SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lí cho học sinh lớp 12 ở trường THPT
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong những năm gần đây, dạy và học trực tuyến đang trở thành xu hướng lan rộng
ra tất cả các trường học bởi tính ưu việt của nó như: linh hoạt, dễ tiếp cận; nội dung
phong phú; tiết kiệm chi phí, thời gian; mang tính toàn cầu; đáp ứng tốt nhu cầu học tập
đa dạng của người học. Ở Việt Nam, dạy học trực tuyến được biết đến như một phương
pháp giáo dục mới, chỉ thực sự bắt đầu phát triển trong vài năm gần đây nhằm kết hợp
với phương pháp dạy học truyền thống nên hiệu quả còn chưa cao.
Năm học 2019 – 2020 do ảnh hưởng của dịch covid-19, lần đầu tiên trong lịch sử
Giáo dục Việt Nam học sinh phải tạm nghỉ đến trường dài ngày (khoảng hơn 2 tháng
với học sinh THPT tỉnh Nam Định). Trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch bệnh,
ngành giáo dục cũng đã có nhiều giải pháp để giúp học sinh “tạm ngừng đến trường,
không ngừng học”, trong đó điển hình nhất là giải pháp dạy và học trực tuyến. Đây cũng
là hình thức dạy học mà nhiều giáo viên sử dụng “lần đầu tiên” trong sự nghiệp giáo dục
của mình. Chính vì thế nên việc bỡ ngỡ, gặp khó khăn, lúng túng và “cười ra nước mắt”
là điều không thể tránh khỏi.
Chiều ngày 3 tháng 6 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị trực
tuyến với 63 tỉnh, thành phố về đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến, dạy học từ xa.
Ngoài việc tổng kết, đánh giá chất lượng hội nghị cũng chỉ ra những điểm còn hạn chế,
khó khăn của phương thức dạy học này để có giải pháp khắc phục. Bộ trưởng Phùng
Xuân Nhạ đánh giá: “Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến trong mùa dịch Covid-
19 đã khẳng định ngành giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng
công nghệ. Đồng thời khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải
pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo
dục từ mầm non đến đại học”. Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến cũng còn một số hạn
chế về đường truyền, hạ tầng công nghệ chưa đồng bộ, học sinh ở nông thôn và miền
núi còn khó khăn để tiếp cận với hình thức dạy học này.
Với trường THPT Lý Tự Trọng, ngay sau khi có thông báo nghỉ dịch lần 1 (từ ngày
4/2/2020 đến ngày 1/3/2020), Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch ôn tập
trực tuyến cho học sinh trong thời gian nghỉ dịch. Việc ôn tập thường xuyên cho học
sinh lớp 12 là hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, với lần triển khai này ngoài việc bỡ ngỡ với
hình thức dạy học mới, giáo viên khi tham gia dạy học trực tuyến còn gặp rất nhiều khó
khăn như sử dụng các phần mềm chưa thành thạo, chưa linh hoạt, một số học sinh nhà
không có máy tính, không có mạng internet, hoặc có đầy đủ phương tiện tham gia học
trực tuyến nhưng lại không tham gia hoạt động học…. Là một giáo viên dạy Địa lí của
trường, sau mỗi giờ học trực tuyến tôi luôn băn khoăn, tìm tòi hướng khắc phục những
hạn chế của từng bài giảng để mỗi giờ học của tôi đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu đã
đề ra. Việc làm thế nào để học sinh chờ đợi đến giờ học trực tuyến môn Địa lí, chủ động
tham gia nhiệt tình các hoạt động học trong giờ học; làm thế nào để mỗi bài học địa lí
trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh;
làm thế nào để việc ôn tập, trang bị kiến thức chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT, xét
tuyển đại học của học sinh lớp 12 được diễn ra thường xuyên, liên tục, đạt kết quả cao
1
… là điều tôi muốn hướng tới. Chính những điều này đã thôi thúc tôi thực hiện sáng
kiến Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa Lí cho
học sinh lớp 12 ở trường THPT Lý Tự Trọng. Qua sáng kiến này học sinh chắc chắn
sẽ hứng thú hơn với các giờ học, với từng hoạt động học trực tuyến; yêu thích học tập
môn Địa lí từ đó chủ động lĩnh hội kiến thức. Các nội dung, chuyên đề ôn tập cũng
được diễn ra thường xuyên, liên tục, từ đó giúp học sinh phát triển các nội dung đã được
học tập; định hướng ôn tập cho những kì thi lớn. Bản thân tôi cũng vận dụng ngày
càng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp dạy học trực tuyến hơn nữa để
góp phần nhỏ bé của mình cho thành công của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo
dục nước nhà nói chung.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1. Một số vấn đề chung về dạy và học trực tuyến
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự ra đời của mạng Internet đã
đem lại cho con người nhiều ứng dụng tiện ích. Trong đó, dạy và học trực tuyến đang
trở thành một giải pháp của giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
cho xã hội. Dạy học trực tuyến là một hình thức đào tạo qua mạng hoặc qua truyền
hình, có nhiều đổi mới hơn so với dạy học truyền thống, cung cấp cho học sinh sự kết
hợp hài hòa giữa nhìn, nghe và sự chủ động tích cực trong mọi hoạt động. Chính nhờ
những tiện ích đó, dạy học trực tuyến đã mang lại hiệu quả cho việc học tập như: thu
hút được nhiều đối tượng học sinh trong và ngoài trường (có thể còn là học sinh trên
phạm vi toàn cầu), cắt giảm được nhiều chi phí xuất bản, in ấn tài liệu. Người học trực
tuyến có thể chủ động chọn cho mình những kiến thức phù hợp với hình thức tiếp thu
thụ động trên lớp theo lối truyền thống. Ngoài ra, người học còn có khả năng tự kiểm
soát tốc độ học của mình sao cho phù hợp với bản thân mà vẫn đảm bảo được chất
lượng học tập. Chính vì những ưu điểm trên học trực tuyến đang là một giải pháp tối ưu
nhất với sự thu hút ngày càng đông đảo của học sinh, sinh viên.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về dạy học trực tuyến (dạy học online), nhưng
cách hiểu cơ bản đó là một phương thức phân phối các tài liệu, nội dung học tập dựa
trên các công cụ điện tử hiện đại như: điện thoại, máy tính, ipad… thông qua mạng
internet. Trong đó, nội dung, tài liệu học tập có thể được cung cấp từ các thầy cô giáo,
cũng có thể được cập nhật từ các website trường học trực tuyến và các ứng dụng di
động khác.
Giáo dục trực tuyến là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện thoại
thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử
và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa.
Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng
hoặc kết nối không dây (Wifi, WiMax), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân
hay các tổ chức đề có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (E-School) mà nơi đó vẫn
nhận đào tạo học sinh, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác.
Khái niệm học trực tuyến cũng được dùng như một thuật ngữ chỉ môi trường học
tập mà trong đó, người học có thể tương tác với môi trường học tập thông qua Internet
hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác. Đây là môi trường có khả năng chia sẻ
cao, vận hành không phụ thuộc vào không gian, thời gian, tạo điều kiện để mọi người
2
trao đổi, tìm kiếm, học tập một cách dễ dàng. Việc học không chỉ bó hẹp cho học sinh,
sinh viên ở các trường mà dành cho tất cả mọi người, không kể tuổi tác, hoàn cảnh
sống.
Việc dạy học trực tuyến đã có từ khá lâu. Khóa học qua mạng đầu tiên được đưa
ra vào năm 1986 bởi trường Đại học John F. Kennedy ở California – Hoa Kỳ. Các
chuyên gia về đào tạo giáo dục đã có hơn 30 năm nghiên cứu cho thấy kết quả học tập
trực tuyến không hề thua kém so với các lớp học truyền thống. Tuy nhiên, việc học trực
tuyến có đạt hiệu quả cao hay không cũng còn tùy thuộc vào giáo viên và sự hợp tác
của học sinh. Ở Việt Nam, phương thức dạy học trực tuyến vẫn còn khá mới mẻ và
đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với cả người dạy và người học do chưa
được triển khai đồng đều, cơ sở hạ tầng của nhiều trường chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu
của đào tạo từ xa, cách thực hiện của mỗi trường lại rất khác nhau. Tuy còn nhiều khó
khăn nhưng phương thức dạy học này vẫn đang ngày càng phát triển và lan rộng; các
phần mềm dạy học trực tuyến cũng không ngừng được nâng cấp và thay đổi để phù hợp
hơn với nhu cầu của xã hội. Mô hình học tập này không chỉ giúp thầy và trò tiếp tục học
tập, bồi dưỡng kiến thức mà còn nâng cao tính tự học và động lực học tập của học sinh,
kể cả tính trách nhiệm lẫn kỉ luật tự giác trong học tập. Có rất nhiều phương thức cho
quá trình dạy học trực tuyến như: dạy học bằng các văn bản thuần túy thông qua thư
điện tử, qua truyền hình, qua các phần mềm hỗ trợ dạy học như zoom, shub, …. Ngoài
ra, với việc học trực tuyến học sinh cũng có thể truy cập các liên kết bên ngoài, những
mô phỏng chất lượng cao và các hiệu ứng sinh động. Chính vì thế, tùy thuộc vào yêu
cầu, mục đích của từng nội dung học tập mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức dạy
học trực tuyến phù hợp, để các hoạt động học đạt hiệu quả cao nhất.
E-learning (giáo dục trực tuyến hay dạy học online) có những giá trị, vẻ đẹp
riêng, nhưng cũng đang có những hiểu lầm tai hại, nhất là trong thời điểm dịch vius
corona, hình thức giảng dạy, học tập này được nói đến nhiều hơn. Để có thể áp dụng
dạy và học trực tuyến một cách hiệu quả cần hiểu rõ về hình thức giảng dạy và học tập
này.
Việc hiểu E-learning là gì, những ứng dụng của nó trong giảng dạy ở Việt Nam
còn chưa được hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc. Có thể tạm phân việc ứng dụng Elearning của các trường hiện nay thành 5 bậc:
+ Bậc 1 gồm 100% lớp học truyền thống.
+ Bậc 2, E-learning chỉ là nền tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập.
+ Bậc 3, E-learning được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn nhưng lớp
học trực tiếp vẫn là chủ đạo.
+ Bậc 4, E-learning kết hợp trong phương thức và triết lí giáo dục, trở thành một
thành phần quan trọng của quá trình tổ chức lớp học với các triết lí như học đảo ngược
(flipped classroom). Đây là bậc cao. Ở mức độ này, có sự hiểu biết và đầu tư mạnh của
lãnh đạo nhà trường, nhưng E-learning ẫn chỉ là công cụ dạy và học chứ chưa thay đổi
cấu trúc và mô hình vận hành của nhà trường.
+ Ở bậc 5, trường học đã thực sự chuyển đổi số hoàn toàn (digitalization) mô
hình hoạt động của mình từ học tập, giảng dạy, quản lí chất lượng. Ở bậc này nó thực
sự thay đổi về cách tiếp cận và chất lượng giáo dục.
3
Theo đánh giá của các chuyên gia thì hầu hết các trường ở Việt Nam đang ở bậc
2, số ít ở bậc 3; bậc 4 diễn ra ở một số môn học, một số trường lớn nhưng chưa mang
tính hệ thống. Mặc dù đã xuất hiện khá lâu (khoảng 13 đến 15 năm) ở Việt Nam nhưng
ứng dụng của E-learning vẫn khá thấp. Lý do cơ bản là do đa số lãnh đạo nhà trường,
các thầy cô giáo đều quen với cách dạy “truyền thống”, chưa trang bị kĩ năng số và
chưa vượt ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Điều cần thiết bây giờ là đào tạo kĩ
năng số cho các thầy cô giáo, động viên họ dám dấn thân để ứng dụng E-learning hiệu
quả nhất.
Dạy học trực tuyến hay tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới
nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá là chủ trương của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Cụ thể, với giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra
đanh giá ở các nhà trường; giáo viên có thể thiết kế học liệu số, bài giảng E-learning
giúp học sinh tự học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện có kho dữ liệu gồm hơn 5000 bài giảng điện tử Elearning đoạt giải trong các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-learning do Bộ tổ
chức. Kho dữ liệu này có bài giảng đầy đủ các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông với nội dung phong phú của các môn học trải dài các lớp
học. Đây là nguồn học liệu chất lượng để các nhà trường lựa chọn và hướng dẫn học
sinh tham khảo, cùng với hệ thống bài giảng điện tử mà giáo viên nhà trường chủ động
xây dựng để cung cấp kiến thức, kĩ năng cho người học; đặc biệt là trong dịp các em
không thể đến trường vì dịch Covid 19.
Hiện nay, đa phần các giáo viên dạy học trực tuyến lựa chọn các công cụ như
mạng xã hội Facebook, Zalo, qua Email hoặc các phần mềm hệ thống như Zoom,
Google Classroom, Microsoft Team… để dạy học. Tuy nhiên, với các nền tảng này,
nhiều thầy cô đang tìm cách để làm quen và dạy học trực tuyến với không ít khó khăn.
Giáo viên mất nhiều thời gian soạn bài giảng, đọc, chấm bài, báo cáo với nhà trường,
khó để quản lí chất lượng học sinh. Để đạt hiệu quả cao trong các hoạt động học, trước
mỗi bài học trực tuyến, giáo viên phải cung cấp nội dung học tập, yêu cầu, tài liệu học
tập trước cho học sinh. Trong quá trình giảng bài không ôm đồm, sa đà vào phân tích
giảng giải nội dung mà chủ yếu quan tâm xem học sinh tiếp thu được đến đâu, lưu ý
những điểm học sinh chưa rõ; tăng cường hướng dẫn học sinh tự học, chủ động lĩnh hội
kiến thức.
Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, áp dụng những phương pháp giáo
dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực
giải quyết vấn đề. Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…”. Một trong những
biện pháp quan trọng là chúng ta cần phải nhanh chóng ứng dụng những thành tựu của
công nghệ thông tin để biên soạn bài giảng điện tử áp dụng trong dạy và học ở Việt
Nam nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh, sinh viên. Cùng với sự phát
triển và yêu cầu ngày càng cao của xã hội, việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy
học không thể chỉ dừng lại ở việc kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống mà
cần chuyển sang một trang mới để phù hợp hơn với mọi yêu cầu của xã hội, giúp người
học có thể tham gia bài học mọi lúc, mọi nơi, tránh được các giờ học truyền thụ kiến
4
thức nhàm chán với người học. Để giải quyết những vấn đề này, dạy học trực tuyến
chính là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất hiện nay.
Hơn nữa, cho đến nay dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp,
Indonesia đã vượt qua Singapore, trở thành quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về số ca
mắc và tử vong, Trung Quốc đang đứng trước làn sóng dịch bệnh thứ hai. Đến ngày 11
tháng 7 năm 2020 tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới đã là 12.584.802; số ca tử vong là
561.386. Ở Việt Nam, số ca nhiễm là 369, đang điều trị 19 và chưa có ca nào tử vong
(Theo https://ncov.moh.gov.vn/). Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid 19 đề
nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới, tiếp tục
thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với
“nhiệm vụ kép”, vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch Covid-19, giữ vững
thành quả chống dịch đạt được. Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, mỗi
giáo viên phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tích cực bồi dưỡng
kiến thức công nghệ thông tin; luôn sẵn sàng, chủ động dạy học hiệu quả nhất với mọi
điều kiện và hoàn cảnh. Do vậy, việc lựa chọn hình thức dạy học trực tuyến càng trở
nên cần thiết hơn. Giáo viên cần chủ động hơn trong ứng dụng các thành tựu của khoa
học công nghệ, sử dụng linh hoạt hơn các phương pháp, hình thức dạy học, tiếp cận
nhanh chóng các phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy học để việc dạy và học trực tuyến
không còn là sự lúng túng, ngại dạy của các thầy cô; học sinh cũng không còn những lí
do cá nhân, những lí do mà các em cố đưa ra để trốn tránh các giờ học trực tuyến nữa.
Với sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo Nam Định; sự chỉ đạo, đôn đốc, động
viên, hướng dẫn thường xuyên của Lãnh đạo trường THPT Lý Tự Trọng, các thầy cô
giáo nhà trường đã mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, các giờ dạy trực tuyến ngày càng được tổ chức nhiều hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên
sự đổi mới đó vẫn còn nhiều hạn chế như một số thầy cô sử dụng chưa linh hoạt, thuần
thục các phần mềm, phương tiện hỗ trợ dạy học bộ môn hoặc các phương pháp, phương
tiện, phần mềm sử dụng lại không phù hợp với một số đối tượng học sinh, hoặc dạy học
trực tuyến còn mang tính hình thức…. Bản thân tôi cũng nhận thấy một số phần mềm,
công cụ hỗ trợ dạy học tôi áp dụng còn cứng nhắc, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy tối
đa các ứng dụng của từng phần mềm hỗ trợ dạy học. Vì vậy tôi thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm này vừa để học sinh được tiếp cận với các phương thức học chủ động, phát huy
tốt nhất ý thức, nhận thức của học sinh, vận dụng được kiến thức môn học vào thực
tiễn; vừa để bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn, vận dụng nhuần nhuyễn hơn các phương
pháp dạy và học tích cực trong môn Địa Lí, điều quan trọng hơn nữa là để bản thân tôi
luôn sẵn sàng tâm thế bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, hướng dẫn học sinh chủ động
học tập trong điều kiện, hoàn cảnh phức tạp nhất. Việc tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, phát triển năng lực tự học của học sinh và nâng cao kĩ năng tổ chức dạy học qua
Internet, trên truyền hình; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong
việc tổ chức và hỗ trợ học sinh học tập; thực hiện dạy học bám sát điều chỉnh nội dung
dạy học là những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng.
1.2. Một số hiểu lầm hay gặp phải của dạy học online
Việc dạy và học trực tuyến đang gặp phải rât nhiều khó khăn. Đầu tiên, nhiều
người quan niệm cách giảng dạy này có chất lượng thấp. Ở bậc 1 thì chất lượng thấp là
đúng, nhưng nguyên nhân chính là do người dùng, do giáo viên. Nhiều doanh nghiệp đã
5
đi trước các trường học khá xa, họ đã xây dựng được hệ thống riêng của mình. Nhiều
người cũng cho rằng dạy học online thì tương tác giữa giáo viên với học sinh sẽ kém.
Điều này không hoàn toàn đúng vì hình thức này có khả năng tương tác khá cao vì học
sinh, giáo viên có thể trao đổi, trả lời, chia sẻ rất hiệu quả. Các hệ thống Live streaming
(giảng dạy thời gian thực) hiện nay cho chất lượng rất tốt, không kém già các lớp học
truyền thống mà còn ưu điểm hơn à học sinh và giáo viên không phải di chuyển và có
thể xem lại buổi học bất cứ lúc nào. Với học sinh lớp 12, việc ôn tập của các em cũng
trở nên nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn, tránh được việc chen lấn vào các lớp học thêm
như trước đây. Các em có thể chủ động hơn trong việc học tập của mình, tránh được
những mệt mỏi, căng thẳng không cần thiết, nhất là khi các em phải ôn tập, trang bị
kiến thức chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT sắp diễn ra vào tháng 8 tới trong điều
kiện thời tiết nóng bức như hiện nay.
Có rất nhiều giáo viên, phụ huy học sinh, học sinh còn lo ngại bị mất thông tin cá
nhân hay bị kẻ xấu tác động trong quá trình dạy học trực tuyến. Vấn đề này có thể có
các cách khắc phục khác nhau tùy theo từng phần mềm, phương tiện mà giáo viên hay
học sinh sử dụng.
Nhiều ý kiến lầm tưởng rằng dạy học online chi phí đắt nhưng trên thực tế chi
phí cho việc dạy và học này lại rất rẻ cho cả giáo viên và học sinh. Giáo viên có thể
xem lại bài giảng của mình, hoàn thiện hơn về chuyên môn; học sinh có thể học chủ
động hơn với các chủ đề, nội dung học tập. Có ý kiến lại nói rằng giáo viên sẽ mất bản
quyền khi dạy học online. Điều này cũng không đúng. Nội dung hiện nay rất nhiều và
miễn phí khắp nơi nên đây không phải là vấn đề lớn. Mặt khác, các hệ thống E-learning
đều có các lớp bảo mật nên cũng không đáng lo ngại. Nếu bài giảng của chúng ta có
người muốn tham khảo, muốn lấy là tư liệu cho họ, muốn chia sẻ cho bạn bè của họ thì
chúng ta cũng đã được coi như thành công và rất đáng tự hào rồi. Không ít các thầy cô
giáo được các em học sinh cả nước, thậm chí quốc tế biết đến nhờ những bài giảng hay,
ý nghĩa, hữu ích với các em. Đây chính là những tấm gương sáng về việc tiếp cận công
nghệ số, luôn tiên phong đi đầu để thầy cô chúng ta noi theo.
1.3. Những lợi ích của E-learning
E-learning có rất nhiều lợi ích cho giáo viên và học sinh nhà trường. Đầu tiên,
đây là một phương thức tổ chức kiến thức hiệu quả và dân chủ. Cái hay nhất của Elearning chính là một nền tảng tổ chức, chia sẻ và lưu trữ thông tin, kiến thức một cách
hệ thống. Khi chúng ta có tài liệu hoặc bài giảng hay, chúng ta có thể chia sẻ ngay lập
tức cho học sinh hoặc đồng nghiệp của mình. Đây chính là không gian học tập dân chủ
và lành mạnh nhất.
Tiếp theo, chúng ta có thể dạy và học ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Học sinh
có thể vào bài học bất cứ lúc nào thuận tiện với họ, học bao nhiêu lần cũng được, học
theo tốc độ và trí thông minh của mình. Lớp học truyền thống bắt buộc mọi người cùng
học ở một thời điểm và vị trí, với cùng một tốc độ như nhau nên kém hiệu quả hơn ở
góc độ này. Về chuẩn hóa chất lượng, sau khi các nội dung giảng dạy được xây dựng và
đưa lên hệ thống thì nó minh bạch và trở nên chuẩn hóa. Giáo viên từ đó có thể liên tục
cải tiến chất lượng, nhà trường cũng dễ dàng hơn trong việc quản lí và đảm bảo chất
lượng giáo dục chung.
6
E-learning cũng giải phóng giáo viên rất tốt. Nếu thầy, cô dạy cùng một môn học
cho 3 lớp/học kì, 2 học kì/năm, trong 5 năm liên tục, thầy cô sẽ dễ dàng trở thành “thợ
dạy”. Với E-learning thì khác. Sau khi đầu tư nghiêm túc các bài giảng và tài nguyên số
thì thầy cô giáo được giải phóng để liên tục cải tiên và sáng tạo những nội dung mới
cho môn học của mình. Sau khi học sinh đã học những nội dung cơ bản thì thời gian
trên lớp có thể dùng để thực hành, ứng dụng và nâng cao. Hoặc ngược lại, học sinh có
thể trang bị những kiến thức mới trên lớp và ôn tập theo các chủ đề mà giáo viên xây
dựng trên lớp học trực tuyến. Khi học sinh có những thắc mắc về bài học, giáo viên có
thể tổng hợp và tạo ra một câu trả lời chuẩn trên hệ thống, cứ như vậy nội dung môn
học sẽ liên tục được cập nhật và cải tiến.
E-learning cũng tiết kiệm chi phí rất rõ. Chi phí (tài chính, thời gian, khả năng
tiếp cận, nguồn lực khác) dành cho việc học thấp đi đáng kể đối với học sinh, đối với
nhà trường, chi phí quản lí và tổ chức lớp học cũng giảm đáng kể. Đặc biệt thuận lợi với
các sinh viên ở vùng sâu, vùng xa, có thể tham gia các khóa học trên E-learning mọi
lúc, mọi nơi, chỉ cần có mạng Internet. Với những lợi ích này, E-learning cần được sử
dụng rộng rãi hơn, không chỉ trong các trường đại học mà cả các trường THPT do học
sinh ở các trường THPT đều rất nhạy bén với tiếp cận công nghệ thông tin, nhu cầu học
tập cao.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Khái quát phạm vi áp dụng sáng kiến
Trường THPT Lý Tự Trọng nằm trên địa bàn xã Nam Thanh, huyện Nam Trực,
Tỉnh Nam Định. Năm học 2019 – 2020 khối 12 của trường có 10 lớp (384 HS) trong đó
chỉ có 12 học sinh học khối C, 68 học sinh chọn tổ hợp môn Sử – Địa – GDCD là môn
điều kiện để xét tốt nghiệp. Học sinh khối 10 và 11 đa số đều theo ban Khoa học tự
nhiên. Vì vậy, việc tạo hứng thú cho học sinh đầu tư thời gian tìm hiểu các hoạt động
học của môn Địa lí còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đầu vào của học sinh trường
THPT Lý Tự Trọng khá cao; đa số các em học sinh đều có tư duy, khả năng tự tìm tòi,
học hỏi tốt. Hầu hết các đều có khả năng tiếp nhận thông tin nhạy bén, nhanh nhẹn, tiếp
cận nhanh được các hình thức học trực tuyến. Vì vậy, với sáng kiến này các em sẽ biết
cách lựa chọn thông tin chính xác, nâng cao khả năng tự học, tự tìm hiểu, chủ động
khám phá kiến thức, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, phát huy được những
ưu điểm của bản thân từ đó định hướng nghề nghiệp cho tương lai, phát triển cộng
đồng.
2.2. Phạm vi và phương pháp dạy học tích cực
2.2.1. Phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng để giảng dạy môn Địa lí cả 3 khối lớp tại trường THPT
Lý Tự Trọng; đặc biệt hiệu quả với học sinh 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT và ôn thi đại
học.
2.2.2. Một số phần mềm và công cụ dạy học trực tuyến miễn phí tốt nhất năm 2020
– Thứ nhất: Phần mềm Microsoft Teams: Là phần mềm dạy học trực tuyến
được đánh giá là có độ bảo mật cao dùng để dạy học và làm việc online giúp giáo viên
và học sinh duy trì được các hoạt động dạy và học từ xa đồng thời nâng cao hiệu suất
7
làm việc và học tập. Đây là ứng dụng trò chuyện, họp, gọi và làm việc trực tuyến bất kể
bạn ở đâu. Teams có nhiều ưu điểm như:
+ Có thể truy cập trực tiếp trên web, cài trên máy tính, tải trên di động. Tuy
nhiên, để thuận tiện nhất và sử dụng đầy đủ các tính năng của Teams bạn nên cài đặt và
sử dụng trên máy tính.
+ Sử dụng miễn phí trong 6 tháng: Teams được phát hành từ năm 2018 với hai
phiên bản miễn phí và trả phí (với nhiều tính năng nâng cao). Tuy nhiên, từ đầu tháng
3/2020 phiên bản trả phí này sẽ được hãng Microsoft phát hành miễn phí cho người
dùng trong 6 tháng để hỗ trợ cộng đồng.
+ Microsoft Teams Meeting tích hợp nhiều công cụ làm việc: không chỉ có khả
năng thực hiện họp qua video call, lưu trữ tài liệu, bài giảng, ứng dụng này còn tích hợp
với bộ công cụ văn phòng Office 365 Microsoft giúp tối ưu hóa công việc lên cao nhất,
nâng cao hiệu quả giảng dạy và làm việc nhóm.
+ Bạn có thể sử dụng Teams trên hầu hết các nền tảng phổ biến:
➢ Trên giao diện website Microsoft: https://teams.microsoft.com,
➢ Sử dụng phần mềm đã tải về trên máy tính.
➢ App trên điện thoại di động
– Thứ 2: Phần mềm Zoom Meeting: Là phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí hỗ trợ
cho nhà trường tổ chức các buổi giảng dạy nhanh và ổn định nhất trong mùa dịch Covid
19. Đây còn là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp để hội họp, bàn công việc trong mùa
dịch tránh gặp gỡ tiếp xúc. Zoom meeting cung cấp tài khoản miễn phí và tài khoản
nâng cấp lên các bản trả phí với các tính năng vô cùng giá trị.
Ở bản miễn phí, ngoài các tính năng cơ bản Zoom meeting còn cung cấp các tùy
chọn giới hạn nhưng vẫn đáp ứng phần lớn nhu cầu dạy học online như:
➢ Phòng học tối đa 100 người tham gia.
➢ Giới hạn 40 phút cho mỗi lần meeting.
➢ Không giới hạn số lần meeting.
Ở bản trả phí chúng ta chỉ cần bỏ ra 300.000 VNĐ/tháng để nâng cấp tài khoản
lên bản Pro là có thể sử dụng được những tính năng vô cùng giá trị như:\
➢ Tổ chức được các phòng học trên 100 người tham gia.
➢ Tạo video khóa học trực tuyến bằng cách lưu trữ lại nội dung trên nền
tảng đám mây của zoom với dung lượng lên tới 1 GB. Video này có thể
tải về máy từ trình duyệt web.
➢ Không giới hạn thời lượng cho cuộc Meeting với việc tăng tối đa thời
lượng cho mỗi lần Meeting lên 24 tiếng.
Với những tính năng nổi trội trên thì có thể khẳng định Zoom meeting là một nền
tảng xây dựng lớp học trực tuyến đáng để sử dụng kể cả trong các doanh nghiệp và
trong trường học.
– Thứ 3: Phần mềm EDUBIT.VN – Đây là nền tảng dạy học online chuyên
nghiệp có phí dành cho nhà trường, giáo viên thiết lập bài giảng của mình. Bên cạnh
8
việc đăng tải, lưu trữ các video bài giảng thì giáo viên còn tổ chức các buổi giảng dạy
trực tuyến để tương tác với học sinh, nâng cao chất lượng bài giảng. Edubit.vn là nền
tảng dạy học online với nhiều tính năng nổi bật: Hỗ trợ hệ thống E-learning chuyên
nghiệp; bảo mật thông tin bài giảng, chống dowload video bài giảng – chia sẻ tài khoản
– hạn chế quay màn hình. Với chức năng tổ chức dạy học trực tuyến, học sinh sẽ được
trao đổi trực tiếp với giáo viên; có bảng viết online để vẽ, viết, lưu lại; không phải ghi
chép nhiều; có thể xe m lại buổi học nếu cần. Hiện phần mềm dạy trực tuyến này có
hỗ trợ dùng miễn phí để trải nghiệm, bản miễn phí cho phép 100 học sinh tham gia.
– Thứ 4: Thực hiện video giảng dạy online nhanh chóng qua ứng dụng
SKYPE – Nhắc đến các phần mềm hỗ trợ tổ chức lớp học trực tuyến cho việc giảng dạy
trong thời điểm hiện nay thì Skype là sự lựa chọn lý tưởng không nên bỏ qua. Bởi đây
là ứng dụng phổ biến có thể dùng đươc trên điện thoại lẫn PC/ laptop, có thể thực hiện
được các cuộc gọi video, gửi tin nhắn tức thời như SMS,… Ứng dụng thích nghi với
mọi cấu hình, chỉ cần đảm bảo tốc độ mạng mà không cần trả thêm bất kì chi phí nào.
Nếu tìm kiếm một phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến miễn phí dành cho các nhóm lẻ
(như bồi dưỡng học sinh giỏi) thỉ Skype sẽ là gợi ý hoàn hoản. giao diện đơn giản sẽ
giúp người dùng dễ sử dụng.
– Thứ 5: Tổ chức lớp học trực tuyến miễn phí với ứng dụng Meeting từ
Google: HANGOUTS MEET
Tính năng của Hangouts cũng tương tự như Skype, cho phép người dùng thực
hiện các cuộc gọi miễn phí. Người dùng có thể kết hợp cuộc gọi video, gọi nhóm,… vì
vậy đây có thể coi là một trong những công cụ hỗ trợ cho quá trình học tập trực tuyến
hiệu quả. Cách thức sử dụng Hangouts rất đơn giản. Giáo viên sẽ là người tạo cuộc họp
trực tuyến và mời học sinh tham gia nhóm bằng cách gửi đường dẫn. Từ đó hỗ trợ giảng
dạy, kết nối giữa học sinh với giáo viên. Hangouts hoạt động bằng cách gọi video trực
tuyến. Từ đó thầy và trò có thể học tập ngay tại nhà, cung cấp kiến thức trong mọi thời
điểm mà không phải di chuyển, đi lại nhiều.
– Thứ 6: Áp dụng Workplace (Facebook) vào dạy học trực tuyến hiệu quả.
Workplace Facebook được ra đời với mục đích duy trì kết nối giữa các thành
viên trong một team. Nó cung cấp các tính năng giống như Facebook Groups hay
Facebook Messenge. Đây là giải pháp hỗ trợ dạy học trực tuyến vô cùng hiệu quả cho
thầy và trò. Workplace Facebook được tích hợp những tính năng tốt nhất của Facebook
như News Feed, chia sẻ nhóm, Live, Reaction, search, thực hiện các cuộc trò chuyện,…
Đồng nghĩa với việc các giáo viên có thể live stram để giảng bài. Bên cạnh đó ứng dụng
còn hỗ trợ hiển thị lượng người tham gia, theo dõi. Workplace thực chất không phải là
một dịch vụ miễn phí. Tuy nhiên đối với các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức giáo dục
chúng ta sẽ được sử dụng miễn phí. Hoặc nhà trường, giáo viên có thể dùng thử miễn
phí 3 tháng và trả 1 – 3 USD/tháng nếu có khoảng 1000 đến 10.000 thành viên.
– Thứ 7: VNPT E-learning – Lớp học số thời 4.0
Trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát ở nhiều quốc
gia trên thế giới, để giúp học sinh nắm vững kiến thức, thầy trò có thể dạy và học từ xa
cũng như trao đổi sách vở, bài giảng, giao bài tập và chấm điểm,… thì phần mềm
VNPT E-learning sẽ là phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí phù hợp nhất dành cho
thầy cô, nhà trường. Ứng dụng này không chỉ hỗ trợ cho học sinh trong quá trình tìm lại
9
kiến thức mà còn giúp ích cho giáo viên, giảm thiểu tài liệu, biên soạn, giúp việc giảng
dạy trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Đồng thời giúp nhà trường dễ dàng quản lí.
Khi giáo viên sử dụng VNPT E-learning sẽ giúp số hóa tài liệu, thiết kế bài giảng điện
tử, giúp chuẩn bị tài liệu, thết lập giáo án điện tử,… Các tư liệu có thể ở dạng phim, ảnh
hoặc tài liệu, nhằm thu hút học sinh. Ngoài ra còn hỗ trợ theo dõi học sinh, điểm danh,
đánh giá chất lượng học tập. Học sinh không chỉ được theo dõi bài giảng mà còn có thể
làm bài trực tuyến, theo dõi kết quả học tập, live stream, chat với giáo viên theo thời
gian thực. VNPT E-learning xây dựng chương trình học tương tác qua Whiteboard và
bài giảng Scorm – phương pháp học trực quan sinh động.
– Thứ 8: Phần mềm học trực tuyến VioEdu
Đây là phần mềm hỗ trợ học trực tuyến dành cho học sinh tiểu học và trung học.
Đặc biệt với những học sinh sắp sửa bắt tay vào kì thi Tốt nghiệp THPT sắp tới thì việc
học tập, củng cố kiến thức tại VioEdu sẽ giúp các em vững tâm và tự tin hơn rất nhiều.
Ở mỗi bài giảng sẽ có hệ thống các câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức và có bảng
đánh giá tiến độ của học sinh để phụ huynh và thầy cô có thể theo dõi. Phần mềm có
nhiều tính năng nổi bật như: đưa ra những hệ thống kê cơ bản về thời gian học, số
lượng câu hỏi, lịch sử làm bài của học sinh. Trong quá trình học, hệ thống sẽ chỉ ra
điểm mạnh, yếu của từng học sinh và có các cách khắc phục hiệu quả. Báo cáo, đánh
giá và nhận xét với học sinh sẽ được cập nhật chi tiết và thường xuyên. Từ đó giúp giáo
viên và phụ huynh có cái nhìn tổng quát về khả năng của con em mình; có thể tư vấn,
hỗ trợ khắc phục những hạn chế mà các em gặp phải.
– Thứ 9: Phần mềm dạy học online trên mạng với ViettelStudy
Đây là phần mềm dạy học online không còn xa lạ với các cơ sở giáo dục trên cả
nước. Hiện nay, Viettel đang triển khai chương trình học trực tuyến với các bài giảng,
bộ đề miễn phí. Ngoài ra, tại đây giáo viên và học sinh có thể tương tác, trao đổi trực
tuyến với hệ thống bảo mật cao, đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất.
– Thứ 10: Dạy học online qua các trang mạng xã hội
Tận dụng tính năng của mạng xã hội, giáo viên và học sinh có thể dạy và học
bằng cách livestream trên Fanpage, trang cá nhân, các nhóm chat, Group lớp…
+ Dạy học trực tuyến trên Facebook: 85% người dùng Internet hiện nay đều có ít
nhất 1 tài khoản Facebook. Hiện nay, nhiều giáo viên đã sử dụng Facebook để truyền
tải thông tin, kiến thức, bài học đến học sinh. Cách dạy học online này vừa tiện lợi, vừa
tăng khả năng tương tác với học sinh.
+ Dạy học online qua Zalo: Đây cũng là lựa chọn hàng đầu cho giáo viên, là một
ứng dụng do người Việt Nam phát triển với tính năng bảo mật về thông tin và các tin
nhắn cực cao. Với các chức năng như: chat video, chat voice, tạo nhóm, chia sẻ link,
video nhanh chóng. Zalo cũng là mạng xã hội giúp tăng khả năng tương tác của học
sinh với giáo viên.
+ Dạy học thông qua Youtobe: Chắc chắn các thầy cô giáo không thể tìm ở đâu
chứa nhiều nội dung bài học đa dạng và chi tiết như Youtobe. Chỉ cần sử dụng điện
thoại, máy tính bảng hoặc Laptop thầy cô có thể truyền tải thông tin bài giảng dễ dàng.
Hơn thế nữa, nội dung bài giảng không chỉ phục vụ cho việc học của học sinh của thầy
Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY
Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education
Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại: Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa