dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật di chuyển trong cầu lông cho nam học sinh THPT

SKKN Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật di chuyển trong cầu lông cho nam học sinh THPT và nâng cao thành tích cho nam đội tuyển cầu lông cấp THPT

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động không thể thiếu được trong
đời sống xã hội, TDTT không những có vai trò đặc biệt đối với việc bảo vệ và
phát triển hoàn thiện thể lực con người mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn là làm
cho con người có khả năng tự thể hiện, tự khẳng định mình và hoàn thiện
mình, tạo cho con người niềm vui giao tiếp gắn bó với tập thể, cộng đồng và
xã hội, góp phần vào xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao tính tích cực, tự
giác của xã hội.
Ngay khi nước nhà giành được độc lập, Bác Hồ cũng đã rất quan tâm đến sự
nghiệp phát triển TDTT của nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chiến
lược về sức khỏe thể chất cho dân tộc Việt Nam, người nói: “Gìn giữ dân chủ,
xây dựng nước nhà gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành
công”, “Mỗi người dân yếu ớt làm cho đất nước yếu ớt một phần, mỗi một
người dân khỏe mạnh là góp phần cho cả nước khỏe mạnh”.
Sự chuyển mình của đất nước ta sau này sẽ góp phần lớn chông chờ vào thế
hệ trẻ – những người chủ tương lai của đất nước. Muốn vậy thế hệ trẻ hiện nay
ngoài việc bồi dưỡng tri thức trong mọi lĩnh vực còn phải tham gia rèn luyện
thân thể để có một sức khỏe tốt để gánh vác nhiệm vụ của đất nước.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn khẳng định về tầm quan trọng của
TDTT trong việc thực hiện và phát huy nhân tố con người tạo ra động lực để
phát triển đất nước. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã xác định phát triển
mạnh hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng góp phần nâng cao thể
lực, phát huy tinh thần dân tộc Việt Nam.
Trong những năm gần đây sự phát triển của TDTT nước nhà đã và đang lớn
mạnh không ngừng. Song song với những môn thể thao khác thì môn thể thao
2
cầu lông cũng được chú trọng và phát triển. Cầu lông là một môn thể thao rất
dễ chơi và tham gia. Cầu lông thuộc loại hình các môn bóng không va chạm
trực tiếp bởi quy luật ngăn cách lưới, sân và không gian trên lưới, tính đối
kháng cũng như căng thẳng, gay cấn giữa tấn công và phòng thủ. Bởi vậy
phong trào cầu lông nước ta ngày nay đã phát triển sâu rộng từ thành thị đến
nông thôn, trung du và miền núi, ở mọi lứa tuổi đều tham gia. Phong trào cầu
lông đã có những bước phát triển mạnh mẽ và có nhiều tiến bộ về trình độ, Và
môn cầu lông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giảng
dạy chính thức trong các nhà trường THPT.
Trường THPT Quất Lâm_Giao Thủy _Nam Định là một trường được chú
trọng trong công tác giảng dạy, phong trào học tập và rèn luyện . Phong trào
TDTT cũng được chú trọng và quan tâm, đặc biệt là phong trào tập luyện và
thi đấu cầu lông nhà trường đã đạt được thành tích trong các hội thi của
huyện, của tỉnh dành cho khối học sinh như: Hội khỏe phù đổng…
Tuy nhiên, qua quan sát thực tế về giảng dạy, huấn luyện và thi đấu của các
em tôi nhận thấy việc thực hiện kỹ thuật còn hạn chế đặc biệt là kỹ thuật di
chuyển của các em – đây là một kỹ thuật cơ bản và là tiền đề cho cầu lông
thành tích cao.
Tính chất của môn cầu lông là vừa tiếp xúc cầu với thời gian ngắn nhất nhưng
lại hoạt động với thời gian dài với tốc độ hoạt động nhanh, biến hóa có sức
mạnh tốc độ, phải biết nhiều kỹ thuật, động tác khác nhau để tiếp xúc cầu và
vợt; xử lý, điều khiển, khống chế được cầu chính xác mà hình thức vận động
là tay và chân di chuyển. Trong môn cầu lông, di chuyển là một kỹ thuật cơ
bản cần được tiếp thu đầu tiên – kỹ thuật di chuyển trong cầu lông có vị trí đặc
biệt quan trọng nếu như ngay từ ban đầu học cầu lông mà không nắm bắt
được kỹ thuật di chuyển thì sẽ không có một nền tảng vững chắc để nâng cao
trình độ tập luyện. Khi đánh cầu nếu chỉ có động tác tay nhanh, mạnh cũng
3
chưa đủ mà còn phải biết kết hợp hài hòa các bước di chuyển của chân với
mỗi kỹ thuật trong từng vị trí và thời điểm. Di chuyển tốt ngoài việc tạo thuận
lợi trong kiểm soát cầu còn giúp học sinh tiết kiệm được sức lực.
Việc nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt kỹ thuật di chuyển sẽ tạo hiệu
quả đánh cầu đặc biệt là trong tập luyện và thi đấu sẽ dành được các thành
tích cao.
Là một người được học tập, rèn luyện cầu lông tại trường ĐHSP TDTT Hà
Nội nay lại gắn bó giảng dạy tại trường THPT Quất Lâm_Giao Thủy _Nam
Định. Qua quan sát các em tập luyện và thi đấu tôi đã nhận thấy được những
hạn chế mà các em còn mắc phải, vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
kỹ thuật di chuyển trong cầu lông cho nam học sinh THPT và nâng cao
thành tích cho nam đội tuyển cầu lông cấp THPT Quất Lâm”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Trong những năm gần đây phong trào tập luyện TDTT phát triển rộng khắp
đặc biệt là ở các lứa tuổi trẻ. Trường THPT Quất Lâm_Giao Thủy _Nam Định
có phong trào tập luyện TDTT rất mạnh trong đó có phong trào tập luyện cầu
lông cũng được các em học sinh quan tâm và hưởng ứng. §ược sự quan tâm
chỉ đạo sát xao của BGH nhà trường, Giáo viên nhà trường thì hằng ngày các
em học sinh đều tham gia chơi và tập luyện cầu lông vào mỗi buổi chiều, sự
hăng hái nhiệt tình tập luyện của các em học sinh đã thúc đẩy phong trào tập
luyện trong trường phát triển ngày càng mạnh, đặc biệt sự đầu tư về cơ sở vật
chất, dụng cụ tập luyện và điều kiện tốt, Đội ngũ Giáo viên có trình độ nhưng
vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu tập luyện và đội ngũ giáo viên của nhà
tr-êng cũng chỉ đủ đảm bảo được số lượng, về chất lượng chưa đạt hiệu quả
cao. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của nam học sinh trường
4
THPT Quất Lâm và cơ sở lý luận của việc huấn luyện sức nhanh di chuyÓn,
nghiên cứu kế hoạch dạy học của giáo viên nhà trường. §ång thời qua quan
sát thực tế các buổi tập luyện và thi đấu tôi thấy rằng khả năng di chuyển của
các em còn yếu, di chuyển còn chưa đúng kỹ thuật (Tư thế chuẩn bị, xuất
phát: sai) một số các em còn di chuyển một cách bột phát, chạy để đánh hoặc
đỡ cầu… Do đó ảnh hưởng tới việc huấn luyện các kỹ thuật khác.
Do đó việc cần phải làm là đưa ra những bài tập hợp lý dựa trên cơ sở lý
luận, khoa học để đưa vào công tác giảng dạy nâng cao hiệu quả huấn luyện
bước chân di chuyển cho nam học sinh và đội tuyển trong trường THPT
THPT Quất Lâm là cần thiết.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
2.1. Đặc điểm về huấn luyện cầu lông.
Trong công tác giảng dạy cũng như giảng dạy của bất kỳ môn thể thao nào
cũng đòi hỏi người Giáo viên phải nắm vững đặc điểm vận động của môn thể
thao đó, các tố chất chuyên môn cơ bản trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện,
phương pháp giảng dạy huấn luyện, hình thức tổ chức buổi tập cho hợp lý để
đạt hiệu quả.
Đặc điểm và tầm quan trọng của kỹ thuật di chuyển trong nhiều môn thể thao,
để đạt được những thành tích cao trong tập luyện và thi đấu đòi hỏi các em
học sinh phải nắm vững và vận dụng thuần thục kỹ thuật và chiến thuật.
Trong tập luyện và thi đấu cầu lông gồm các nhóm kỹ thuật cơ bản sau:
– Kỹ thuật về di chuyển bước chân
– Kỹ thuật phát cầu
– Kỹ thuật phòng thủ
– Kỹ thuật tấn công
5
Trong quá trình tập luyện và thi đấu để đạt hiệu quả đòi hỏi người thực hiện
phải phối hợp thuần thục, linh hoạt các kỹ thuật trên để tạo cho mình một thế
chủ động trong thi đấu giành điểm từ đối phương, dồn ép đối phương vào thế
bị động. Tính chất của môn cầu lông là vừa tiếp xúc cầu với thời gian ngắn
nhất nhưng lại hoạt động trong thời gian dài với tốc độ hoạt động nhanh biến
hóa có sức mạnh tốc độ, biết nhiều kỹ thuật động tác khác nhau để tiếp xúc
giữa cầu và vợt, xử lý điều khiển, khống chế được cầu chính xác mà hình thức
hoạt động là tay và chân di chuyển. Di chuyển trong cầu lông chủ yếu hoạt
động trên ½ bàn chân của mình, người thực hiện phải di chuyển liên tục để
đánh trả những quả cầu của đối phương đánh sang. Trong đó sân cầu lông có
diện tích rộng 35
2
m đối với sân đánh đơn và 44m2 với sân đánh đôi. Chính vì
vậy đối thủ có rất nhiều điểm trên sân để đánh về phần sân của mình lúc này
đòi hỏi học sinh phải di chuyển linh hoạt và tạo tư thế thuận lợi cho mình để
đánh trả cầu và giành điểm. Dó đó có thể nói di chuyển là điều kiện tiền đề
cho việc thực hiện những kỹ thuật đánh cầu khác. Một học sinh có khả năng
di chuyển tốt sẽ luôn chủ động và sử dụng có hiệu quả những ý đồ chiến thuật
riêng của mình. Ngược lại một học sinh di chuyển kém sẽ luôn tự tạo cho
mình thế bị động khi đánh trả cầu đối phương và bị mất điểm. Ngoài ra học
sinh có kỹ thuật di chuyển tốt sẽ tiết kiệm được sức lực và di chuyển được
trong thời gian kéo dài và tần số động tác cao sẽ đạt được những hiệu quả
trong đánh cầu.
Trong thi đấu cầu lông đường cầu luôn có sự biến đổi phức tạp và biến hóa
theo ý đồ chiến thuật của đối phương, đòi hỏi người tập phải sử dụng linh
hoạt kỹ thuật di chuyển và xuất phát nhanh, hợp lý ngoài ra còn phụ thuộc vào
các yếu tố khác như:
– Yếu tố phán đoán tình huống: Đối phương luôn đánh cầu ở nhiều góc độ
nhiều điểm rơi trên sân, tốc độ bay của cầu đều phụ thuộc vào ý đồ chiến
6
thuật đánh cầu của đối phương. Do vậy, đòi hỏi học sinh phải có tốc độ phản
ứng nhanh và phán đoán chuẩn xác. Như vậy, hệ thần kinh phải hoạt động với
sự tập trung cao độ, duy trì sự chú ý, phát huy tối đa mức độ nhạy bén của
thính giác, thị giác, phân biệt được sự biến đổi phương hướng đánh cầu của
đối phương. Chỉ có như vậy mới nâng cao được năng lực phán đoán và phản
ứng giúp cho sự lựa chọn bước di chuyển được chính xác hợp lý và đạt hiệu
quả cao trong đánh cầu.
– Tư thế chuẩn bị: Đóng vai trò quan trọng trong đánh cầu lông là cơ sở kỹ
thuật cho tất cả các động tác. Tư thế chuẩn bị hợp lý tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đánh cầu đạt hiệu quả, linh hoạt trong các tình huống mà cầu đối
phương đánh sang dồn đối phương vào thế bị động.
Tư thế chuẩn bị là một tư thế cơ bản ban đầu trong một quả đỡ giao cầu do
đối phương giao cầu sang phần sân bên mình. Tư thế chuẩn bị cơ bản trong
cầu lông là chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước hai chân rộng
bằng vai mắt nhìn quan sát cầu, trọng tâm hạ thấp gối hơi khựu.
– Di chuyển bước chân do trọng lực: Được tiến hành khi trọng tâm rời khỏi
chân để gây ra lực di chuyển cho cơ thể. Nếu góc nghiêng của chân nhỏ (30 –
45 0) thì lực di chuyển lớn, nếu góc nghiêng lớn hơn (45 0) thì lực di chuyển
nhỏ. Di chuyển trọng lực có ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển nói chung và
di chuyển do đạp chân nói riêng. Nếu di chuyển do trọng lực cùng hướng với
di chuyển đạp chân thì sẽ có hiệu quả cao, còn nếu ngược hướng với di
chuyển đạp chân sẽ tạo ra chuyển động quay, cơ thể sẽ mất thăng bằng, dễ
ngã.
– Di chuyển do đạp chân: Trong quá trình tâp luyện và thi đấu di chuyển do
đạp chân có vai trò quan trọng đến sự di chuyển, chuyển động của cơ thể. Nếu
lực đạp chân không thông qua lực đạp chân của cơ thể, nó sẽ chia thành hai
7
phần lực. Một gây ra sự chuyển dịch cơ thể, hai lực tác dụng vào các bộ phận
khác như tay, thân người.
– Yếu tố điều chỉnh vị trí sau khi đánh cầu: Trong khi đánh cầu, mỗi lần quả
cầu được đánh đi thì đòi hòi học sinh phải về ở tư thế sẵn sàng di chuyển và
về vị trí đứng phù hợp (Đánh đơn thì đứng về đ-êng giữa trung tâm). Mục
đích chính là làm cho học sinh trước mỗi đường cầu có tư thế chuẩn bị tốt,
gần điểm tiếp xúc với cầu, di chuyển nhanh đến điểm cầu rơi, và đánh trả với
tư thế tốt và hợp lý nhất. Ở tư thế chuẩn bị hai chân đứng rộng bằng vai trọng
tâm dồn vào hai chân và 2/3 của mũi bàn chân trước (Gót chân kiễng), giữ
trạng thái thăng bằng đầu gối hơi khùu, trọng tâm thấp, mắt quan sát cầu. Có
như vậy khi di chuyển cảm giác dùng lực tốt di chuyển sẽ nhanh hơn.
Trong mỗi một nội dung đánh cầu: Thi đấu đôi, đơn, đôi nam nữ thì có sử
dụng những kỹ thuật di chuyển khác nhau để phù hợp với từng lối đánh, từng
chiến thuật riêng của mỗi học sinh. Đường cầu đánh đi rất đa dạng và để phù
hợp với những đường cầu đó thì việc di chuyển cũng phải biến đổi sao cho
phải phù hợp. Điều đó có nghĩa là phải phân tích một cách hợp lý, có hệ thống
để vận dụng nó một cách linh hoạt trong các tình huống khác nhau. Trong cầu
lông có một số cách di chuyển cơ bản:
– Di chuyển bước chân trong lối đánh phỏng thủ.
– Di chuyển bước chân trong lối đánh tấn công.
– Phối hợp di chuyển bước chân trong cả phòng thủ và tấn công.
Tất cả các cách di chuyển trên đều được vận dụng trong các nội dung đánh
đơn, đôi của cầu lông. Ở cầu lông đỉnh cao lối đánh cầu nhanh, mạnh thường
được sử dụng . Vì vậy, để đạt được đến trình độ cao đòi hỏi sức nhanh trong
di chuyển bước chân là rất quan trọng. Trong mỗi tình huống những đường
cầu đánh trả của đối phương thường có tốc độ nhanh, điểm rơi của cầu luôn
8
thay đổi và để đỡ và đánh trả những đường cầu đó thì đòi hỏi người chơi phải
phản ứng nhanh với những bước chân di chuyển linh hoạt kết hợp với tay
đánh cầu sao cho hợp lý. Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện về sức
nhanh di chuyển cần phải căn cứ, đánh giá đúng đắn về lối đánh của mỗi học
sinh sao cho trong quá trình giảng dạy huấn luyện có hiệu quả nhất.
1.2. Đặc điểm về huấn luyện chiến thuật cầu lông.
Cầu lông là một môn thể thao thi đấu gián tiếp mang tính cá nhân di chuyển
liên tục trên một diện tích lớn và thực hiện những động tác phức tạp hoạt
động trong thời gian dài. Chính vì vậy mà yêu cầu của môn cầu lông là phát
triển tốt các tố chất vận động sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo có
tâm lý thi đấu tốt ý trí vững vàng…Đó là những yếu tố quan trọng để cấu
thành nên thành tích cao . Để có được những tố chất đó học sinh phải tập
luyện bền bỉ, lâu dài với cường độ và khối lượng lớn .
Trong cầu lông di chuyển là một trong những kỹ thuật rất quan trọng trong
tập luyện và thi đấu của môn cầu lông. Muốn di chuyển tốt phải lựa chọn cho
bản thân một tư thế chuẩn bị thích hợp.
Qua phân tích và đánh giá các nhà chuyên môn đã nhận định có tính chất
khoa học: Muốn đạt thành tích cao trong thi đấu cần có sự phối hợp hết sức
chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các động tác, kỹ thuật với nhau. Nếu chỉ có động
tác nhanh mạnh cũng chưa đủ mà còn phải kết hợp hài hòa các bước di
chuyển của chân đối với mỗi kỹ thuật của tay trong từng vị trí, từng thời điểm
một cách hợp lý cùng với sự thông minh sáng tạo mới có thể giành được hiệu
quả cao và giành được thắng lợi trong trận đấu. Chính vì vậy kỹ thuật di
chuyển trong cầu lông có một vị trí quan trọng, nó là động tác đầu tiên chuẩn
bị tốt cho việc thực hiện kỹ thuật đánh cầu đạt hiệu quả cao.
9
Sự di chuyển của cơ thể phải được tiến hành do lực tác dụng của cơ bắp và
quán tính do quá trình di chuyển của c¬ thể đó là:
– Di chuyển do trọng lực
– Di chuyển do đạp chân
Di chuyển trong cầu lông là loại hình di chuyển phức tạp không mang tính
chất chu kỳ và biên độ không ổn định, tốc độ và hướng di chuyển thay đổi
theo tình huống trong kỹ thuật di chuyển của môn cầu lông. Dựa trên nguyên
lý về di chuyển và tác dụng của từng loại di chuyển mà được chia thành 3
nhóm:
1 Kỹ thuật di chuyển đơn bước
2 Kỹ thuật di chuyển đa bước
3 Kỹ thuật di chuyển bước nhảy
Cả 3 nhóm kỹ thuật di chuyển trên đều có thể thực hiện theo các hướng: Tiến,
lùi, sang trái, sang phải, chếch sang trái, chếch sang phải.
1.2.1 Kỹ thuật di chuyển đơn bước.
Di chuyển đơn bước là sự di chuyển chỉ thay đổi vị trí của một chân, còn chân
kia vẫn giữ nguyên. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong các trường hợp
khi đối phương đánh cầu sang ở gần bên người (Bên phải, trái hoặc trước,
sau, sát người) khoảng 1m đến 1,5m. Độ dài di chuyển bước chân đơn còn
phụ thuộc vào điểm rơi của cầu đòi hỏi học sinh phải biết quan sát và phản
ứng nhanh với mỗi đường cầu đÓ xử lý cầu, đánh trả cầu dồn đối phương vào
thế bị động.
Kỹ thuật di chuyển này thường được áp dụng phối hợp với các kỹ thuật phòng
thủ và tấn công của cầu lông, với những điểm cầu rơi gần người. Nếu xa thân
người (quá tầm tay của vợt) thì ta phải di chuyển đa bước.
10
Tư thế chuẩn bị của kỹ thuật di chuyển đơn bước là hai chân đứng song song
rộng bằng vai, gối khựu trọng tâm dồn vào giữa hai chân, người hơi đổ về
phía trước, lưng cong, đầu ngửa, mắt theo dõi cầu, hai tay co để tự nhiên. Từ
tư thế này có các bước di chuyển sau:
Di chuyển một bước lên lưới đánh cầu thuận tay
Di chuyển một bước lên lưới đánh cầu trái tay
1. Di chuyển một bước lùi đánh cầu thuận tay
1. Di chuyển một bước lùi đánh cầu trái tay
1.2.2. Di chuyển đa bước.
Có những trường hợp đối phương đánh cầu sang xa người thì phải sử dụng kỹ
thuật di chuyển nhiều bước mới thực hiện được động tác đánh cầu.
Di chuyển nhiều bước là sự di chuyển có sự thay đổi vị trí của hai chân và
thường là từ hai bước trở lên. Kỹ thuật này được sử dụng thường xuyên có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của kỹ thuật đánh cầu cũng như thực hiện
các dạng chiến thuật. Di chuyển nhiều bước giữ một vai trò quan trọng trong
sự phối hợp với các kỹ thuật tấn công và phòng thủ. Vì vậy, nó không thể
thiếu trong tập luyện và thi đấu cầu lông.
Ở loại di chuyển này tư thế chuẩn bị cũng như ở di chuyển đơn bước đấu thủ
dùng sức đạp của chân và đổ trọng tâm về hướng di chuyển đẩy người đi. Hai
chân bước luân phiên đến điểm cầu rơi với tần số nhanh, chậm, dài, ngắn tùy
thuộc vào tình huống của cầu bay tới. Khi di chuyển nhiều bước, bước cuối
cùng nhất thiết phải chiếm được tư thế đánh cầu thích hợp tạo điều kiện thuận
lợi cho động tác đánh cầu tốt nhất, tạo thế chủ động tấn công và giành điểm.
Di chuyển nhiều bước gồm có:
Di chuyển ngang
11
Di chuyển tiến, lùi
* Di chuyển ngang.
Khi ở tư thế cơ bản, đứng ở giữa sân (trên đường trung tâm) nếu di chuyển
sang phải thì đạp mạnh chân trái( tay phải cầm vợt) đồng thời quay người 90 0
sang phải, đổ trọng tâm sang phải, bước chân trái về trước sau đó bước tiếp
chân phải gối khựu, trọng tâm thấp bước đến đường biên dọc. Bước cuối cùng
chân phải(tay phải cầm vợt) ở trên chạm mép biên, trọng tâm lúc này dồn vào
chân phải, người ở tư thế đánh cầu phải. Sau đó, dùng lực đạp mạnh chân trái
quay vòng thân người sang trái ra sau 180 0 đồng thời với việc quay thân,
chân trái bước lùi và xoay chân theo hướng ngược lại, chân phải xoay theo và
bước lên để di chuyển sang trái. Bước cuối cùng khi sang trái là chân phải ở
trước và chạm biên dọc bên trái để tạo thành tư thế đánh cầu trái, cứ như thế
tiến hành sang trái, sang phải liên tục. Lúc đầu tập với tốc độ chậm, sau nâng
dần lên. Nam di chuyển từ 32 – 38 lần/ phút – Nữ từ 27 – 34 lần/phút
* Di chuyển tiến lùi.
Di chuyển tiến lùi là thực hiện các bước di chuyển đưa cơ thể di chuyển về
phía trước hay lùi về phía sau để đánh cầu. Từ tư thế chuẩn bị cơ bản ở cuối
sân đấu thủ đổ người về phía trước đồng thời đạp mạnh chân bên tay cầm vợt
bước về phía trước sau đó bước tiếp chân kia, trọng tâm hạ thấp, gối khựu,
bước dài. Bước cuối cùng ở gần lưới sao cho chân thuận ở trên để thực hiện
động tác đánh cầu phía trước, trọng tâm lúc này dồn vào chân trước, sau đó
đạp nhanh chân trước theo hướng ngược lại và bước lùi về phía sau, trọng tâm
lại đổ về phía chân sau ở tư thế cao, cứ di chuyển lùi bằng hai chân luân phiên
như vậy cho đến cuối sân sao cho chân cùng tay cầm vợt trong bước cuối
cùng lại ở phía sau chạm vào đường biên ngang để tạo thành tư thế đánh cầu
12
đúng. Quá trình di chuyển lùi chú ý trọng tâm cao, đầu ngửa, mắt theo dõi
cầu, bước dài và tần số nhanh.
* Di chuyển bước nhảy.
+ Nhảy về trước: Là kỹ thuật rất quan trọng trong phối hợp phòng thủ, được
áp dụng nhiều để đỡ những quả cầu đối phương, bỏ nhỏ sát lưới hay dọc biên.
Kỹ thuật này rất có hiệu quả với những quả cầu rơi xa người mà bước đơn di
chuyển không có kết quả.
Từ tư thế chuẩn bị c¬ bản học sinh dùng sức mạnh bột phát của chân bật
mạnh đưa cơ thể lao lên cao, về trước theo hướng di chuyển – chân phải
(thuận) cùng với tay cầm vợt nhanh chóng vươn dài về phía trước, chân kia
vẫn ở phía sau người lúc này có giai đoạn bay trên không về hướng di chuyển
khi chạm đất chân phải xuống trước, mũi bàn chân xoay sang trái để hoãn
sung, gối khựu, trọng tâm dồn vào chân trước. Người và tay cầm vợt vươn dài
về trước tới điểm cầu rơi và thực hiện động tác đánh cầu. Sau khi đánh xong
nhanh chóng đạp mạnh chân trước theo hướng ngược lại để đẩy người về tư
thế chuẩn bị.
+ Di chuyển bước nhảy có bước đệm
Nhảy bước đệm cũng giống như kỹ thuật nhảy về trước nhưng khác là ở động
tác này có hai giai đoạn bật và bay. Đầu tiên hai chân dùng sức bột phát bật
lên cao đưa cơ thể bay trên không về hướng di chuyển nhanh chóng dùng một
chân tiếp xúc với mặt đất (thường là chân ngược với tay cầm vợt) rồi lại
nhanh chóng bật tiếp lần nữa để đưa cơ thể bay nhanh hơn về hướng di
chuyển, chân thuận vươn dài về trước và tiếp đất giống như di chuyển nhảy
về trước để đánh cầu.
+ Di chuyển nhảy lên cao:
13
Nhảy lên cao đánh cầu thường xuyên được áp dụng, phối hợp trong các kỹ
thuật tấn công. Với kỹ thuật này cho phép ta khống chế chiều cao của đường
cầu bay đến tranh thủ đánh cầu sớm, nhanh và điểm đập cầu ở trên cao tạo
được đường cầu mạnh và cắm hơn.
Kỹ thuật này học sinh từ tư thế chuẩn bị chân trước chân sau trọng tâm dồn
vào chân trước, gối khựu, lưng cong, đầu ngửa tay cầm vợt giơ cao, mặt vợt
ngang tầm chán. Khi thực hiện động tác bật nhảy đánh cầu thì nhanh chóng
chuyển trọng tâm từ chân trước ra chân sau, chân trái rời mặt đất trước đồng
thời chân phải bật mạnh tiếp theo đưa cơ thể lên cao. Khi cảm giác thấy người
lên đến điểm cao nhất thì thực hiện động tác đánh cầu. Khi rơi xuống chân
chạm đất trước là chân ngược với tay cầm vợt, sau đó chân kia hạ xuống tiếp
và nhanh chóng đưa cơ thể về tư thế ban đầu.
1.3. Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn.
Để thực hiện chiến thuật có hiệu quả mỗi học sinh cần phải có thể lực xung
mãn, thể lực chuyên môn trong cầu lông là sức bền tốc độ và sức nhanh tốc
độ. Trong tập luyện và thi đấu cầu lông học sinh phải liên tục sử dụng kỹ
thuật đập cầu cao, sâu, góc nhỏ và di chuyển liên tục với cường độ lớn. Bởi
vậy đòi hỏi học sinh phải có thể lực tốt và bền bỉ.
Thể lực là nền tảng để thực hiện các kỹ thuật, chiến thuật trong tập luyện và
thi đấu, nếu không có thể lực tốt thì khó có thể thực hiện tốt chiến thuật của
mình. Huấn luyện thể lực bao gồm:
+ Huấn luyện thể lực chung: là quá trình giáo dục toàn diện những năng lực
thể chất cho học sinh
+ Huấn luyện thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lực chuyên môn
14
+ Huấn luyện thể lực chuyên môn là khâu cơ bản quyết ®ịnh đến thành tích,
nó cần thiết phải chia thành hai thành phần:
– Huấn luyện thể lực chuyên môn là cơ sở, là hướng đến việc xây dựng đến
các nền tảng cơ bản phù hợp với đặc thù chuyên môn
– Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản mà mục đích của nó là việc phát
triển rộng rãi các tố chất vận động, thỏa mãn đòi hỏi của môn thể thao
1.4. Phương pháp phát triển sức nhanh di chuyển.
Sức nhanh là khả năng hoạt động với tốc độ cực hạn và nó được biểu
hiện dưới bốn hình thức
+ Thời gian tiền phục của phản ứng vận động
+ Tốc độ của động tác đơn
+ Tần số động tác
+ Tần số ban đầu của động tác
Bên cạnh đó sức nhanh chịu tác động của bốn nhân tố

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay