dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Ý tưởng tổ chức các hoạt động dạy học sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực

SKKN Ý tưởng tổ chức các hoạt động dạy học sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Quá trình chuyển sang cách phương pháp dạy học tích cực hướng đến việc
phát triển năng lực học sinh, khiến các thầy cô giáo phải chú ý đến việc tổ chức các
hoạt động dạy học nhiều hơn là giảng bài và thuyết trình. Bên cạnh đó, những áp
lực của công việc khiến các giáo viên không có đủ thời gian để suy ngẫm và liên
tục sáng tạo những ý tưởng mới. Làm sao để có được những hoạt động dạy học thú
vị, hấp dẫn cho mỗi bài học. Làm sao để những ý tưởng mới, sáng tạo có thể đến
được với lớp học. Đó là điều mà các thầy cô giáo đều mong muốn và đang cảm
thấy băn khoăn, trăn trở. Vì vậy chúng tôi đã viết đề tài “Ý tưởng tổ chức các hoạt
động dạy học sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực” nhằm cung cấp các ý
tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng
lực. Đề tài gồm ba nội dung chính, là gợi ý cho các hoạt động theo tiến trình của
một giờ học:
1. Ý tưởng tổ chức tình huống xuất phát
2. Ý tưởng tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới
3. Ý tưởng tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng
Mỗi ý tưởng đưa ra đều đi kèm những hướng dẫn chi tiết và cụ thể để giáo
viên có thể hiểu được mục đích của hoạt động, những điều cần chuẩn bị, cách thức
tổ chức hoạt động, lưu ý và các hoạt động mở rộng kèm theo. Điểm đặc biệt của đề
tài này còn nằm ở chỗ cố gắng xây dựng và lựa chọn các hoạt động dạy học có thể
áp dụng được trên phạm vi rộng ở cả ba cấp học và với tất cả các môn học. Những
ý tưởng có trong đề tài sẽ là cẩm nang cần thiết và hữu ích đối với những người
mới bắt đầu công việc giảng dạy, cũng như các thầy cô giáo đang thay đổi phương
pháp giảng dạy. Tài liệu cũng sẽ là cơ sở để các thầy cô có thể sáng tạo thêm những
ý tưởng mới cho các tiết dự giờ, chuyên đề hay đơn giản hơn là trong mỗi bài giảng
trên lớp.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CÓ SÁNG KIẾN
Trước khi có sáng kiến, giáo viên đã vận dụng một số phương pháp dạy học
tích cực, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao. Cần thiết phải lựa
chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, phù hợp, hiệu quả cao
hơn để phát huy tối đa năng lực của học sinh.
1. Phương pháp dạy học
Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời kết hợp
một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhưng việc vận dụng chưa mang lại
hiệu quả cao.
Khi dạy giáo viên đã vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực: dạy
học theo nhóm nhỏ, sử dụng kĩ thuật động não, phương pháp đàm thoại gợi mở,
phương pháp đóng vai… Các phương pháp này, bước đầu đã tạo hứng thú cho học
2
sinh và phát triển một số năng lực của học sinh. Tuy nhiên còn nhiều năng lực của
học sinh chưa được kích thích phát triển. Đặc biệt, trong các giờ học, giáo viên vẫn
đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức, là trung tâm của quá trình dạy học; học
sinh chủ yếu lắng nghe, tiếp thu thụ động các kiến thức được quy định sẵn, ít được
thể hiện các năng lực của bản thân.
Vì vậy, cần thiết phải lựa chọn những phương pháp hiệu quả hơn để phát huy
đầy đủ năng lực của học sinh.
2. Phương tiện dạy học
Trong quá trình dạy học, giáo viên đã biết khai thác tốt kênh hình và kênh
chữ sách giáo khoa. Đồng thời sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin, chủ
yếu là Powerpoint, sử dụng các video minh họa… để tăng tính trực quan, kích thích
tư duy học sinh. Tuy nhiên, học sinh mới chỉ dừng lại ở quan sát và tư duy. Việc
dạy học sẽ hiệu quả hơn nếu học sinh được trực tiếp trải nghiệm các ứng dụng công
nghệ thông tin. Trang bị về công nghệ thông tin là một hành trang quan trọng cho
sự phát triển sau này của học sinh.
3. Kiểm tra đánh giá
Giáo viên mới chỉ chú trọng kiểm tra kiến thức lý thuyết của học sinh bằng
hình thức kiểm tra viết (tự luận, trắc nghiệm hoặc cả tự luận và trắc nghiệm) với
các câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức. Các câu hỏi này ít gắn với thực
tiễn. Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học và đánh giá các kĩ
năng mà học sinh đạt được trong quá trình học tập chưa được quan tâm. Giáo viên
đánh giá kết quả học sinh thông qua điểm số. Điều này đã dẫn tới tình trạng học
thụ động trong học sinh. Học sinh chỉ quan tâm, học thuộc lòng lý thuyết mà giáo
viên cung cấp để đạt điểm số cao trong khi bản thân có thể không hiểu nội dung
đó. Từ đó, kết quả kiểm tra đánh giá bị sai lệch.
Trong các buổi đánh giá, giáo viên là người đánh giá duy nhất. Học sinh
không tham gia tự đánh giá và đánh giá các bạn học khác. Các bài kiểm tra đôi khi
còn mang nặng tính chủ quan của giáo viên, thiếu chính xác, khách quan, công
bằng. Giáo viên cần phải tạo cơ hội để học sinh tự nhìn nhận đánh giá bản thân,
đánh giá học sinh khác để tìm ra cái mình đã đạt được, những điều còn thiếu sót từ
đó phát huy các năng lực bản thân.
4. Về kết quả học tập của học sinh
– Thái độ học tập của học sinh
Còn nhiều học sinh chưa hứng thú trong các giờ học, biểu hiện:. có nhiều
học sinh chỉ lắng nghe các kiến thức, thụ động ghi chép; không có sự hào hứng;
không thắc mắc, đặt câu hỏi, cả đối với những nội dung chưa hiểu rõ; học sinh
không tích cực tham gia xây dựng bài học trên lớp… Về nhà, không tìm hiểu kiến
thức liên quan, làm bài tập chống đối..
3
Theo khảo sát, 500 học sinh các khối về bộ môn số học sinh rất hứng thú với
bài học trước khi áp dụng sáng kiến là 21,7 %; số học sinh chưa hứng thú với bài
học là 22,9%
– Kiến thức đạt được
Học sinh chỉ nắm được kiến thức lí thuyết, nội dung mở rộng, vận dụng,
mang tính cập nhật, thời sự;… nhiều học sinh không nắm được.
Kết quả bài đánh giá: trong tổng số học sinh tham gia bài đánh giá: 30%
giỏi; 40% khá 20% trung bình, 10% không đạt yêu cầu
– Kĩ năng đạt được
Học sinh, chủ yếu được rèn luyện kĩ năng: đọc, nghe, chọn lọc ý từ sách giáo
khoa; khai thác bản đồ, bảng số liệu; vận dụng công thức tính toán….
Học sinh không khám phá hết năng lực của bản thân, thụ động trong việc học
tập, khả năng sáng tạo và vận dụng tri thức để giải quyết tình huống thực tiễn cuộc
sống còn hạn chế.
III. GIẢI PHÁP
4
CHƯƠNG I:
Ý TƯỞNG TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
1.1. Lưu ý chung
Điều cốt yếu nhất khi tổ chức tình huống xuất phát là phải thu hút được sự
“tập trung” và “chú ý”, là hai trạng thái tâm lý cần thiết cho quá trình học tập.
Những ý tưởng hoạt động đó không đơn giản là một trò chơi để giúp học sinh cảm
thấy hứng thú mà còn phải kích thích sự suy ngẫm, liên tưởng với bài học và là
những bước trải nghiệm đầu tiên trong tiết học.
– Để thực hiện các hoạt động khởi động một cách hiệu quả nhất, chúng ta cần
lưu ý một số điểm sau:
+ Lựa chọn các hoạt động phù hợp với đặc điểm của lớp học và nội dung bài
học
+ Luôn có phương án dự phòng khi học sinh không hợp tác cùng giáo viên
+ Có sự kỳ vọng cao ở học sinh, không nên chỉ coi đây là một trò chơi giải
trí đơn thuần
+ Cần có sự chuẩn bị để dẫn vào bài mới sao cho hợp lý mà không bị gẫy
hoạt động.
– Về phương pháp tổ chức các tình huống xuất phát, các thầy cô có thể thực
hiện theo các bước sau:
+ Tập trung chú ý của học sinh
+ Đứng trước lớp đưa hướng dẫn (không đứng ở giữa lớp), các khẩu lệnh
phải chắc chắn, có sức ảnh hưởng đến học sinh
+ Đưa hướng dẫn hoạt động rõ ràng (Ai làm gì? Ở đâu? Làm như thế nào?
Dựa vào cái gì để thực hiện? Trả lại sản phẩm gì? Yêu cầu về sản phẩm)
+ Làm nháp rồi mới làm thật (nếu khởi động dưới hình thức thi giữa các
đội)
+ Bình tĩnh làm lại nếu như làm sai.
1.2. Các ý tưởng tổ chức tình huống xuất phát
1.2.1 Chuyển phát nhanh
Đây là hoạt động khởi động thú vị dành cho giáo viên khi bắt đầu tiết học, đồng
thời nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ sâu hơn về nội dung của bài học và ôn
tập lại kiến thức cũ.
– Mục đích
+ Giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã được học ở buổi trước
+ Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh
+ Tăng tính bất ngờ và ngẫu nhiên
+ Buộc tất cả học sinh đều phải tập trung suy nghĩ
– Chuẩn bị
+ 1 chiếc hộp nhỏ
5
+ 10 – 20 câu hỏi có liên quan đến bài học
+ 3 – 5 bài hát/ đoạn nhạc mà học sinh thích
– Các bước thực hiện
+ Chọn 1 hộp có chứa các câu hỏi liên quan đến chủ đề bài học
+ Giáo viên mở to một đoạn nhạc, hoặc một bài hát (có thể tìm các bài hát có
liên quan đến nội dung bài học đồng thời học sinh phải luân chuyển chiếc hộp đó
theo thứ tự.
+ Giáo viên cho nhạc dừng lại ở một thời điểm bất kỳ, chiếc hộp ở vị trí của
học sinh nào thì học sinh đó phải chọn một câu hỏi trong hộp và đưa ra câu trả lời.
+ Nếu học sinh không trả lời được, có thể nhờ sự trợ giúp.
– Mở rộng
+ Để tiết kiệm thời gian chuẩn bị, giáo viên có thể cho học sinh luân chuyển
chiếc mũ, cây bút, cái thước, …
+ Khi đoạn nhạc dừng ở đâu, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi để học sinh
đưa ra câu trả lời.
+ Có thể chuẩn bị một số phần thưởng cho học sinh.
– Ví dụ minh họa
Khi dạy bài 9 – Nhật Bản tiết 1 (địa lí lớp 11)
+ Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi cho tình huống xuất phát như sau (có thể kết
hợp sử dụng powerpoint và máy chiếu
Câu 1: Trong các lá cờ sau, lá cờ nào được gọi là “cờ Mặt Trời”?
Câu 2: Đây là ngọn núi lửa nào? Vẻ đẹp hùng vĩ của nó đã trở thành biểu tượng
của một quốc gia. Ngọn núi này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Câu 3: Đây là hiện tượng tự nhiên nào?
– Nó có thể hình thành do động đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển.
– Nó thường cao từ 20 – 40m, di chuyển với vận tốc rất nhanh, từ 400 – 800km/h
– Trước khi nó xuất hiện, nước biển thường sủi bọt, hoặc có mùi trứng thối, hoặc
nước biển lùi rất xa bờ
1
5 6
2 3
4
6
Câu 4: Hiện tượng trong dân số, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động rất cao, chiếm
trên 15%, còn tỉ lệ người dưới tuổi lao động rất thấp, dưới 25%, được gọi là gì?
Câu 5: Quốc gia nào trên thế giới mà tên gọi của nó có nghĩa là “Mặt Trời mọc”?
+ Giáo viên chuẩn bị một số bài hát tiếng Nhật nổi tiếng.
+ Giáo viên bật nhạc và cho HS lần lượt chuyển một cây bút. Khi nhạc dừng giáo
viên đưa câu hỏi trên màn hình và yêu cầu HS trả lời. Cứ tiếp tục cho đến khi hết
câu hỏi sau đó giáo viên dẫn HS vào bài học mới.
1.2.2 Đánh bại giáo viên
– Mục đích:
+ Kích thích học sinh tham gia tích cực hơn vào các hoạt động
+ Tạo cảm giác cạnh tranh, thử thách học sinh
+ Giúp học sinh thực sự làm chủ và chiếm lĩnh kiến thức khi trở thành người
ra đề, đặt câu hỏi và tạo nên các thử thách cho giáo viên.
– Chuẩn bị: Bảng, bút, giấy trắng, hộp câu hỏi
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội
dung bài học, sau đó cùng bỏ vào trong một chiếc hộp.
Bước 2: Đặt giới hạn thời gian (ví dụ 3 phút).
Bước 3: Học sinh và giáo viên sẽ cùng trả lời các câu hỏi/ làm các bài tập
trong hộp.
Bước 4: Giáo viên phải tự mình đưa ra câu trả lời, còn học sinh được phép hỗ
trợ, giúp đỡ nhau.
Bước 5: Tổng kết và cùng đưa phản hồi về những câu trả lời.
Học sinh rất hứng thú với trò chơi này vì chúng có cảm giác cạnh tranh với
giáo viên, cả hai bên cũng đưa ra những câu hỏi mang tính thử thách.
– Lưu ý
+ Các câu hỏi giáo viên đưa ra không nên quá khó hoặc đánh đố học sinh quá
nhiều.
+ Nên đưa ra các câu hỏi khuyến khích học sinh tìm kiếm thông tin, tư duy
sâu và có sự hợp tác.
+ Giáo viên nên thành thật và dũng cảm trong những trường hợp bị thua.
+ Nên có sự suy ngẫm sau hoạt động.
– Mở rộng
+ Giáo viên có thể tổ chức giữa các lớp với cùng một chủ đề/ bài dạy.
+ Chia học sinh theo các nhóm và thi đấu cùng nhau.
7
– Ví dụ: Mẫu phiếu ghi câu hỏi và mẫu phiếu ghi câu trả lời trong trò chơi
1.2.3 Ai là triệu phú
Đây là trò chơi được sử dụng theo chương trình Ai là triệu phú. Học sinh sẽ
trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra và nhận được các phần thưởng hay sự trợ
giúp giống như của chương trình.
– Mục đích
+ Học sinh tham gia tích cực hơn vào việc trả lời các câu hỏi
+ Học sinh nhận được sự trợ giúp
– Chuẩn bị
+ Powerpoint mẫu của trò chơi này
+ Giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi và 4 đáp án A, B, C, D cho mỗi câu hỏi
+ Phần thưởng cho người chơi xuất sắc
– Hướng dẫn thực hiện
+ Học sinh có thể chơi cá nhân hoặc theo nhóm.
+ Bắt đầu trò chơi và nhấp vào các câu hỏi theo thứ tự.
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
+ Nếu trả lời đúng học sinh sẽ được trả lời các câu hỏi tiếp theo và phần thưởng
sẽ tăng lên. Nếu trả lời sai, học sinh phải dừng lại.
+ Học sinh sẽ nhận được quyền trợ giúp bất cứ khi nào.
+ Khi câu trả lời đúng được chọn, một slide mới xuất hiện, và chuyển tiếp
sang câu hỏi mới.
– Lưu ý
8
+ Giáo viên có thể chèn thêm hiệu ứng về âm thanh giống như nhạc điệu của
chương trình.
+ Giáo viên cần rèn luyện kĩ năng dẫn chương trình giống như một MC thực
thụ
+ Cần bổ sung các phần giải thích, mở rộng thông tin liên quan đến nội dung
câu hỏi.
– Mở rộng
+ Phụ thuộc vào thời gian tiết học, giáo viên có thể điều chỉnh số lượng câu
hỏi và mức điểm thưởng cho phù hợp.
+ Giáo viên có thể điều chỉnh hình thức của trò chơi bằng cách để tất cả học
sinh cùng tham gia và cùng đưa ra đáp án A, B, C, D. Nếu học sinh nào đưa đáp án
sai sẽ bị loại.
+ Những học sinh còn lại sẽ làm công việc hỗ trợ giáo viên để kiểm soát các
người chơi còn lại.
– Ví dụ: trò chơi “Ai là triệu phú”, chủ đề Halloween, môn tiếng Anh
9
1 2
3 4
5 6
10
7 8
9 10
11 12
11
13 14
15 16
17 18
12
19 20
21 22
23 24
13
25 26
27 28
29 30
31 32
14
1.2.4. Trò chơi hẹn hò
Đây là trò chơi khởi động khá thú vị, thu hút được sự tham gia của nhiều học
sinh, giúp kiểm tra được nội dung kiến thức đa dạng, đồng thời kích thích học sinh
tương tác trong lớp học.
– Mục đích
+ Để lôi cuốn học sinh tham gia vào hoạt động ngay từ khi bắt đầu tiết học
+ Dùng để kiểm tra bài cũ đầu giờ học
+ Học sinh được chủ động, tạo không khí thoải mái, hấp dẫn .
– Chuẩn bị
+ Các tờ giấy note hoặc tấm thẻ
+ Lớp học được bố trí với khoảng không giang rộng rãi để học sinh có thể
di chuyển
+ Giáo viên có thể chuẩn bị đồng hồ đếm ngược để đặt thời gian cho học
sinh.
– Cách thực hiện

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *