dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Giáo dục ý thức, trách nhiệm chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT trong môn Giáo dục công dân

SKKN Giáo dục ý thức, trách nhiệm chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT trong môn Giáo dục công dân

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không
gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến
phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm
soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền. Biển đảo quê hương luôn là một phần máu
thịt trong mỗi người con dân đất Việt, biển đảo Việt Nam nói riêng và biển Đông
nói chung đã trở thành một hữu thể không tách rời. Cuộc sống của nhân dân ta từ
bao đời nay đã gắn bó với biển, đảo trên những con thuyền ra khơi đánh dấu chủ
quyền và bảo vệ bờ cõi đất nước. Vấn đề chủ quyền biển đảo luôn là một trong
những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu của quốc gia, bởi chủ
quyền biển đảo cũng chính là chủ quyền lãnh thổ dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển
đảo là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chúng ta.
Từ bao đời nay, ông cha ta đã đổ bao công sức và máu xương để giữ gìn,
bảo vệ các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Gần 500 năm trước, Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo chiến lược: “Biển Đông vạn dặm giăng tay
giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình”. Và khi về thăm lực lượng Hải quân năm
1961, Bác Hồ kính yêu cũng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày
nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy
nó”. Những lời dạy đó luôn nhắc nhở chúng ta hôm nay phải luôn ghi nhớ, trong
khi đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, không được một giây phút lơ là nhiệm vụ bảo
vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ
quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế,
khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện
tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước
lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn
ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định.
Do đó, giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của
Tổ quốc là nhiệm vụ mang nhiều ý nghĩa. Hiện nay, vấn đề giáo dục chủ quyền
biển đảo trong trường trung học phổ thông được thực hiện thông qua nhiều hoạt
động khác nhau, trong đó có vai trò quan trọng của môn GDCD.
Với tâm huyết của một người làm nghề truyền đạt tri thức nhân loại, bản
thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để hun đúc, khơi dậy ý chí cách mạng đặc biệt là
tình yêu đối với bờ cõi giang sơn của Tổ Quốc cho những người học trò của mình
một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài : “ Giáo dục ý thức
trách nhiệm chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT trong môn GDCD”.
II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
* Nhiều học sinh ít hứng thú với môn GDCD. Sở dĩ học sinh chưa tìm thấy niềm
vui, sự hứng thú trong học tập GDCD là do chưa được rèn luyện những kĩ năng,
cũng như khả năng vận dụng tri thức của GDCD vào trong đời sống hằng ngày.
* Học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyên truyền giáo dục
về quần đảo Hoàng Sa ở học đường. Tuy nhiên, việc chuyển hóa nhận thức đó
thành những hành động cụ thể vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh còn mơ hồ
khi được hỏi về những kiến thức liên quan đến quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Thậm chí lúng túng không biết phân biệt khi xem được ở đâu đó (có thể là mạng
xã hội…) hay còn không biết phản ứng ra sao khi thấy tấm bản đồ Tổ quốc ở đâu
đó vẽ thiếu các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến:
Thông qua dạy học môn GDCD, GV tích hợp nội dung giáo dục chủ quyền
biển đảo (GDCQBĐ) trong dạy học chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Từ đó,
hình thành ở học sinh kiến thức, kĩ năng thực hành, xây dựng thái độ, ý thức đấu
tranh chống lại hành vi vi phạm Công ước Luật biển quốc tế, có thái độ đúng đắn
về tình yêu biển đảo và trách nhiệm công dân của mình (HS hiện tại và người công
dân – cán bộ công chức, viên chức, người lao động) tương lai của đất nước.
Đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, xây
dựng được thái độ, ý thức đấu tranh với những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo
đức và pháp luật về chủ quyền biển đảo trong xã hội cho HS trường THPT .
Mặt khác, cho đến nay chưa có nhiều đề tài nghiên cứu cụ thể về việc tích
hợp nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo (GDCQBĐ) trong dạy học môn GDCD
cho HS THPT. Do đó, sáng kiến sẽ cung cấp thêm các luận chứng khoa học cho
việc đổi mới PPDH theo hướng hình thành và phát triển một số kĩ năng như: tư
duy phê phán, tư duy sáng tạo, năng lực khám phá và xử lý tình huống cho học
sinh, do đó sẽ cung cấp thêm những tư liệu khoa học để GV dạy GDCD có thể
tham khảo trong dạy học bộ môn này.
3. Nội dung sáng kiến
Chương 1
CƠ SỞ GIÁO DỤC Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
CHO HS THPT TRONG MÔN GDCD
1.1. Tầm quan trọng của giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT
*/ KQ về biển đảo Việt Nam
Việt Nam có vị thế đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á nhờ có vùng lãnh thổ
rộng lớn gồm phần đất liền rộng trên ba trăm ngàn kilomét vuông nằm dọc bờ Tây
Biển Đông theo hướng á kinh tuyến và phần biển rộng trên một triệu kilomét
vuông, gấp ba lần diện tích đất liền. Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa, có các sông lớn cỡ thế giới mà lưu vực nằm trên sáu nước đổ vào. Biển
Việt Nam giữ vai trò quan trọng về môi trường, sinh thái Biển Đông và khu vực, là
vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương về mặt địa lý sinh vật
và hàng hải. Theo vị trí và hình thái, biển Việt Nam có thể được chia thành các
vùng biển nửa kín (vùng biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Vịnh Thái Lan), các vùng
biển hở ven bờ (vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ, vùng biển ven bờ phía đông
Nam Bộ) và vùng biển khơi (vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Vùng
bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km với 114 cửa sông lớn nhỏ, hàng năm đổ ra
biển khoảng 847 tỷ m3 nước và 250 triệu tấn bùn cát, chủ yếu từ sông Mê Công và
sông Hồng lớn hàng thứ 9 và 14 trên thế giới. Dọc bờ biển có 12 đầm phá ở miền
Trung với tổng diện tích trên 400 km2 và 48 vũng vịnh với tổng diện tích trên
4.000 km2. Việt Nam có gần 3.000 hòn đảo ven bờ với diện tích hơn 1.700 km2,
trong đó trên 70 đảo có khoảng 260 nghìn dân sinh sống, mang lại nhiều giá trị quý
giá như đất sinh cư, du lịch sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác biển. Một
số đảo như Thổ Chu, Cồn Cỏ, v.v. có giá trị nối đường cơ sở để tính lãnh hải. Hai
quần đảo xa bờ Hoàng Sa và Trường Sa mang lại lợi ích nhiều mặt và lâu dài cho
đất nước. Nhiều vũng vịnh, cửa sông và đầm phá là tâm điểm phát triển cơ sở hậu
cần khai thác biển, các khu chế xuất, mậu dịch tự do, đặc biệt là các cảng biển.
Nhiều vùng cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, đảo, bãi cát biển, v.v. xứng đáng là các
kỳ quan thiên nhiên, có tiềm năng lớn phát triển du lịch-dịch vụ. Các bãi đẹp nổi
tiếng như Trà Cổ, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha Trang, Bãi Dài (Phú Quốc), v.v. và các
vịnh đẹp như Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô, v.v. đã góp phần thu hút mỗi năm
hàng triệu khách trong và ngoài nước đến du lịch biển, ước tính 70% tổng lượng
khách của cả nước.
Tài nguyên thiên nhiên biển truyền thống của Việt Nam được đánh giá
khách quan là đa dạng nhưng kém phong phú và đang có nguy cơ cạn kiệt, điển
hình là thuỷ sản và dầu khí mà sản lượng khai thác dự kiến trong những năm tới sẽ
giảm. Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên không còn được hiểu theo tư duy truyền
thống là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục đích cụ thể
nào đó, mà được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các hình thức
khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của nó mang lại lợi ích cho con
người. Để phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng bền vững nhằm thực hiện chiến
lược biển theo Nghị quyết TW 7, kỳ họp 4, Khoá X của Đảng, ngoài sử dụng hợp
lý và quản lý tài nguyên truyền thống, rất cần thiết điều tra, đánh giá để khai thác,
sử dụng hiệu quả các dạng tài nguyên mới hoặc còn ít hiểu biết, trong đó có tài
nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái trên vùng biển đảo. Đây là các dạng tài
nguyên đặc biệt và có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế dịch
vụ ở vùng biển, ven biển và các đảo Việt Nam, mà việc khai thác sử dụng chúng có
hiệu quả có thể tạo nên sự bứt phá về kinh tế biển. Về khoa học, tài nguyên vị thế,
kỳ quan địa chất và sinh thái là vấn đề mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối
với nhiều nước trên thế giới. Nhưng trên thực tế, việc khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên này đang đem lại những lợi ích to lớn, lớn hơn nhiều các tài
nguyên truyền thống. Đây là vấn đề rất quan trọng mà việc nhận thức đúng đắn sẽ
tạo ra một cách nhìn mới về sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững và tổ
chức không gian, quy hoạch phát triển kinh tế biển, trọng tâm là kinh tế dịch vụ,
thành phần cơ bản của nền kinh tế thị trường. Việc hiểu rõ bản chsất, giá trị và việc
điều tra, đánh giá toàn diện và hệ thống các tài nguyên này có thể tạo ra bước đột
phá đối với phát triển kinh tế, bảo tồn tự nhiên, góp phần bảo vệ an ninh, chủ
quyền quốc gia vùng biển đảo; đồng thời còn phát huy được các giá trị văn hoá,
khoa học và giáo dục, làm tăng thên niềm tự hào và tình yêu đất nước đối với mỗi
người Việt Nam
*/ Về kinh tế, chính trị – xã hội:
Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên
thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải).
Hàng ngày có khoảng 200-300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới
5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Là tuyến
đường hàng hải và hàng không huyết mạch mang tính chiến lược của các nước
trong khu vực và thế giới; nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu,
Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau; chuyên chở sản lượng
dầu thô và các sản phẩm toàn cầu. Với Mỹ: Là tuyến hoạt động chính của Hạm đội
7, có 90% hàng hóa của Mỹ và đồng minh chuyên chở qua Biển Đông; Với Trung
Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua
Biển Đông. Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất
khẩu chuyên chở qua Biển Đông.
Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con
đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và
các nước trong khu vực. Ngoài ra sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các
tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc
biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có
khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách
nhanh chóng và thuận lợi. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực
giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế
nhiều thập kỷ phát triển năng động, đó là nơi hấp dẫn các thế lực đế quốc bành
trướng nhiều tham vọng và cũng là nơi rất nhạy cảm trước các biến chuyển trong
đời sống chính trị thế giới.
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí
đốt. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có
triển vọng dầu khí và trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ
lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn, đặc biệt khí thiên nhiên có tiềm năng rất lớn. Hiện
nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công
nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng
triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh.
Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan,
băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài
cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như:
tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài
khác
Các loại hải sản trong lòng biển nước ta được đánh giá vào loại phong phú
cả về số lượng và chất lượng trong khu vực nhau, trong đó có trên 100 loài có giá
trị kinh tế cao. Đến nay đã xác định có 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó có 12 bãi
cá phân bổ ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọc ven biển còn có
hơn 80 vạn hét-ta bãi triều và các eo vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi
trồng hải sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong
câu… Với tiềm năng trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi
trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại tao ra nguồn xuất
khẩu có kim ngạch lớn và khả năng cạnh tranh cao.
Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó
một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở
khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn,
Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn
Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Riêng khu Vũng Tàu đến Hà Tiên do
biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có
thể xây dựng cảng quy mô vừa ở Hòn chông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ.
Hiện nay nước ta có trên 100 cảng biển và 10 khu chuyển tải hàng hóa, sản lượng
hàng hóa thông qua hệ thống các cảng biển.
*/ Về quốc phòng – an ninh:
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo,
thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí
thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có
tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển, đường sông để tấn công
xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách của cha ông ta trên chiến trường
sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm
938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến
thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và
dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong
lịch sử dân tộc.
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam
có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do
đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam,
chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên
chiều sâu phòng thủ đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế –
xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn
công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm
trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng
biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng thành những căn cứ,
vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các
lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ
hiệu quả cho đất nước.
Từ nhiều năm nay, nhất là vào những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ
XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển, đảo rất quyết liệt
và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an
ninh nước ta. Trên Biển Đông, vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước
trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Cam-pu-chia và Thái Lan (Tây Nam),
Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây (phía Đông, Đông Nam và Nam),
nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa
các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân
của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân
sự tận dụng ưu thế của mình trên biển đe dọa chủ quyền trên vùng, biển, đảo, thềm
lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về sự toàn vẹn chủ quyền lãnh
thổ và an ninh đất nước.
Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều
kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn
xem như một yếu tố đặc lợi, chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng
quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền
phát triển, chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi
thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng – an
ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên
các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt
Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và
hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền
biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.Tuy nhiên hiện nay tình hình biển đảo của
nước ta bị nhiều hành động của các nước chống phá.
*/Những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo.
Xâm phạm
là hành động quân sự của quân đội (hoặc lực lượng vũ trang)
một nước hay liên minh các nước vào một vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước
khác.
Theo Điều 1 của Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm phạm chủ
quyền
của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, Xâm phạm là việc sử dụng lực
lượng vũ trang hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc
của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác hoặc của 1 liên minh
các quốc gia khác. Hành động xâm phạm có nhiều mục đích như mở rộng lãnh thổ,
tạo ra điều kiện để mặc cả trên bàn đàm phán và để thực hiện các mục đích chính
trị khác nhau. Theo Nghị quyết 3314, nhằm định nghĩa về Xâm phạm của Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, xâm phạm là một sự kiện diễn ra giữa các quốc
gia với nhau, các cuộc chiến giữa các phe phái trong cùng một quốc gia không
được coi là các hành động xâm phạm.
Các bằng chứng khảo cổ học đã chỉ ra rằng việc xâm phạm đã thường
xuyên xảy ra từ thời tiền sử. Trong thời cổ, trước khi có các phương tiện giao tiếp
bằng sóng vô tuyến và các phương tiện vận tải nhanh, cách duy nhất để bảo đảm
bảo được sức mạnh cần thiết là di chuyển các đoàn người (đoàn quân) như
một lực lượng lớn. Do vậy, theo bản chất tự nhiên của nó đã dẫn tới chiến lược
xâm chiếm. Cùng với các cuộc xâm lược là việc mang đến những sự thay đổi văn
hóa, thay đổi về tôn giáo, triết học, và công nghệ đã hình thành nhiều nền văn
minh khác nhau của thế giới cổ.
Để tiện phân biệt, Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm phạm chủ
quyền
của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974 đã nêu khái quát về các hình
thức xâm phạm ở Điều 2 và các loại hình xâm lược một cách cụ thể ở Điều 3. Tuy
nhiên hành động xâm phạm không chỉ bao gồm những hành động trong điều 3 mà
còn những hành động khác.
Điều 2: Việc sử dụng lực lượng vũ trang trước của một quốc gia hay của
một liên minh các quốc gia mà vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc sẽ được viện
dẫn như một bằng chứng xác đáng của một hành vi xâm lược bất chấp Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc, theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, có thể kết luận là:
“việc xác định rằng một hành động xâm lược, mà hành động xâm lược đó đã được
thừa nhận là vi phạm Hiến chương, sẽ không được bào chữa bởi việc nhận thấy
những tình huống có liên quan, bao gồm thực tế rằng những hành động được quan
tâm hay những hậu quả của những hành động động được quan tâm này không ở
mức nghiêm trọng”.
Điều 3: Chiếu theo và viện dẫn Điều 2, bất kỳ những hành động sau đây
sẽ bị coi là xâm lược dù cho không tuyên bố chiến tranh.
Hành động xâm lấn hoặc tấn công được thực hiện bởi các lực lượng vũ
trang của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm vào một quốc hoặc một
liên minh các quốc gia khác hoặc là hành vi chiếm đóng quân, dù cho chỉ là tạm
thời hoặc là sau khi thực hiện hành vi xâm lấn hoặc tấn công hay bất kỳ sự sáp
nhập thông qua việc sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ hoặc một phần của lực
lượng tại chỗ của một quốc hoặc một liên minh các quốc gia khác được nói ở trên.
Hành vi bắn phá, pháo kích, cường kích hoặc ném bom được thực hiện
bởi các lực lượng vũ trang của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia nhằm
vào lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác hoặc việc sử
dụng bất kỳ loại vũ khí nào của một quốc gia hoặc một liên minh quốc gia nhằm
vào lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc một liên minh quốc gia khác.
Hành vi phong tỏa các cảng hay bờ biển được của một quốc gia hoặc một
liên minh quốc gia được thực hiện bởi lực lượng vũ trang của một quốc gia khác
hoặc một liên minh quốc g

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *