Đề thi HSG môn hoá lớp 11 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC―――――― ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2009 – 2010 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC Dành cho học sinh trường THPT không chuyênThời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề. ———————————— |
Bài 1. Cho 20,80 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2, S tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 91,30 gam kết tủa.
-
Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình ion thu gọn?
-
Tính V và số mol HNO3 cần dùng để oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp X ?
Bài 2. Cho 11,9 gam hỗn hợp Al và Zn tan hoàn toàn trong dung dịch chứa NaNO3 và NaOH dư thu được 4,928 lít hỗn hợp hai khí (đktc). Cho hỗn hợp khí qua bình đựng CuO dư, đun nóng sau phản ứng thấy khối lượng bình giảm 4 gam.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
2. Tính % khối lượng của hỗn hợp đầu
Bài 3. Thêm từ từ 17,85 ml dung dịch kẽm clorua 17% (d =1,12g/ml) vào 25 ml dung dịch kali cacbonat 3,0 mol/lít (d = 1,30 g/ml) tạo ra kết tủa cacbonat bazơ. Sau phản ứng lọc bỏ kết tủa, tính nồng độ % các chất trong nước lọc.
Bài 4. Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc)vào dung dịch chứa a mol NaOH được dung dịch A. Biết rằng nếu cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch A thì phải mất 50ml dd HCl 1M mới thấy bắt đầu có khí thoát ra. Mặt khác cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A được 7,88 gam kết tủa. Tính V (đktc) và số mol NaOH trong A.
Bài 5. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ, ghi rõ điều kiện phản ứng ( nếu có)
Bài 6. Một hỗn hợp Y gồm Al và Fe. Cho 22 gam Y tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 0,3M thu được V lít khí H2 (đktc).
1. Chứng minh rằng hỗn hợp Y không tan hết. Tính (đktc).
2. Cho 22 gam Y tác dụng với clo dư thu được m1 gam muối. Nếu cho 22 gam Y tác dụng với Iot dư thu được m2 gam muối. Biết m2 – m1 = 139,3 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại trong 22 gam Y.
Bài 7. Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M vào dung dịch A thu được dung dịch B và kết tủa C. Nung kết tủa C đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,1M đã dùng.
Bài 8. Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam chất hữu cơ X rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa 600 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam, bình 2 tăng 37 gam đồng thời xuất hiện 78,8 gam kết tủa.
1. Xác định công thức phân tử của X. Biết khi làm bay hơi 10,4 gam X thu được thể tích khí bằng thể tích của 3 gam C2H6 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
2. X có một đồng phân X1, biết rằng khi cho 3,12 gam X1 phản ứng vừa đủ với 96 gam dung dịch Br2 5% trong bóng tối. Nhưng 3,12 gam X tác dụng tối đa với 2,688 lít H2 (đktc) khi đun nóng có xúc tác Ni. Viết công thức cấu tạo và gọi tên X1
3. X có đồng phân X2 chứa các nguyên tử cacbon đồng nhất, khi tác dụng với Cl2 khi có chiếu sáng thu được một dẫn xuất mono clo duy nhất. Xác định công thức cấu tạo của X2.
—Hết—
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh ……………………………………………………………………………………………………..SBD……………..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ―――――― |
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2009 – 2010 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC Dành cho học sinh trường THPT không chuyên———————————— |
Bài |
Nội Dung |
Điểm |
Bài 1 (1,5đ) |
1)Các phương trình phản ứng: Fe + 6H+ + 3NO3– → Fe3+ + 3NO2 + 3H2O (1) FeS + 10 H+ + 9NO3– → Fe3+ + SO42- + 9NO2 + 5H2O (2) FeS2 + 14H+ + 15NO3– → Fe3+ + 2SO42- + 15NO2 + 7H2O (3) S + 4H+ + NO3– → SO42- + 6NO2 + 2H2O(4) Dung dịch sau phản ứng có: Fe3+, SO42-, H+ Fe3+ + 3OH– → Fe(OH)3 Ba2+ + SO42- → BaSO4 2) Coi hỗn hợp gồm Fe và S ta có sơ đồ: Theo bài ra ta có hệ: Áp dụng định luật bảo toàn eletron ta có: Fe → Fe+3 + 3e 0,2mol 3.0,2mol S → S+6 + 6e 0,3mol 6.0,3mol N+5 + 1e → N+4 Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: a = 0,6 + 1,8 = 2,4 mol → V = 53,76 lít Theo (3) và (4): |
0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ |
Bài 2 (1 đ) |
Các phương trình phản ứng có thể 8Al + 5NaOH + 3NaNO3 + 2H2O 8NaAlO2 + 3NH3 4Zn + 7NaOH + NaNO3 4Na2ZnO2 + NH3 + 2H2O 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 Zn + 2NaOH Na2ZnO2 + H2 Hai khí là NH3 và H2 Gọi x, y lần lượt là số mol NH3 và H2 => x + y = Khối lượng bình CuO giảm là khối lượng oxi mất đi => => => x = 0,06 (mol); y = 0,16 (mol) Gọi a, b lần lượt là số mol Al và Zn => 27a + 65b = 11,9 3a + 2b = 8.0,06 + 2.0,16 = 0,8 => a = 0,2 (mol); b = 0,1 (mol) => %Zn = 100% – %Al = 54,62% |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Bài 3 (1đ) |
Số mol ZnCl2 = 0,025 < số mol K2CO3 = 0,075
2ZnCl2 + 2K2CO3 + H2O [ZnOH]2CO3 + 4KCl + CO2 0,025 0,025 0,0125 0,05 0,0125 Do K2CO3 dư nên phản ứng với CO2 tạo ra KHCO3: K2CO3 + CO2 + H2O 2KHCO3 0,0125 0,0125 0,025 Lượng nước lọc = m(dd K2CO3) + m(dd ZnCl2) – m([ZnOH]2CO3) = 25. 1,3 + 17,85 1,12 – 0,0125 224 = 49,7 gam % K2CO3 dư = (0,0375 138) : 49,7 = 0,104 hay 10,4% % KHCO3 = (0,025 100) : 49,7 = 0,05 hay 5% % KCl = (0,05 74,5) : 49,7 = 0,075 hay 7,5% |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Bài 4 (1,0đ) |
Khi cho từ từ HCl vào dung dịch A phải hết 50ml mới thấy có khí thoát ra, do vậy trong A phải chứa NaOH dư hoặc Na2CO3 Trường hợp 1: Dung dịch NaOH dư khi đó xảy ra các phản ứng; CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (1) Dung dịch A có Na2CO3 và NaOH dư, khi cho từ từ HCl vào A có các phản ứng: NaOH + HCl → NaCl + H2O (2) Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl (3) NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 (4) Khi cho Ba(OH)2 vào dung dịch A có phản ứng Ba(OH)2 + Na2CO3 → 2NaOH + BaCO3 (5) Theo các phương trình phản ứng: Trường hợp 2: Dung dịch A chứa hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 Cho HCl vào dung dịch A có các phản ứng: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl (3) NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 (4) Theo (3) Khi cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư có các phản ứng Ba(OH)2 + Na2CO3 → 2NaOH + BaCO3 (5) Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH + H2O(6) → Vô lí |
0,5 0,5 |
Bài5(1đ) |
C2H2 + H2O CH3CHO C2H2 + H2 CH2 = CH2 (A) CH2 = CH2 + ½ O2 CH3CHO CH2 = CH2 + H2O CH3CH2OH (E) CH3CH2OH + ½ O2 CH3CHO + H2O 3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O 3C2H4(OH)2 + 2KOH + 2MnO2 (F) C2H4(OH)2 CH3CHO + H2O C2H2 + HCl CH2 = CHCl ( B) CH2 = CHCl + NaOH CH3CHO + NaCl C2H2 + 2HCl CH3CHCl2 |
0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 |
Bài 6 (1đ) |
Al + 3H+ → Al3+ + 3/2H2↑ (1). Fe + 2H+ → Fe2+ + H2↑ (2). nHCl = 2.0,3 = 0,6 (mol) Giả sử kim loại phản ứng hết → nH+ phản ứng = 3.x + 2.y Vì kim loại hết nên: 3x + 2y ≤ 0,6 (I) Ta có: nhỗn hợp = x + y → 22/56 < x + y < 22/27 → 0,392 < x + y < 0,815 → 0,784 < 2x + 2y < 3x + 2y (II) Từ (I ) và (II) ta thấy điều giả sử sai, Vậy Axit phản ứng hết → → V = 0,3. 22,4 = 6,72 lít b) Các phương trình phản ứng : Fe + 3/2 Cl2 → FeCl3 → m1 = 133,5x + 162,5y (1) Al + 3/2I2 → AlI3 Fe + I2 → FeI2 → m2 = 408x + 310y (2) Theo bài ra ta có: 27x + 56y = 22 m2 – m1 = 139,3 → 274,5x + 147,5y = 139,3 → x= 0,4 mol và y = 0,2 mol MAl = 10,8 gam và mFe = 11,2 gam |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Bài 7 (1,5 đ) |
Các phương trình phản ứng : Al + 3H+ → Al3+ + 3/2 H2(1) Ban đầu : 0,02 0,1 (mol) Sau pư : 0 0,04 0,02 Khi thêm dung dịch NaOH vào dung dịch A có các phản ứng: H+ + OH– → H2O (2) 0,04 0,04 mol Al3+ + 3OH– → Al(OH)3↓ (3) Nếu dư OH–: Al(OH)3 + OH– → AlO2– + 2H2O (4) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O (5) 0,01 0,005 mol Vì → nên có 2 trường hợp Trường hợp 1: dư Al3+ khi đó chỉ có phản ứng (2), (3) và (5) → V = 0,7 (lít) Trường hợp 1: dư OH– một phần kết tủa bị hòa tan khi đó có phản ứng (2), (3), (4) và (5) → V =1,1 (lít) |
0,5 0,5 0,5
|
Câu 8 (2 đ) |
Theo bài ra : Bình 1 : chứa H2SO4 đặc hấp thụ nước Bình 2 : Chứa dung dịch Ba(OH)2 hấp thụ CO2 và có thể cả nước chưa bị hấp thụ bởi H2SO4 Theo bài ra ta có: (I) Xét bình 2: Các phản ứng có thể Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O (1) Ba(OH)2 + 2CO2 → Ba(HCO3)2 (2) Trường hợp 1: Nếu Ba(OH)2 dư khi đó chỉ xảy ra phản ứng (1) Thay vào (I) ta tìm được Đặt công thức của X là CxHyOx Phương trình cháy: Theo phương trình: y = → vô lí (loại vì y phải nguyên) Trường hợp 1: Nếu phản ứng tạo hỗn hợp hai muối Theo (1) và (2) ta có : → Theo phương trình ta có: , y = Mà 12.x + y + 16.z = → z=0 Vậy công thức phân tử của X là: C8H8
1 mol A + 1mol dung dịch Br2 => A có 1 liên kết pi kém bền ( dạng anken) 1 mol A + 4 mol H2 => A có 4 liên kết pi, hoặc vòng kém bền => A có 3 liên kết pi, hoặc vòng bền với dung dịch Br2 A là hợp chất có trong chương trình phổ thông => A có cấu trúc vòng benzen Vậy công thức cấu tạo của A là: A là Stiren.
Các nguyên tử cacbon trong X2 hoàn toàn đồng nhất nên chỉ có cấu tạo sau thỏa mãn:
|
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 |
* Chú ý: khi chấm nếu học sinh giải theo các phương pháp khác, nếu đúng vẫn cho đủ số điểm
O2 Education gửi các thầy cô link download file word đề và đáp án đề thi
Xem thêm
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học