dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Như chúng ta đã biết bậc học Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, hình thành cho
trẻ cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của
giáo dục Mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 0- 6 tuổi, tạo cơ sở ban đầu để
trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ. Những kỹ năng mà
trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho
việc học tập và thành công sau này của trẻ.
Để quá trình giáo dục mầm non đạt hiệu quả đòi hỏi phải có đội ngũ giáo
viên mầm non có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành học đó
là nỗi trăn trở, suy nghĩ của nhiều cấp quản lý giáo dục bởi đội ngũ giáo viên chính
là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.
Muốn có được đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ,
người cán bộ quản lý phải luôn luôn có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Bên
cạnh đó tính đa dạng, phức tạp đặc trưng của ngành học mầm non đó là: Vai trò
của người giáo viên mầm non rất quan trọng, là người đặt nền móng cho sự phát
triển toàn diện của trẻ và là người mẹ thứ 2 của các cháu. Lao động của giáo viên
mầm non là lao động mang tính khoa học và nghệ thuật đòi hỏi công phu vì cô
giáo là tấm gương cho trẻ học và bắt chước. Chính vì thể mà cô giáo mầm non phải
hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực chuyên môn để thực hiện
mục tiêu chương trình giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên ở trường mầm non thị trấn Rạng Đông
nơi tôi đang công tác, tôi thấy rằng 100% viên mầm non đều được đào tạo theo
đúng chuyên môn của ngành học, song do chưa đồng đều về trình độ chuyên môn,
còn nhiều giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề cao có nhiều kinh nghiệm nhưng việc
đổi mới phương pháp giáo dục và vận dụng các kiến thức mới trong các hoạt động
2
giáo dục trẻ còn hạn chế, một số giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn non
trẻ lại có con nhỏ nên việc thích ứng với chương trình mới còn chậm chạp, qua loa,
chưa đồng bộ, chưa chủ động, mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ; một số giáo viên theo học các lớp đào tạo của hệ liên kết, tại chức nên
phương pháp dạy trẻ còn nhiều hạn chế, nghệ thuật và kinh nghiệm giảng dạy chưa
thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới, dẫn đến chất lượng giáo dục chưa đồng đều
do đó chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện
nay.
Nhận thức của giáo viên mầm non về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn
hạn chế, nhiều giáo viên chưa tích cực trong công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên
môn, nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường nhiều khi thực
hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch, còn chung chung, nặng về lý thuyết; biện pháp
chỉ đạo triển khai công tác bồi dưỡng chuyên môn chưa thực sự khoa học, bên
cạnh đó thời lượng làm việc trên lớp của giáo viên quá nhiều … Đó là nguyên
nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên trong trường còn hạn chế.
Bên cạnh đó một số phụ huynh thiếu quan tâm đến sự phát triển toàn diện
của trẻ do điều kiện kinh tế khó khăn hoặc không có nhiều thời gian để chăm sóc
giáo dục con. Mặt khác cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế do diện tích
điểm trường khu trung tâm chặt hẹp, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.
Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt chất lượng giáo
dục, tiếp cận đổi mới giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện là
hết sức cần thiết.
Đứng trước yêu cầu nội dung chương trình giáo dục mầm non, đòi hỏi mỗi
giáo viên phải thực sự say mê với công việc, luôn luôn tìm tòi khám phá cái mới để
phù hợp với chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi, với đặc
điểm tỉnh hình của trường, lớp… vì đây chỉ là chương trình khung. Trong thời đại
công nghệ 4.0, yêu cầu giáo dục mầm non phải luôn luôn đổi mới, đòi hỏi đội ngũ
giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn. Đội
ngũ giáo viên Mầm non là lực lượng chăm sóc giáo dục trẻ, mọi thành công hay
3
thất bại phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của đội ngũ giáo viên. Do vậy việc bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi người quản lý phải chủ động
xây dựng kế hoạch từng năm, bồi dưỡng định kì, bồi dưỡng thường xuyên… làm
thế nào để người giáo viên thấy được nhu cầu cần thiết phải tự bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ.
Vậy làm thế nào để giúp giáo viên đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức
tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, có lòng nhân ái và có lý tưởng nghề
nghiệp, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ? Chính vì thế bản thân tôi là phó hiệu trưởng phụ trách chỉ đạo chuyên
môn toàn trường nên tôi mạnh dạn chọn đề tài SKKN “ Một số biện pháp nâng
cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm
non”. Làm đề tài nghiên cứu và áp dụng vào đơn vị trường mầm non thị trấn Rạng
Đông năm học 2019- 2020.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Trường mầm non thị trấn Rạng Đông có 3 điểm trường, các phòng học, phòng
chức năng đều cao tầng kiên cố hóa, năm học 2019- 2020 toàn trường có 22 nhóm
lớp với tổng số học sinh là 757 trẻ.
Trường có tổng số 44 CBGV, NV: trong đó có 3 cán bộ quản lý và 1 nhân viên
kế toán và 40 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, chăm sóc, giáo dục trẻ.
– Sè CBGV có trình độ đại học: 7/44= 15,9%
– Số CBGV có trình độ cao đẳng: 26/48= 59,1%
– Số CBGV, nhân viên có trình độ đạt chuẩn: 11/44= 25%
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường mầm non thị trấn Rạng Đông
nhiệt tình, yêu nghề, luôn đoàn kết, đồng lòng, hăng say trong công việc, có ý
thức trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, tích cực học hỏi, tự bồi
dưỡng để làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ.
4
Nhà trường có chi bộ Đảng gồm 24 đảng viên luôn đoàn kết, gương mẫu đi
đầu trong các phong trào thi đua của nhà trường. Chi bộ luôn được Đảng ủy thị
trấn Rạng Đông công nhận và đánh giá là chi bộ trong sạch – vững mạnh xuất sắc.
Chi đoàn thanh niên có 22 đoàn viên, các đoàn viên đều tham gia tích cực,
sôi nổi, luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong các phong trào thi đua của ngành,
trường và địa phương là nhân tố quyết định tiên phong trong các hoạt động của nhà
trường. Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là bí thư, phó bí thư chi đoàn. Chi đoàn
thanh niên nhiều năm liền được Đoàn thị trấn công nhận là chi đoàn vững mạnh.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường tôi nhận thấy có những thuận
lợi, khó khăn sau:
1.1 Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo
địa phương cũng như sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Nghĩa Hưng
Ban giám hiệu nhà trường đoàn kết, tích cực, chủ động tham mưu với các
cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động
chuyên môn, thúc đẩy nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có trình độ chuyên môn khá vững
vàng, tích cực chịu khó học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đựơc giao. Đội ngũ
giáo viên trong nhà trường “yêu nghề, mến trẻ”, nhiệt tình, trách nhiệm, chịu khó
học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bản thân tôi nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn đạt trên
chuẩn, biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để xây dựng kế hoạch
chuyên môn kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Năm học 2019- 2020 là một năm học đặc biệt đối với các cấp học ngành học
do bệnh dịch Covid 19 bùng phát nên học sinh phải nghỉ học ở nhà, Mặc dù trẻ
không đến trường nhưng đội ngũ giáo viên vẫn ngày đêm miệt mài sinh hoạt tổ
nhóm chuyên môn để xây dựng các nội dung tuyên truyền về bệnh dịch, xây dựng
các bài giảng theo từng độ tuổi chuyển tải tới các bậc phụ huynh ôn luyện cho con
5
ở nhà trên kệ thống, Zalo nhóm lớp, Facebook ,….và đây cũng là thời gian thích
hợp để nhà trường tập trung bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên
1.2 Khó khăn: Bên cạnh những mặt thuận lợi nhà trường cũng gặp không
ít những khó khăn như:
Trường còn thiếu phòng chức năng và trang thiết bị các phòng chức năng,
các phòng học xây dựng lâu nên đã xuống cấp chưa đáp ứng về CSVC trong giai
đoạn hiện nay.
Trường có 3 điểm trường nằm cách xa nhau ảnh hưởng đến công tác quản lý
và trao đổi học tập chuyên môn của giáo viên. Số học sinh trên lớp đông, thiếu
giáo viên nên cường độ lao động của giáo viên cao, thời gian bố trí cho giáo viên
học tập trao đổi chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn.
Đội ngũ giáo viên tuổi đời không đồng đều: một bộ phận giáo viên có tuổi
đời cao, một bộ phận giáo viên mới tuyển chưa có nhiều kinh nghiệm, năng lực
còn hạn chế nên việc tiếp thu về cải tiến, đổi mới phương pháp còn chậm.
Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác tự bồi dưỡng chuyên
môn của đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ, chưa thực sự phấn khích tham gia hoạt
động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác
của mình
Nhiều giáo viên việc cập nhật, ứng dụng các thiết bị dạy học, ứng dụng công
nghệ thông tin còn hạn chế, số lượng phụ huynh học sinh kết nối với nhà trường,
nhóm lớp trên các kênh thông tin như Zalo, Facebook, trường xanh… còn ít do vậy
việc chuyển tải các thông tin trao đổi với phụ huynh trong mùa dịch Corona còn
gặp nhiều khó khăn.
Bài soạn đưa ra mục đích yêu cầu còn chung chung, hệ thống câu hỏi đóng,
thiếu tính gợi mở, hình thức tổ chức bị khô cứng, xử lý tình huống sư phạm chưa
thật sự linh hoạt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động còn
hạn chế.
Nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn chưa phong phú, đa
dạng về hình thức sinh hoạt, khi tham gia sinh hoạt chuyên môn giáo viên trong tổ
còn chưa mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến riêng của mình.
6
Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm
non, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo
viên thông qua việc đánh giá năng lực sư phạm thực tiễn và theo chuẩn nghề
nghiệp giáo viện mầm non, kết quả khảo sát cụ thể như sau:
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CMNV CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2018- 2019
Biểu 1: Đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non .

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
STTTiêu chuẩnĐánh giá, xếp loại
TốtKháTB
1Đạo đức nhà giáo44//
2Phong cách làm việc395/
3Phát triển chuyên môn bản thân26144
4Xây dựng kế hoạch CSGD trẻ theo hướng phát
triển toàn diện trẻ em
2816
5Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục.27143
6Kỹ năng quản lý lớp học.18197
7Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em22175
8Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành
mạnh, thân thiện
3212
9Ứng dụng công nghệ thông tin42812
10Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ.
122210
11Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp,
phụ huynh và cộng đồng.
3212

7
Biểu 2: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ tại trường.

STTNội dungSố giáo viên đạt /tỷ lệ %
TốtKhá
1Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ theo
quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”.
33/44=75%11/44=25%
2Kết quả tham gia Hội giảng cấp
trường
32/44=72,7%12/44=27,3%
3Kết qủa kiểm tra chuyên đề, kiểm tra
toàn diện
KTTD:10/10=100%
KTCĐ:24/33=72,7%
KTTD: 0
KTCĐ:9/33=27,3%
4Trang trí đổi mới không gian lớp học,
tạo môi trường học tập cho trẻ.
32/44=72,7%12/44=27,2%
5Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng các
nguyên vật liệu sẵn có.
29/44=65,9%15/44=34,1%

1.3. Nguyên nhân của thực trạng:
– Do năng lực, trình độ nhận thức, tuổi đời, của giáo viên trong nhà trường
chưa đồng đều, giáo viên còn rập khuân, máy móc, cứng nhắc trong việc thực hiện
giảng dạy. Số giáo viên trẻ phần đa là giáo viên mới tuyển dụng nên phần nào ảnh
hưởng đến chất lượng giảng dạy. Nhà trường chưa chú trọng đầu tư nhiều thời gian
cho việc tổ chức tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Giáo viên chưa chủ
động trong công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, đang mang tính ỷ lại phụ thuộc vào
nhà trường. Giáo viên chưa chịu khó nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác
chuyên môn, chỉ thực hiện theo quán tính… sợ khó, sợ sai nên chưa có tính sáng
tạo trong tổ chức các hoạt động.
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cán bộ quản lý nhà trường: Phải
tích cực tổ chức bồi dưỡng chuyên môn ngay và lâu dài để có đội ngũ giáo viên
8
vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ
hiện nay.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến:
Đứng trước thực trạng của nhà trường và căn cứ vào yêu cầu của ngành học
đề ra, bản thân là một cán bộ quản lý chuyên môn trường mầm non có nhiệm vụ
bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường. Để thực hiện được
nhiệm vụ đó tôi thường xuyên theo dõi, giám sát, nhắc nhở việc thực hiện nền nếp
chuyên môn trong nhà trường để nắm bắt được giáo viên nào giỏi về năng lực
chuyên môn nghiệp vụ và giáo viên nào còn hạn chế về năng lực để có kế hoạch
tham mưu với Đ/c Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên sao cho
phù hợp với tình hình thực tế và tận dụng mọi điều kiện, cơ hội để giáo viên tham
gia học tập bồi dưỡng chuyên môn mọi lúc, mọi nơi và đạt hiệu quả. Tôi luôn ý
thức được rằng muốn xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ vững vàng để nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ thì trước hết nhà trường phải có một cơ sở vật chất tương đối, toàn
diện về mọi mặt. Để bồi dưỡng tốt chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà
trường tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
3. Các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
Đối với giáo viên mầm non, bồi dưỡng là phải bám sát mục tiêu cơ bản của
giáo dục mầm non hiện nay và hướng tới những đổi mới của giáo dục mầm
non. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn, bản thân tôi đã nghiên cứu tài liệu, bám sát thực tế của nhà trường, học hỏi
kinh nghiệm quản lý trường bạn để đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non cụ thể như sau:
3.1.Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về phẩm chất chính trị và
đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ giáo viên:
– Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng tổ chức
cho giáo viên học tập, trao đổi, thảo luận nội quy, quy chế của nhà trường trong đó
chú trọng đến quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, bộ quy tắc ứng xử…, nội quy
đón trẻ trẻ của nhà trường…Mọi thành viên trong nhà trường đều nắm được một số
9
văn bản cơ bản, chủ yếu như: Điều lệ trường mầm non, Luật giáo dục sửa đổi…,
các quy định về nền nếp chuyên môn, sinh hoạt tổ nhóm, mục tiêu, kế hoạch đào
tạo, mục tiêu, nội dung chương trình, kết quả mong đợi của từng độ tuổi, chế độ
sinh hoạt một ngày ở trường mầm non, các quy tắc ứng xử giữa đồng nghiệp với
đồng nghiệp, giữa cô với trẻ, giáo viên với phụ huynh, trẻ với trẻ, trao đổi thảo
luận các tiêu chí đánh giá trẻ, tiêu chí đánh giá thi đua nhóm lớp… để mọi giáo
viên nắm bắt được và thực hiện.
Ngoài việc phổ biến trực tiếp trên các hội nghị, in tài liệu cho giáo nghiên
cứu nhà trường còn khuyến cáo giáo viên tìm hiểu trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Hình thức tổ chức bồi dưỡng như sau:
Thứ nhất: Vào đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho các cán bộ giáo viên
được tham gia học tập lớp bồi dưỡng chính trị hè, tổ chức hội nghị công chức, viên
chức cho giáo viên ký cam kết với nhà trường đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ,
không vi phạm đạo đức nhà giáo, tuyên truyền đến 100% cán bộ giáo viên, nhân
viên thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua do ngành phát
động. Xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn
trong năm như: 20/10, 15-8 âm lịch, 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 1/5, 19/5, 01/6…
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức trường mầm non thị trấn Rạng Đông
10
Năm học 2019- 2020
Thứ hai: Trong các cuộc họp hội đồng định kỳ vào thứ 7 tuần 4 hàng tháng
nhà trường luôn tổ chức học tập, triển khai đầy đủ mọi thông tư, chỉ thị, quyết định
của ngành và cấp trên. Triển khai các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non, điều lệ giáo viên mầm non, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của người
giáo viên mầm non, những điều giáo viên được làm và không được làm, đặc biệt
chú ý đến vấn đề vi phạm đạo đức nhà giáo….thông qua đó nhằm nâng cao nhận
thức chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên.
Một buổi học tập bồi dưỡng chuyên môn
của cán bộ giáo viên nhà trường đầu năm học2019- 2020
Thứ ba: Tổ chức cho toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia các cuộc thi
tìm hiểu 90 năm ngày thành lập Đảng, thi tìm hiểu về pháp luật, những đổi mới
trong ngành giáo dục, thi tìm hiểu 90 ngành truyền thống tuyên giáo.. . Xây dựng
tủ sách pháp luật tại trường, khuyến khích giáo viên thường xuyên đọc báo, chú
trọng tới báo Đảng, báo giáo dục thời đại, các tạp chí giáo dục mầm non…
11
Tổng kết thực hiện chuyên đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”, Nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên,
nhân viên đi thăm và viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ tư: Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ trong năm (5/9, tết trung thu,
20/10, 20/11, 22/12, 8/3, 1/6…), chú trọng các hoạt động ngoại khóa của cô và trò,
như tổ chức cho trẻ 4, 5 tuổi đi thăm quan nghĩa trang liệt sỹ…thông qua đó giáo
dục nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho giáo viên.
Thứ năm: Thực hiện nghiêm túc, công khai công tác kiểm tra, đánh giá, tổ
chức xét thi đua dựa theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non,
đưa lĩnh vực phẫm chất chính trị, đạo đức, lối sống là một trong những lĩnh vực
quan trọng để xét thi đua hàng tháng, học kỳ và năm học.
– Bản thân tôi luôn đi đầu trong việc thực hiện kỷ cương, nền nếp, nội quy,
quy chế cũng như học tập bồi dưỡng chuyên môn, cùng các đ/c chí trong ban giám
hiệu nhà trường phát động phong trào thi đua và thực hiện cuộc vận động: Thực
hiện chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về về “ Đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; các cuộc vận động lớn của ngành:
12
“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Các phong trào
thi đua như: “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”: “ Xây dựng
trường mầm non lấy trẻ là trung tâm”; Xây dựng trường học hạnh phúc, Xây dựng
mô hình trường học văn minh, học sinh thân thiện, không có ma túy và bạo lực học
đường…
– Bản thân tôi thường xuyên kiểm tra theo dõi và giám sát chặt chẽ việc thực
hiện nền nếp chuyên môn của giáo viên và của trẻ trong nhà trường. Tích cực thăm
lớp, dự giờ để rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho giáo viên
trong quá trình thực hiện chuyên môn, đồng thời phát hiện giáo viên đầu mạnh,
đầu yếu để có kế hoạch bồi dưỡng.
– Chỉ đạo các nhóm lớp tổ chức họp phụ huynh học sinh, mời phụ huynh dự
giờ, thảo luận, tìm hiểu nền nếp học tập của trẻ ở trường đồng thời tuyên truyền
cho các phụ huynh nắm bắt được và phối kết hợp với nhà trường trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ qua đó giúp giáo viên mạnh dạn, tự tin khi lên lớp.
3.2.Biện pháp 2: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch chuyên môn:
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ nhóm chuyên môn và cá nhân mỗi
giáo viên là không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ của mỗi giáo viên trong
trường mầm non. Song việc xây dựng kế hoạch như thế nào cho phù hợp với trình
độ chuyên môn chung của giáo viên trong trường để đạt kết quả cao là việc làm
không đơn giản.
Xác định được nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2019-2020 là tiếp tục xây
dựng “trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “ Xây dựng trường học hạnh
phúc”, “ Xây dựng mô hình trường học văn minh, học sinh thân thiện, không có
matúy và bạo lực học đường”, gắn với việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn từ
đó tôi đã xây dựng kế hoạch chuyên môn: kế hoạch tháng; kế hoạch tuần, cụ thể
hóa kế hoạch chuyên môn sát với tình hình của trường.
* VD: Xây dựng lịch trình hoạt động ngoài trời, tổ chức các ngày hội, ngày lễ:
13
Do diện tích điểm trường khu trung tâm nhỏ hẹp, học sinh đông nhưng
không vì thế mà chúng tôi cắt xén bớt các hoạt động của trẻ, để khắc phục khó
khăn này. Tôi đã cùng các đồng chí trong tổ chuyên môn thông nhất thời gian biểu
hoạt động của nhà trường hợp lý. Tôi sắp xếp thời khoá biểu của các tổ, lớp so le
nhau, chỉ đạo các lớp chia lớp khi tổ chức hoạt động học, hoạt động ngoài trời.
Làm như thế sẽ giảm tải được số học sinh tham gia hoạt động ngoài trời cùng một
lúc mà vẫn đảm bảo hoạt động.
Có thể nói, việc xây dựng kế hoạch chuyên môn tốt cho ta được nhiều kết
quả cao trong việc nâng cáo chất lượng giảng dạy cũng như kết quả giáo dục trẻ
mầm non. Giúp cho giáo viên không bị gò bó trong quá trình dạy trẻ lĩnh hội kiến
thức. Khi thực hiện việc “đổi mới” sinh hoạt chuyên môn của trường, tôi đã đúc
kết được một số kinh nghiệm nhỏ như sau:
Một là: Xây dựng kế hoạch chuyên môn sát với nhiệm vụ trọng tâm năm học
của ngành, nhà trường và địa phương. Kế hoạch chuyên môn phải cụ thể chi tiết
theo từng tuần, từng tháng, từng giai đoạn hoạt động.
Hai là:Tổ trưởng chuyên môn phải xác định rõ vai trò trách nhiệm của
mình trong việc chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động một cách toàn diện trên tất cả
mọi lĩnh vực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Ba là: Căn cứ vào nhiệm vụ năm học phân công trách nhiệm một cách hợp
lý theo năng lực, sở trường của từng thành viên trong tổ, phát huy tối đa năng lực
của giáo viên.
Bốn là: Xây dựng nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn đa dạng và
phong phú, đáp ứng được những vấn đề đổi mới trong giáo dục hiện nay cũng như
phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
3.3.Biện pháp 3: Nâng cao trình độ trên chuẩn của giáo viên.
Thực tế nhà trường vẫn còn 10 giáo viên trình độ đạt chuẩn trong đó phần
đa là giáo viên mới tuyển và một số giáo viên có tuổi đời cao không có nhu cầu
học tập. Do đó nhà trường phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dài hạn,
mỗi năm học tạo điều kiện cho mấy giáo viên đi học, ưu tiên các giáo viên có tuổi
đời cao đi học trước, đồng thời vận động, động viên giáo viên đi học nâng cao
14
trình độ. Tham mưu với hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi
học nâng, cung cấp các tài liệu cần thiết cho giáo viên. Có như vậy mới đảm bảo
nhà trường có một đội ngũ giáo viên, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng
nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường năm học 2019- 2020. Có 44 cán bộ
giáo viên, nhân viên: Trình độ Đại học SP: 07Đ/c; Trình dộ CĐ SP: 26đ/c; Trình
độ TC SP là 11
Hiện nay số giáo viên có trình độ CĐSP, TCSP của nhà trường đang theo
học các lớp Cao đẳng Đại học SP là 10 giáo viên, vẫn còn 1 giáo viên có trình độ
trung cấp sư phạm do tuổi đời cao không có nhu cầu đi học và một nhân viên kế
toán
3.4.Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sư phạm cho giáo viên mầm
non:
Dạy học là hoạt động đặc thù cần nhiều kỹ năng. Chính vì vậy, người giáo
viên mầm non cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng sư phạm
để đáp ứng với thực tế đổi mới ngày càng cao trong công tác chăm sóc giáo dục
15
trẻ. Một giáo viên giỏi phải có hệ thống kỹ năng sư phạm được chuyên môn hóa
cao, sâu sắc và luôn thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Khi tiến hành bồi
dưỡng kỹ năng sư phạm cần thiết cho đội ngũ giáo viên tại trường, tôi đã thực hiện
việc tách rời, cụ thể hóa từng kỹ năng sư phạm để bồi dưỡng cho giáo viên đạt hiệu
quả cao nhất.
Kỹ năng sư phạm bắt buộc: Lợi thế của cô giáo mầm non chính là biết hát,
biết múa và đọc truyện, biết cách sử dụng biến tấu nhạc cụ, biết cách làm đồ
chơi… Đây là những kỹ năng bắt buộc các cô giáo tương lai cần nắm một cách
thành thạo nếu muốn duy trì con đường “cô nuôi dạy trẻ”. Trong các cuộc thi do
ngành phát động nhà trường luôn tham gia và có giải cao, bên cạnh đó còn thường
xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, tổ chức thi đua giữa các tổ chuyên
môn, hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: 20/10, 20/11, 8/3…vừa
tạo được không khí vui vẻ, vừa là dịp để mỗi giáo viên rèn luyện năng khiếu, trau
dồi chuyên môn của mỗi giáo viên trong nhà trường.
Màn chào hỏi của giáo viên tham gia hội thi giáo viên tài năng duyên dáng
Trau dồi kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ: Một cô giáo mầm non dạy
tốt là người luôn có trình độ chuyên môn và lòng yêu nghề. Là người yêu thương
con trẻ giống như người mẹ thứ 2 của chúng. Chính bởi vậy, tôi luôn yêu cầu đội
16
ngũ giáo viên cần thường xuyên trau dồi nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình
trong cách ứng xử với trẻ nhỏ, học được cách giao tiếp với trẻ, thực sự hiểu trẻ,
luôn là tấm gương cho trẻ noi theo. Đây là một trong những kỹ năng quan trọnnhất
và thường xuyên được sử dụng xuyên suốt quá trình dạy học.
Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh của trẻ: Thiết lập mối quan
hệ thân thiện cùng đồng nghiệp, phụ huynh học sinh rất quan trọng đối với giáo
viên mầm non. Những mối quan hệ với đồng nghiệp, phụ huynh tốt đẹp sẽ giúp
cho công việc trở nên nhẹ nhàng, sẽ làm cho bản thân họ thấy yêu nơi mà mình
công tác gắn bó hơn, làm việc hiệu quả hơn và hơn tất cả là bạn sẽ thấy yêu con trẻ
hơn. Do vậy chúng tôi có biện pháp kiểm tra, giám sát chéo lẫn nhau giữa các giáo
viên trong lớp, cạnh lớp, bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên
kiểm tra đột xuất, định kỳ.
Kỹ năng soạn giáo án và tổ chức các trò chơi: Với nghề sư phạm mầm
non không chỉ là sáng đến lớp rồi tối đi về mà còn đòi hỏi những giáo viên mầm
non phải soạn trước giáo án kỹ càng, lựa chọn trò chơi, hoạt động cụ thể cho các
con từng ngày để trẻ không thấy nhàm chán và giúp trẻ phát triển tốt một cách toàn
diện. Là một giáo viên sư phạm giỏi cần phải biết cách đổi mới phương pháp giảng
dạy mỗi ngày. Ban giám hiệu nhà trường lên lịch duyệt giáo án hàng tháng cho
giáo viên theo tổ chuyên môn vào ngày mùng1, 15 của tuần 1 và tuần 3 hàng
tháng, đưa nội dung soạn giáo án vào sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, bồi dưỡng
kỹ năng soạn giáo án và tổ chức trò chơi vào các đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp
trường, cấp huyện.
Kỹ năng sơ cứu và hướng dẫn trẻ khi có những tai nạn xảy ra: Để chỉ đạo
tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường, bản thân tôi đã
cùng BGH đưa việc rèn kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động, yêu cầu giáo viên
cần trợ giúp các em biết cách xử lý những tình huống thường gặp trong cuộc sống
như làm sao khi bị đứt tay, bị lạc đường…dùng những trò chơi đóng giả y tá để trẻ
có thể hình dung được sự việc xảy ra và cách giải quyết, từ đó nâng dần ý thức tự
lập cho trẻ.
17
Kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính: Nhà trường động viên, tạo điều
kiện cho giáo viên trong nhà trường tự học để có chứng chỉ về tin học, mở các lớp
bồi dưỡng tại trường để những giáo viên biết sử dụng thành thạo hướng dẫn những
giáo viên chưa thành thạo CNTT. Đến nay 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường có chứng chỉ về tin học, khai thác thông tin trên mạng internet, sử
dụng thành thạo CNTT trong các hoạt động giảng dạy.
Đội ngũ giáo viên đang tích cực học ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong các hoạt động giáo dục trẻ
Chỉ đạo đội ngũ giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nâng cao trình độ ứng dụng
công nghệ thông tin, liên hệ chặt chẽ và trao đổi thường xuyên với phụ huynh học
sinh về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, của nhóm lớp qua hệ
thống Zalo nhóm lớp, trường xanh… , không ngừng nghiên cứu học hỏi để từng
bước đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao nhất lượng giáo dục đáp ứng
với yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục mầm non mới và sự nghiệp “Trồng
người” trong giai đoạn hiện nay./.
Trong thời gian học sinh nghỉ dịch Covid 19, tôi đã chỉ đạo các tổ khối
chuyên môn xây dựng các tiết dạy tập trung vào rèn các kỹ năng sống, kyỹ năng

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *