dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm
nhạc lớp 3

SKKN Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm
nhạc lớp 3

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Âm nhạc là quà tặng đặc biệt của cuộc sống dành cho tất cả mọi người
trên trái đất này, không phân biệt già trẻ gái trai, không phân biệt màu da sắc
tộc, không phân biệt giữa người có năng khiếu âm nhạc hay không có năng
khiếu âm nhạc. Âm nhạc để lại trong lòng người những khoảng lắng cần thiết
để có thể làm vui hơn niềm vui, làm vơi đi những nỗi buồn, làm dụi đi những
căng thẳng trong cuộc sống đời thường để tình người được lên ngôi với đầy ắp
tình yêu thương và lòng nhân ái. Lứa tuổi thiếu nhi nếu không được sống
trong môi trường âm nhạc sẽ là một thiệt thòi lớn cho các em.
Nhà sư phạm lỗi lạc thế giới Xu Khôm – Linxki đã nhận định về âm
nhạc và tác dụng của nó với trẻ em như sau:
Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc, trò chơi và truyện cổ tích. Thiếu
những cái đó, trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo. Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi
vào thế giới của những điều thiện, tạo được sự đồng cảm và là một phương
tiện bồi dưỡng năng lực, trí tuệ mà không một phương tiện nào có thể sánh
kịp. Thiếu giáo dục âm nhạc thì không thể phát triển trí tuệ của trẻ em một
cách đầy đủ được.
Sự yêu thích âm nhạc của trẻ diễn ra một cách tự nhiên như là một nhu
cầu không thể thiếu. Để trẻ phát triển một cách toàn diện, phù hợp với xu thế
của thời đại, bên cạnh những môn văn hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa
các môn nghệ thuật như Âm nhạc, Mĩ thuật vào chương trình phổ thông.
Trong chương trình Âm nhạc cấp Tiểu học, phân môn chủ đạo và xuyên suốt
là phân môn “Học hát”. Qua học hát, các em có ý thức về việc hát đúng cao
độ, trường độ và tập hát diễn cảm để từ đó kết hợp vói các động tác phụ họa
khi biểu diễn tại lớp cũng như các hoạt động âm nhạc khác, Học sinh được
giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc,
có ý thức tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc ở lớp, ở trường…
4 4
Là giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường tiểu học, tôi nhận thấy tầm
quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm giúp
các em tiếp cận tốt hơn với kênh hình, kênh tiếng, Kênh chữ và tạo hứng thú
học tập bộ môn là nền móng vững chắc để hình thành và phát triển các kĩ năng
ca hát của các em. chính vì thế tôi lựa chọn đè tài:
“Ứng dụng CNTT
nâng cao hiệu quả giảng dạy môn âm nhạc lớp 3″
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Thông thường khi học hát, học sinh muốn hát đúng giai điệu, việc đầu
tiên là các em phải tập trung nghe câu nhạc giáo viên thể hiện trên đàn hoặc
nghe giáo viên hát mẫu để từ đó tiếp thu đường nét giai điệu, âm hình tiết tấu
của từng câu hát. Đây cũng là một trong những phương pháp để phát triển tai
nghe cho các em. Qua đó, các em sẽ dần hình thành trí nhớ âm nhạc cho mình.
Nhưng phương pháp này cúng có hạn chế nhất định vì kém sinh động chưa
thực sự hấp dẫn. Tôi nhận thấy, chính trong quá trình học hát, qua từng bài,
các em được quan sát các hình thức trình bày bài hát với kênh hình, kênh
tiếng, kênh chữ sinh động, đem lại cảm hứng học tập hơn, mức độ cảm thụ âm
nhạc của các em từng bước được nâng cao, khả năng nắm bắt chính xác cao độ
cũng như trường độ của bài hát được nâng lên rõ rệt.
1.1. Thuận lợi:
Trong thực tế giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường tiểu học Lương Thế
Vinh, tôi nhận thấy có những thuận lợi sau:
1.1.1. Trường tiểu học Lương Thế Vinh được công nhận đạt chuẩn mức
II và chuẩn Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn, cơ sơ vật chất của nhà trường được
nâng cấp khang trang. cảnh quan sạch đẹp, có phòng học riêng cho bộ môn âm
5 5
nhạc với các thiết bị phục vụ bộ môn tương đối đầy đủ và hiện đại như máy
tính, máy chiếu…
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên và
học sinh hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.
1.1.2. Hầu hết học sinh khối lớp 3 có cùng độ tuổi nên có sự đồng đều
về nhận thức và đặc biệt các em rất thích học âm nhạc nên các em luôn có sự
say mê, hứng thú đối với môn học.
Những bài hát trong chương trình là những bài hát có lời ca hay, trong
sáng, được viết ở các nhịp
2 4
;
3 4
;
4 4
với tiết tấu và hình thức âm nhạc đơn giản,
giai điệu đẹp, âm vực các bài hát thường không quá quãng 9, phù họp với tâm
sinh lý của học sinh lớp 3.
1.1.3. Là giáo viên chuyên, được đào tạo cơ bản về âm nhạc, là giáo
viên cốt cán bộ môn, đã được phòng giáo dục cử đi học lớp tin học phục vụ
trong giảng dạy, tôi có cơ hội đem những kiến thức của mình giảng dạy cho
học sinh và chia sẻ cùng đồng nghiệp.
Là giảng viên cốt cán bộ môn Âm nhạc cấp tiểu học tỉnh Nam Định, tôi
được tham gia trực tiệp các đợt tập huấn chuyên môn của Bộ GD – ĐT nên có
điều kiện nắm bắt tốt hơn về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy
âm nhạc ở Tiểu học.
1.2. Khó khăn:
Tuy nhiên, trước khi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình
giảng dạy môn Âm nhạc tôi đã gặp những khó khăn sau:
1.2.1. Các tư liệu, phần mềm ứng dụng về âm nhạc chưa nhiều và còn
hạn chế về nội dung. Những ngày đầu máy tính trong phòng âm nhạc màn
hình nhỏ và chưa được kết nối mạng internet.
6 6
Khi sử dụng một số phần mềm viết nhạc như Encore, Final, Sibelius
chụp màn hình rồi insert vào trong Word hoặc PowerPoint thì hình bị răng
cưa, in ấn và trình chiếu không được đẹp.
Thời gian đầu, được tiếp xúc với công nghệ thông tin học sinh còn bỡ
ngỡ, hiếu kì nên lớp học hơi ồn ào.
1.2.2. Khi giảng dạy còn nhiều bài học sinh đã hát thuộc trước khi được
học nhưng hát chưa chính xác cao độ và trường độ.
* Trường họp 1:
Thuộc bài hát nhưng có những chỗ không hát đúng trường độ, tiết tấu
của bài:
Ví dụ: Bài hát “Quốc ca Việt Nam” – Nhạc và lời: Văn Cao
Khi tôi dạy đến câu “Đường vinh quang xây xác quân thù…”, tôi đàn
cho học sinh nghe giai điệu 2 lần và hát mẫu 1 lần như sau:
Hầu hết học sinh hát thành:
Hoặc như câu hát: Tiến lên! cùng tiến lên, nước non Việt nam ta vững
bền.
#
# # #
7 7
Học sinh hát thành:
Trong bài hát: Em yêu trường em – Nhạc và lời Hoàng Vân
Câu hát:
Học sinh hát thành:
* Trường hợp 2:
Thuộc bài hát nhưng có những chỗ hát không đúng cao độ, làm cho giai
điệu của bài hát không còn tính chính xác.Thuéc bµi h¸t nh-ng cã nh÷ng chç
h¸t kh«ng ®óng cao ®é, lµm cho giai ®iÖu cña bµi kh«ng cßn tÝnh chÝnh x¸c.
Ví dụ: Bài hát “Quốc ca Việt Nam” – Nhạc và lời: Văn Cao
Câu hát: Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, tiếng ngừng có cao độ là
nốt La nhưng học sinh thường hát tiếng ngừng với cao độ là nốt Si giống với
tiếng thù ở câu hát trước đó.
1.2.3. Có bài hát các câu hát liền nhau giồng nhau về lời ca nhưng khác
nhau về cao độ học sinh thường hát câu hát đó cùng một cao độ như nhau.
Ví dụ: Bài hát Con chim non – Dân ca Pháp.
2 câu hát: Hòa tiếng hát véo von
# # 4 4 4 4
8 8
Hòa tiếng hát véo von
Học sinh thường hát thành:
1.2.4. Hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt có 6 thanh: huyền, sắc, nặng, hỏi,
ngã và thanh không, vì vậy khi hát lời ca học sinh thường bị ảnh hưởng bởi
cảm giác của dấu thanh làm cho sai cao độ.
* Ví dụ: Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết – Nhạc và lời Mộng Lân. Tiếng
trò cao độ là nốt Pha nhưng khi tập hát bị cảm giác của dấu huyền các em
thường hát thấp xuống nốt Rê.
2. Mô tả giải pháp sau khi áp dụng sáng kiến.
2.1. Giải pháp khắc phục việc thiếu tư liệu, phần mềm, phương tiện
phục vụ giảng dạy âm nhạc và những hạn chế của các phương tiện, phần mềm
viết nhạc sẵn có:
Khi gặp những khó khăn như trên, tôi đã mất nhiều ngày tư duy, tìm
kiếm tư liệu và thử áp dụng nhiều phương pháp để có cách truyền đạt tới học
sinh sao cho đơn giản, dễ hiểu và sinh động. Qua một thời gia, với những trải
# # # #
9 9
nghiệm của bản thân, tôi xin được trình bày những giải pháp mà tôi đã thực
hiện trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy
âm nhạc.
Trước tiên tôi tham mưu với nhà trường để phòng âm nhạc được nối
mạng internet và trang bị âm thanh, màn hình phù hợp, Với các thiết bị dạy
học được cấp, tôi khai thác triệt để tính năng của đàn Piano và đàn phím điện
tử trong giảng dạy bởi độ cao của đàn rất chính xác, hệ thống âm sắc và tiết
tấu của đàn tương đối hoàn chỉnh tạo cho học sinh sự hứng thú say mê hơn khi
học tập, âm nhạc thấm vào các em một cách tự nhiên hơn.
Việc hát mẫu cũng được tôi kết hợp sử dụng thường xuyên, bởi khi thể
hiện bài hát cần phải hát tròn vành, rõ chữ. Do đó, người giáo viên ngoài việc
sử dụng đàn để xác định độ cao chuẩn xác cũng cần phải hướng dẫn học sinh
hát đúng giai điệu, thể hiện được sắc thái của bài hát thông qua việc hát mẫu
của mình và cho học sinh xem các video clip nhạc thiếu nhi tải trên mạng, đặc
biệt là các bài hát có sử dụng dấu luyến và những ca từ khó phát âm để học
sinh bắt trước. Khi được xem những hình ảnh sinh động đó các em rất hào
hứng luyện tập
Ngoài ra, việc chuẩn bị bài dạy là khâu quan trọng nhất, quyết định cho
thành công của tiến trình dạy học trên lớp.
Một số đồng nghiệp hỏi tôi: “Muốn trình bày trong Winword hoặc
PowerPoint vừa tài liệu vừa bản nhạc thì phải làm thế nào? Nếu viết bằng
Encore…, chụp màn hình rồi insert vào trong Word hoặc PowerPoint thì hình
bị răng cưa, in ấn và trình chiếu không được đẹp”.
Cách đây vài năm về trước, tạp chí “Làm Bạn Với Máy Vi Tính” có giới
thiệu cách dùng font Musiqwik và Musisync để có thể viết nhạc ngay trong
trình soạn thảo văn bản như Word chẳng hạn cho dễ trình bày và in ấn, nhưng
bài viết chỉ nói thoáng qua. Tôi đã nhiều ngày tìm hiểu trên mạng internet qua
các diễn đàn của những người làm âm nhạc để biết cách sử dụng và chia sẻ
10
10
kinh nghiệm của mình cho các bạn đồng nghiệp trong việc soạn bài và
trình bày tài liệu có kèm bản nhạc, thí dụ như hình minh họa dưới đây:
Ngoài đồng lúa chín thơm. Con chim hót trong vườn
Nốt nhạc và chữ viết rất sắc nét
* Những điều cần nhớ khi soạn nhạc với ứng dụng này
a) Trước hết, là các bản nhạc được viết ở ngay trên trang tài liệu này
mà không cần phải dùng Encore, Final, Sibelius hoặc chương trình soạn nhạc
nào khác cả. Bản nhạc ở đây thực chất là những phông chữ, cách dùng như
bao phông chữ khác vậy, nghĩa là cũng có thể bôi đen để chọn, căn lề, tăng
giảm kích thước v.v… Chúng ta thay vì dùng phông chữ (thí dụ như VNITimes) để gõ ra văn bản chẳng hạn, thì nay ta lại dùng phông chữ Musiqwik
để gõ ra bài nhạc mµ thôi, chẳng hạn như gõ chữ A trong VNI-Times thì ra
chữ A, nhưng gõ chữ A bằng font Musiqwik thì ra nốt Si móc đơn. Nguyên
tắc chủ yếu là vậy.
b) Tiếp đến, cần lưu ý là người thiết kế các font Musiqwik (nốt nhạc
trong khuông) và font Musisync (nốt nhạc rời) chỉ để cho chúng ta tạm thời
viết những bản nhạc thông thường như ở trên mà thôi, chứ khó sử dụng khi
viết một bản giao hưởng. Vì vậy cho nên các bạn tuỳ cơ sử dụng làm sao cho
thích hợp trong công việc. Bản nhạc có thể bao gồm hầu hết các ký tự âm nhạc
và lời (vì lời chúng ta soạn bằng Word).
c) Việc add fonts cũng bình thường như bao phông chữ khác. Sau khi có
được fonts viết nhạc, trong thư mục sẽ có nhiều tập tin, nhưng các bạn chỉ cần
3 phông chữ chủ yếu là Musisync, Musiqwik và MusiqwikB (icon có ký hiệu
TrueType 2 chữ T lồng vào nhau), các bạn install 3 fonts đó vào thư mục
Fonts của Windows là sử dụng được ngay như những phông chữ TrueType
thông thường khác (có máy cần phải restart lại).
‘&=2===G==!==W=====K====K==!===Z==9===J==!===Z=====K====J==!==X==9=G=!
11
11
d) Ngoài Word ra, bạn vẫn có thể dùng nó trong các chương trình khác
như PowerPoint, Wordpad, Notepad, CorelDraw, Photoshop… chẳng hạn, vì
nó là font TrueType. Khi in ra, các nốt nhạc và khuông nhạc rất sắc nét.
Nhưng xin hãy cẩn thận là khi đem tài liệu ấy đi in ở những máy tính khác thì
máy tính đó cũng phải có các fonts này mới được. Nhiều khi soạn ở nhà thì
thấy nghiêm chỉnh, nhưng khi đưa sang máy khác để in hoặc trình chiếu thì lại
không thấy đâu. Muốn để Word tích hợp sẵn Font nốt nhạc này vào trong văn
bản, khi nhấn Save As để lưu, ta nhấn Tools menu – Save Options – Embed
TrueType Fonts – OK – sau đó mới nhấn nút Save, lúc ấy tài liệu văn bản đã
được nhúng Font nốt nhạc này vào nên ta có thể mang theo mở trên các máy
tính khác thì sẽ hiển thị in ấn và trình chiếu chính xác. (Cách này cũng thường
được áp dụng cho các font Thư pháp, có thể nhúng vào trong Word đưa sang
máy tính khác dù không có font thư pháp ấy vẫn hiển thị và in ấn chính xác).
12
12
e) Các fonts này được tác giả Robert Allgeyer thiết kế đã đặt sẵn cũng
có thể nhúng (embed) vào trong tài liệu dạng PDF, cho nên đây là một lợi thế
rất lớn. Nghĩa là nếu bạn soạn tài liệu (gồm văn bản và bản nhạc) trên
Winword, bạn có thể dùng CutePDFWriter, chuyển file Word (*.doc) thành
file dạng PDF thì rất tiện khi mang đi nơi khác, vì file PDF đã được nhúng sẵn
fonts Musi này vào luôn rồi nên các máy tính khác không cần có font Musi
này cũng vẫn đọc được và in ấn chính xác. Điều này rất tiện dụng vì hầu như
ngày nay dạng PDF ở đâu cũng dùng, nhất là chuyển giao trên mạng Internet
rất thuận tiện.
* Cách viết nhạc trong Word
Như tôi đã viết ở trên, bản nhạc ở đây cũng chỉ là phông chữ mà thôi,
các ký tự trên bàn phím trong phông chữ này hiển thị mỗi nốt nhạc ở một vị trí
khác nhau, ta muốn ghi nhạc thì ta cần biết ký tự nào trên bàn phím tương ứng
với nốt nhạc nào. Quả thật không dễ dàng gì để nhớ cho hết ký tự nào là nốt
gì, cho nên cách hay nhất là ký tự nào ta biết thì ta gõ trực tiếp, ký tự nào
không nhớ thì ta dùng lệnh Insert symbols để chèn vào, symbols đây chính là
phông chữ Musiqwik. Ta cũng có thể nâng cao kỹ năng trong Word bằng cách
đặt nốt nhạc hay ký tự nào quen dùng thành phím tắt cho dễ sử dụng theo ý
mình, bằng cách chọn nốt trong bảng Insert Symbol, click vào nút Shortcut
key, click tổ hợp phím bạn muốn gõ tắt vào khung rồi OK là xong thôi.
Để chèn nhạc, ngay trong tài liệu, bạn chọn insert Symbol, chọn trong
khung Font là Musiqwik rồi nhấp đúp vào nốt nhạc mình cần, sau khi viết
xong khuông nhạc có nốt (tức là dùng font Musiqwik), bạn nhấn Enter để
xuống hàng và gõ lời nhạc bằng tiếng Việt với phông chữ bình thường.
13
13
Theo hình trên là tôi đã đặt phím tắt Ctrl+Alt+W dùng để ghi vạch nhịp
ngoài bên trái. Riêng một số ký tự khác khá quen thuộc thì chúng ta nên nhớ
cho quen dần, thí dụ như khi dùng font Musiqwik, ta gõ dấu & thì nó thành
khóa Son ngay, gõ dấu = thì nó thành khuông nhạc ngay, dần dần rồi ta quen
và chắc chắn là sẽ nhanh. Trên bảng Insert Symbol, khi ta chọn một ký tự nốt
nhạc thì các thông tin về nó sẽ hiển thị ngay bên dưới.
Cách trên dùng để viết các nốt nhạc trên khuông, còn nếu các bạn muốn
viết các nốt nhạc rời hoặc viết bài tập tiết tấu thì các bạn sẽ dùng font
Musisync, cách dùng cũng như trình bày ở trên.
Cách viết này chỉ dùng cho các bản nhạc để minh hoạ khi giảng dạy, vì
khi viết cần nhiều thời gian hơn các phần mềm viết nhạc khác. Tuy nhiên khi
dùng cách này thì in ấn hoặc trình chiếu các nốt nhạc sẽ rất đẹp vì các nốt

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *