dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Một số kinh nghiệm phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên dạy bộ môn Tin học trong việc giáo dục về Luật An ninh mạng cho học sinh THCS

SKKN Một số kinh nghiệm phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên dạy bộ môn Tin học trong việc giáo dục về Luật An ninh mạng cho học sinh THCS

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của giáo dục trong quá
trình hình thành con người. Theo Bác, nhân cách được hình thành phần lớn
trong giáo dục “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, công tác giáo dục pháp luật luôn được xác
định là nội dung quan trọng trong nhà trường phổ thông nhằm hình thành cho
học sinh ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng các em trở
thành những công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội.
Trong xã hội hiện đại việc giáo dục pháp luật cho học sinh đóng một vai trò
hết sức quan trọng. Đặc biệt, với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật,
thế giới đang thay đổi nhanh chóng từng ngày. Với sự bùng nổ của công nghệ
thông tin đã tạo những điều kiện và cơ hội cho mọi người giao lưu, liên kết, chia
sẻ sở thích, sự quan tâm, ý tưởng, những việc làm bằng phương tiện truyền
thông hiện đại – nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet, trong đó
có mạng xã hội. Việt Nam là nước thứ 13 trong tốp 20 quốc gia có dân số sử
dụng mạng xã hội và internet cao nhất trên thế giới. Bởi mạng xã hội mang lại
nhiều tiện ích cho con người trong cuộc sống. Đối với học sinh, những tiện ích
mà mạng xã hội đem lại như sử dụng nó trong giao tiếp, trao đổi thông tin và
quan trọng nhất nó còn là một trợ thủ, cố vấn đắc lực không thể thiếu được trong
học tập. Đây là một trong những kênh giúp học sinh có được phương pháp học
nhanh chóng và tiếp nhận tri thức một cách dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả học
tập. Tăng khả năng sáng tạo, tự học, tự trau dồi kiến thức. Ngoài ra, nó còn giúp
học sinh thư giãn và giải trí hơn thông qua các kênh nghe nhạc, xem video… sau
những giờ học mệt mỏi để học sinh trở lại học tập tốt hơn. Đồng thời tạo nên
những con người năng động trong thời đại công nghệ 4.0. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực thì việc sử dụng mạng xã hội cũng gây ra những tác động
không tốt với học sinh. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây sao nhãng thời gian
học tập. Lãng phí thời gian như lên mạng chát chít, tán gẫu, bình luận lung tung
3
trêu chọc nhau, thậm chí bới móc, xỉa xói và nói xấu người khác. Không biết tận
dụng và phát huy mạng xã hội để chia sẻ thông tin hữu ích, truy cập thông tin
phục vụ học tập, trao đổi và nâng cao kiến thức ngoài giờ lên lớp mà lại chìm
đắm trong thế giới ảo, dần mất đi sự tự tin, suy thoái đạo đức khi thường xuyên
xem các tin tức và hình ảnh xấu liên quan đến bạo lực, văn hóa không lành
mạnh… Khi sử dụng không gian mạng chưa chuẩn mực, chưa biết cách chọn lọc
thông tin để tiếp thu… rất dễ dẫn đến vi phạm luật an ninh mạng. Chính vì vậy,
khiến cho giáo viên không thể không băn khoăn, trăn trở và không chỉ với giáo
viên chủ nhiệm lớp mà còn với tất cả giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy bộ môn
tin học là làm thế nào để học sinh nắm rõ Luật An ninh mạng một cách tốt nhất,
hiệu quả nhất. Vai trò của chúng tôi lại càng quan trọng hơn khi đối tượng học
sinh ở tuổi 12 đến 15, cái tuổi muốn khám phá cái mới mẻ, tò mò và hiếu động
thì việc định hướng, trang bị cho các em về kiến thức phòng chống tội phạm và
vi phạm luật trên không gian mạng là việc làm cần thiết. Từ đó chúng tôi mạnh
dạn đưa ra: “Một số kinh nghiệm phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với
giáo viên dạy bộ môn Tin học trong việc giáo dục về Luật An ninh mạng cho
học sinh THCS”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
Gần 20 năm qua, mạng internet đã trở thành một phần không thể thiếu và
đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh
tế tri thức, đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Trong giáo dục mạng
internet giữ vai trò quan trọng trong việc đổi mới của quá trình dạy và học.
Những hình ảnh về một đứa trẻ học bài với chiếc đèn đom đóm, đèn dầu và
đống sách vở đã chỉ còn trong kí ức. Thay vào đó là những chiếc máy tính có kết
nối mạng rất thuận tiện cho các em trong học tập. Tuy vậy, mạng internet cũng
gây ra những tác động tiêu cực với con người nói chung và học sinh nói riêng.
Trước những tác động tiêu cực đó, Quốc hội khóa XIV đã thông qua: “Luật An
ninh mạng 2018” với hơn 86% đại biểu tán thành và có hiệu lực chính thức từ
ngày 01/01/2019.
4
* Đối với giáo viên: Bản thân tất cả các giáo viên nhất là giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên dạy bộ môn Tin khi giảng dạy trong một số tiết trong giờ
sinh hoạt lớp, Hoạt động ngoài giờ và trong giờ Tin học cũng đã tuyên truyền và
xen kẽ giáo dục cho các em cách sử dụng mạng Internet, sử dụng mạng xã hội
an toàn. Tuy nhiên, việc giáo dục về Luật An ninh mạng cho học sinh chưa được
quan tâm đúng mức. Do thời lượng học cho các nội dung này còn ít nên chưa
đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh.
* Đối với học sinh: Theo thống kê từ năm 2017 đến nay Công an tỉnh
Nam Định đã tiếp nhận, giải quyết 93 tin báo, vụ việc, khởi tố 28 vụ, 116 bị can
phạm tội với thủ đoạn có liên quan đến không gian mạng. Đặc biệt trong số 116
bị can có 95 bị can trong độ tuổi thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên chiếm
81,9%. Ở địa bàn huyện Hải Hậu cũng có nhiều vụ liên quan đến học sinh vi
phạm Luật an ninh mạng.
Là trường nằm ở trung tâm huyện, đời sống nhân dân ở mức khá nên
nhiều gia đình có điều kiện cho con tiếp cận mạng từ nhỏ. Tuy nhiên nhận thức
và hành vi của các em học sinh THCS khi sử dụng mạng đa số phụ thuộc vào sự
nhắc nhở, quản lý của cha mẹ học sinh, thầy cô giáo. Những kiến thức về Luật
An ninh mạng của học sinh còn ít và chưa hiểu rõ được những tác hại của mạng
đem lại cũng như những vi phạm khi sử dụng không gian mạng.
Trong thực tế ở trường cũng có một số học sinh chưa hiểu về Luật An
ninh mạng nên cũng đã vi phạm như bình luận, nói xấu bạn trên facebook dẫn
đến xích mích. Hay trong đợt nghỉ dịch Covid – 19 khi học trực tuyến một số em
còn vẽ bậy lên màn hình, chia sẻ mật khẩu cho nhiều người dẫn đến trong giờ
học bị một số kẻ xấu quấy phá làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Từ những lí do nêu trên chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm
nhằm khắc phục những tồn tại trên.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh hiểu về Luật An ninh mạng.
5
2.1.1. Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh lớp 8A hiểu về Luật An
ninh mạng trong một số tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
a. Đƣa ra các ví dụ thực tế, mới nhất trong cuộc sống hàng ngày để
học sinh tìm hiểu Luật An ninh mạng.
Cách thực hiện gồm các bước sau:
– Bước 1: Đưa ra các ví dụ thực tế trong cuộc sống
– Bước 2: Đặt các cau hỏi để học sinh thảo luận trả lời
– Bước 3: Học sinh trả lời và giáo viên giuos học sinh hiểu rõ hơn qua
một số điều lệ trong luật an ninh mạng.
Cụ thể thực hiện như sau:
* Trong tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp chúng tôi đưa ra câu chuyện xảy
ra ngày 22/03/2019 tại trường THCS Phù Ủng huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên về
sự việc một nhóm gồm 5 em học sinh lớp 9 tham gia đánh hội đồng em nữ sinh
N.T.H.Y khiến em phải nhập viện. Điều đáng tiếc là sự việc đã xảy ra từ rất lâu
nhưng chỉ khi các em phát tán clip với nội dung bạo lực (đánh đâp, chửi rủa, xúc
phạm danh dự, lột đồ nữ sinh Y) lên mạng xã hội thì sự việc mới được đưa ra
ánh sáng.
– Từ đây giáo viên đưa ra vấn đề thảo luận cho các em:
+ Câu 1: Hành vi của 5 em học sinh đã vi phạm những điều luật nào.
+ Câu 2: Nếu các em là người trong cuộc thì sẽ xử lí như thế nào.
– Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến: Câu 1 các em cho rằng hành vi của 5
bạn học sinh trên vi phạm quyền trẻ em; xâm phạm bất khả xâm phạm về thân
thể công dân; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự
và nhân phẩm của công dân. Tuy nhiên với câu hỏi thảo luận thứ 2 thì các em
chỉ đưa ra được giải pháp cũ khó giải quyết triệt để được vấn đề như: không
tham gia và khuyên nhủ các bạn không lên làm như thế nữa…
– Nhận ra điều này chúng tôi đã tổng kết câu trả lời và đưa ra những giải
pháp và kiến thức về Luật An ninh mạng (cụ thể ở mục 2.1.2)
6
Giáo viên chủ nhiệm lớp 8A trợ giúp học sinh khi thảo luận nhóm về tìm hiểu
Luật An ninh mạng qua ví dụ thực tế trong cuộc sống.
7
Học sinh lớp 8A thảo luận nhóm tìm hiểu về Luật An ninh mạng.
* Trong tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp khác sau dịch Covid-19 khi các em
đi học trở lại chúng tôi đưa ra một số hiện tượng tung tin giả lên facebook như:
Covid-19 phát tán qua mạng 5G; sử dụng đồ uống cồn giúp phòng chống lây
nhiễm Covid-19; ăn tỏi để không bị nhiễm covid; phun thuốc trên bầu trời để
phòng chống dịch Covid; đã tìm ra vắc xin phòng bệnh rồi uống thuốc sốt rét sẽ
khỏi được bệnh Covid… Hay hiện tượng kẻ xấu xâm nhập vào lớp dạy học qua
internet, có biểu hiện quấy rối, bắt nạt trên mạng lúc học sinh học qua mạng do
dịch Covid-19. Sau đó tôi hỏi các em những hiện tượng như tung tin giả lên
facebook; xâm nhập, quấy rối lớp học trực tuyến sẽ bị xử lí như thế nào? Các em
8
cũng đã trả lời được là có thể bị xử lí vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự. Có em nói rất cụ thể là khi tổ chức, các nhân cung cấp thông tin
sai sự thật lên mạng xã hội sẽ bị xử phạt từ 10 – 15 triêu với cá nhân, từ 20 – 30
triệu đối với tổ chức.
Một số hình ảnh dạy học qua mạng internet do dịch Covid-19
9
* Trong một tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp khác: Chúng tôi tiếp tục đưa ra
thông tin về một nhóm học sinh THPT tự tạo nhóm chat trên mạng xã hội để
10
thay phiên mắng chửi, xúc phạm đến ngoại hình của một nữ sinh khiến em này
gặp biến chứng về tâm lí. Dù đã “cầu xin” để được thoát ra được nhóm đó
nhưng kẻ cầm đầu là một nam sinh gốc Việt hiện đang học ở Singapore vẫn liên
tục thêm “nạn nhân” vào cuộc trò chuyện để tiếp tục chửi rủa. Đỉnh điểm là câu
nói “Mày xấu vậy thì chết đi!”. Sau khi “nạn nhân” đăng bài lên tiếng về hành vi
này của nhóm bạn trẻ kể trên thì nhóm này không tỏ ra hối lỗi mà vẫn tiếp tục
bịa đặt làm gia đình “nạn nhân” nghĩ sai về em rồi nhốt em lại không cho tiếp
xúc với mọi người. Sự việc chỉ kết thúc khi cộng đồng mạng dậy sóng gửi mail
về nhà trường của học sinh tham gia nhóm chat này đã có hành vi, lời nói, xúc
phạm danh dự người khác. Áp lực từ dư luận đã khiến nhóm học sinh này nhận
ra hành vi sai trái của mình và khắc phục hậu quả bằng cách trực tiếp cùng phụ
huynh đến nhà nạn nhân để xin lỗi và bồi thường danh dự. Vậy theo các em
nhóm học sinh trên vi phạm điều luật nào và qua đó em rút ra bài học gì? Trong
tiết học này thì các em đã trả lời khá tự tin khi đã nắm được Luật An ninh mạng
đó là xúc phạm, bôi xấu danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt từ 20
triệu đến 30 triệu đồng. Các em rút ra bài học không được xúc phạm danh dự,
nhân phẩm người khác, không bịa đặt nói xấu, tung tin giả lên mạng…
* Như vậy qua một số tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp khi chúng tôi đưa ra
các ví dụ thực tế trong cuộc sống hàng ngày nhất là ví dụ mà chính các em là
người đã từng chứng kiến đó là: Khi dịch Covid -19 hoành hành, việc thực hiện
cách ly toàn xã hội nên các em không thể tới trường, việc học online được triển
khai, thầy và trò đã không còn khoảng cách nhưng đồng thời lại phải đối diện
với rất nhiều khó khăn và thử thách. Đó là lỗ hổng bảo mật qua phần mềm học
trực tuyến Zoom, một phần do ý thức kém của một số em học sinh chia sẻ mật
khẩu, những kẻ xấu đã truy cập chia sẻ lên những hình ảnh, video thiếu văn hóa
lên lớp học trực tuyến. Khi có hiện tượng đó xảy ra, chúng tôi đã kịp thời thay
đổi mật khẩu và chỉ thông báo mật khẩu khi lớp học bắt đầu. Đồng thời chúng
tôi cũng giáo dục luôn cho các em ý thức khi sử dụng không gian mạng đúng
cách trong lúc dạy trực tuyến. Vì khi được tiếp xúc với phương tiện học tập mới,
một số em đã lạm dụng sự tin tưởng của phụ huynh để mượn điện thoại của bố
11
mẹ chơi game, sử dụng mạng xã hội để giao lưu, kết bạn với người không quen
biết… rất dễ dẫn đến vi phạm luật khi sử dụng không gian mạng. Nhận thấy đây
là một việc làm cần phải thực hiện ngay để giáo dục cho các em hiểu rõ hơn về
pháp luật nên chúng tôi đã cung cấp và phân tích cho các em một số điều trong
Luật An ninh mạng.
b. Cung cấp và phân tích cho học sinh lớp 8A hiểu điều:1,2,8,9,18,29
trong Luật An ninh mạng.
– Giáo viên trích dẫn một số điều trong Luật An ninh mạng (có hiệu lực từ
ngày 01/01/2019)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không
gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi
xâm phạm an ninh mạng.
3. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống
thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người
thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
4. Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập,
quản lý và kiểm soát.
5. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ
thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên
không gian mạng quốc gia, bao gồm:
12
a) Hệ thống truyền dẫn bao gồm hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống
truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên
không gian mạng;
b) Hệ thống các dịch vụ lõi bao gồm hệ thống phân luồng và điều hướng
thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS), hệ thống chứng
thực quốc gia (PKI/CA) và hệ thống cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập Internet
của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các
dịch vụ gia tăng trên không gian mạng;
c) Dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm dịch vụ trực tuyến;
ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của
cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia.
Dịch vụ trực tuyến bao gồm chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang
thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog;
d) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của đô thị thông minh, Internet vạn vật,
hệ thống phức hợp thực – ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống
dữ liệu nhanh và hệ thống trí tuệ nhân tạo.
6. Cổng kết nối mạng quốc tế là nơi diễn ra hoạt động chuyển nhận
tín hiệu mạng qua lại giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
7. Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin
hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
8. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông
tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng
viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và
điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
9. Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin
hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
10. Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập,
mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương
thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên
13
mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử
lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
11. Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, xác thực, phân quyền
sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
12. Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là tình trạng không gian mạng xuất hiện
dấu hiệu đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự,
an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
13. Sự cố an ninh mạng là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng
xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
14. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không
gian mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại
đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo,
huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt
chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho
hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước
hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin
dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
14
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng;
gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn,
ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có
hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet,
mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin,
phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của
mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống
xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng
viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển
thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng;
tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm
chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.
Điều 18. Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ
thông tin, phƣơng tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội
1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện
điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:
a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định
tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17
của Luật này;
15
b) Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet;
trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở
hữu trí tuệ trên không gian mạng;
c) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả,
lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng,
tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các
phương tiện thanh toán;
d) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm
theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
e) Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện
điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Điều 29. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
1. Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động
xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác
khi tham gia trên không gian mạng.
2. Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên
mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng
có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc
trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em,
xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin
có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em;
kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng
thuộc Bộ Công an để xử lý.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có
trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ
em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho
trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em.
16
4. Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân
khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi
tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em.
5. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng
có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý
nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm
đến trẻ em, quyền trẻ em.
* Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự tìm hiểu Luật An ninh mạng đầy
đủ thông qua mạng internet (Phần Luật An ninh mạng có trong phần phụ lục
4)
* Như vậy khi chúng tôi cung cấp và phân tích cho các em một số điều
như trên trong Luật An ninh mạng thì các em đã nắm được các hành vi bị
nghiêm cấm về an ninh mạng, khi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm như thế nào .Từ
đó học sinh sẽ tránh xa những trang mạng xấu; không tung tin giả lên mạng;
không bình luận, nói xấu, xúc phạm danh dự nhân phẩm nhau trên mạng… và
đặc biệt là các em biết thêm về quyền bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Để
các em hiểu cụ thể hơn về quyền bảo vệ trẻ em chúng tôi đã hướng dẫn cho các
em cài đặt và sử dụng tổng đài 111.
c. Hƣớng dẫn học sinh cà đặt và sử dụng tổng đài 111 bảo vệ trẻ em
khỏi xâm hại, bạo hành.
* Theo điều 29 Luật An ninh mạng về bảo vệ quyền trẻ em trên không
gian mạng và qua ví dụ 1 phần 2.1.1 cũng như gần đây có rất nhiều những vụ
bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra. Chính vì vậy là giáo viên chủ nhiệm
lớp tôi đã cung cấp thêm cho các em tìm hiểu về tổng đài 111. Tổng đài 111 có
nhiệm vụ: Tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo tố giác nguy cơ, hành vi xâm
hại trẻ em, tư vấn chính sách và pháp luật cho trẻ em, kết nối dịch vụ, can thiệp
bảo vệ trẻ em và trị liệu tâm lý.
17
18
19
* Từ những ví dụ thực tế trong cuộc sống khi chúng tôi đưa ra thì trong các
tiết đầu các em còn lúng túng, gặp khó khăn trong các giải pháp cần xử lí như
thế nào. Vì vậy, chúng tôi đưa ra một số điều trong Luật An ninh mạng và phân
tích để học sinh biết cách sử dụng mạng an toàn không xảy ra lỗi vi phạm Luật
An ninh mạng. Các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp tiếp theo khi chúng tôi đưa
ra một số ví dụ khác dù các em đã giải quyết tốt hơn nhưng thiết nghĩ để khắc
sâu hơn nữa cho học sinh cũng như sử dụng mạng đúng cách, hiệu quả, không vi
20
phạm luật thì cần có thêm các biện pháp khác. Chúng tôi nhận thấy không chỉ
cung cấp và phân tích Luật An ninh mạng cho học sinh lớp 8A hiểu nói riêng
mà cần lan tỏa cho tất cả học sinh toàn trường bằng cách trao đổi thảo luận với
các giáo viên chủ nhiệm trong toàn trường, các ban nghành đoàn thể thì mới có
thể đạt kết quả toàn diện khi giáo dục pháp luật cho các em.
2.1.2. Trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm trong toàn trƣờng để cùng
kết hợp giáo dục về Luật An ninh mạng cho học sinh.
Trong buổi sinh hoạt về giáo dục pháp luật cho học sinh với tất cả các giáo
viên chủ nhiệm trong toàn trường chúng tôi đưa ra một số mặt tích cực và hạn
chế khi giáo dục Luật An ninh mạng ở lớp 8A đó là:
– Ưu điểm: Qua các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp các em đã biết đến Luật
An ninh mạng.
– Hạn chế: Các em chưa được thực hành trực tiếp trên máy tính có mạng để
biết cách chặn một số trang mạng xấu. Chưa lan tỏa đến toàn thể học sinh trong
toàn trường.
– Chúng tôi đề xuất một số biện pháp như: Nên tuyên truyền về Luật An
ninh mạng cho học sinh trong toàn trường vào một số tiết Hoạt động ngoài giờ
lên lớp của giáo viên chủ nhiệm; có sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm trong
toàn trường với giáo viên dạy bộ môn Tin, GDCD và với các ban ngành trong
trường để tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật An ninh mạng thì
học sinh mới hiểu rõ hơn và biết sử dụng mạng đúng cách, không vi phạm luật.
21
Giáo viên chủ nhiệm toàn trường trong buổi sinh hoạt về giáo dục
pháp luật cho học sinh.
Trước những nội dung chúng tôi đưa ra thì các giáo viên chủ nhiệm trong
trường đều tán thành và cùng phối kết hợp trong việc giáo dục pháp luật cho học
22
sinh nhất là Luật An ninh mạng. Bởi hơn ai hết các giáo viên chủ nhiệm đều
hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của người làm công tác chủ nhiệm lớp. Nhất là
việc sử dụng mạng internet với học sinh hiện nay rất cần sự quan tâm, giáo dục
của giáo viên chủ nhiệm với các em . Tuy nhiên, các giáo viên chủ nhiệm cũng
đưa ra ý kiến về cách giáo dục cần phù hợp với tâm lí của mỗi lứa tuổi học sinh
của các khối lớp sẽ là khác nhau. Vì vậy, trong khi giáo dục pháp luật ở mỗi tiết
học trong các môn, các khối lớp khác nhau giáo viên cần khéo léo lựa chọn cách
giáo dục sao cho phù hợp nhất mang lại kết quả tốt nhất.
2.1.3. Tuyên truyền, giáo dục Luật An ninh mạng cho học sinh xen
kẽ trong các giờ học bộ môn Tin học trong tất cả các khối lớp
Qua phần tuyên truyền tìm hiểu lí thuyết về Luật An ninh mạng cho học
sinh trong một số tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp thì chúng tôi sẽ tổ chức cho
học sinh tìm hiểu thêm trực tiếp trên máy tính có kết nối mạng.
Chúng tôi hướng dẫn cho các em các bước tìm hiểu luật An ninh mạng
trên mạng internet:
23
24
Cụ thể trong môn Tin học lớp 8A, khi dạy bài: Tổ chức và truy cập thông tin
trên Internet chúng tôi đã đưa ra dẫn chứng là câu chuyện có thật tại địa phương:
Một nhóm học sinh khối 8 tại trường THCS đã có hành vi vi phạm luật An ninh
mạng khi tải ảnh đại diện của bạn học cùng lớp để tạo tài khoản Facebook giả
danh. Sau đó đưa những hình ảnh, những bình luận không đúng sự thật lên
mạng. Hành vi đó đã bị phát hiện và bị phạt theo pháp luật.
Sau khi đưa tình huống giáo viên đặt câu hỏi:
Nếu em được rủ tham gia nhóm học sinh đó thì em sẽ làm gì?
Sau khi cho học sinh thảo luận giáo viên chốt lại các em nên làm gì trong
tình huống trên.
(Em sẽ không tham gia và khuyên các bạn dừng ngay việc đó lại. Nếu các
bạn vẫn tiếp tục thì báo với thầy/ cô).
25
Học sinh lớp 8A tìm hiểu về Luật An ninh mạng trong giờ Tin học
Học sinh lớp 9A say sưa tìm hiểu về Luật an ninh mạng trong giờ Tin học
26
Bài “Sử dụng thư điện tử” môn Tin học 9 chúng tôi đặt ra câu hỏi:
Câu 1: Khi tạo Gmail em có cần đọc Điều khoản sử dụng không?
HS thảo luận nhóm để trả lời.
Sau khi các nhóm thảo luận và trình bày giáo viên đã phân tích kỹ cho học
sinh về Điều khoản sử dụng khi tạo Gmail. Chúng ta có thói quen là đánh dấu
luôn mục tôi đồng ý để tạo tài khoản cho nhanh nhưng không đọc Điều khoản sử
dụng. Điều này có thể gây ra những vấn đề về pháp lý.
Cụ thể: Trong Điều khoản của Google có quy định như sau:
Yêu cầu về độ tuổi:
Nếu chưa đủ tuổi để tự quản lý Tài khoản Google theo quy định, bạn phải
được cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cho phép thì mới có thể sử dụng Tài
khoản Google. Vui lòng yêu cầu cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cùng bạn
đọc các điều khoản này.
Nếu bạn là cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp và bạn cho phép con bạn
sử dụng các dịch vụ này, thì bạn phải tuân theo các điều khoản này và chịu trách
nhiệm đối với hoạt động của con bạn trong các dịch vụ đó.
Một số dịch vụ của Google có các yêu cầu bổ sung về độ tuổi như mô tả
trong các chính sách và điều khoản bổ sung dành riêng cho từng dịch vụ.
Quyền sử dụng nội dung của bạn:
Một số dịch vụ của chúng tôi được thiết kế để bạn có thể tải lên, nộp, lưu
trữ, gửi, nhận, chia sẻ hoặc tải nội dung của bạn lên. Bạn không có nghĩa vụ
cung cấp bất kỳ nội dung nào của bạn cho các dịch vụ của chúng tôi và bạn có
thể chọn nội dung bạn muốn cung cấp. Nếu bạn chọn chia sẻ hoặc tải nội dung
lên, vui lòng đảm bảo rằng bạn có các quyền cần thiết để làm điều đó và rằng
nội dung đó là nội dung hợp pháp.
Như vậy khi sử dụng Gmail, học sinh cần phải tuân thủ theo các quy định
của pháp luật và cần sự trợ giúp của cha mẹ học sinh.
Câu 2: Em nên sử dụng mật khẩu Email như thế nào?
27
Chúng tôi tạo cơ hội để học sinh thảo luận và trình bày. Có em học sinh
trả lời: Đặt đơn giản cho dễ nhớ như dãy số liên tục 12345678 hay ngày sinh, số
điện thoại bố, mẹ, tên những người thân trong gia đình… Chúng tôi đã phân tích
cho các em về cách đặt mật khẩu sao cho an toàn. Từ đó các em có ý thức tạo và
bảo mật mật khẩu tài khoản thư điện tử của mình. Một số em đã có hành vi đổi
mật khẩu chưa an toàn của mình để đảm bảo độ bảo mật hơn.
Học sinh nghiên cứu về điều khoản khi tạo Gmail
28
Với học sinh lớp 7 chúng tôi xen kẽ trong các giờ dạy để giáo dục về các
trò chơi điện tử Games online và đặt ra câu hỏi: Games Online có lợi hay có
hại? Sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời. (HS trả lời theo ý hiểu).
Sau đó chúng tôi phân tích cho các em mặt có lợi của các trò chơi:
Sau đó giáo viên phân tích các mặt có hại của các trò chơi điện tử:
– Ngồi quá gần so với màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm
cho mắt bị mỏi, nặng hơn là bị cận thị, sức khỏe giảm sút nhanh chóng.
– Tiêu tốn thời gian của bản thân, tiền bạc của gia đình một cách vô ích
– Nhiều thói hư tật xấu nảy sinh như: nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí
còn giết người.
– Không những thế ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ xao nhãng việc
học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém, kiến thức mơ
hồ.
– Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết,
bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn
đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.
– Các mối quan hệ bạn bè, gia đình ngoài thực tế giảm dần.
Sau đó giáo viên đặt thêm câu hỏi: Làm thế nào để hạn chế tình trạng
nghiện trò chơi điện tử?
Học sinh thảo luận nhóm trả lời.
Giáo viên phân tích thêm:
Mỗi chúng ta phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức, nhân cách, không lãng phí thời gian vào trò chơi vô bổ, thậm chí
có hại, biết chế ngự, kìm nén bản thân để không sa vào những trò chơi chết
người đó.
Khuyên những người bạn ham mê điện tử, bên cạnh đó phải có sự quan
tâm thường xuyên của gia đình, sự quản lý của nhà trường và xã hội, để giúp
cho con em mình tránh xa những đam mê tai hại đó.
Cần tạo ra những sân chơi bổ ích có trí tuệ để tất cả các bạn đều tham gia.
Cha mẹ không nên cho trẻ ở độ tuổi nhỏ chơi trò chơi điện tử
29
Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện, tâm sự cùng trẻ.
Cho trẻ tham gia những hoạt động lành mạnh bên ngoài, những hoạt động
xã hội bổ ích.
Theo dõi thời gian biểu của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của
việc nghiện game.
Không tiếp xúc với những môi trường dễ nghiện Games.
Học sinh đang tìm hiểu về thông tin về tác hại của Games
Khi học các tiết học Tin của khối 6 khi dạy về thông tin, chúng tôi trao
đổi về các tình huống khi học sinh tìm kiếm thông tin trên mạng và đặt ra câu
hỏi: khi tìm kiếm thông tin về vấn đề nào đó trên Internet, các kết quả nhận được
xuất hiện các hình ảnh không phù hợp lứa tuổi em làm thế nào?
Chúng tôi để cho học sinh trả lời theo cách giải quyết của các em. Sau đó
nếu ý kiến nào cần chấn chỉnh thì chúng tôi phân tích cho các em hiểu. Khi gặp
các tình huống như thế em cần bình tĩnh, thoát khỏi các trang web, các cửa sổ
phụ đó. Lưu ý khi gõ từ tìm kiếm cần xác định nhóm từ gần với nội dung cần
tìm kiếm nhất, có thể đặt trong dấu ngoặc kép “ …”.
30
* Như vậy thông qua giáo dục Luật An ninh mạng cho học sinh xen kẽ
trong các giờ học bộ môn Tin học ở tất cả các khối lớp trong toàn trường chúng
tôi nhận thấy các em đã biết cách xử lý ngăn chặn các trang mạng xấu; không
đăng tải, bình luận và chia sẻ những thông tin xấu lên facebook; biết cách sử
dụng thư điện tử tạo tài khoản Gmail an toàn… và đặc biệt là biết được tác hại
của các trò chơi điện tử để xác định được rõ nhiệm vụ chính là học tập, tu dưỡng
đạo đức, nhân cách không lãng phí thời gian vào các trò chơi vô bổ; khuyên các
bạn ham mê điện tử từ bỏ tránh xa những đam mê độc hại đó. Qua các tiết học
Tin các em được thực hành trực tiếp trên máy sẽ giúp các em nắm bắt nhanh
hơn, dễ hiểu hơn về Luật An ninh mạng để các em không vi phạm luật. Bên
cạnh đó, chúng tôi còn tích hợp với môn GDCD trong một số tiết ở lớp 6 và 9 để
giáo dục pháp luật cho học sinh.
2.1.4. Tích hợp với môn Giáo dục công dân để giáo dục pháp luật cho
học sinh
Trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã giúp các em tìm kiếm các thông
tin, hiểu sâu hơn các kiến thức được học ở bộ môn Giáo dục công dân. Có được
thông tin chính xác, sự giải thích cặn kẽ của chúng tôi và giáo viên bộ môn Giáo
dục công dân giúp cho học sinh có được kiến thức, thông tin đúng. Từ đó có
những hành vi đúng, việc làm đúng theo pháp luật.
Ví dụ: Ở môn Giáo dục công dân 6 có bài: Chúng tôi đã giúp các em tìm
kiếm thông tin về “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm”.
Cách tìm kiếm:
Bước 1: Mở trình duyệt Web.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *