Đề thi HSG môn hóa lớp 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành Đắk Lắc Năm 2022 2023
Câu 1: ( 4 điểm)
1.1:Hợp chất A tạo thành từ các ion M+ và X2- (tạo ra từ các nguyên tố M và X). Trong phân tử A có 140 hạt các loại, trong đó hạt mang điện bằng 65,714% tổng số hạt. Số khối của M hơn X là 23. Xác định tên M và X ,công thức hợp chất A?
1.2:Nguyên tố X thuộc chu kỳ 3 có các giá trị năng lượng ion hóa như sau:
I1 | I2 | I3 | I4 | I5 | I6 |
557 | 1816 | 2744 | 11576 | 14829 | 18357 |
Nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng đặc trưng bởi 4 số lượng tử : n = 3 , l = 1 , ml = 0 , ms =
a. Xác định tên và vị trí của X , Y trong bảng tuần hoàn.
b. Cho biết loại liên kết và công thức cấu tạo của phân tử XY3 .
1. 3:Viết công thức Lewis, dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion sau (có giải thích) và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm?
SO2; SO3; SO42- ; SF4; SCN–
Câu | Ý | Nội dung trình bày | Điểm |
I | 1.1 | 1,5 điểm | |
Hợp chất A: M2X Gọi ZM; NM là số p (số e); số neutron của M Gọi ZX; NX là số p (số e); số neutron của N Ta có: 2(2ZM + NM) + 2ZX + NX = 140 AM – AX = 23 Biến đổi ta được (4ZM + 2ZX) + (2NM + NX) = 140 4ZM + 2ZX = 92 AM + AX = 23 AM = 39; AX = 16 M là posphorus; X là Oxygen, công thức K2O | 0,25 0,5 0,25 0,25 0.25 | ||
1,2. a. b. | 1,25 điểm * Từ I3 đến I4 có bước nhảy đột ngột, vậy nguyên tố X có 2 electron hóa trị. X là Al ( Z= 13) * Y có4 số lượng tử : n = 3 , l = 1 , ml = 0 , ms = là nguyên tố Chlorine ( Z = 17) X: thuộc nhóm IIIA , chu kỳ 3 ; Y thuộc nhóm VIIA , chu kỳ 3 Viết CTCT – liên kết CHT | 0,25 0,5 0,25 0,25 | |
1.3. | 1,25điểm Phân tử Công thức Lewis Công thức cấu trúc Dạng lai hóa của NTTT Dạng hình học của phân tử SO2 AX2E sp2 Gấp khúc SO3 AX3 sp2 Tam giác đều SO42- AX4 sp3 Tứ diện SF4 AX4E sp3d Cái bập bênh SCN– AX2 Sp Đường thẳng | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 2. ( 4 điểm)
2.1:( 2 điểm) Cho biết ∆fHo298 (Al2O3) = -1675,7 kJ/mol; ∆fHo298 (Fe2O3) = -824,2 kJ/mol. Hãy tính ∆rHo298 phản ứng nhiệt nhôm và từ đó lí giải vì sao
a) trong thực tế phản ứng này tự duy trì sau khi được khơi mào (đốt nóng ban đầu).
b) Phản ứng này có thể dùng để hàn sắt, thép (tìm hiểu tài liệu khi cần).
2.2:(2điểm)Có cân bằng: N2O4 (k) 2NO2 (k). Cho 18,4gam N2O4 vào bình dung tích là 5,904 lít ở 270C.
a ) Lúc cân bằng áp suất của hỗn hợp khí trong bình là 1atm. Tính áp suất riêng phần của NO2 và N2O4 lúc cân bằng.
b Nếu giảm áp suất của hệ lúc cân bằng xuống bằng 0,5 atm thì áp suất riêng phần của NO2, N2O4 lúc này là bao nhiêu? Kết quả có phù hợp nguyên lý của Le Chatelier không ?
Câu 2 | ý | Nội dung trình bày | Điểm |
2.1 | a) | 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe ∆rHo298 = 1.∆fHo298 (Al2O3) + 2.∆fHo298 (Fe) – 2.∆fHo298 (Al) – 1.∆fHo298 (Fe2O3) ∆rHo298 = 1.( -1675,7) + 2.0 – 2.(0) – 1.( -824,2) = -851,5 kJ Để phản ứng xảy ra, cần nhiệt ban đầu để khơi mào một lượng bột Al và Fe2O3, sau khi phản ứng xảy ra sẽ tỏa nhiệt, nhiệt tỏa sẽ sẽ sử dụng để khơi mào lượng Al, Fe2O3 tiếp theo… và phản ứng cứ như vậy tiếp diễn. | 0,25 0,25 0,25 0,5 |
b) | Phản ứng nhiệt nhôm tỏa rất nhiều nhiệt nên có thể làm nóng chảy sắt, thép. Phản ứng lại sinh ra sắt dạng nóng chảy nên lượng sắt này dùng để hàn gắn sắt thép. Thêm vào đó, Al2O3 sinh ra lại nổi lên trên bảo vệ bề mặt trong lúc hàn, hạn chế sự oxi hóa sắt thép. | 0,75 | |
2.2 | a) | N2O4 2NO2 Ban đầu 0,2 0 Cân bằng 0,2 – x 2x Tổng số mol có trong hệ lúc cân bằng: 0,2 – x + 2x = 0,2 + x x = 0,04 (lúc cân bằng) = 0,08 mol (lúc cân bằng) = 0,2 – 0,04 = 0,16 mol Vì số mol N2O4 gấp đôi số mol NO2 nên áp suất N2O4 cũng gấp đôi của NO2 Vậy: | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
b) | Đặt khi cân bằng là P thì áp suất của N2O4 khi cân bằng là: 0,5 – P. Từ đó: Kết quả: So sánh với trường hợp trên: Vậy: Khi áp suất của hệ xuống thì cân bằng dịch chuyển sang phía làm tăng áp suất của hệ lên, nghĩa là sang phía có nhiều phân tử khí hơn (phù hợp nguyên lý). | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 (4,0 điểm)
3.1: (3điểm ) Cho cân bằng hóa học: N2 (g)+ 3H2 (g 2NH3 (g = -92 kJ.mol-1
Nếu xuất phát từ hỗn hợp chứa N2 và H2 theo tỉ lệ mol 1 : 3 thì khi đạt tới trạng thái cân bằng (ở 4500C và 300 atm) NH3 chiếm 36% thể tích.
a) Tính hằng số cân bằng KP.
b) Giữ nhiệt độ không đổi 4500C, cần tiến hành ở áp suất bao nhiêu để khi đạt cân bằng NH3 chiếm 50% thể tích?
c) Giữ áp suất không đổi 300 atm, cần tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ nào để khi cân bằng NH3 chiếm 50% thể tích?
3.2:(1điểm)Tính pH của dung dịch A chứa HCOOH 0,1M và HNO2 0,1M. Cho biết HCOOH và HNO2 có hằng số axit lần lượt là và .
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa