Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn hóa THPT Nam Trực
I. MA TRẬN ĐỀ
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NAM TRỰC |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN : Hóa học 11 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) |
I. Trắc nghiệm
M1 |
M2 |
M3 |
M4 |
||
Chương 1 (12 câu) |
1. Sự điện li |
– Khái niệm chất điện li (C1) |
– Viết phương trình điện li. (C2) |
– So sánh khả năng phân li, khả năng dẫn điện của dung dịch axit- bazo và muối (C6). |
|
2. Axit- Bazo- Muối |
– Khái niệm axit, bazo theo Areniut (C3). – Khái niệm muối axit (C4). |
– Phân biệt axit- bazo với chất chỉ thị (C4). |
– Vận dụng phản ứng axit- bazo để giải quyết vấn đề thực tế (C8). |
– Tính toán lượng muối từ phản ứng axit- bazo, vận dụng định luật bảo toàn e và bảo toàn điện tích (C9). |
|
3. Sự điện li của nước. pH. |
– Nhận biết môi trường qua giá trị pH (C7). |
||||
4. Phản ứng trao đổi ion. |
– Đánh giá phản ứng trao đổi ion (C10). |
– Tìm các phương trình phân tử có cùng phương trình ion (C12). |
Tính khối lượng muối từ phản ứng nhiệt phân muối trong dung dịch, vận dụng định luật bảo toàn điện tích (C11). |
||
Chương 2 (8 câu) |
1. Nitơ. |
– % thể tích gần đúng của N2 trong không khí (C13). |
|||
2. Amoniac và muối amoni. |
– Nhận biết thành phần muối amoni (C14). |
– Xác định thành phần trong dung dịch NH3 (C15). |
– Vận dụng tính chất vật lí, khả năng làm đổi màu quì, khả năng tan trong nước theo nhiệt độ của khí NH3, phân tích hình vẽ thí nghiệm để tìm nhận định đúng/sai (C16). |
||
3. Axit HNO3 |
– Phân biệt các hóa chất để điều chế axit HNO3 trong PTN (C17). – Tìm phản ứng oxi hóa khử của axit thông qua việc xác định số oxi hóa của chất tham gia phản ứng (C19). |
– Vận dụng tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của nhiều chất để tìm nhận định đúng/sai (C18). – Vận dụng tính oxi hóa khử của axit để tìm sản phẩm, kết hợp cùng phương trình ion rút gọn, so sánh khối lượng kết tủa để tìm chất thỏa mãn (C20). |
II. Tự luận
M1 |
M2 |
M3 |
M4 |
|
Bài 1 (2 đ) |
– Viết phương trình ion rút gọn (3 pt đầu). |
– Viết phương trình ion rút gọn (pt cuối). |
||
Bài 2 (1đ) |
– Tính số mol H+,OH– – Tính giá trị pH theo công thức. |
– Xác định số mol H+,OH– dư. |
||
Bài 3 (1,5 đ) |
– Tính khối lượng của chất khi biết số mol và M. |
– Viết phương trình ion và cân bằng phương trình. |
– Lập được mối quan hệ về số mol giữa các chất theo phương trình. |
|
Bài 4 (0,5 đ) |
– Vận dụng công thức tính pH, phương trình điện li đề giải quyết vấn đề thực tiễn. |
II. ĐỀ
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NAM TRỰC |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN : Hóa học 11 (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề) |
SỐ PHÁCH
Họ và tên: ……………………………………. Số báo danh:…………………………………
Lớp: ……………………………………………………………………………………………
Chữ kí giám thị 1:……………………..…………Chữ kí giám thị 2:…………………………….
Chú ý: Thí sinh làm bài vào đề thi này.
Điểm
Bằng số:……………
Bằng chữ:………….
SỐ PHÁCH
Họ và tên chữ kí 2 giám khảo:
Giám khảo 1:…………….………………………..
Giám khảo 2:……………….……………………..
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Học sinh hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất theo câu hỏi trong những câu sau:
Câu 1. Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là bazơ?
A. HCl. B. CH3COOH. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 2. Muối nào sau đây là muối amoni?
A. NH4NO3. B. NaNO2. C. NaNO3. D. NaHCO3.
Câu 3. Khí nitơ chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
A. Khoảng 70%. B. Khoảng 20%. C. Khoảng 30%. D. Khoảng 80%.
Câu 4. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa chất nào sau đây thì xảy ra phản ứng hóa học?
A. H2O. B. HCl. C. NaCl. D. Ba(OH)2.
Câu 5. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. Mg(OH)2. B. Ba(OH)2. C. H2S. D. H2O.
Câu 6. Muối nào sau đây là muối axit?
A. CH3COONa. B. NaHCO3. C. NaBr. D. Na2CO3.
Câu 7. Một dung dịch có pH = 5,00. Đánh giá nào sau đây là không đúng?
A. Dung dịch có môi trường bazơ. B. Dung dịch có môi trường axit.
C. [OH–] = 1,0.10-9. D. [H+] = 1,0. 10-5 M.
Câu 8. Nhỏ một giọt quì tím vào dung dịch NaOH thấy dung dịch xuất hiện màu xanh. Nhỏ từ từ tới dư dung dịch HCl vào dung dịch màu xanh trên thì
A. màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn rồi chuyển sang màu đỏ. B. màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn.
C. màu xanh đậm thêm dần. D. màu xanh vẫn không thay đổi.
Câu 9. Axit HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2. B. Cu. C. CuCl2. D. CuO.
Câu 10. Chất nào sau đây khi tan trong nước phân li thành các ion Fe3+ và NO3–?
-
Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO2)2. D. Fe(NO2)3.
Câu 11. Dung dịch NH3 không chứa tiểu phân nào sau đây?
A. NH4OH. B. NH4+. C. NH3. D. OH–.
Câu 12. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ
A. NaNO3 rắn và HCl đặc. B. NaNO3 dung dịch và H2SO4 đặc.
C. NH3 và O2. D. NaNO3 rắn và H2SO4 đặc.
Câu 13. Thêm từ từ từng giọt dung dịch axit sunfuric vào dung dịch bari hidroxit đến dư. Độ dẫn điện của hệ sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng dần rồi giảm dần. B. Tăng dần. C. Giảm dần. D. Giảm dần rồi tăng dần.
Câu 14. Ở điều kiện thường, thực hiện thí nghiệm với khí X như sau: Nạp đầy khí X vào bình thủy tinh rồi đậy bình bằng nắp cao su. Dùng ống thủy tinh vuốt nhọn đầu nhúng vào nước, xuyên ống thủy tinh qua nắp cao su rồi lắp bình thủy tinh lên giá như hình vẽ:
Cho phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tia nước phun mạnh vào bình thủy tinh do áp suất trong bình thấp hơn áp suất không khí.
B. Trong thí nghiệm trên, nếu thay dung dịch phenolphtalein bằng dung dịch quỳ tím thì nước trong bình sẽ có màu xanh.
C. Thí nghiệm trên chứng minh được tính bazơ và tính tan tốt của khí X trong nước
D. So với điều kiện thường, khí X tan trong nước tốt hơn ở điều kiện 60°C và 1 amt.
Câu 15. Ở các vùng đất phèn (đất chua do chứa ion H+), người ta bón vôi bột (CaO) để làm
A. giữ ổn định môi trường đất. B. tăng khoáng chất.
C. tăng pH. D. giảm pH.
Câu 16. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4).
Câu 17. Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3– ; 0,15 mol CO32 và 0,05 mol SO42-. Cô cạn hoàn toàn dung dịch X thì thu được muối có khối lượng là
A. 33,8 gam. B. 29,5 gam. C. 30,7 gam. D. 31,3 gam.
Câu 18. Cho những nhận định sau:
(1) Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
(2) Các muối amoni đều là chất điện li mạnh, tạo ra ion NH4+ màu trắng, có môi trường bazơ.
(3) Axit nitric có thể hòa tan mọi kim loại ở mọi nồng độ.
(4) Trong phòng thí nghiệm, để xử lí khí NO2 thoát ra, tránh gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH.
Số nhận định đúng là?
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 19. Hòa tan hết 0,1 mol CuFeS2 bằng HNO3 đặc, nóng thì thu được dung dịch X và chỉ giải phóng khí NO2. Chất nào sau đây khi cho vào dung dịch X sẽ tạo ra lượng kết tủa lớn nhất và khối lượng kết tủa bằng bao nhiêu?
A. Ba(OH)2 dư và 20,5 gam . B. NaOH dư và 67,1 gam.
C. Ba(OH)2 dư và 67,1 gam. D. NaOH dư và 20,5 gam.
Câu 20. Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và khí H2. Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là 18,46 gam. Mặt khác, khi cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được m gam kết tủa. Lọc, tách kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được m1 gam chất rắn. Giá trị của m1 gần nhất với
A. 14,62 gam. B. 12,70 gam. C. 5,40 gam. D. 6,40 gam.
PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1: (2 đ) Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau:
1. dung dịch HNO3 + dung dịch NaOH → 2. dung dịch KOH + dung dịch (NH4)2SO4 →
3. dung dịch K2CO3 + dung dịch CaCl2 → 4. dung dịch Ba(OH)2 + dung dịch NaHSO4 →
Bài 2: (1 đ) Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 500 ml dung dịch HCl 0,12 M với 500 ml dung dịch KOH 0,04M và NaOH 0,06M.
Bài 3: (1,5 đ) Hòa tan hết 18 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe bằng dung dịch HNO3 thì thu được 5,6 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch X.
a, Viết phương trình phản ứng.
b, Tính % khối lượng mỗi muối có trong dung dịch X?
Bài 3: (0,5 đ) Cẩm tú cầu là loại hoa có khả năng thay đổi màu sắc theo pH của môi trường. Cụ thể:
Giá trị pH |
pH < 7 |
pH = 7 |
pH > 7 |
Màu sắc của hoa |
Màu lam |
Màu trắng sữa |
Tím hoặc hồng |
Một nông trại cần 100 lít nước có pH= 10 để trồng cẩm tú cầu theo phương pháp thủy canh và dự kiến dùng dung dịch Ca(OH)2 0,0025M để thay đổi pH của nước (nước được coi như tinh khiết và bỏ qua quá trình phân li của nước). Em hãy giúp nông trại trên tính thể tích Ca(OH)2 0,0025M cần lấy để sử dụng.
Cho S= 32; Ca= 40; O= 16; H= 1; Cl= 35,5; Ba= 137; K = 39; Na= 23; C= 12; Fe = 56; Cu = 64.
BÀI LÀM
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NAM TRỰC |
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN : Hóa học 11 |
I. TRẮC NGHIỆM
Đề 1 Câu 1. Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là bazơ? A. HCl. B. CH3COOH. C. NaOH. D. NaCl. 01. C; 02. A; 03. D; 04. B; 05. B; 06. B; 07. A; 08. A; 09. B; 10. B; 11. A; 12. D; 13. D; 14. D; 15. C; 16. C; 17. C; 18. B; 19. C; 20. D; |
Đề 2 Câu 1. Muối nào sau đây là muối amoni?
01. D; 02. D; 03. B; 04. A; 05. A; 06. A; 07. C; 08. C; 09. D; 10. C; 11. A; 12. B; 13. A; 14. B; 15. C; 16. D; 17. C; 18. B; 19. B; 20. A; |
Đề 3 Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. Ba(OH)2. B. H2O. C. H2S. D. Mg(OH)2. 01. A; 02. A; 03. C; 04. B; 05. A; 06. B; 07. D; 08. D; 09. A; 10. C; 11. A; 12. C; 13. C; 14. B; 15. D; 16. B; 17. A; 18. C; 19. B; 20. D; |
Đề 4 Câu 1. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa chất nào sau đây thì xảy ra phản ứng hóa học? A. NaCl. B. HCl. C. H2O. D. Ba(OH)2. 01. B; 02. A; 03. D; 04. C; 05. C; 06. D; 07. A; 08. B; 09. A; 10. A; 11. D; 12. B; 13. B; 14. B; 15. C; 16. C; 17. D; 18. C; 19. B; 20. D; |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 |
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O H+ + OH– → H2O |
0,5 điểm |
2KOH + (NH4)2SO4 → K2SO4 + 2NH3 + 2H2O
OH– + NH4+ → NH3↑ + H2O |
0,5 điểm |
|
K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2KCl
CO32- + Ca2+ → CaCO3↓ |
0,5 điểm |
|
Ba(OH)2 + 2NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O
Ba2+ + 2OH– + 2HSO4– → BaSO4↓ + SO42- + 2H2O |
0,5 điểm |
|
HS không cân bằng phương trình phân tử hoặc cân bằng sai thì không cho điểm. Cân bằng sai ở phương trình ion mà phương trình phân tử đúng thì trừ 0.125 |
||
Câu 2
|
Số mol H+ = 0,06 mol; số mol OH– = 0,05 mol |
0,25 điểm |
Viết quá trình H+ + OH– → H2O |
0,25 điểm |
|
Số mol H+ dư = 0,01 mol → [H+] dư = 0,01 M |
0,25 điểm |
|
Tính pH = 2 |
0,25 điểm |
|
Bài 3
a |
3Cu + 8 HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O a a a 2/3a Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O b b b b |
0,5 điểm |
Số mol NO = 2/3a + b = 0,25 Khối lượng kim loại = 64a + 56b = 18 a = 0,15 ; b = 0,15 |
0,5 điểm |
|
b |
Dung dịch X có Cu(NO3)2 : 0,15 mol; Fe(NO3)3 : 0,15 mol. %m Cu(NO3)2 = 51,08%; %m Fe(NO3)3 = 48,92% |
0,5 điểm |
Bài 4 |
pH = 10 → [OH–] = 10-2 M = 0,01M. Số mol OH– cần dùng là 0,01.100 = 1 mol. |
0,25 điểm |
Số mol Ca(OH)2 cần dùng là 0,5 mol. Thể tích Ca(OH)2 = 0,5: 0,0025 = 200 lít HS làm cách khác đúng, vẫn cho đủ số điểm |
0,25 điểm |
O2 Education gửi thầy cô link download đề thi
Xem thêm
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 1 môn hóa cả 3 khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa học
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
- Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập hữu cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Biện luận công thức phân tử muối amoni hữu cơ đầy đủ chi tiết
- Giải bài tập chất béo theo phương pháp dồn chất
- Tổng hợp 50+ bài tập chất béo có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
- Tổng hợp thí nghiệm este chất béo hay và khó có đáp án chi tiết