dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm

Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm

Bai tap hidrocacbon thom

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem thêm

Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon thơm 

Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon không no

Phân dạng bài tập hiđrocacbon không no

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ HIĐROCACBON THƠM

  1. Phản ứng thế (phản ứng clo hóa, brom hóa, nitro hóa)

Ví dụ 1: Khối lượng dung dịch HNO3 65% cần sử dụng để điều chế 1 tấn TNT , với hiệu suất 80% là:

A. 0,53 tấn. B. 0,83 tấn.                  C. 1,04 tấn.      D. 1,60 tấn.

Ví dụ 2: Cho 6,9 gam một ankylbenzen X phản ứng với brom (xúc tác Fe) thu được 10,26 gam hỗn hợp 2 dẫn xuất monobrom là Y và Z. Biết mỗi dẫn xuất monobrom đều chứa 46,784% brom trong phân tử.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. X, Y, Z lần lượt là:
  2. toluen, p-bromtoluen và m-bromtoluen.
  3. toluen, p-bromtoluen và o-bromtoluen.
  4. etylbenzen, p-brometylbenzen và m-bromtoluen.
  5. etylbenzen, p-brometylbenzen và o-bromtoluen.
  6. Hiệu suất chung của quá trình brom hoá là:

A. 60%. B. 70%.                        C. 80%.            D. 85%.

Ví dụ 3: Cho sơ đồ: C6H6 (X), (Y). Biết phân tử (X) chứa 11,382% nitơ; (Y) chứa 16,670% nitơ. Tên gọi của X, Y lần lượt là:

  1. nitrobenzen, o-đinitrobenzen.
  2. nitrobenzen, m-đinitrobenzen.
  3. 1,2-đinitrobenzen; 1,3,5-trinitrobenzen.
  4. 1,3-đinitrobenzen; 1,3,5-trinitrobenzen.

Ví dụ 4: Nitro hóa benzen được hỗn hợp hai chất nitro X, Y có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X, Y thu  được CO2, H2O và 2,24 lít N2 (đktc). Biết (MX < MY).

1.Hai chất nitro đó là:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2. B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3.

C. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4. D. C6H2(NO2)4 và C6H(NO2)5.

2. Phần trăm về số mol của X trong hỗn hợp là:

A. 25%. B. 75%.                                    C. 50%.            D. 60%.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Ví dụ 5: Hỗn hợp gồm 1 mol C6H6 và 3 mol Cl2. Trong bình kín có 0,5 mol bột Fe, to, hiệu suất 100%. Sau phản ứng thu được những chất hữu cơ gì ? bao nhiêu mol ?

A. 1 mol C6H5Cl ; 1 mol HCl ; 1 mol C6H4Cl2.

B. 1,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.

C. 1 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

D. 0,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.

. 2. Phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp

Ví dụ 1: Đề hiđro hoá 13,25 gam etylbenzen thu được 10,4 gam stiren. Trùng hợp lượng stiren này thu được hỗn hợp A gồm polistiren và stiren dư. Lượng A thu được tác dụng đủ với 100 ml dung dịch brom 0,3M.

  1. Hiệu suất phản ứng đề hiđro hoá là:
  2. 75%. B. 80%.                        C. 85%.            D. 90%.
  3. Hiệu suất của phản ứng trùng hợp là:
  4. 60%. B. 70%.                        C. 75%.            D. 85%.
  5. Khối lượng polistiren thu được là:
  6. 6,825 gam. B. 7,28 gam.     C. 8,16 gam.     D. 9,36 gam.
  7. Biết khối lượng mol trung bình của polistiren bằng 312000 đvC. Hệ số trùng hợp của polistiren là:
  8. 2575. B. 2750.           C. 3000.           D. 3500.

Ví dụ 2: Hiđro hoá hoàn toàn 12,64 gam hỗn hợp etylbenzen và stiren cần 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần về khối lượng của etylbenzen trong hỗn hợp là:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. 32,9%.             B. 33,3%.         C. 66,7%.         D. 67,1%.

III. Phản ứng oxi hóa

Ví dụ 1: Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xylen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

  1. 0,48 lít. B. 0,24 lít. C. 0,12 lít.        D. 0,576 lít.

Ví dụ 2: Đốt cháy m gam một đồng đẳng của benzen thu được m gam H2O. Công thức phân tử của đồng đẳng đó là:

  1. C9H12. B. C12H18.                C. C10H8.           D. C14H32.

Ví dụ 3: Đun nóng 3,18 gam hỗn hợp p-xilen và etylbenzen với dung dịch KMnO4 thu được 7,82 gam muối. Thành phần phần trăm về khối lượng của etylbenzen trong hỗn hợp là:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. 33,33%. B. 44,65%.       C. 55,35%.       D. 66,67%.

Ví dụ 4: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzen A, B thu được H2O và  30,36 gam CO2. Công thức phân tử của A và B  lần lượt là:

  1. C6H6 ; C7H8. B.  C8H10 ; C9H12.
  2. C7H8 ; C9H12. D. C9H12 ; C10H14.

Ví dụ 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,65 gam một ankylbenzen X cần 29,4 lít không khí (đktc). Oxi hoá X thu được axit benzoic. Giả thiết không khí chứa 20% O2 và 80% N2. Công thức cấu tạo X là:

                                                                       

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

 

  1. HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬN DỤNG
  2. Phản ứng thế (phản ứng clo hóa, brom hóa, nitro hóa)

* Mức độ vận dụng

Câu 1: Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là :

  1. 14 gam. B. 16 gam.    C. 18 gam.    D. 20 gam.

Câu 2: Các quá trình dưới đây được tiến hành với 1 mol benzen. Khi benzen phản ứng hết thì trường hợp nào khối lượng sản phẩm thơm thu được lớn nhất?

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. monobrom hoá. B. monoclo hoá.       
  2. mononitro hoá. D. điclo hoá.

Câu 3: Hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen có phần trăm khối lượng cacbon bằng 90,56%. Biết khi X tác dụng với brom có hoặc không có mặt bột sắt trong mỗi trường hợp chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất. Tên của X là :

  1. Toluen. B. 1,3,5-trimetyl benzen.
  2. 1,4-đimetylbenzen. D. 1,2,5-trimetyl benzen.

Câu 4: Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).

  1. o- hoặc p-đibrombenzen.                  B. o- hoặc p-đibromuabenzen.
  2. m-đibromuabenzen.                         D. m-đibrombenzen.

Câu 5: Nitro hóa benzen được 14,1 gam hỗn hợp hai chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai chất nitro này được 0,07 mol N2. Hai chất nitro đó là:

  1. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2. B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3.
  2. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4. D. C6H2(NO2)4 và C6H(NO2)5.

Câu 6: Nitro hoá benzen bằng HNO3 thu được hai chất hữu cơ A, B hơn kém nhau một nhóm -NO2. Đốt cháy hoàn toàn 2,34 gam hỗn hợp A và B tạo thành CO2, H2O và 255,8 ml N2 (đo ở 270C và 740 mmHg). A và B là:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. nitrobenzen và o-đinitrobenzen.
  2. nitrobenzen và m-đinitrobenzen.
  3. m-đinitrobenzen và 1,3,5-trinitrobenzen.
  4. o-đinitrobenzen và 1,2,4-trinitrobenzen.

Câu 7: Cho benzen tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc thu được hỗn hợp A gồm nitrobenzen và m-đinotrobenzen. Đốt cháy hoàn toàn 4,15 gam A trong oxi nguyên chất cho 511,6 cm3 khí N2 (ở 270C và 740 mmHg). Thành phần phần trăm về khối lượng của nitrobenzen và m-đinitrobenzen trong hỗn hợp A lần lượt là:

  1. 59,4% và 40,6%. B. 29,7% và 70,3%.
  2. 70,3% và 29,7%. D. 44,56% và 55,44%.

* Mức độ vận dụng cao

Câu 8: X có công thức đơn giản nhất là C2H3 và 150 < MX < 170. X không làm mất màu dung dịch brom, không tác dụng với clo khi có bột sắt xúc tác, đun nóng, nhưng tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 có chiếu sáng thì cho 1 sản phẩm hữu cơ duy nhất. Có bao nhiêu chất thỏa mãn điều kiện bài toán trên?         

  1. 4 B.  1                          C.  3                D.  2

Câu 9: Người ta điều chế 2,4,6-trinitrotoluen qua sơ đồ sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

 

Để điều chế được 1 tấn sản phẩm 2,4,6-trinitrotoluen dùng làm thuốc nổ TNT cần dùng khối lượng heptan là:

  1. 431,7 kg. B. 616,7 kg.               C. 907,4 kg.     D. 1573 kg.

Câu 10: Đun nóng nhẹ metylbenzen với hỗn hợp HNO3 trong H2SO4 đậm đặc thu được ba sản phẩm ortho, parameta theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng là 56%; 41% và 3%. Khả năng thế tương đối nguyên tử hiđro ở các vị trí  ortho, parameta có tỉ lệ theo thứ tự là:

  1. 18,7; 13,7; 1. B. 1; 13,7; 18,7.
  2. 18,7; 27,3; 1. D. 13,7; 18,7; 1.

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. Phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp

* Mức độ vận dụng

Câu 1: Cho 13 gam hỗn hợp gồm benzen và stiren làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom. Tỉ lệ mol benzen và stiren trong hỗn hợp ban đầu là:

  1. 1: 1. B. 1: 2.                      C. 2: 1.            D. 2: 3.

Câu 2: Biết khối lượng mol phân tử trung bình của một loại polistiren bằng 624000 đvC. Hệ số trùng hợp của loại polime này là:

  1. 5150. B. 5500.           C. 6000.           D. 7000.

Câu 3: Trùng hợp 83,2 gam stiren thu được hỗn hợp sản phẩm X. X có khả năng làm mất màu dung dịch chứa 16 gam brom. Polime thu được có phân tử khối bằng 111300 đvC. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và hệ số trùng hợp của polime trên là:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. 12,5% và 1050. B. 87,5% và 1060.
  2. 87,5% và 1070. D. 90% và 1080.

* Mức độ vận dụng cao

Câu 4: Đề hiđro hoá 10,6 gam etylbenzen thu được stiren với hiệu suất 80%. Trùng hợp lượng stiren này thu được hỗn hợp A. Biết A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch brom 0,3M. Khối lượng polistiren và hiệu suất của phản ứng trùng hợp thu được là:

  1. 7,25 gam và 60%. B. 7,28 gam và 70%.
  2. 6,825 gam và 60%. D. 5,824 gam và 70%.

Câu 5: Hiđrocacbon X mạch hở có công thức CnH6 tác dụng với dung dịch Br2 trong CCl4 dư thu được chất Y trong đó brom chiếm 89,136% về khối lượng. Tổng số nguyên từ trong phân tử Y là

  1. 12 B. 20                    C. 22                    D. 16
  2. Phản ứng oxi hóa

* Mức độ vận dụng

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • Dạng 1 : Tính lượng chất trong phản ứng

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một ankylbenzen (X) thu được 0,35 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị m và công thức phân tử của X là:

  1. 4,6 và C7H8. B. 4,6 và C8H8.
  2. 4,4 và C8H8. D. 4,4 và C7H8.

Câu 2: Đốt cháy một ankylbenzen cần x mol O2 thu được 0,9 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Giá trị của x là:

  1. 1,5. B. 1.                          C. 1,3.             D. 1,2.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp benzen và toluen được 0,65 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của benzen là:

  1. 40%. B. 25%.                     C. 50%.           D. 35%.
  • Dạng 2 : Tìm công thức của ankylbenzen

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol một hiđrocacbon (X) là đồng đẳng của benzen thu được 7,04 gam CO2. (X) có công thức phân tử là:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. C6H6. B. C7H8.                    C. CH10.         D. C8H8.

Câu 5: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzen A, B thu được H2O và  30,36 gam CO2. Công thức phân tử của A và B  lần lượt là :

  1. C6H6 ; C7H8. B. C8H10 ; C9H12.
  2. C7H8 ; C9H12. D. C9H12 ; C10H14.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1,04 gam hợp chất hữu cơ X cần vừa đủ 2,24 lít O2 (đktc), chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 2:1 (ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Xác định tên gọi của X. Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 52, X có chứa vòng benzen và tác dụng với dung dịch brom.

  1. Phenylaxetilen B. o-Metylsitren
  2. p-Metylstiren D. Stiren

* Mức độ vận dụng cao

  • Dạng 1 : Tính lượng chất trong phản ứng

Câu 7: A, B, C là ba chất hữu cơ có %C, %H (theo khối lượng) lần lượt là 92,3% và 7,7%, tỉ lệ khối lượng mol tương ứng là 1: 2 : 3. Từ A có thể điều chế B hoặc C bằng một phản ứng. C không làm mất màu nước brom. Đốt 0,1 mol B rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. Khối lượng bình tăng hoặc giảm bao nhiêu gam ?
  2. Tăng 21,2 gam.                                B. Tăng 40 gam.
  3. Giảm 18,8 gam.                            D. Giảm 21,2 gam.
  4. Khối lượng dung dịch tăng hoặc giảm bao nhiêu gam ?
  5. Tăng 21,2 gam. B. tăng 40 gam.
  6. giảm 18,8 gam. D. giảm 21,2 gam.

Câu 8: Trộn a gam hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon C6H14 và C6H6 theo tỉ lệ số mol (1:1) với m gam một hiđrocacbon D rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được  và  gam H2O.

  1. D thuộc loại hiđrocacbon nào ?
  2. CnH2n+2. B. CmH2m2. C. CnH2n.                D. CnHn.
  3. Giá trị m là :
  4. 2,75 gam. B. 3,75 gam. C. 5 gam.         D. 3,5 gam.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan và một ankylbenzen thấy số mol CO2 thu được bằng số mol nước. Phần trăm thể tích ankan trong hỗn hợp là:

  1. 75% B. 25%                C. 33,33%            D. 66,67%

Câu 10: Đốt cháy hỗn hợp X gồm ba chất thuộc dãy đồng đẳng benzen cần dùng V lít không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 ở đktc). Cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi, thu được 3,0 gam kết tủa, khối lượng dung dịch tăng 12,012 gam. Đun nóng dung dịch, thu được thêm 12,0 gam kết tủa nữa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của V là:

  1. 39,9840 lít B. 7,9968 lít
  2. 26,5440 lít D. 5,3088 lít

Câu 11: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A và B có khối lượng a gam. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn X thì thu được  gam CO2 và  gam H2O. Nếu thêm vào X một nửa lượng A có trong X rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được  gam CO2 và  gam H2O. Tìm công thức phân tử của A và B. Biết X không làm mất màu dung dịch nước brom và A, B thuộc loại hiđrocacbon đã học.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. Công thức phân tử của A là :
  2. C2H2. B. C2H6. C. C6H12.          D. C6H14.
  3. Công thức phân tử của B là :
  4. C2H2. B. C6H6. C. C4H4.                  D. C8H8.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X thu được 4,4 gam khí cacbonic và 0,9 gam nước. Biết 6< < 7. Khi cho X tác dụng với KMnO4 trong môi trường H2SO4 thu được axit benzoic C6H5COOH. Chất X là:

  1. Vinylbenzen. B. Propylbenzen.
  2. Cumen. D. o-Xilen.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon thơm X cho CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1,75 : 1. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam X thu được thể tịch hơi đúng bằng thể tích của 1,76 gam oxi trong cùng điều kiện. Nhận xét nào sau đây là đúng đối với X là:

  1. X không làm mất màu dung dịch brom nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 đun nóng
  2. X tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa
  3. X có thể trùng hợp thành PS
  4. X tan tốt trong nước

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một ankylbenzen X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 42 gam và trong bình có 75 gam kết tủa. Đề hiđro hoá X được sản phẩm có đồng phân hình học. Tên gọi của X là:

  1. propylbenzen. B. isopropylbenzen.
  2. butylbenzen. D. p-metylpropylbenzen.
  3. Bài tập liên quan đến nhiều loại phản ứng

* Mức độ vận dụng

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm stiren và p-xilen thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng 500 ml dung dịch NaOH 2M thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. Khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng trên là:

  1. 39,4 gam. B. 59,1 gam.              C. 19,7 gam.    D. 157,6 gam.

* Mức độ vận dụng cao

Câu 2: Hiđrocacbon X có thể lỏng có = 3,172, không làm mất màu dung dịch brom, tác dụng với dung dịch KMnO4 đun nóng cho axit benzoic. Đốt cháy X thu được CO2 và H2O tỉ lệ khối lượng 77:18. Cho 0,2 mol X tác dụng đủ với Br2/ánh sáng thu được chất hữu cơ Y và khí Z. Khí Z bị hấp thụ vừa đủ trong 200 ml dung dịch NaOH 1M. Giả thiết trong phản ứng chỉ thu được chất hữu cơ Y. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

 

Câu 3: Cho hỗn hợp hexan và heptan qua Cr2O3/Al2O3 ở khoảng 30-40 atm và 5000C thu được 5,38 gam hỗn hợp hai hiđrocacbon thơm và 5,376 lít H2 (đktc). Thành phần về khối lượng của hexan trong hỗn hợp là:

  1. 14,5%. B. 14,68%.                C. 16,67%.       D. 83,33%.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất X thuộc dãy đồng đẳng benzen rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình (1) tăng 3 gam và bình (2) tạo 25 gam kết tủa. Oxi hoá X thu được axit benzoic. Đề hiđro hoá X được sản phẩm có đồng phân hình học. Công thức cấu tạo của X là:

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

 

Câu 5: Cho hỗn hợp A gồm các hơi và khí: 0,1 mol Benzen; 0,2 mol Toluen; 0,3 mol Stiren và 1,4 mol Hiđro vào một bình kín, có chất xúc tác Ni. Đun nóng bình kín một thời gian, thu được hỗn hợp B gồm các chất: Xiclohexan, Metyl xiclohexan, Etyl xiclohexan, Benzen, Toluen, Etyl benzen và Hiđro. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp B trên, rồi cho hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi có dư, để hấp thụ hết sản phẩm cháy. Độ tăng khối lượng bình đựng nước vôi là:

  1. 240,8 gam B. 260,2 gam
  2. 193,6 gam D. 202,6 gam

Câu 6: Oxi hóa hoàn toàn m gam p-xilen (p-đimetylbenzen) bằng dung dịch KMnO4 đun nóng, vừa đủ thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho chất rắn Y phản ứng hết với dung dịch HCl đặc, dư thấy thoát ra x mol Cl2. Số mol HCl phản ứng vừa đủ với các chất có trong dung dịch X là:

  1. 0,25x mol B. 2x mol C. 0,5x mol D. x mol

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 11,6 gam chất hữu cơ A thì thu được 24,2 gam CO2; 4,5 gam H2O và 5,3 gam xôđa (soda). Xác định CTPT của A. Biết rằng A có chứa 1 nguyên tử O trong phân tử:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. C3H5ONa B. C2H5ONa
  2. C6H5ONa D. C6H4(CH3)ONa

 

Link download file pdf phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm không có đáp án

Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm – không có đáp án

Link download file pdf phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm có đáp án

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm – có đáp án

 

Xem thêm

Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon thơm 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon không no

Phân dạng bài tập hiđrocacbon không no

 

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *