dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Trị năm 2023 2024

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Quảng Trị năm 2023 2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ ĐỀ THI CHÍNH THỨC     
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT Khóa thi ngày 19 tháng 9 năm 2023 MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề  

Câu 1. (5,0 điểm)

1. Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy biến hoá sau:

2. Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: NaHSO4, Na2­CO3, BaCl2, NaCl, Mg(NO3)2, AlCl3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

3. Oxi hóa 28,8 gam Mg bằng a mol hỗn hợp khí A gồm oxi và ozon có tỉ khối so với H2 bằng 20, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan X bằng một lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y chứa (m + 90,6) gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a.

4. Cho hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 bM và Cu(NO3)2 2bM, thu được 45,2 gam chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư; thu được 0,7 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của b.

Câu 2. (5,0 điểm)

1. Nung hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và Cu ở nhiệt độ cao (không có mặt O2), thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch chứa AgNO3, thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Cho dung dịch HCl vào E, thu được khí NO. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

2. Viết phương trình hóa học trong các trường hợp sau:

a) Cho FeS2 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

b) Cho Na2S tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2.

c) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch Na2S.

d) Cho dung dịch KHSO4 tác dụng với Fe.

3. Hoà tan Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư; thu được dung dịch D và khí E không màu, E được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch bão hoà NH4NO2. Chia dung dịch D làm 2 phần. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào phần thứ nhất. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào phần thứ hai, thấy có khí thoát ra. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

4. Khi hòa tan hoàn toàn 7,68 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư hoặc khi hòa tan hoàn toàn 3,84 gam muối sunfua của kim loại này trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì lượng khí SO2 sinh ra từ sản phẩm khử là như nhau (SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4).

a) Viết quá trình oxi hoá kim loại và muối sunfua của kim loại.

b) Xác định kim loại M.

Câu 3. (4,0 điểm)

1. Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ sau đây:

a) NaCl + H2SO4 đặc, nóng →           

b) KMnO4 + H2SO4 + HNO2

c) FeSO4 + KHSO4 + KMnO4 →        

d) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O

2. Từ các chất H2O, đá vôi, NH3, O2, chất xúc tác và điều kiện cần thiết có đủ, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: NH4HCO3, NH4NO3.

3. Hỗn hợp A gồm Fe và Zn. Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần 1 bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,2 mol khí. Hòa tan hoàn toàn phần 2 bằng 0,8 lít dung dịch chứa đồng thời HNO3 2M và HCl 2M, thu được 0,4 mol hỗn hợp khí B gồm N2O, NO có tỉ khối so với khí hiđro bằng 16,75 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 262 gam kết tủa. Tính số mol của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

4. Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe và Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch chứa 0,775 mol HCl (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 0,06 mol H2 và 250 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng; thu được dung dịch Z chứa 3 chất tan và 0,09 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 103,22 gam chất rắn. Tính nồng độ phần trăm FeCl3 trong Y.

Câu 4. (6,0 điểm)

1. Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy biến hoá sau:

Biết C1, C2, B1, B2 là các chất hữu cơ khác nhau.

2. Cho hiđrocacbon X tác dụng với dung dịch brom dư, thu được dẫn xuất tetrabrom chứa 75,83% brom theo khối lượng. Khi X cộng brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được cặp đồng phân cis-trans.

a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X.

b) Viết phương trình phản ứng của X với lần lượt: dung dịch KMnO4 (trong môi trường H2SO4), dung dịch AgNO3/NH3, H2O (xúc tác Hg2+/H+), HBr theo tỉ lệ mol X : HBr = 1 : 2.

3. Tìm các chất thích hợp và hoàn thành các phản ứng sau:

a) C5H6O4 + NaOH → A + B + C                               b) A + H2SO4 → D + Na2SO4

c) A + NaOH E + F                                      d) C + E  G

đ) C + dung dịch AgNO3/NH3 → H + J + Ag             e) H + NaOH → L + K + H2O

g) D + dung dịch AgNO3/NH3 → I + J + Ag               h) L + NaOH  M + F

4. Hỗn hợp M gồm hai hợp chất hữu cơ mạch hở P và Q (chỉ chứa C, H, O) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức và hai muối của hai axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 22,1 gam hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 18,5 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 44,2 gam hỗn hợp M cần vừa đủ 2,85 mol O2, dẫn toàn bộ sản phẩm thu được qua dung dịch Ca(OH)2 dư, kết thúc phản ứng, thu được 230 gam kết tủa. Xác định công thức cấu tạo của P và Q.

5. Hợp chất hữu cơ X1 chỉ chứa các nguyên tố C, H, O và phân tử chỉ có một loại nhóm chức. Trong X1, tỉ lệ khối lượng C và H tương ứng là 72 : 7. Biết phân tử khối của X1 nhỏ hơn 280 và X1 chứa 28,829% O về khối lượng.

a) Xác định công thức phân tử của X1.

b) Cho 0,1 mol X1 phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch Y1. Làm bay hơi Y1, thu được hơi nước và hỗn hợp chất rắn khan Z1. Cho Z1 phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được hai axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp và hợp chất hữu cơ T (phân tử khối của T nhỏ hơn 128). Xác định công thức cấu tạo của X1 và T.

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5;

 Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108

—————– HẾT —————–

Thí sinh được phép sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Bảng tính tan

Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh: ………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊKỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT Khóa thi ngày 19 tháng 9 năm 2023

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC

MÔN HÓA HỌC

(Hướng dẫn chấm có 07 trang)

Câu 1. (5,0 điểm)

1. Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy biến hoá sau:

2. Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: NaHSO4, Na2­CO3, BaCl2, NaCl, Mg(NO3)2, AlCl3. Viết  phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

3. Oxi hóa 28,8 gam Mg bằng a mol hỗn hợp khí A gồm oxi và ozon có tỉ khối so với H2 bằng 20, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan X bằng một lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y chứa (m + 90,6) gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a.

4. Cho hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 bM và Cu(NO3)2 2bM, thu được 45,2 gam chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư; thu được 0,7 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của b.

CâuÝNội dungĐiểm
Câu 11Na2CO3 + CaCl2  CaCO3 + 2NaCl Ca(HCO3)2 + 2NaOH  CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O CaCO3 + 2HCI  CaCl2 + CO2 + H2O CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O 2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 + 2HCl  CaCl2 + 2CO2 + 2H2O CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2  2CaCO3 + 2H2O2,0
2* Lần lượt nhỏ vài giọt phenolphtalein vào từng dung dịch mẫu thử – Nhận ra dung dịch NaCO3 do xuất hiện màu hồng, 4 dung dịch còn lại không có hiện tượng gì. * Lần lượt cho dung dịch NaCO3 vào mỗi dung dịch mẫu thử còn lại: – Dung dịch có khí không màu, không mùi bay ra, dung dịch thu được trong suốt là NaHSO4 2NaHSO4 + NaCO3  2Na2SO4 + CO2 + H2O – Dung dịch có khí không màu, không mùi bay ra, kết tủa keo trắng là AlCl3  2 AlCl3 + 3NaCO3 + H2O  2Al(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl – Hai dung dịch xuất hiện kết tủa trắng là BaCl2 và Mg(NO3)2  BaCl2 + NaCO3  BaCO3 + 2NaCl  Mg(NO3)2 + NaCO3  MgCO3 + 2NaNO3 – Dung dịch không có hiện tượng gì là NaCl * Nhỏ dung dịch NaHSO4 vừa nhận được vào 2 mẫu thử từ 2 còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa trắng là BaCl2, không có hiện tượng gì là Mg(NO3)2  2NaHSO4 + Ba­Cl2  BaSO4 + Na2SO4 + 2HCl1,0
3Bảo toàn khối lượng: mO = (m – 28,8) gam1,0
4PTHH: Ag + 2HNO3 đặc  AgNO3 + NO2 + H2O (1)  Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O (2) – Giả sử Y chỉ có a mol Ag: a=45,2 : 108 ≈ 0,419 mol   – Giả sử Y có b mol Ag và 2b mol Cu: – Như vậy hỗn hợp Y gồm a mol Ag và mol Cu Theo (1,2):1,0

Câu 2. (5,0 điểm)

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hoá học

Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay