Đề thi HSG Vĩnh Phúc môn hoá học năm 2008
Sở GD&ĐT Vĩnh phúc
Đề chính thức |
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 Năm học 2007-2008
Đề thi môn: HOá HọC Dành cho học sinh THPT không chuyên( Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề ) |
Câu 1: Xác định các chất từ A1 đến A11 và viết các phương trình phản ứng sau:
A1 + A2 A3 + A4 Biết A3 là muối sắt clorua. Nếu lấy 1,27 gam A3 tác dụng
A3 + A5 A6 + A7 với dung dịch AgNO3 , thu được 2,87 gam kết tủa.
A6 + A8 + A9 A10
A10 A11 + A8
A11 + A4 A1 + A8
Câu 2: Xà phòng hoá một este A no đơn chức bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH chỉ thu được một sản phẩm duy nhất B. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, nung B với vôi tôi trộn xút thu được rượu Z và một muối vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được CO2ư và hơi H2O có tỷ lệ về thể tích là 3: 4 (trong cùng điều kiện).
- Viết phương trình phản ứng và xác định công thức cấu tạo có thể có của este A. Biết phân tử của A có mạch các bon không phân nhánh.
- Hợp chất đơn chức A1 là đồng phân khác chức hoá học của A. Biết A1 có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp và có đồng phân hình học. Xác định công thức cấu tạo của A1.
Câu 3: Hỗn hợp M chứa 3 chất hữu cơ là đồng phân của nhau có công thức phân tử C3H9NO2. Lấy 9,1 gam hỗn hợp M cho tác dụng hoàn toàn với 200 gam dung dịch NaOH 40 %, đun nhẹ sau phản ứng thoát ra hỗn hợp X gồm 3 khí ( đều nặng hơn không khí và hoá xanh giấy quì tím ẩm) và dung dịch Y. Tỷ khối của X so với H2 là 19.
- a. Xác định công thức cấu tạo của các chất trong hỗn hợp M và gọi tên.
- b. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
- c. So sánh và giải thích tính bazơ của các chất trong hỗn hợp X.
Câu 4: Tiến hành thí nghiệm: Hai bình (a) và (b) với thể tích bằng nhau chứa không khí dư, úp ngược trong chậu đựng dung dịch NaOH dư, trong mỗi bình có 1 bát sứ nhỏ. Bình (a) đựng 1 gam pentan (hình a) và bình (b) đựng 1gam hexan (hình b). Đốt cháy hoàn toàn 2 chất trong các bình (a) và (b). Giải thích hiện tượng quan sát được.
( hình a ) ( hình b)
Câu 5: Hoà tan 48,8 gam hỗn hợp gồm Cu và một oxít sắt trong lượng dư dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và 6,72 lít khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 147,8 gam chất rắn khan.
- a. Xác định công thức của oxít sắt.
- b. Cho cùng lượng hỗn hợp trên phản ứng với 400ml dung dịch HCl 2M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và chất rắn D. Cho dung dịch B phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa. Tính khối lượng kết tủa thu được.
- c. Cho D phản ứng hết với dung dịch HNO3. Tính thể tích khí NO thu được tại 27,3 0C và 1,1 atm.
Câu 6: Hoàn thành và cân bằng các phương trình phản ứng sau:
- NaIO3 + KI + H2SO4(loãng)
- AgCl + Na2S2O3
- Zn + KOH + NaNO3
- H3PO2 + Ba(OH)2
Câu7: Bằng phương pháp hoá học hãy làm sạch AlCl3 khi có lẫn tạp chất ZnCl2 ( không làm thay đổi lượng AlCl3 ban đầu).
…….. Hết ………
Sở GD & ĐT Vĩnh phúc |
Hướng dẫn chấmmôn hoá học lớp 12 THPT không chuyên |
Câu | Nội dung | điểm | |||||||||||
Câu1 | (1,25đ) | ||||||||||||
Gọi công thức của muối sắt là FeClX:
FeClX + x AgNO3 Fe(NO3)X + x AgCl¯ ( 56+ 35,5x ) gam (143,5. x gam) 1,27 gam 2,87 gam (56 + 35,5 x). 2,87 = 143,5x. 1,27 x= 2 FeCl2 |
0, 5đ | ||||||||||||
Các phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 A1 A2 A3 A4 FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 ¯ + 2NaCl A3 A5 A6 A7 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 4Fe(OH)3 ¯ A6 A8 A9 A10 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O A10 A11 A8 Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O |
0,75đ |
||||||||||||
Câu2 | (1,5đ) | ||||||||||||
Theo bài ra A là este no đơn chức mạch vòng có công thức:
CnH2n C = O
O |
0,25đ |
||||||||||||
Phương trình phản ứng:
CnH2n– C =O + NaOH CnH2n COONa O (A) OH (B ) CnH2nCOONa + NaOH CnH2n+1-OH + Na2CO3
OH Phản ứng cháy: CnH2n + 2O + 1,5n O2 nCO2 + (n+1) H2O => => n = 3. công thức A: C3H6 C =O
O |
0,5đ
0,25đ |
||||||||||||
Công thức có thể có của A1
CH3-CH =CH-COOH Phản ứng trùng hợp A1 t0,p n CH3– CH=CH-COOH – CH – CH-
CH3 COOH n |
0,25đ |
||||||||||||
Đồng phân hình học của A1
H COOH H H C = C C= C
H3C H CH3 COOH Tran s Cis |
0,25đ |
||||||||||||
Câu 3 |
( 2đ) | ||||||||||||
a. Hỗn hợp X gồm các khí nặng hơn không khí và hoá xanh giấy quì tím ẩm là amin béo có một hoặc 2 nguyên tử các bon, nên hỗn hợp M chứa các muối amoni của các amin này nên C3H9NO2 có 3 đồng phân trong hỗn hợp M:
HCOONH3C2H5 Etylamonifomiat CH3 HCOONH2 Đimêtylamoni fomiat CH3 CH3COONH3CH3 Mêtyamoni fomiat |
0,5đ |
||||||||||||
b. Số mol của M : n (M) = 9,1: 91 = 0,1 mol
Số mol NaOH = 200. 40/ 100. 40 = 2 mol Phản ứng của các chất trong M với NaOH: HCOONH3C2H5 + NaOH HCOONa + C2H5NH2 + H2O HCOONH2(CH3)2 + NaOH HCOONa +(CH3)2NH + H2O CH3COONH3CH3 + NaOH CH3COONa + CH3ưNH2+ H2O
|
0,5đ |
||||||||||||
Tổng quát:
RCOO 4- xR ,x + NaOH RCOONa + H2O + Rx, NH3- x 0,1(mol) 0,1(mol) 0,1(mol) 0,1(mol ) 0,1(mol) Theo bài ra n(NaOH) = 2 mol > 0,1mol nên sau phản ứng dư NaOH Ta có n(X) = n M = 0,1mol
M (X) = 19. 2 = 38gam/ mol Khối lượng chất rắn sau khi cô cạn dung dịch Y là: m( chất rắn) = m(M) + m(NaOH)- m(X)- M(H2O) = 9,1 +2.40 –3,8 – 0,1.18 = 83,5 gam |
0,5đ
|
||||||||||||
c. Tính bazơ của (CH3)2 NH > C2H5NH2 > CH3NH2
Giải thích: Tính bazơ của amin phụ thuộc vào khả năng cho cặp electron tự do trên nguyên tử Nitơ. Gốc ankyl có khả năng đẩy e càng mạnh làm cho cặp e tự do càng dễ nhường cho ion H+ nên tính bazơ càng tăng. Khả năng đẩy electron của : ( CH3)2 – > C2H5 – > CH3 – |
0,5đ |
||||||||||||
Câu 4 | ( 1đ) | ||||||||||||
|
Số mol mỗi chất:
n(C5H12) = 1: 72 (mol), n ( C6H14) = 1: 86 (mol) |
0,25đ |
|||||||||||
Phản ứng cháy:
C5H12 + 8 O2 5CO2 + 6 H2O C6H14 + 9,5 O2 6CO2 + 7H2O |
0,25đ |
||||||||||||
Biến thiên số mol các chất khí trong bình:
Bình (a) Dn 1 = -8/72 + 5/72 = -3/72 = – 0,04167 (mol) Bình (b) Dn 2 = – 9,5/ 86 + 6/ 86 = – 3,5/ 86 = 0,0407 (mol) |
0,25đ |
||||||||||||
Vậy H2O trong bình chứa pentan dâng cao hơn bình chứa hecxan. |
0,25đ |
||||||||||||
Câu 5
(2đ) |
a) Đặt số mol của Cu = a (mol ) của FeXOY = b (mol)
Các phương trình phản ứng: 3 Cu + 8HNO3 3 Cu(NO3)2 + 2NO + 4 H2O a(mol) a(mol) 2/3a (mol) 3FeXOY+ (12x –2y) HNO3 3x Fe(NO3)3 + (3x-2y)NO + + (6x-y)H2O b(mol) bx (3x-2y)b/ 3 |
0, 5đ |
|||||||||||
Ta có hệ phương trình:
64a + ( 56x + 16y) b = 48,8 bx= 0,3 2a + ( 3x – 2y ) b by=0,4 = 6,72 : 22,4 = 0,3 và x/y = 3: 4 3 188a + 242 bx = 147,8 Nên tìm được FexOy là Fe3O4 Số mol Cu và Fe3O4 lần lượt là: a = 0,4(mol) b = 0,1 (mol) |
0,5đ |
||||||||||||
b. Số mol của HCl = 0,4. 2 = 0,8(mol)
Fe3O4 + 8HCl = FeCl2 + 2 FeCl3 + 4 H2O 0,1(mol) 0,8(mol) 0,1(mol) 0,2(mol) Cu + 2FeCl3 = CuCl2 + 2 FeCl2 0,1(mol) 0,2 (mol) 0,1(mol) 0,2(mol) Dung dịch B gồm FeCl2 0,3 mol CuCl2 0,1 mol FeCl2 + 3 Ag NO3 Ag ¯ + Fe(NO3)3 + 2Ag Cl ¯ 0,3 0,3 0,6 CuCl2 + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag Cl¯ 0,1 0,2 Khối lượng kết tủa m = m(Ag) + m(AgCl) = = 0,3 . 108 + 0,8 143,5=147,2 gam
|
0,5đ |
||||||||||||
c.
3Cu + 8HNO3 = 3Cu(NO3)2 +2NO + 4H2O 0,3 0,2 V = 0,2.0,082.( 27,3 + 273)/ 1,1 = 4,48 lít |
0,5đ |
||||||||||||
Câu 6
(1,25đ) |
a. 2NaIO3 + 10KI + 6H2SO4 = 6I2 + Na2SO4 + 5K2SO4 + 6H2O
b. AgCl + 2 Na2S2O3 = Na3 Ag(S2O3)2 + NaCl c. 8Zn + 2NaNO3 + 14KOH = 7 K2Zn O2 +2NH3 +Na2ZnO2 + + 4H2O d. 2H3PO2 + Ba(OH)2 = Ba(H2PO2)2 + H2O |
1,25đ |
|||||||||||
Câu7
(1,0đ) |
Cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NH3 dư ZnCl2 hoà tan trong NH3 vì có phản ứng tạo phức:
ZnCl2 + 4 NH3 = [Zn (NH3)4] Cl2 AlCl3 tạo kết tủa với NH3: Al Cl3 + 3H2O + 3 NH3 = Al(OH)3 + 3NH4Cl Lọc kết tủa Al(OH)3 hoà tan trong dung dịch HCl thu được AlCl3, phương trình phản ứng: Al(OH)3 + 3HCl = AlCl3 + 3H2O |
1,0đ |
Chú ý: Các bài trên thí sinh giải theo phương pháp khác, lập luận để đến kết quả đúng vẫn cho đủ số điểm.
……… Hết ………
O2 Education gửi các thầy cô link download file word đề và đáp án đề thi
Xem thêm
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học