Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn hóa đề số 3 trắc nghiệm
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Mã đề thi: 109 |
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ Tên môn: 10.KTGHKI.NC.TN Thời gian làm bài: 30 phút; (30 câu trắc nghiệm) |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… Mã số: ………………………..
nhận biết
Câu 1: Nguyên tử nào sau đây có cấu hình electron là 1s22s22p63s2?
A. Mg (Z=12). B. Na (Z=11).
C. Al (Z=13). D. Si (Z=4).
Câu 2: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?
A. nơtron. B. nơtron và electron.
C. electron. D. proton.
Câu 3: Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm IA?
A. Ca. B. K. C. Na. D. Cs.
Câu 4: Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA. Số electron lớp ngoài của nguyên tử X là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 5: Lớp M (n=3) có số phân lớp electron bằng
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 6: Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất?
A. O. B. S. C. Na. D. F.
Câu 7: Nguyên tố X thuộc chu kì 5. Số lớp electron của nguyên tử X là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 8: Nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nguyên tố Mg (Z=12)?
A. . B. . C. . D. .
Câu 9: M là nguyên tố nhóm IA, oxit của nó có công thức là
A. MO2. B. MO. C. M2O3. D. M2O.
Câu 10: Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
thông hiểu
Câu 11: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử S (Z=16) là nguyên tố p.
B. Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.
C. Các nguyên tử khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Các nguyên tử đều có số nơtron lớn hơn số proton.
Câu 12: Điện tích của 1 proton có điện tích bằng 1,602.10-19 culông. Hạt nhân của nguyên tử X có điện tích là 30,4.10-19 culông. Vậy nguyên tử X là
A. K (Z=19). B. Ar (Z=18).
C. Ca (Z=20). D. Cl (Z=17).
Câu 13: Sơ đồ thí nghiệm sau đây giúp nhà bác học người Anh Tôm-xơn tìm ra loại hạt nào trong nguyên tử?
A. electron. B. hạt nhân. C. proton. D. nơtron.
Câu 14: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố canxi (Ca) ở chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về nguyên tử Ca là sai?
A. Oxit và hiđroxit có khối lượng phân tử lần lượt là 56 và 74.
B. Có 4 lớp electron và có 2 electron ngoài cùng.
C. Trong các hiđroxit của kim loại nhóm IIA, Ca(OH)2 có tính bazơ mạnh nhất.
D. Có xu hướng nhường 2 electron khi tham gia phản ứng hóa học.
Câu 15: Cho các thí nghiệm sau:
Phản ứng ở ống nghiệm nào diễn ra mãnh liệt nhất?
A. (1). B. (2). C. (3). D. (1) và (2).
Câu 16: Tổng số hạt mang điện dương của hai nguyên tố X, Y đứng liên tiếp nhau trong cùng một chu kì là 31. Kí hiệu hóa học của X và Y lần lượt là
A. Mg và K. B. Na và Ca. C. Si và Cl. D. P và S.
Câu 17: Cho 7,8 gam kali tác dụng vừa đủ với O2, thu được m gam oxit. Giá trị của m là
A. 9,4. B. 14,2. C. 7,1. D. 18,8.
Câu 18: Sắp xếp các bazơ: Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2 theo độ mạnh tăng dần
A. Al(OH)3<Mg(OH)2<Ba(OH)2.
B. Mg(OH)2<Ba(OH)2<Al(OH)3.
C. Al(OH)3<Ba(OH)2< Mg(OH)2.
D. Ba(OH)2<Mg(OH)2<Al(OH)3.
Câu 19: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tên của M là
A. lưu huỳnh. B. cacbon. C. nitơ. D. oxi.
vận dụng
Câu 20: Nguyên tố X là phi kim, thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn, công thức oxit cao nhất của X là XO2. Nguyên tố X tạo với kim loại Y cho hợp chất có công thức Y4X3, trong đó X chiếm 25% theo khối lượng. Khối lượng nguyên tử kim loại Y là
A. 56 gam/mol. B. 52 gam/mol.
C. 27 gam/mol. D. 65 gam/mol.
Câu 21: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. Khí hiếm và kim loại. B. Kim loại và kim loại.
C. Kim loại và khí hiếm. D. Phi kim và kim loại.
Câu 22: Cho X là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là np2n+1, Y là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là (n+1)p1. Cho các phát biểu sau:
(1) Bán kính nguyên tử của Y lớn hơn bán kính nguyên tử X.
(2) X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 chu kỳ liên tiếp và 2 nhóm A liên tiếp.
(3) Tính chất hóa học đặc trưng của Y là tính phi kim.
(4) Đơn chất của X phản ứng với đơn chất của Y tạo hợp chất có dạng YX3.
(5) Hiđroxit của Y có tính bazơ mạnh.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 23: Cho biết X, Y, T là các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ trong bảng tuần hoàn. Mặt khác:
– Oxit của X tan trong nước tạo thành dung dịch làm đỏ giấy quỳ tím.
– Y tan ngay trong nước tạo thành dung dịch làm xanh giấy quỳ tím.
– Oxit của T phản ứng được cả với dung dịch HCl và dung dịch NaOH
Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử của X, Y và Z là:
A. Y, T, X. B. X, T, Y. C. T, Y, X. D. X, Y, T.
Câu 24: Biết hiđro có 3 đồng vị và oxi có 3 đồng vị . Số phân tử H2O tạo thành từ các đồng vị của nguyên tố H và O là
A. 6. B. 18. C. 24. D. 12.
Câu 25: Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kỳ liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại đó là
A. Ca và Sr. B. Sr và Ba. C. Mg và Ca. D. Be và Mg.
Câu 26: Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất 35X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là
A. 38X. B. 37X. C. 34X. D. 36X.
Câu 27: Cho sơ đồ của một nguyên tử X được biễu diễn như sau:
Trong số các phát biểu sau, có mấy phát biểu không đúng?
(a) X là nguyên tử nguyên tố liti.
(b) Số khối của X bằng 7.
(c) Trong X, số hạt mang điện nhiều hơn hạt mang điện là 2.
(d) Số hạt mang điện trong hạt nhân là 7.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 28: Biết 1 mol nguyên tử sắt chứa 6,023.1023 nguyên tử sắt và có khối lượng bằng 56 gam. Một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6 gam sắt là
A. 15,66.1023. B. 15,66.1022.
C. 15,66.1021. D. 15,66.1024.
vận dụng cao
Câu 29: Hợp chất XY2 (trong đó X chiếm 50% về khối lượng) có tổng số hạt proton là 32. Nguyên tử X và Y đều có số proton bằng số nơtron. Khối lượng phân tử của XY2 bằng
A. 46. B. 64. C. 44. D. 36.
Câu 30: Cho 3 nguyên tố X, Y, T. Trong đó X, Y thuộc cùng chu kì.
– Hợp chất XH3 có chứa 8,82% khối lượng hiđro.
– X kết hợp với T tạo ra hợp chất X2T5, trong đó T chiếm 56,34% về khối lượng.
– Y kết hợp với T tạo thành hợp chất YT2, trong đó Y chiếm 50% khối lượng.
Xếp các nguyên tố X, Y, T theo chiều tăng tính phi kim là:
A. X, Y, T. B. Y, X, T. C. Y, T, X. D. T , X, Y.
———————————————–
———– HẾT ———-
O2 Education gửi thầy cô link download đề thi
10.KTGHKI.NC.TN_10.KTGHKI.NC.TN_109
10.KTGHKI.NC.TN_10.KTGHKI.NC.TN_271
10.KTGHKI.NC.TN_10.KTGHKI.NC.TN_312
10.KTGHKI.NC.TN_10.KTGHKI.NC.TN_435
10.KTGHKI.NC.TN_10.KTGHKI.NC.TN_dapancacmade
10.KTGHKI.NC.TN_10.KTGHKI.NC.TN_dapandechuan
10.KTGHKI.NC.TN_10.KTGHKI.NC.TN_DECHUAN
10.KTGHKI.NC.TN_10.KTGHKI.NC.TN_dethi
10.KTGHKI.NC.TN_10.KTGHKI.NC.TN_tronde
Xem thêm
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 1 môn hóa cả 3 khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa học
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
- Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập hữu cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Biện luận công thức phân tử muối amoni hữu cơ đầy đủ chi tiết
- Giải bài tập chất béo theo phương pháp dồn chất
- Tổng hợp 50+ bài tập chất béo có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
- Tổng hợp thí nghiệm este chất béo hay và khó có đáp án chi tiết