Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn hóa THPT Trần Hưng Đạo
- MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Tên Chủ đề (nội dung, chương…) |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Cộng |
|||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
Thành phần nguyên tử |
||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
01 0.25 2.5% |
0 0 0 |
03 0.75 7.5% |
0 0 0 |
2 0,5 5% |
0 0 0 |
01 0,25 2,5% |
0 0 0 |
17,5% |
|
Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị |
||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
3 0,75 7,5% |
0 0 0 |
2 0,5 5% |
1 0,5 5% |
1 0,25 2,5% |
1 0,5 5% |
0 0 0 |
1 0,75 7,5% |
32,5% |
|
Cấu tạo vỏ nguyên tử |
||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,25 2,5% |
2 1,5 15% |
1 0,25 2,5% |
1 1,0 10,0% |
4 1 10% |
0 0 0 |
1 0.5 2,5% |
1 0,75 7,5% |
50,0% |
|
Tổng điểm Tỉ lệ % |
1,25 12,5% |
1,5 15,0% |
1,5 15,0% |
1,5 15,0% |
1,75 17,5% |
0,5 5% |
0,5 5% |
1,5 15% |
Số điểm 10 100% |
- ĐÊ
SỞ GD – ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ————————— |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Hóa Học Lớp: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề khảo sát gồm 2 trang ——————————— |
|
Mã đề thi 485 |
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… Số báo danh: …………………………….
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn không tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
C. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
D. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
Câu 2: Oxi có 3 đồng vị , , và cacbon có 2 đồng vị , . Có thể tạo ra số phân tử cacbonmonooxit (CO) là
A. 9. B. 6. C. 3. D. 12.
Câu 3: Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng
A. số electron. B. số electron hóa trị.
C. số lớp electron. D. số e ở lớp ngoài cùng.
Câu 4: Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều
A. tăng dần. B. tăng rồi giảm. C. giảm rồi tăng. D. giảm dần.
Câu 5: A và B là hai nguyên tố cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn và thuộc hai chu kì liên tiếp có ZA + ZB = 32. Số Proton trong A và B lần lượt là:
A. 10; 20 B. 15; 17 C. 7; 25 D. 12; 20
Câu 6: Cho hai nguyên tố X và Y (ZX <ZY) ở hai ô liên tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số proton bằng 25. Số proton của X và Y lần lượt là:
A. 11; 14 B. 12; 13 C. 14; 11 D. 13; 12
Câu 7: Trong 5 nguyên tử: , , , , cặp nguyên tử nào là đồng vị?
A. A và B B. C và E C. B và C D. C và D
Câu 8: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron nơtron. B. Proton và nơtron
C. Electron, proton và nơtron. D. proton và electron.
Câu 9: Các nguyên tố trong cùng chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì nhìn chung có
A. tính kim loại tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
B. tính kim loại và tính phi kim đồng thời giảm dần.
C. tính kim loại và tính phi kim đồng thời tăng dần.
D. tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
Câu 10: Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng?
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử:
A. Có cùng số nơtron trong hạt nhân. B. Có cùng số khối.
C. Có cùng nguyên tử khối. D. Có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 11: Nguyên tử Y có 11 electron ở các phân lớp p, Y có số hiệu nguyên tử Z là
A. 17. B. 16. C. 13. D. 15.
Câu 12: Cho các phát biểu sau
1. Trong một nguyên tử luôn có số proton = số electron.
2. Triti và proti (có kí hiệu nguyên tử lần lượt là và ) thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
3. Hạt nhân nguyên tử Clo có 17 hạt proton và 18 hạt nơtron , kí hiệu nguyên tử của Clo trên là .
4. Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối.
5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 13: Nguyên tử nguyên tố X có 13 electron. Điện tích hạt nhân của X là
A. 13. B. 13+. C. 13-. D. 12.
Câu 14: Hợp chất khí với hiđro của R có công thức RH3. Công thức oxit cao nhất của R là
A. R2O5. B. R2O3. C. R2O. D. R2O2.
Câu 15: Nguyên tử X có 15 electron và 16 nơtron. Số khối của X là
A. 15. B. 30. C. 16. D. 31.
Câu 16: Cho các nguyên tố sau: S, Cl, I, F, nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. F. B. Cl. C. S. D. I.
Câu 17: Cho S (Z = 16). Tổng số electron và proton có trong nguyên tử S là:
A. 30 B. 18 C. 34 D. 32
Câu 18: Cho 6C, 16S, 11Na, 12Mg. Dãy có chiều giảm tính bazơ và tăng tính axit của các oxit là:
A. MgO, Na2O, SO3, CO2. B. Na2O, MgO, SO3, CO2.
C. MgO, Na2O, CO2, SO3. D. Na2O, MgO, CO2, SO3.
Câu 19: Nguyên tố cacbon có 2 đồng vị bền 6 12C chiếm 98,89% và 6 13C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là
A. 12,055. B. 12,022. C. 12,011. D. 12,500.
Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là
A. 27 B. 26 C. 23 D. 28
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1: Cho ba nguyên tố với số hiệu nguyên tử : X (Z = 8); Y (Z = 12) ; T (Z = 17).
Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của ba nguyên tố trong bảng tuần hoàn (có giải thích:
ô, chu kì, nhóm).
Bài 2: Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị và .
a. Tính phần trăm số nguyên tử đồng vị tồn tại trong tự nhiên.
b. Tính phần trăm khối lượng đồng vị trong Cu2O.
Bài 3: M là kim loại nhóm IIA. Cho 3,6 gam kim loại M tác dụng vừa đủ với V(ml) dung dịch HCl 2M thu được 3,36 lít H2 (đktc).
a. Xác định kim loại M.
b. Tính V.
Bài 4: Viết cấu hình electron nguyên tử biết nguyên tử có lớp ngoài cùng là lớp N và có 1 electron ở phân lớp ngoài cùng.
(Nguyên tử khối Be = 9; Mg = 24; Ba = 137; Sr = 88; H = 1; Cl = 35,5; O = 16)
———– HẾT ———-
- HƯỚNG DẪN CHẤM
SỞ GD – ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ————————— |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: HÓA HỌC LỚP: 10 ——————————— |
A. TRẮC NGHIỆM: 20*0,25 = 5 điểm
made | cautron | dapan | |||||||||
132 | 1 | B | 209 | 1 | A | 357 | 1 | A | 485 | 1 | C |
132 | 2 | A | 209 | 2 | D | 357 | 2 | D | 485 | 2 | B |
132 | 3 | C | 209 | 3 | B | 357 | 3 | A | 485 | 3 | C |
132 | 4 | C | 209 | 4 | D | 357 | 4 | B | 485 | 4 | A |
132 | 5 | A | 209 | 5 | B | 357 | 5 | D | 485 | 5 | D |
132 | 6 | A | 209 | 6 | D | 357 | 6 | C | 485 | 6 | B |
132 | 7 | A | 209 | 7 | C | 357 | 7 | A | 485 | 7 | B |
132 | 8 | C | 209 | 8 | A | 357 | 8 | B | 485 | 8 | C |
132 | 9 | A | 209 | 9 | C | 357 | 9 | C | 485 | 9 | D |
132 | 10 | B | 209 | 10 | C | 357 | 10 | D | 485 | 10 | D |
132 | 11 | C | 209 | 11 | A | 357 | 11 | C | 485 | 11 | A |
132 | 12 | D | 209 | 12 | D | 357 | 12 | A | 485 | 12 | B |
132 | 13 | D | 209 | 13 | C | 357 | 13 | D | 485 | 13 | B |
132 | 14 | C | 209 | 14 | D | 357 | 14 | B | 485 | 14 | A |
132 | 15 | D | 209 | 15 | B | 357 | 15 | D | 485 | 15 | D |
132 | 16 | B | 209 | 16 | B | 357 | 16 | A | 485 | 16 | A |
132 | 17 | B | 209 | 17 | A | 357 | 17 | C | 485 | 17 | D |
132 | 18 | D | 209 | 18 | C | 357 | 18 | B | 485 | 18 | C |
132 | 19 | D | 209 | 19 | B | 357 | 19 | C | 485 | 19 | C |
132 | 20 | B | 209 | 20 | A | 357 | 20 | B | 485 | 20 | A |
B. TỰ LUẬN
ĐỀ BÀI |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
Bài 1 (1,5 điểm) Cho ba nguyên tố với số hiệu nguyên tử : X (Z = 8); Y (Z = 12) ; T (Z = 17). Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của ba nguyên tố trong bảng tuần hoàn (có giải thích: ô, chu kì, nhóm). |
– Cấu hình e: 3*0,25 = 0,75 điểm
– Vị trí: 3*0,25 = 0,75 điểm |
0,75
0,75 |
Bài 2 (1 điểm) Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị và . a. Tính phần trăm số nguyên tử đồng vị tồn tại trong tự nhiên. b. Tính phần trăm khối lượng đồng vị trong Cu2O. |
a.
63,546 = [63x + 65(100 – x)] : 100 Phần trăm nguyên tử = 72,7% Phần trăm nguyên tử . = 27,3% b. Phần trăm khối lượng 63*2*72,7% : (63,546*2 + 16) = 64,02% |
0,25
0,25 0,5 |
Bài 3 (1,5 điểm) M là kim loại nhóm IIA. Cho 3,6 gam kim loại M tác dụng vừa đủ với V(ml) dung dịch HCl 2M thu được 3,36 lít H2 (đktc). a. Xác định kim loại M. b. Tính V. |
M + 2HCl → MCl2 + H2
nM = nH2 = 0,15 mol MM = 3,6 : 0,15 = 24 (g/mol) M là Mg nHCl = 0,3 mol Vdd = 150 ml |
0,25
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Bài 4 (1điểm) Viết cấu hình electron nguyên tử biết nguyên tử có lớp ngoài cùng là lớp N và có 1 electron ở phân lớp ngoài cùng. | [Ar]4s1 [Ar]3d54s1
[Ar]3d104s1 [Ar]3d104s14p1 |
4*0,25 = 1 điểm |
O2 Education gửi thầy cô link download đề thi
Xem thêm
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 1 môn hóa cả 3 khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa học
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
- Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập hữu cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Biện luận công thức phân tử muối amoni hữu cơ đầy đủ chi tiết
- Giải bài tập chất béo theo phương pháp dồn chất
- Tổng hợp 50+ bài tập chất béo có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
- Tổng hợp thí nghiệm este chất béo hay và khó có đáp án chi tiết