Đề thi HSG môn hóa lớp 10 trường THPT Ea Rốk Đắk Lắc Năm 2022 2023
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN
Câu 1: (4,0 điểm)
1. ( 2 điểm )
X và Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X, Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16.
Hợp chất A có công thức XYn , có đặc điểm
– X chiếm 15,0486% về khối lượng.
– Tổng số proton là 100.
– Tổng số neutron là 106.
a. Xác định số khối và tên nguyên tố X, Y. Cho biết bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng trên X, Y
b. Biết X, Y tạo với nhau hai hợp chất là A và B. Viết cấu trúc hình học và cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm của A, B
c. Viết các phương trình phản ứng giữa A với P2O5 và với H2O. Các phương trình phản ứng của B với O2 và với H2O
2. ( 2 điểm )
a. Uranium phân rã phóng xạ thành thorium theo chuỗi sau:
Hãy viết đầy đủ các phản ứng của chuỗi trên
b. Carbon 14 phân rã phóng xạ theo phản ứng sau:
Biết rằng chu kì bán rã của carbon 14 là 5730 năm. Hãy tính tuổi của một mẫu gỗ khảo cổ có độ phóng xạ bằng 72% độ phóng xạ của mẫu gỗ hiện tại.
c. Một mẫu đáđược tìm thấy với thành phần: 13,2 (mg) 238U và 2,06 (mg) 206Pb. Biết trong quá trình phân rã 238U thành 206Pb có chu kì bán hủy là 4,51.109 (năm). Tính tuổi của mẫu đá đó.
Đáp án và thang điểm câu 1:
1 | a. Gọi Px, Py lần lượt là số proton của X và Y Nx, Ny lần lượt là số nơtron của X và Y Ta có: Px + n Py = 100 (1) Nx + n Ny =106 (2) Þ (Px + Nx) + n(Py + Ny) =206 Þ Ax + n Ay = 206 (3) Mặt khác: (4) Từ (3) và (4): Ax = Px + Nx = 31 (5) Trong X có: 2Px – Nx = 14 (6) Từ (5) và (6): Px =15; Nx=16 Þ Ax= 31 X là photpho 15P có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p3 nên electron cuối cùng có bộ bốn số lượng tử là: n=3; l=1; m= +1, s= +1/2 Thay Px=15, Nx=16 vào (1),(2) ta có nPy =85 ; nNy= 90 nên: 18Py -17Ny =0 (7) Mặt khác trong Y có 2Py –Ny =16 (8) Từ (7) và (8): Py= 17; Ny=18 Þ Ay = 35 và n=5 Vậy: Y là Clo 17Cl có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p5 nên electron cuối cùng có bộ bốn số lượng tử là: n=3; l=1; m= 0, s= -1/2 b. A: PCl5 ; B: PCl3 * Cấu tạo của A: – PCl5 có cấu trúc lưỡng tháp tam giác – Nguyên tử P ở trạng thái lai hóa sp3d Cl Cl P Cl Cl Cl * Cấu tạo của B: – PCl3 có cấu trúc tháp tam giác – Nguyên tử P ở trạng thái lai hóa sp3 P Cl Cl Cl c. 3PCl5 + P2O5 → POCl3 PCl5 + 4H2O → H3PO4 + 5HCl 2PCl3 + O2 → 2POCl3 PCl3 + 3H2O → H3PO4 + 3HCl | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,125 0,125 0,125 0,125 |
2. | a. b. Ta có: năm c. – Khối lượng 238U đã phân hủy là – Khối lượng 238U ban đầu là : 13,2 + 2,38 = 15,58 (mg) – năm | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 |
Câu 2: (4 điểm)
- (2 điểm) Cho độ biến thiên nồng độ chất phản ứng theo thời gian được biểu diễn theo bảng như sau:
t (s) | 0 | 20 | 40 | 60 |
[A] mol/l | 0,4 | 0,2 | 0,1 | 0,05 |
Tính tốc độ tức thời của phản ứng tại giây thứ 20.
2. (2 điểm) Nitrosyl clorua NOCl khi đun nóng sẽ phân hủy thành NO và Cl2 theo phương trình:
2 NOCl 2 NO + Cl2
Cho ở 2980 K
NOCl | NO | Cl2 | |
DH0298 (kJ/mol) | 51,71 | 90,25 | 0 |
DS0298 (J/mol) | 264 | 211 | 233 |
Tính KP của phản ứng ở 475 0K
Đáp án và thang điểm câu 2:
1 | Với phản ứng bậc 1: C1 = C0.e C2 = C0 .e k là hằng số tốc độ phản ứng lnC1 – lnC2 = k(t2 – t1) Nếugiá trị ki thu được trong thí nghiệm có giá trị xấp xỉ nhau cho các cặp (Ci; ti) thì có thể kết luận là phản ứng bậc 1 Ta có: phản ứng trên là phản ứng bậc 1 Tốc độ phản ứng tức thời tại giây thứ 20: V = k.C20 = 0,035.0,2 = 0,007 mol. lít -1.s-1. | 0,5 0,5 0,5 0,5 |
2 | DH=2.90,25.103 +0-2.51,71.103 =77080 J/mol DS= 2.211+233 -2.264 =127 J/mol DG= 77080 – 298.127 = 39234 J và lnKp(298) == – 15,8357 lnKp(475 K) =*[–]+lnKp(298) Kp=0,01436 | 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 |
Câu 3: (4 điểm)
1. Cho dung dịch A chứa FeCl3 0,01M. Giả thiết rằng Fe(H2O)63+ (Viết tắt là Fe3+) là acid một nấc với hằng số phân li là Ka = 6,3.10-3.
a. Tính pH của dung dịch A.
b. Tính pH cần thiết để bắt đầu xảy ra sự kết tủa Fe(OH)3 từ dung dịch A.
Biết Fe(OH)3 có Ks = 6,3.10-38
c. Ở pH nào thì sự kết tủa Fe(OH)3 từ dung dịch A xảy ra hoàn toàn? Giả thiết kết tủa được coi là hoàn toàn khi hàm lượng iron còn lại trong dung dịch 10-6M.
2. Tính độ tan của CaF2 trong dung dịch đệm có pH= 2.
Biết Ks(CaF2) = 10-10,41, HF có pKa = 3,17.
Đáp án và thang điểm câu 3:
1a. | Xét các cân bằng điện li H+ trong A: (1) Fe3+ + H2O ⇄ Fe(OH)2+ + H+ Ka = 6,3.10-3 (2) H2O ⇄ H+ + OH– Kw = 10-14 Ta thấy Ka.CFe3+ >> KW Do đó cân bằng (1) quyết định pH của hệ: Xét cân bằng (1): Fe3+ + H2O ⇄ Fe(OH)2+ + H+ Ka = 6,3.10-3 [ ] 0,01 – x x x Ta có: x = 5,39.10-3 pH = -lg[H+] = 2,27 | 0,5 0,5 |
1b | Có Ks = [Fe3+].[OH–]3 suy ra (*) (**) Lại có [Fe3+] + [Fe(OH)2+] = CFe3+ = 0,01M (***) Từ (**) và (***) [Fe3+] + = 0.01M (****) Kết hợp (*) và (****): (1+[OH–].) = 0,01 tính được [Fe3+] = 0,00399M và [OH–] = 2,51.10-12 pH = 2,4. | 0.5 0,5 0,5 |
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa