ.
+ Tự giác làm thêm các bài tập ngoài yêu cầu của GV.
+ Tự sưu tầm, đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo tham khảo có liên quan đến
môn học.
+ Tự tổng kết từng phần, những chương mục đã học và tìm ra mối liên hệ
bên trong giữa chúng.
+ Từng bước tập vận dụng những kiến thức môn học vào thực tiễn.
+ Cố gắng giải nhanh và tìm nhiều cách giải các bài tập…
– Biểu hiện về mặt học tập: Kết quả học tập đạt loại khá, giỏi.
2.1.6. Tác dụng của hứng thú học tập
Chính hứng thú học tập mang lại một số tác dụng đặc biệt như:
12
– Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của
học sinh.
– Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, cho phép HS duy trì sự chú ý thường
xuyên và cao độ vào nhận thức bài học.
– Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng
thái tỉnh táo của cơ thể, giúp HS phấn chấn, vui tươi hơn, học tập lâu mệt mỏi.
– Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến kết quả của dạy và học
giúp cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao.
– Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm
hiểu kiến thức.
– Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tham
gia điều khiển tri giác và tư duy.
– Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các hoạt động nghiên
cứu sáng tạo.
– Góp phần quan trọng trong sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ HS,
làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao.
2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học trong
trường THCS.
Luật Giáo dục, điều 24, đã ghi: “Biện pháp giáo dục phổ quát phải phát
huy tính hăng hái, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; ăn nhập với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi bổ biện pháp tự học, rèn luyện năng lực áp
dụng tri thức vào thực tiễn; tác động đến tính cách, đem lại niềm vui, hứng thú
học hỏi cho học sinh”. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nhà giáo dục là tìm ra và
đổi mới PPDH và sử dụng kĩ thuật dạy học phù hợp, hiện đại để bồi dưỡng năng
lực sáng tạo, kích thích niềm đam mê, hứng thú học tập cho HS, phát hiện và bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hứng
thú học tập môn Hóa học cho HS mà tôi đã áp dụng.
2.2.1. Sử dụng phim/video mô phỏng
Hóa học có thể giải thích hầu hết các hiện tượng trong cuộc sống nhưng
không phải hầu hết chúng đều có thể diễn tả bằng lời, mô tả, biểu diễn một cách
trực diện.Vì thế, sử dụng phim mô phỏng là sự lựa chọn thông minh để diễn tả
những quá trình vi mô, vĩ mô phức tạp. Đặc biệt, phần kiến thức những chương
đầu của môn Hóa học có nhiều kiến thức trừu tượng. Để giúp HS dễ tưởng
tượng và tiếp thu kiến thức một cách dễ hơn, thì việc sử dụng phim/video mô
13
phỏng là một giải pháp hợp lý. HS sẽ hứng thú với những hình ảnh minh họa vui
nhộn, gần gũi với các em.
Dưới đây là một số video tôi sưu tầm được từ internet qua kênh you tube
và đã sử dụng trong quá trình dạy học hóa học ở trường THCS:
– Khi bắt đầu dạy Hóa 8, ngay ở tiết học đầu tiên tôi cho học sinh được làm
quen với bộ môn hóa học bằng cách cho học sinh xem các video về:
+ Top 10 phản ứng hóa học hay nhất thế giới – Hóa online
https://www.youtube.com/watch?
+ Hóa học & Cuộc sống – tập 1 [Vietsub]-
https://www.youtube.com/watch?
+ Phương pháp học tập môn Hóa học – 1phut30giayhttps://www.youtube.com/watch?
– Khi dạy bài 4: “Nguyên tử” Môn Hóa học 8 có thể dùng 3 video sau:
+ Sự tìm ra electron: https://www.youtube.com/watch?v=7m7ja2AGc6g:
+ Sự tìm ra proton. https://www.youtube.com/watch?v=IT7K1MYr_6g
+ Sự chuyển động của electron, lớp electron, phân lớp electron:
https://www.youtube.com/watch?v=fm2C0ovz-3M:
– Khi dạy bài 12 + 13 – Hóa 8. “ Sự biến đổi chất – Phản ứng hóa học” sử
dụng video:
+ Top 15 thí nghiệm cực hay có thể làm tại nhà-
https://www.youtube.com/watch?
+ 11 Thí Nghiệm Hóa Học Hấp Dẫn – https://www.youtube.com/watch?
– Khi dạy bài “oxi” có thể dùng video
+ Nguyên tố oxi
– Khi dạy xong “Một số oxit quan trọng” – Hóa học 9 để giúp HS dễ hình
dung về sự hình thành mưa axit có thể dùng video
+ Các quá trình của mưa axit:
https://www.youtube.com/watch?v=UOM-C6qk8Sc
https://www.youtube.com/watch?v=Y6jmrPE_iBg
– Khi dạy xong “Các oxit của Cacbon” – Hóa học 9 để giúp HS dễ hình
dung về sự hình thành hiệu ứng nhà kính có thể dùng video
+ [G-Sub] Hiệu ứng nhà kính là gì?_Nhóm Gia Đình-
14
https://www.youtube.com/watch?
– Khi dạy bài : “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” sử dụng video
+ Sự hình thành và phát triển của BTH :
https://www.youtube.com/watch?v=JIeH-HXKdVs……….
2.2.2. Một số hình thức dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa
cho học sinh THCS.
2.2.2.1. Sử dụng thơ ca.
PGS.TS Nguyễn Xuân Trường -Tổng chủ biên SGK và là tác giả của hơn
60 đầu sách về Hóa học đã phân tích: “Học mà chưa cảm thấy vui thì chưa gọi là
học. Một trong các cách để lôi cuốn, học phải thấy vui đó là nên ‘thơ hóa’ nội
dung học tập. Tức là soạn thành những câu thơ có vần điệu”. Để giờ học thật sự
là những trải nghiệm bổ ích, kiến thức hóa học thực sự không hề khô khan, hơn
nữa để giúp HS có thể nhớ kiến thức hóa học một các dễ dàng, tôi đã sưu tầm
một số các bài thơ vui liên quan đến bài học có thể đọc cho các em nghe hoặc
cung cấp cho HS.
Nhằm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức hóa học, tôi cho học sinh có thể
thuộc các bài thơ sau:
BÀI CA KÍ HIỆU HOÁ HỌC
Ca là chú Can xi
Ba là cậu Bari họ hàng
Au tên gọi là Vàng
Ag là Bạc cùng làng với nhau
Viết Đồng C trước u sau
Pb mà đứng cùng nhau là Chì
Al đấy tên gì?
Gọi Nhôm bác sẽ cười khì mà xem
Cacbon vốn tính nhọ nhem
Kí hiệu C đó bạn đem nhóm lò
Oxy O đấy lò dò
Gặp nhau hai bạn cùng hò cháy to
Cl là chú Clo
Lưu huỳnh em nhớ viết cho S (ét sờ).
Zn là Kẽm khó gì
Na gọi Natri học hàng
Br thật rõ ràng
Brom “người ấy” cùng làng Gari (Ga)
15
Fe chẳng khó chi
Gọi tên là sắt em ghi ngay vào
Hg chẳng khó tí nào
Thuỷ ngân em đọc tự hào chẳng sai

Bài ca nhắc bạn xa gần
Học chăm để nhớ khi cần viết ra.
BÀI CA NGUYÊN TỬ KHỐI 1
Hai ba Natri (Na=23)
Nhớ ghi cho rõ
Kali chẳng khó
Ba chín dễ dàng (K=39)
Khi nhắc đến Vàng
Một trăm chín bảy (Au=197)
Oxi gây cháy
Chỉ mười sáu thôi (O=16)
Còn Bạc dễ rồi
Một trăm lẻ tám (Ag =108)
Sắt màu trắng xám
Năm sáu có gì (Fe=56)
Nghĩ tới Beri
Nhớ ngay là chín (Be=9)
Gấp ba lần chín
Là của anh Nhôm (Al=27)
Còn của Crôm
Là năm hai đó (Cr=52)
Của Đồng đã rõ
Là sáu mươi tư (Cu =64)
Photpho không dư
Là ba mươi mốt (P=31)
Hai trăm lẻ một
Là của Thủy Ngân (Hg=201)
Chẳng phải ngại ngần
Nitơ mười bốn (N=14)
Hai lần mười bốn
Silic phi kim (Si=28)
16
Can xi dễ tìm
Bốn mươi vừa chẵn (Ca=40)
Mangan vừa vặn
Con số năm lăm (Mn=55)
Ba lăm phẩy năm
Clo chất khí (Cl=35.5)
Phải nhớ cho kỹ
Kẽm là sáu lăm (Zn=65)
Lưu huỳnh chơi khăm
Ba hai đã rõ (S=32)
Chẳng có gì khó
Cacbon mười hai (C=12)
Bari hơi dài
Một trăm ba bảy (Ba=137)
Phát nổ khi cháy
Cẩn thận vẫn hơn
Khối lượng giản đơn
Hiđrô là một (H=1)
Còn cậu Iốt
Ai hỏi nói ngay
Một trăm hai bảy (I=127)
Nếu hai lẻ bảy
Lại của anh Chì (Pb =207)
Brôm nhớ ghi
Tám mươi đã tỏ (Br = 80)
Nhưng vẫn còn đó
Magiê hai tư (Mg=24)
Chẳng phải chần trừ
Flo mười chín (F=19).
BÀI CA HÓA TRỊ HÓA HỌC LỚP 8
Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
17
Đổi thay II , IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của chì (Pb) là II
Bao giờ cũng hoá trị II
Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III
Cácbon (C) silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt (Fe) III
Phốtpho (P) III ít gặp mà
Photpho (P) V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I , II, III , IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng
Clo (Cl), Iot (I) lung tung
II, III, V, VII thường thì I thôi
Mangan (Mn) rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều
THƠ VỀ HIDROCACBON
Hiđrô Cacbon no em nhớ nhé
Vừa có nối đơn vừa đủ Hiđrô
Không tham gia phản ứng cộng bao giờ
Chỉ có cháy và Clo thay thế
Trước Brom chúng làm ngơ triệt để
Bởi no đủ nên không hoạt động không nhiều
Êtilen đứa em cùng dòng giống
18
Kém chị vừa 2 tuổi một nối đôi
Nhưng tính tình đanh đá lôi thôi
Bởi vậy nên làm Brôm phai sắc
Rất thích cộng và cũng hay trùng hợp
Bởi chưa no nên hoạt động hơi nhiều
Axêtilen tuổi 18 đương yêu
Bắt cá 3 tay nên không bền vững
Lửa yêu thương trên 3000 độ nóng
Vừa đủ Ôxi nên bị nổ tan tành
Làm Brôm mất màu rất nhanh
Gặp chàng Hiđrô em quay về tính chị
Nhựa P.V.C khó gì đâu em nhỉ
Clorua vinyl trùng hợp mà nên
Còn lại cuối cùng là chàng bezen
Vòng sáu cạnh ba đôi ba đơn xen kẽ
Dễ thế khó cộng do vòng kín kẽ
Vẫn cháy như thường khi gặp khí oxi
THƠ VỀ TÍNH TAN CỦA MUỐI
Tính tan của muối
Loại muối tan tất cả
là muối ni tơ rat
Và muối a xê tat
Bất kể kim loại nào
*
Những muối hầu hết tan
Là clorua, sunfat
Trừ bạc chì clorua
Bari, chì sunfat
*
Những muối không hoà tan
Cacbonat , photphat
Sunfua và sunfit
Trừ kiềm, amoni.
19
– Để học sinh ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:
Câu nói huyền thoại dành cho ai học mãi không thuộc
dãy hoạt động hóa học của kim loại
– Khi học về công thúc cấu tạo của hợp chất hữu cơ ở lớp 9, GV có thể cho kích
thích HS tên của 10 ankan đầu tiên:
+ Các cách đọc:
Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng
Mê em nên phải bao phen hồi hộp . Ôi người đẹp!
Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường
Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó.
2.2.2.2. Sử dụng câu đố.
– Đố “ Đó là chất gì?” Đố các bạn biết được:
Tên của tớ là gì?
Chỉ cần nhắc đến tớ
Dây tóc bóng đèn mừng vui.
( Wonfam)
20
Bốn “H” vây ở bốn bên
“Cờ” nằm chính giữa tạo nên chất gì?
Đố phụ lão, đố thiếu nhi
Công thức cấu tạo viết đi ra liền.
(Metan – CH4)
Huy chương đứng thứ ba
Sao tên hiệu đặt như là bé trai
Dẫn điện, dẫn nhiệt cao tài
Là gì ai biết, đố ai đáp liền.
(Đồng – Cu)
Axit gì không bền
Có tên không thấy mặt
Điều chế muối cho kiềm
Cùng oxit tương tác
Có thể cho đáp bằng thơ
(Axit cacbonic – H2CO3).
Axit gì cùng sắt
Tạo muối sắt II, III
Tùy điều kiện dung dịch
Còn làm sắt trơ ra.
(Axit sunfuric – H2SO4).
Khí gì là khí thải
Gây hiệu ứng nóng lên
Hạn chế ngay bạn nhé
Để cuộc sống vững bền?
(Khí cacbonic – CO2).
Khí gì mà phân tử
Có một liên kết đôi
Một chút dùng kích thíc

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay