dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số giải pháp ứng dụng phương pháp Montessori trong hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số giải pháp ứng dụng phương pháp Montessori trong hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi
người và để nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao
tiếp giữa con người với con người, là phương tiện cho việc dạy và học. Ngôn ngữ
nói, đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ
mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời
kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho
sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát
triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của
trẻ. Ngôn ngữ chính là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến
việc phát triển nhận thức giải quyết vấn đề của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì
ngôn ngữ, nhận thức của trẻ đã rất phong phú và đa dạng, nhưng để chuẩn bị cho trẻ
một hành trang vững trãi, cơ bản và cần thiết cho trẻ bước vào lớp 1thì kỹ năng
nghe hiểu, trả lời câu hỏi,…là chưa đủ. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “ Một số
giải pháp ứng dụng phương pháp Montessori trong hoạt động làm quen với chữ cái
cho trẻ 5-6 tuổi”.
Qua quá trình dạy trẻ hoạt động làm quen với chữ cái tôi nhận thấy trẻ chưa
thực sự yêu thích “ Hoạt động làm quen với chữ cái”, các kỹ năng còn hạn chế nên
trẻ hoạt động làm quen với chữ cái chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng về
đọc và viết của mình. Làm quen với chữ cái theo phương pháp truyền thống vẫn là
lấy người thầy làm trung tâm, là truyền tải kiến thức từ cô giáo sang trẻ, trẻ thụ
động tiếp thu kiến thức, hoạt động học dễ đơn điệu, buồn tẻ, kỹ năng vận dụng
những gì đã học vào đời sống thực tế bị hạn chế. Với thời đại “ Cách mạng công
nghiệp 4.0” đang diễn ra trên toàn thế giới, các phương pháp giáo dục cũng phải
được phát huy theo hướng tích cực, chủ động của trẻ, mà ở đó giáo viên chỉ là
người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho trẻ tự học, tự tìm kiếm, khám
phá. Là một người giáo viên, với mong muốn tìm ra phương pháp học đạt hiệu quả
4
}
tốt nhất cho học sinh của mình luôn thôi thúc trong tâm trí tôi, cho nên tôi luôn tìm
kiếm, tham khảo, nghiên cứu tất cả các phương pháp dậy và học đang được áp dụng
trên các nước tiên tiến trên thế giới cho tới khi tôi được biết về “ Phương pháp
Montessori”.
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ
em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria
Montessori (1870–1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào
việc học qua cảm giác. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và
cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của
mình. Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi do các bản năng và
sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường. Đặc điểm
nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự
do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương
pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lí tự nhiên của trẻ. Trẻ có thể tự lựa chọn
hoạt động (với điều kiện là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp
trước), trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình hoạt động, trẻ học hỏi
khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính
chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.
Phương pháp Montessori được cộng đồng quốc tế công nhận và đã được áp dụng
ở trên 110 quốc gia trên thế giới, đặc biệt có 22.000 trường đặt tên là Montessori. Tất
cả các trường ở các nước Tây Âu đều đã chuyển đổi theo tinh thần của phương pháp
Montessori. Hiện nay rất nhiều Quốc gia trên thế giới đã thành lập Hiệp hội
Montessori để trao đổi thông tin và đảm bảo các trường Montessori giữ được đúng
tinh thần của phương pháp giáo dục Montessori. Năm 1967, Ủy Ban Kiểm Tra Cấp
Bằng Sáng Chế Mỹ đã công nhận phương pháp giáo dục Montessori và cho phép các
trường ở Mỹ và các nước khác được được sử dụng rộng rãi, nếu đảm bảo nó ứng dụng
5
}
đúng tinh thần của phương pháp Montessori. Có rất nhiều người nổi tiếng theo học
phương pháp Montessori ở giai đoạn đầu trong cuộc đời của họ, họ ca ngợi rằng với
những nền tảng mà họ đã tiếp nhận từ phương pháp này chính là yếu tố quan trọng
quyết định đến những thành công trong cuộc đời họ. Như ca sĩ Beyonce Knowless –
Ca sĩ nhạc Pop, nhạc sĩ, diễn viên và nhà thiết kế thời trang, 16 lần chiến thắng giành
giải Grammy, nhiều hơn bất cứ ai trong lịch sử hay Jacqueline Kennedy OnassisCựu đệ nhất phu nhân tổng thống Kennedy,…
Phương pháp Montessori được biết đến tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại
đây và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Một số trường mầm non Montessori
tiêu biểu ở Việt Nam: Hệ thống trường mầm non song ngữ Shakura Montessori,
trường mầm non American Montessori, trường mầm non Sunrise Kids… Các bậc phụ
huynh thực sự cảm thấy rất yên tâm và hài lòng khi trẻ chủ động, tự lập hơn trong tất
cả các hoạt động không chỉ riêng hoạt động học.
Phương pháp dạy học này rất chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao
khả năng của người học. Giáo viên có thể là người nêu lên tình huống, kích thích sự tò
mò của trẻ, để trẻ có thể đưa ra hướng giải quyết, từ đó giáo viên sẽ là người hệ thống,
tổng kết lại vấn đề, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Đây còn là phương pháp
liên quan đến cách quản lý lớp học, thiết kế đồ dùng dạy học phục vụ nội dung mà
giáo viên muốn dạy cho trẻ. Với việc ứng dụng phương pháp này vào trương trình học
tại nhóm lớp của mình, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn thử nghiệm ứng dụng trong
hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái. Sau khi trẻ đã được học kiến thức mới trong
giờ hoạt động chung, tôi có thể cho trẻ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, dạy trẻ
làm quen với toán mọi lúc mọi nơi theo hình thức Montessori. Những trẻ không nắm
vững kiến thức trong hoạt động chung sẽ được hướng dẫn lại từng cá nhân trong hoạt
động góc hay những trẻ đã nắm vững kiến thức cơ bản trong hoạt động chung sẽ có
những bài tập nâng cao hơn để trẻ có thể trải nghiệm thêm về hoạt động học.
6
}
Độ tuổi từ 3-6 tuổi là giai đoạn vàng trong phát triển tư duy và ngôn ngữ đặc biệt
là ngôn ngữ, để chuẩn bị tốt nhất nền tảng ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn này nên đưa vào
các hoạt động làm quen với chữ cái thường xuyên, mọi lúc mọi nơi. Việc kết hợp học
hoạt động phát triển ngôn ngữ chung trên lớp với thực hành phương pháp Montessori
sẽ giúp cho các con có thể thẩm thấu được bài học, hiểu rõ bản chất của ngôn ngữ, có
kỹ năng cơ bản về chữ cái, âm, từ và tiếng để từ đó sẽ hững thú trong các hoạt động
và kiến thức đó sẽ là hành trang cho các con sau này bước vào các cấp học sau này. Vì
vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp ứngdụng phương pháp Montessori trong
hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
II.1. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến:
Năm học 2018-2020 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn, sĩ số 35 cháu.
Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái
không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết
vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội
đầy đủ kiến thức của bộ môn, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có hứng
thú, có tính kỷ luật trong học tập. Đặc biệt, hoạt động học “ Làm quen chữ cái” ở
trẻ 5 – 6 tuổi là môn học giúp trẻ hình thành, phát triển năng lực và thái độ cần thiết
cho việc học tiếng việt lớp 1. Song việc dạy trẻ làm quen với chữ cái cần phải thể
hiện phương pháp đặc trưng của giáo dục mầm non. Theo quan niệm của riêng tôi,
dạy trẻ làm quen với chữ cái chứ không phải đưa chương trình tiếng việt lớp 1
xuống dạy trước ở mẫu giáo lớn, mà phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái
phải dựa trên cơ sở sử dụng các yếu tố vui chơi, các nhiệm vụ sáng tạo cũng như
hoạt động học tập của trẻ. Dựa trên những kế hoạch, sự chỉ đạo của nhà trường là
giáo viên mầm non trực tiếp giáo dục chăm sóc trẻ qua những năm thực hiện
chuyên đề mầm non mới người giáo viên phải làm gì để đạt được các yêu cầu cao
7
}
hơn nữa, nắm vững nội dung nâng cao kiến thức trong hoạt động cho trẻ làm quen
với chữ cái một cách nhẹ nhàng thoải mái và có hiệu quả chuẩn bị cho trẻ tâm thế
vững vàng để bước vào lớp một.
Ở trường mầm non, trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng việt. Từ đó
trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ cái, nhìn
vào chữ cái đọc được âm tương ứng. Ngoài ra, trẻ còn được đọc một số câu thơ, ca
dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện bộ máy phát âm và khả
năng ngôn ngữ mạch lạc, nói đúng ngữ âm tiếng việt. Ngoài ra hoạt động làm quen
với chữ cái còn giúp trẻ biết cầm bút, ngồi đúng tư thế khi tô, viết. Do đó việc cho
trẻ làm quen với chữ cái là một hoạt động rất quan trọng trong chương trình giáo
dục trẻ 5 – 6 tuổi. Hoạt động này không chỉ giúp hình thành những cơ sở ban đầu
của kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ bản, hỗ
trợ trực tiếp và tích cực cho bộ môn tiếng Việt ở trường Tiểu học. Vì vậy, có thể
nói, việc hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để
chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ bước vào lớp một thuận lợi.
– Phương pháp Montessori là một phương pháp du nhập từ nước ngoài, vì vậy tôi đã
phải tìm tòi, nghiên cứu và chuyển thể trương trình học sao cho phù với môi trường
xã hội, đặc điểm vùng miền và khả năng nhận thức của trẻ. ( VD: Hoạt động làm
quen với cữ cái, các nước phương Tây có 24 chữ cái, còn Việt Nam có 29 chữ,
chưa kể các chữ ghép, thanh và dấu,…) Cho nên việc nắm chắc kiến thức cơ bản
để có thể ứng dụng và kết hợp được phương pháp Montessori là điều cực kỳ
quan trọng. Và tôi là giáo viên đã được đào taọ chuyên ngành giáo dục mầm non
và cấp chứng chỉ hoàn thành khoá đào tạo về phương pháp Montessori.
– Tôi còn được nhà trường tạo điều kiện về thời gian để tìm tòi, nghiên cứu, tìm
hiểu sâu hơn về ứng dụng phương pháp Montessori trong hoạt động làm quen với
ngôn ngữ cho trẻ, tham khảo tài liệu, tìm hiểu thêm về các trang thiệt bị, đồ dùng
8
}
đồ chơi, cũng như trao đổi thảo luận nhóm đóng góp ý kiến để hiểu sâu vấn đề, qua
đó mang tới cho trẻ những trải nghiệm bổ ích, để trẻ có thể “học mà chơi, chơi mà
học” đạt hiệu quả cao nhất. Ban giám hiệu còn luôn luôn tạo điều kiện, quan tâm,
chỉ đạo sát sao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, cho tôi
được tham dự vào những lớp học bồi dưỡng, tập huấn nâng cao về phương pháp
Montessori.
– Được sự tin tưởng, tín nhiệm của Ban giám hiệu, lớp học do tôi phụ trách đã được
thí điểm làm lớp học ứng dụng một số phương pháp Montessori trong hoạt động
làm quen với chữ cái cho trẻ ( Tôi đã có kinh nghiệm ứng dụng phương pháp
Montessori trong hoạt động làm quen với chữ cái được 2 năm)
– Trẻ đồng đều về lứa tuổi, ngoan ngoãn, trẻ có nề nếp thói quen học tập tốt. Trẻ rất
hứng thú khi được tiếp xúc với phương pháp học tập mới và giáo cụ trực quan mới.
– Đa số phụ huynh học sinh trên địa bàn khu dân cư đều là những phụ huynh thuộc
tầng lớp tri thức, hiểu biết sâu rộng nên các bậc phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ về
vật chất, tinh thần. Đặc biệt, các bậc phụ huynh luôn quan tâm và mong muốn cho con
cái được tiếp cận với phương pháp giáo dục mới.
– Cơ sở vật chất: Ứng dụng phương pháp Montessori yêu cầu môi trường học tập
phong phú, tạo sự thoải mái cho học sinh, nội thất của nhóm lớp được thiết kế riêng
theo kích thước trẻ em và theo chuẩn của Montessori, chi phí sẽ không hề rẻ. Các bộ
giáo cụ dành cho phương pháp này nói chung hay bộ giáo cụ phát triển ngôn ngữ nói
riêng, hiện nay được bán không đại trà tại Việt Nam, trong khi một bộ giáo cụ như
vậy ở Mỹ bán với giá trên 2.500 đô la( khoảng trên 50 triệu đồng Việt Nam) và chỉ
dùng cho 1 lớp học duy nhất, không thể chia ra cho nhiều lớp hoặc dùng chung.
– Về phía giáo viên: Giáo viên hiện tại chưa được tiếp xúc nhiều với phương pháp
Montessori, hay muốn tìm hiểu, học hỏi để làm việc trong môi trường Montessori
cũng rất khó, bởi nếu muốn trở thành một giáo viên Montessori phải tham dự một
9
}
khóa đào tạo bao gồm 10 tuần học lý thuyết, 1 năm thực hành dưới sự hướng dẫn của
các giáo viên đã có chứng chỉ, chi phí của các khóa học có thể lên tới 4.000- 10.000
đô la mỹ phụ thuộc vào trung tâm đào tạo. Cho nên, với mức đầu tư về cơ sở vật chất
hay chất lượng giáo viên như trên, học phí của các trường Montessori rơi vào mức cao
ngay cả đối với người Mỹ.
– Về phía phụ huynh:
+ Phụ huynh tuy có quan tâm tới con , luôn có tinh thần hỗ trợ, ủng hộ giáo viên cũng
như nhà trường về cả vật chất, đồ dùng cho các con học tập nhưng do phương pháp
Montessori còn khá mới mẻ, lạ lẫm, nhiều phụ huynh chưa biết đến nên không tránh
khỏi có một số phụ huynh chưa thực sự ủng hộ giáo viên, nhà trường, thậm chí còn
hoài nghi về phương pháp giáo dục này.
+ Ngoài ra, một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của trẻ nên đã dạy
trước, tập viết trước, hoặc cho con đi học thêm trước nên dẫn đến việc tiếp thu bài
giữa các trẻ không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không chú ý
đến tiết học.
+ Thêm đó khi viết do phụ huynh dạy trước ở nhà không đúng cách dẫn đến trẻ viết
sai nét chữ cho trẻ, gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng
tiếp thu của trẻ tạo nên sự bất cập giữa gia đình và nhà trường.
– Về phía trẻ:
+ Trẻ nhận biết, ghi nhớ đúng 29 mặt chữ cái
+ Trẻ phát âm chính xác 29 chữ cái
+ Trẻ tô viết trùng khít lên chấm mờ hoàn thành vở tập tô sạch sẽ
+ Trẻ biết cầm bút, biết tô viết, tư thế ngồi đúng tư thế.
Để đạt được kết quả cao thì việc điều tra thực trạng và việc nhìn lại để đánh giá
kết quả của năm trước vô cùng quan trọng. Vì đó là thước đo, từ đó giúp ta điều chỉnh
và định hướng làm cần thiết cho năm tới sao cho đạt kết quả tốt hơn. Qua thực tế khảo
10
}
sát của tôi tại trường mầm non Thống Nhất, trên 35 trẻ ở khối mẫu giáo lớn, tôi đã có
được bảng kết quả như sau:
Kết quả khảo sát tại trường Mầm non Thống Nhất
Tháng 9- Năm 2018

Số trẻNội dungMức độ
ĐạtTỉ lệ %Chưa
đạt
Tỉ lệ
%
35Trẻ nhận biết, ghi nhớ
đúng 29 mặt chữ cái
2057,14%1440%
35Trẻ phát âm chính xác 29
chữ cái
1954,2%1542,8%
35Trẻ tô viết trùng khít lên
chấm mờ hoàn thành vở
tập tô sạch sẽ
2160%1440%
35Tô viết, tư thế ngồi, cách
cầm bút đúng tư thế.
2057,14%1440%

Nhận xét:
Tháng 9 năm 2018 tôi khảo sát tại khối mẫu giáo lớn trường mầm non Thống
Nhất,Tp Nam Định tôi có được kết quả như sau:
– Tiêu chí trẻ nhận biết, ghi nhớ đúng 29 mặt chữ cái ở mức độ đạt là57,14 %, mức
độ% chưa đạt là 40%
– Tiêu chí trẻ phát âm được 29 chữ cái ở mức độ đạt là 54,2%, mức độ chưa đạt là
42,8%
– Tiêu chí trẻ tô viết trùng khít lên chấm mờ hoàn thành vở tập tô sạch sẽ ở mức độ đạt
là 60%, mức độ chưa đạt là 40%
11
}
– Tiêu chí trẻ cầm bút, tô viết, tư thế ngồi đúng tư thế ở mức độ đạt là 57,14%, mức độ
chưa đạt là 40%
=> Như vậy khả năng ghi nhớ mặt chữ, cách phát âm của trẻ ở mức độ đạt còn chưa
cao, cho nên để đạt được các kết quả cao hơn trong làm quen với chữ cái thì phải có
nhiều giải pháp hay, lôi cuốn và thu hút trẻ.
II.2. Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi tạo ra sáng kiến:
Từ những khó khăn trên đồng thời căn cứ vào kết quả khảo sát kiến thức trên
trẻ tôi đã đưa ra các giải pháp sau:
2.1. Giải pháp 1: Thiết kế một số đồ dùng ứng dụng phương pháp Montessori
trong hoạt động làm quen với Ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi:
– Do giáo cụ Montessori cho lĩnh vực làm quen với ngôn ngữ cực kì đa dạng và
phong phú, nhiều chủng loại lại còn có giá thành rất cao cho nên tôi đã tìm hiểu và lựa
chọn những giáo cụ phù hợp, cần thiết, có khả năng ứng dụng cao trong làm quen với
chữ cái trong chương trình và lứa tuổi mẫu giáo. Ngoài ra, yêu cầu về độ chính xác,
chất lượng, hạn sử dụng,… của đồ dùng Montessori phải rất chuẩn mực và độ sai số
hầu như là không có, nên tôi đã suy nghĩ và tạo ra các bộ giáo cụ, đồ dùng từ nguyên
vật liệu có chi phí và giá thành thấp để có thể nhân rộng ra toàn khối cũng như trong
toàn trường nhằm giúp cho trẻ có thể khắc sâu, lĩnh hội các kiến thức, có kỹ năng cần
thiết để phát triển trí tuệ.
– Tôi đã sử dụng những nguyên vật liệu dễ tìm, nguyên liệu có thể tái sử dụng, hoặc
nguyên liệu có giá thành thấp hơn… để làm nên những bộ đồ dùng như trên với kích
thước phù hợp với trẻ mà cách sử dụng cũng như giá trị sử dụng vẫn đạt hiệu quả so
với bộ giáo cụ gốc.
12
}
Nguyên liệu thay thế rất đơn giản, giá thành rẻ, dễ kiếm
– Ngoài ra để có được nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng cho việc thiết kế đồ
dùng, tôi còn kêu gọi, huy động sự ủng hộ, đóng góp về nguyên vật liệu từ phía phụ
huynh học sinh như gỗ, đề can màu, giấy nhám, thùng bìa các tông, keo nến,…
– Để có thể thiết kế đồ dùng, giáo cụ phục vụ cho việc ứng dụng phương pháp
Montessori trong hoạt động làm quen với chữ cái, tôi phải tuân thủ theo những
nguyên tắc lựa chọn thiết kế như
+ Dễ tìm: Các nguyên vật liệu phải là những nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm, dễ thay thế
mà không làm thay đổi tính chất cũng như thiết kế của bộ giáo cụ gốc.
+ Đảm bảo tính chính xác: Giáo cụ gốc của phương pháp Montessori tuân thủ rất
nghiêm ngặt về độ chính xác, các bộ giáo cụ đều được làm rất chính xác về kích
thước, màu sắc, sai số hầu như là không có ( để phục vụ cho các bài học về so sánh,
cảm quan, kiểm tra lại kết quả,…) nên khi làm đồ dùng thay thế, tôi cũng phải thiết kế
sao cho sai số của các bộ giáo cụ là thấp nhất.
13
}
+ Đảm bảo tính thẩm mỹ, màu sắc, công dụng: Các bộ giáo cụ không những phải đảm
bảo tính thầm mỹ để thu hút sự tập trung, chú ý, hứng thú của trẻ mà còn phải đảm
bảo được công dụng, cách sử dụng như với bộ giáo cụ gốc.
+ Đảm bảo độ bền, an toàn cho trẻ trong khi sử dụng: Đây là một nguyên tắc rất quan
trọng, một bộ giáo cụ được thiết kế trước tiên phải đảm bảo được sự an toàn,
tránh và hạn chế thấp nhất việc gây thương tích đến cho trẻ. Vì vậy tôi lựa chọn những
nguyên vật liệu an toàn, thẩm mỹ cao, không độc hại.
– Từ những nguyên tắc trên tôi đã thiết kế ra được một số bộ đồ dùng như sau:
1. Bộ chữ cái di động tiếng việt 29 chữ rời:
a. Mô tả giáo cụ:
– Bộ giáo cụ có kích thước tổng thể là 4xmx40cmx60cm được chia thành các ô nhỏ,
làm bằng tấm fooc-make. Bên trong hộp gồm có 29 chữ cái tiếng việt, nguyên âm có
12 chữ cái ( Mỗi chữ được làm thêm 10 chữ rời) được sơn màu đỏ, phụ âm gồm 17
chữ ( Mỗi chữ được làm thêm 5 chữ cái rời) được sơn màu xanh da trời cùng với 5
thanh dấu cơ bản được sơn màu đỏ.
– Bộ giáo cụ có các chữ cái được sơn màu sắc xanh, đỏ để giúp trẻ dễ dàng nhận biết
và phân biệt được chữ cái nào là nguyên âm và chữ cái nào là phụ âm.
14
}
b. Mục đích sử dụng:
– Giúp trẻ nhận diện mặt chữ, phân biệt được các nguyên âm, phụ âm
Ví dụ: Chữ cái: “ a, ă, â,…” ( màu đỏ) là nguyên âm
Chữ cái: “ b, c, d,…” ( màu xanh) là phụ
– Qua việc hoạt động cùng bộ giáo cụ có khả năng ghi nhớ, phát âm chính xác được 29
chữ cái.
– Trẻ có thể dùng các chữ cái rời để sắp xếp thành 1 câu văn, câu thơ, đoạn văn cô
giáo cho trước.
2. Bộ chữ nhám:
a. Mô tả giáo cụ:
– Bộ chữ nhám có 3 bộ chữ cái:
+ Bộ chữ nhám in thường
15
}
29 thẻ chữ nhám in thường
+ Bộ chữ nhám in hoa:
16

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay