Đề thi HSG môn hóa lớp 10 trường THPT Quang Trung Đắk Lắc Năm 2022 2023
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN
Câu 1 (4điểm)
1. X, Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X, Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16.
Hợp chất A có công thức XYn, có đặc điểm:
- X chiếm 15,0486% về khối lượng
- Tổng số proton là 100
- Tổng số nơtron là 106
a. Xác định số khối và tên nguyên tố X, Y. Cho biết bộ bốn số lượng tử của e cuối cùng trên X, Y
b. Biết X, Y tạo với nhau hai hợp chất là A, B. Viết cấu trúc hình học và cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm của A, B.
c. Viết các phương trình phản ứng giữa A với P2O5 và với H2O
Viết các phương trình phản ứng giữa B với O2 và với H2O
2. Cho biết trị số năng lượng ion hoá thứ nhất I1(eV) của các nguyên tố thuộc chu kỳ II như sau:
Chu kỳ II | Li | Be | B | C | N | O | F | Ne |
I1 (eV) | 5,39 | 9,30 | 8,29 | 11,26 | 14,54 | 13,61 | 17,41 | 21,55 |
Nhận xét sự biến thiên năng lượng ion hoá thứ nhất của các nguyên tố trên. Giải thích.
ĐÁP ÁN
Câu 1 | Nội dung | Điểm |
1a (1,5đ) | a. Gọi PX, NX lần lượt là số proton và nơtron của X PY, NY lần lượt là số proton và nơtron của Y Ta có: PX + nPY = 100 (1) NX + nNY = 106 (2) | 0,25 |
Từ (1) v à (2): (PX+NX) + n(PY+NY) = 206 AX+nAY = 206 (3) Mặt khác: AX / (AX+nAY) = 15,0486/100 (4) | 0,25 | |
Từ (3), (4): AX = PX+NX = 31 (5) Trong X có: 2PX – NX = 14 (6) T ừ (5), (6): PX = 15; NX = 16 AX = 31 | 0,25 | |
X là photpho 15P có cấu hình e là : 1s22s22p63s23p3 nên e cuối cùng có bộ bốn số lượng tử là: n =3, l=1, m = +1, s = +1/2 | 0,25 | |
Thay PX = 15; NX = 16 vào (1), (2) ta có nPY = 85; nNY = 90 nên: 18PY – 17NY = 0 (7) Mặt khác trong Y có: 2PY – NY = 16 (8) Từ (7), (8): PY = 17; NY = 18 AY = 35 và n = 5 Vậy: Y là Clo 17Cl có cấu hình e là 1s2 2s22p63s23p5, nên e cuối cùng có bộ bốn số lượng tử là: n = 3; l =1; m = 0, s = -1/2 | 0,25 0,25 | |
1.b (1đ) | A: PCl5; – PCl5 có cấu trúc lưỡng tháp tam giác – Nguyên tử P ở trạng thái lai hoá sp3d | 0,25 |
0,25 | ||
B: PCl3 – PCl3 có cấu trúc tháp tam giác – Nguyên tử P ở trạng thái lai hoá sp3 | 0,25 | |
0,25 | ||
1c (0,5đ) | 3 PCl5 + P2O5 = POCl3 | 0,125 |
PCl5 + 4H2O = H3PO4 + 5 HCl | 0,125 | |
PCl3 + O2 = POCl3 | 0,125 | |
PCl3 + 3H2O = H3PO3 + 3 HCl | 0,125 | |
2 (1đ) | a. Nhìn chung năng lượng ion hoá tăng dần Giải thích: Từ trái sang phải trong một chu kỳ, điện tích hạt nhân của các nguyên tố tăng dần và số e ngoài cùng cũng tăng thêm được điền vào lớp n đang xây dựng dở. Kết quả các e bị hút về hạt nhân mạnh hơn làm bán kính nguyên tử giảm, dẫn đến lực hút của nhân với e ngoài cùng tăng làm e càng khó bị tách ra khỏi nguyên tử làm năng lượng ion hoá tăng | 0,5 |
b.Be và N có năng lượng ion hoá cao bất thường Giải thích: Be có cấu hình e: 1s22s2 có phân lớp s đã bão hoà. Đây là cấu hình bền nên cần cung cấp năng lượng cao hơn để phá vỡ cấu hình này N có cấu hình e: 1s22s22p3 phân lớp p bán bão hoà, đây cũng là một cấu hình bền nên cũng cần cung cấp năng lượng cao hơn để phá vỡ cấu hình này | 0,5 |
Câu 2 (4điểm)
1. Hằng số cân bằng của phản ứng :
H2 (k) + I2(k) 2HI (k) ở 6000C bằng 64
a. Nếu trộn H2 và I2 theo tỉ lệ mol 2:1 và đun nóng hỗn hợp tới 6000C thì có bao nhiêu phần trăm I2 tham gia phản ứng ?
b.) Cần trộn H2 và I2 theo tỉ lệ như thế nào để có 99% I2 tham gia phản ứng (6000C)
2.Một chất thải phóng xạ có chu kỳ bán hủy là 200 năm được chứa trong thùng kín và chôn dưới đất. phải trong thời gian là bao nhiêu để tốc độ phân rã giảm từ 6,5.1012 nguyên tử/phút xuống còn 3.10-3 nguyên tử/phút.
3 Tính nhiệt của phản ứng.
biết EC-H : +413KJ/mol EC-Cl : +339KJ/mol
ECl-Cl : + 243KJ/mol EH-Cl : + 427KJ/mol
Phản ứng trên tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?
ĐÁP ÁN
Câu 2 (4đ) | Nội dung | Điểm | ||
1. (2,0đ) | a. H2(k) + I2 (k) 2HI (k) 2mol 1mol x x 2x 2-x 1-x 2x 0,5đ | 0,25 0,5 | ||
x1 = 2,25(loại) x2 = 0,95 (nhận) => 95% I2 tham gia phản ứng | 0,25 | |||
b. H2(k) + I2(k) 2HI (k) n 1 n-0,99 0,01 1,98 n: nồng độ ban đầu của H2 KC = (1,98)2 = 64 (n-0,99)(0,01) n => cần trộn H2 và I2 theo tỉ lệ 7:1 | 0,5 0,5 | |||
2. (1đ) | 0,25 | |||
0,25 | ||||
3. (1đ) | = 4.413KJ + 3.243 – (413+ 3.339 + 3.427) = 2381KJ – 2711KJ = – 330KJ Phản ứng trên tỏa nhiệt | 0,5 0.5 | ||
Câu 3 (4 điểm)
- Có một dung dịch chứa các muối sunfat, sunfit và cacbonat của natri và amoni.
Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết từng muối
- Dung dịch X chứa K2Cr2O7 1M, BaCl2 0,01M, SrCl2 0,1M.
Tìm khoảng pH cần thiết lập vào dung dịch để tách hoàn toàn Ba2+ ra khỏi dung dịch.
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa