dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số biện pháp xây dựng góc thư viện thân thiện góp phần hình thành thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ

SKKN Một số biện pháp xây dựng góc thư viện thân thiện góp phần hình thành thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Đã từ lâu, rất nhiều nhà khoa học và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Đọc
sách cùng trẻ sẽ cung cấp một trong những cơ hội tốt để tiến hành hội thoại,
qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đặc biệt là khi trẻ tham gia vào việc trả lời
câu hỏi, cùng thảo luận nội dung cuốn sách. Và cũng thông qua đọc sách nhất
là thói quen được hình thành trước 6 tuổi sẽ tác động trực tiếp lên não bộ từ
đó hình thành kĩ năng xã hội, cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm và phát triển nhận
thức”. Bởi lẽ, sách- với nhiều hình ảnh minh hoạ thú vị là văn bản đơn giản
nhưng lại bắt mắt, tạo hứng thú, tạo cơ hội tốt khuyến khích trẻ nói về những
gì đang xảy ra. Khi trẻ lớn dần lên, cuốn sách rất quan trọng trong việc giúp
trẻ bộc lộ những ý tưởng mới, từ mới, thế giới mới… và sách chính là nền
tảng cho kĩ năng xã hội và tư duy của trẻ.
Ở thời đại công nghệ thông tin, hầu hết tất cả các gia đình đều có điện
thoại thông minh, máy tính bảng hay ti vi, máy tính bàn nên càng ngày việc
giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình cũng đang ít dần, thay vào đó thì
trẻ hàng giờ với điện thoại tỷ lệ trẻ cận thị, nguy cơ hội chứng tự kỷ càng
nặng và tăng cao… Thói quen đọc sách cùng con mất dần, mất dần.
Bản thân tôi là một giáo viên, cũng là một người mẹ, tôi tự nhận thấy
những tác dụng to lớn của sách đối với con trẻ và những tác động, ảnh hưởng
của điện thoại thông minh, tôi thấy rất cần thiết xây dựng góc thư viện thân
thiện gắn kết giữa nhà trường- gia đình- giáo viên- trẻ thơ. Tôi đã trăn trở và
suy nghĩ làm thế nào để phát huy tác dụng của góc thư viện nhưng lại gắn kết
được gia đình các bé tham gia và có tác dụng tốt trực tiếp tới các bé.
Là một giáo viên Mầm non hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế
hệ tương lai của đất nước tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc
của mình là phải tuyên truyên hướng dẫn phụ huynh, hướng trẻ nhận thức
việc sư dụng sách ngay từ nhỏ là điều hết sức cần thiết và cấp bách.
Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng cần được hình thành từ khi còn
rất nhỏ bởi Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục và hình thành thói
4
quen đọc sách cho trẻ vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn
các giá trị, trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời nếu không
khó mà kĩnh hội các giá trị sau độ tuổi này. Hơn nữa, trẻ tuổi càng nhỏ khả
năng tiếp thu càng nhanh và dễ hình thành ý thức từ những thói quen và trẻ
chính là những nhà tuyên truyền , tư vấn giỏi đến bất ngờ về các thói quen
hơn bất cứ người lớn nào. Vì vậy việc hình thành cho trẻ ý thức đọc sách từ
nhỏ sẽ góp phần tạo ra một lớp người có sự hiểu biết. Xuất phát từ những
nhận thức trên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp xây dựng góc thư
viện thân thiện góp phần hình thành thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ
nhỏ” để thực hiện trong năm học 2018 – 2019, 2019- 2020 và các năm học
tiếp theo với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục,
hình thành thói quen đọc sách cho trẻ giúp trẻ có hành vi đúng đắn ngay từ
nhỏ.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
1.1. Khảo sát thực tế:
1.1.1. Địa điểm:
Tên trường: Trường Mầm non Giao Phong
Địa chỉ: Xã Giao Phong – Huyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định
1.1.2. Công tác chăm sóc – Giáo dục trẻ:
– Trường thực hiện chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ theo quy định
của Bộ Giáo dục và đào tạo.
– Thực hiện “Quy chế nuôi dạy trẻ” và “Điều lệ trường mầm non” do
Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành.
– Thực hiện mọi hoạt động chăm sóc – giáo dục dưới sự quản lý, chỉ
đạo, thanh tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Giáo dục – Đào
tạo huyện Giao Thủy – Tỉnh Nam Định.
1.1.3. Tổ chức hoạt động:
5
Tại nhóm lớp mọi công việc sẽ được chủ nhóm lớp lên kế hoạch theo
tháng, sau đó sẽ họp các giáo viên và phổ biến vào đầu tháng. Dựa vào
chương trình của bộ với 10 chủ đề trong 1 năm học mà phân chia vào các
tháng. Tuy nhiên theo từng tháng sẽ có các hoạt động cụ thể khác nhau. Hiện
tại trường có 15 lớp trong đó có 4 lớp Mẫu giáo lớn, 4 lớp Mẫu giáo nhỡ, 4
lớp Mẫu giáo bé và 3 lớp Nhà trẻ. Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi được phân công dạy lớp Mẫu giáo lớn 5
tuổi với 30 trẻ. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã gặp những thuận
lợi, khó khăn sau:
1.1.4.Thuận lợi:
*) Về cơ sở vật chất:
– Với phòng học đủ diện tích cùng với sự quan tâm của chính quyền
địa phương trường đã trang bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi đảm bảo tốt cho
hoạt động học tập, vui chơi của các cháu.
– Trường có khuôn viên đẹp gây được hứng thú cho trẻ khi tham gia vào
hoạt động vui chơi ngoài trời tăng hiệu quả khi cho trẻ đọc sách ở mọi chỗ.
*) Về đội ngũ giáo viên : Lớp có 2 giáo viên: 1 giáo viên trình độ ThS.
Khoa học giáo dục học giáo dục mầm non và 1 giáo viên trình độ Cao đẳng
Sư phạm mầm non nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, bản thân nắm vững phương
pháp dạy học, luôn trau dồi kinh nghiệm và tự rèn luyện bản thân để giáo dục
cho trẻ. Đồng thời lên kế hoạch và sắp xếp các hoạt động theo từng chủ đề
phù hợp với khả năng và sự hứng thú của trẻ.
* Về phía học sinh: Lớp tôi đang dạy là lớp Mẫu giáo lớn với 30 trẻ ,
100% các cháu đúng độ tuổi, tất cả các trẻ đều có nhận thức tốt, chỉ có một trẻ
suy dinh dưỡng hồi đầu năm học và đến quý III tháng 5 trẻ đã thoát suy dinh
dưỡng.
* Về phía phụ huynh: Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến các hoạt
động của cô và trò tại lớp, ở gia đình thường xuyên giáo dục trẻ yêu sách, đọc
sách thông qua các hoạt động hàng ngày. Đặc biệt luôn ủng hộ các loiaj sách,
truyện để phục vụ cho hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.
6
1.1.5. Khó khăn:
*) Về cơ sở vật chất: Lớphọc nhiều đồ dùng, đồ chơi tuy nhiên còn
sắp xếp chưa hợp lí.
*) Về phía giáo viên: Bản thân giáo viên đôi khi còn chưa thực sự nghiêm
túc trong việc đọc sách tại trường và về nhà.
*) Về phía học sinh : Đa số trẻ chưa ý thức được hành động đọc sách. Trẻ
chưa quan tâm, chưa có ý thức trong việc đọc sách.
*)Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa phối hợp với giáo viên
trong việc cùng con đọc sách ở nhà, tìm mua các loại sách phù hợp với con
trẻ.
*) Dịch COVID-19: Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid kéo dài, trẻ
nghỉ học ở nhà gần 3 tháng, việc sư dụng góc thư viện ở trường chưa thực sự
phát huy được tác dụng. Tuy nhiên trẻ lại được ở nhà vui học cùng bố mẹ
nhưng có một số gia đình vì bận công việc nên cũng thường để con cho ông
bà trông giúp.
1.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Qua khảo sát đầu năm dựa vào phiếu điều tra, bảng hỏi, và một số bài
tập trắc nghiệm cho trẻ trong lớp tôi thu được kết quả sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
Số trẻKhi chưa áp dụ ng bie ̣n pháp
Số trẻ%
Trẻ biết về các loại sách1343,3%
Biết được tác dụng của sách826,7%
Biết cách sư dụng sách đúng
cách
723,3%
Biết giữ gìn sách1240%
Có ý thức đọc sách ngay khi ở
nhà
723,3%
Biết nhắc nhở người khác yêu
sách, giữ gìn sách
826,7%

7
Căn cứ vào kết quả trên tôi thấy nhận thức của trẻ về sách, yêu thích sách
còn thấp, cần có biện pháp thực hiện để năng cao hiệu quả cho trẻ với sách và
yêu thích sách, yêu góc thư viện hơn nữa.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
* Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Nghiên cứu và ứng dụng “ Một số biện pháp xây dựng góc thư viện thân
thiện góp phần hình thành thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ” để giúp
giáo viên hiểu rõ hơn về cách xây dựng, sư dụng phát huy tính tích cực của
góc thư viện thân thiện.
– Giúp giáo viên và cả phụ huynh ý thức được tầm quan trọng của việc
đọc sách đối với trẻ ngay từ bậc học mầm non, hạn chế việc trẻ hay đòi bố mẹ
cho dùng điện thoại.
– Giúp cha mẹ và các bé giao lưu cả về tình cảm, hành vi, biểu đạt, ngôn
ngữ và cả nhận thức về các sự vật hiện tượng nhiều hơn góp phần cho trẻ có
cơ hội phát triển toàn diện.
– Trẻ tham gia các hoạt động với tâm thế thoải mái, vui vẻ, hào hứng và
luôn chờ đón được hoạt động góc thư viện trong khoảng thời gian trẻ ở
trường, lớp. Rồi mỗi khi trẻ về nhà được cha mẹ đọc sách cho nghe.. Trẻ cảm
thấy mỗi ngày đến trường của trẻ thực sự là một ngày vui. Mỗi khi về nhà bên
cha mẹ là một ngày đầy ý nghĩa…
* Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực hiện xây dựng góc thư viện thân thiện hiện nay không chỉ là phong
trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi lớp học, mọi bậc học. Thông
thường, xưa nay góc thư viện được chú trọng nhất là ở các bậc học cao như
Cao đẳng, Đại học; rồi đến THPT, THCS ,Tiểu học.. Gần đây góc thư viện
thân thiện được quan tâm, chú trọng ở bậc học gốc rễ là bậc học mầm non.
Tuy nhiên không phải giáo viên nào, trường nào cũng thực hiện thành công
như mong muốn. Trên thực tế, thực hiện góc thư viện thân thiện ở một số lớp,
số trường còn mang tính hình thức. Thực hiện và ứng dụng bản sáng kiến: “
Một số biện pháp xây dựng góc thư viện thân thiện góp phần hình thành thói
8
quen đọc sách cho trẻ ngay từ nhỏ” sẽ mở ra một hướng đi mới cho giáo viên
trong việc đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và
tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để làm quen với sách, yêu thích sách nhiều hơn…
Góp phần tạo cơ hội gắn kết cô- trẻ- nhà trường và cả xã hội… Trẻ được giao
lưu, được học hỏi, được thể hiện tình cảm với cha mẹ, với cô gíao và các
bạn…
Trong quá trình thực hiện tôi đã áp dụng các biện pháp sau để nâng cao
kết quả giáo dục trẻ sư dụng năng lượng tiết kiệm:
* Biện pháp 1: Tìm hiểu về góc thư viện thân thiện ở trường như thế nào
để đảm bảo cho trẻ đọc sách mà vẫn vui vẻ, thích thú
* Biện pháp 2: Cho trẻ làm quen với việc đọc sách
* Biện pháp 3: Làm phong phú góc thư viện thân thiện với nhiều đầu
sách bằng các cách khác nhau
* Biện pháp 4: Tự làm các loại sách vải để tăng sự hứng thú, kích thích
trẻ thọc hỏi, yêu thích sách hơn
* Biện pháp 5: Tổ chức tuyên truyền với phụ huynh và các bạn đồng
nghiệp về cách khơi gợi hứng thú đọc sách cho con
Cụ thể các biện pháp thực hiện:
2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu về góc thư viện thân thiện ở trường như
thế nào để đảm bảo cho trẻ đọc sách mà vẫn vui vẻ, thích thú
a, Thư viện thân thiện ở trường mầm non
Ở trường mầm non “Thư viện thân thiện” có thể là phòng riêng hoặc góc
chơi ở từng lớp, ngoài sân trường hay dưới tán cây (có thể di chuyển được)…
được sắp xếp theo hướng “mở” nhằm khuyến khích trẻ em đến với thư viện,
tạo điều kiện cho trẻ em tiếp cận những quyển sách phù hợp với sở thích và
khả năng đọc của mình, phù hợp với sự phát triển tâm lý trẻ mầm non.
Kệ sách được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ em ở độ tuổi mẫu
giáo, màu sắc phù hợp; nơi đó sách được phân loại, sắp xếp, thay đổi linh hoạt
tạo hứng thú cho trẻ. Các đồ vật khác như: thảm xốp, bàn, ghế… cũng được
trang bị và sắp xếp một cách khoa học nhằm tạo ra môi trường đọc thân thiện,
9
cuốn hút trẻ;
Có đủ không gian để mọi trẻ được tham gia vào các hoạt động: cá nhân,
cặp đôi hay nhóm. Ở đó bố trí các hoạt động khác nhau như: Chơi trò chơi
phát triển ngôn ngữ, tra cứu, sáng tạo để khuyến khích các cháu đọc nhiều
loại sách khác nhau, dễ dàng tìm sách phù hợp với câu chuyện yêu thích đã
được nghe, tự lấy được sách để “đọc” truyện tranh và phát huy tính sáng tạo
của mình.
Điểm khác biệt lớn nhất ở thư viện thân thiện thể hiện ở đặc điểm về thái
độ ứng xư. Cán bộ thư viện/giáo viên giúp các cháu tìm sách phù hợp với
trình độ đọc, làm mẫu thế nào là đọc tốt/đọc hay và thể hiện sự thích thú khi
đọc sách, còn các cháu được khuyến khích phô diễn tài năng, khả năng cảm
thụ của mình.
Thư viện thực sự khích lệ tất cả các cháu ở mọi trình độ đọc, giúp các cháu
cảm thấy thư viện là một nơi thoải mái, hấp dẫn, có nhiều điều thú vị.
10
Ảnh 1: Giá để sách vừa tầm với cho trẻ dễ lấy, dễ cất
Ảnh 2: Giá góc thư viện của bé
b, Bố trí, sắp xếp góc thư viện thân thiện ở trường mầm non
Việc bố trí, sắp xếp góc thư viện thân thiện ở trường mầm non được thực
hiện hết sức linh hoạt, sáng tạo.Tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị,
nhân lực của nhà trường có thể bố trí phòng thư viện riêng. Tuy nhiên, các lớp
có góc thư viện thân thiện riêng của lớp là điều kiện thuận lợi cho trẻ tiếp cận
sách truyện, tạo nên sự phong phú, thể hiện sự sáng tạo riêng của trẻ và giáo
viên các lớp.
Trong lớp học, giáo viên xây dựng thư viện lớp học hoặc góc sách của bé.
Mỗi lớp có cách bài trí và sắp xếp riêng, phù hợp và tiện lợi cho trẻ sư dụng.
Thư viện trong lớp học nên có nội quy ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện.
11
Ảnh 3: Góc thư viện được sắp xếp trong lớp
Ảnh 4: Góc thư viện được sắp xếp trong lớp
12
Ảnh 5: Góc thư viện được sắp xếp trong lớp
Tại khu vực chơi ở sân trường, vườn cây hay khu vui chơi, hay khu vực
cầu thang… đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh, ánh sáng, không gian thoáng
mát và giáo viên có thể dễ dàng bao quát hoạt động của trẻ là có thể thiết kế
các góc thư viện thân thiện để trẻ sư dụng và phụ huynh có thể đọc sách cùng
con trong giờ đón trẻ, trả trẻ.
Ảnh 6: Cô đọc sách cho trẻ ở khu vực vườn cổ tích
13
Ảnh 7: Góc thư viện ở một góc chơi của khối
Ảnh 8: Góc thư viện ở một góc chơi của khối
14
Để xây dựng các góc “Thư viện thân thiện”, nhà trường và giáo viên còn
phải huy động sự đồng tình, hỗ trợ, phối hợp của phụ huynh và nhân dân trên
địa bàn, đưa các nét văn hóa đặc sắc của địa phương, góp phần giữ gìn bản
sắc văn hóa địa phương và tạo nên môi trường giáo dục gần gũi với đời sống
thực tế hàng ngày của trẻ;
Ảnh 9: Phụ huynh trao tặng sách, truyện cho góc thư viện của lớp
c, Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tại “Thư viện thân thiện”
Giáo viên cần có kế hoạch cụ thể cho các giờ trẻ tham gia hoạt động tại
thư viện thân thiện theo ngày, tuần và theo chủ đề giáo dục tại lớp sao cho
phong phú, đa dạng, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu, sở thích của trẻ.
Giáo viên hướng dẫn trẻ cách sư dụng sách có hiệu quả và bảo quản sách,
truyện; khuyến khích trẻ tự chủ động lấy sách, tranh, truyện… để xem; vận
động cha, mẹ trẻ em đọc sách cho trẻ nghe trong các giờ trả trẻ và đón trẻ.
Để thu hút trẻ, phụ huynh đến với “Thư viện thân thiện” nhà trường, giáo
viên các lớp thường xuyên thay đổi sách truyện mới, phù hợp với chủ đề giáo
dục của từng lớp đặc biệt là giáo viên thường xuyên quan tâm đến việc tuyên
15
truyền, giới thiệu, tạo hứng thú cho trẻ, phụ huynh đến với thư viện.
Để tránh sự nhàm chán, việc trưng bày sách, truyện và trang trí góc thư
viện nên tránh trùng lặp giữa các lớp, với góc chung của trường.
Nếu là phòng thư viện riêng, nhà trường có thời khóa biểu giờ đọc tại thư
viện của tất cả các nhóm lớp. Giờ đọc đó được triển khai đúng thời khóa biểu.
Có lịch mượn, trả sách cho tất cả các lớp. Việc này do giáo viên chủ nhiệm ở
các lớp thục hiện. các đầu sách thường xuyên được thay đổi sẽ tạo hứng thú
cho trẻ nhiều hơn. Ngoài ra, có cán bộ thư viện kiêm nhiệm (nếu có) được tập
huấn kỹ thuật để quản lý thư viện và đội ngũ giáo viên cũng được tập huấn về
kỹ thuật tổ chức giờ đọc tại thư viện trước khi triển khai hoạt động này.
Việc xây dựng và tổ chức tốt hoạt động của các “Thư viện thân thiện”
đảm bảo cho việc duy trì thói quen đọc sách, yêu thích sách, giáo dục trẻ giữ
gìn sách thong qua việc đọc.. và vì thế môi trường tiếng Việt được phát triển,
các văn hóa địa phương được chú ý tại các trường, góp phần tích cực hướng
tới đạt mục tiêu cơ bản nhất của Đề án đối với cấp học Mầm non.
Ảnh 10: Tên sách truyện và Lịch hoạt động của các lớp
16
2.2. Biệp pháp 2: Cho trẻ làm quen với việc đọc sách
Văn hoá đọc, với tư cách văn hoá hành vi của mỗi cá nhân con người,
biểu hiện ở khả năng lựa chọn sách, kỹ năng đọc và lĩnh hội sách cũng như
cách thức ứng xư với sách báo, là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm tâm lý và
nhân cách của mỗi cá nhân, được hình thành từ lứa tuổi ấu thơ và phát triển
trong suốt cuộc đời con người.
Ảnh 11: Cô đọc sách, truyện cho trẻ nghe
Ảnh 12: Cô đọc sách, truyện cho trẻ nghe
17
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và
phát triển nhân cách con người. Các hoạt động học tập và vui chơi ở trường
mầm non có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Việc tạo
dựng thói quen tốt cho trẻ mầm non là một việc làm quan trọng để từ đó hình
thành nhân cách cho trẻ em. Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc
đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống của trẻ em đó là thói quen đọc
sách. Đọc sách giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, trau
dồi tình yêu thương,… Đây không chỉ là việc làm quan trọng của gia đình mà
còn là việc đặc biệt là quan trọng trong các trường mầm non.
Đọc sách giúp ngôn ngữ linh hoạt, vốn từ phong phú. Bé sẽ tự tin giao
tiếp. Được nghe nhiều về các câu chuyện trong các câu chuyện sẽ khiến bé
học được các bài học kỹ năng giao tiếp và xư lý tình huống thực tế. Bé chủ
động bộc lộ bản thân và nói lên những điều mình nghĩ. Đọc sách giúp bé thư
giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Bé hào hứng đón nhận kiến thức mới, mong
mỏi được khám phá điều hay. Nếu bé được nghe những câu chuyện phù hợp
trong các tình huống cụ thể thì việc lĩnh hội kiến thức và nhận rõ vấn đề sẽ trở
nên đơn giản hơn. Ở giai đoạn mầm non, các bé thường khá hiếu động. Việc
đọc sách, nghe đọc sách sẽ khiến bé tập trung, học hỏi điều hay lẽ phải thông
qua các câu chuyện, tình huống cần bé tự mình trải nghiệm. Bé được rèn
luyện tính kỷ luật, tăng cường khả năng ghi nhớ.
2.3. Biện pháp 3: Làm phong phú góc thư viện thân thiện với nhiều
đầu sách bằng các cách khác nhau
Tôi đã tìm hiểu về các loại sách, truyện có tác dụng tốt tới sự phát triển
ngôn ngữ , kĩ năng xã hội và tư duy cho trẻ, có hình ảnh đẹp, rõ ràng, bắt mắt.
Tôi tìm cách mua những cuốn sách này bằng các cách khác nhau:
– Thứ nhất: Tôi xin nguồn quỹ của nhà trường, tuy nhiên như vậy chưa đủ
để làm phong phú nguồn sách.
– Thứ hai: Tôi đầu tư một số kinh phí của mình cho góc thư viện này,
nhưng như vậy chưa đủ sự liên kết nếu chỉ có nhà trường và giáo viên.
18
– Thứ ba: tôi chủ động trao đổi và chia sẻ với các phụ huynh cùng tìm đầu
sách về để dành thời gian từ 30- 40 phút mỗi ngày đọc sách, truyện và trao
đổi cùng các con nội dung trong cuốn sách.
Sau đó khi các cuốn sách các bé được bố mẹ nhiều lần đọc ở nhà sẽ được
trẻ mang tới lớp cô đọc cho các bạn trong lớp cùng nghe hoặc trẻ có sách
truyện tự kể lại cho các bạn để các bạn cùng thảo luận.
Hàng ngày ngoài các hoạt động chính của trẻ tại trường, lớp theo chương
trình, tôi cũng đều tranh thủ dành ra 15- 20 phút để đọc những cuốn sách đó
cho trẻ cùng trẻ và cùng trao đổi nội dung của cuốn sách.
Tương tự như vậy với các cuốn sách của các bé khác trong lớp. Các gia
đình cũng sẵn sàng cho bé tặng tại lớp tôi những cuốn sách trẻ đã nghe đọc
nhiều lần tại gia đình, chính điều này làm cho góc thư viện của lớp tôi ngày
càng đa dạng, phong phú.
2.4. Biện pháp 4: Làm sách vải để tăng sự hứng thú, kích thích trẻ
thọc hỏi, yêu thích sách hơn
Để trẻ yêu thích sách, thích tìm hiểu các nội dung của sách và từ đó hình
thành thói quen đọc sách, trau dồi kiến thức cho trẻ tôi đã nghĩ rằng ngoài
những cuốn sách truyện mua sẵn, mình cần tự làm thêm sách bằng vải dạ để
trẻ hứng thú hơn nữa, kích thích trí tò mò, ham học hỏi của trẻ… Và việc sư
dụng sách vải cũng tăng cường cho trẻ nhiều kĩ năng vì sách tôi làm có thể để
trẻ tháo ra, ghép vào một cách dễ dàng…
Ngay từ các trang sách tôi đã dùng các móc tháo ra lắp vào được, còn
trong các trang sách các chi tiết tôi cũng dùng nhám hai mặt để trẻ có thể tự
ghép chứ không hề dính chết… điều này càng làm tăng hứng thú cho trẻ, tạo
cho trẻ thích sách truyện nhiều hơn và trẻ có kĩ năng, trẻ được tự trải nghiệm
các kiến thức. Như vậy trẻ sẽ nhớ rất lâu, trẻ dần hình thành thói quen đọc
sách, yêu thích sách, và có kĩ năng với các quyển sách trẻ được trải nghiệm…

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *