Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 16-20)
Xem thêm
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 1-5)
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 6-10)
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 11-15)
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 21-25)
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 26-30)
Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 1-5 mục tiêu 7 điểm)
ĐỀ MINH HỌA
SỐ 16 |
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.
Câu 1: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng bằng 0,5 gam/cm3?
- Li. B. Os. C. K. D. Cr.
Câu 2: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
- Be. B. K. C. Ba. D. Na.
Câu 3: X là chất khí ở điều kiện thường, không màu, nặng hơn không khí. Ở trạng thái rắn, X tạo thành một khối trắng, gọi là “nước đá khô”. Chất X là
- CO. B. N2. C. CO2. D. NH3.
Câu 4: Isopropyl axetat có công thức là
- CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3.
- CH3COOCH2CH2CH3. D. CH3COOCH(CH3)2.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
- Cr(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Mg(OH)2. D. Al(OH)3.
Câu 6: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với?
- nước muối. B. nước. C. giấm ăn. D. cồn.
Câu 7: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
- H2SO4 đặc, nguội. B. Cu(NO3)2. C. HCl. D. NaOH.
Câu 8: Ở nhiệt độ thường, dung dịch FeCl2 tác dụng được với kim loại
- Cu. B. Ag. C. Au. D. Zn.
Câu 9: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là
- H2N[CH2]6COOH. B. CH2=CHCN.
- CH2=CHCl. D. CH2=C(CH3)COOCH3.
Câu 10: Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là
- Ca. B. Fe. C. K. D. Ag.
Câu 11: Saccarozơ thuộc loại
- polisaccarit. B. đisaccarit. C. đa chức. D. monosaccarit.
Câu 12: Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó gãy tay,… Công thức của thạch cao nung là
- CaSO4. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4.2H2O. D. CaSO4.xH2O.
Câu 13: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Mg và Fe vào 800 ml dung dịch chứa CuCl2 0,5M và HCl 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai kim loại. Khối lượng của Mg trong m gam hỗn hợp X là
- 12,0 gam. B. 7,2 gam. C. 14,4 gam. D. 13,8 gam.
Câu 14: Cho 27,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn ở dạng bột tác dụng với khí oxi, thu được là 38,5 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ V lít dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,15M. Giá trị của V là
- 1,750. B. 1,670. C. 2,1875. D. 2,625.
Câu 15: Cho các chất sau: metylamin, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
- 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 16: Khi thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong dung dịch axit H2SO4 loãng (hiệu suất phản ứng thủy phân đạt 80%), thu được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng bạc (bằng AgNO3 trong NH3) thu được tối đa m gam kim loại Ag. Giá trị của m là
- 34,56. B. 86,4. C. 121,5. D. 69,12.
Câu 17: Hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin, propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam và tỉ lệ về số mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối?
- 43,5 gam. B. 36,2 gam. C. 39,12 gam. D. 40,58 gam.
Câu 18: Cho các phát biểu về yêu cầu kĩ thuật khi sử dụng đèn cồn (được mô tả như hình vẽ) trong phòng thí nghiệm
(1) Châm đèn cồn bằng băng giấy dài.
(2) Nghiêng đèn để lấy lửa từ đèn này sang đèn khác.
(3) Khi tắt đèn thì dùng nắp đậy lại.
(4) Đèn phải chứa cồn đến ngấn cổ (nhằm tránh tạo hổn hợp nổ).
(5) Không rót cồn vào lúc đang cháy.
Số phát biểu đúng là
- 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 19: Chất nào sau đây là muối axit?
- KNO3. B. NaHSO4. C. NaCl. D. Na2SO4.
Câu 20: Cho các chuyển hoá sau:
(1) X + H2O Y (2) Y + H2 Sobitol
X, Y lần lượt là:
- xenlulozơ và saccarozơ. B. tinh bột và fructozơ.
- tinh bột và glucozơ. D. xenlulozơ và fructozơ.
Câu 21: Cho các nhận định sau:
(a) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
(b) Nối thành kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.
(c) Vàng (Au) là kim loại dẻo nhất.
(d) Kim loại có độ âm điện bé hơn phi kim.
Số nhận định đúng là
- 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 22: Chất X có công thức C8H8O2 có chứa vòng benzen, X phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng theo tỉ lệ số mol 1:2, X không tham gia phản ứng tráng gương. Số công thức của X thỏa mãn điều kiện của X là
- 1. B. 2. C. 4. D. 6.
Câu 23: Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch: HCl; Na3PO4; Fe(NO3)2; FeCl2. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, số trường hợp có tạo kết tủa là
- 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 24: Cho các polime: amilozơ, xelulozơ, xenlulozơ triaxetat, polienantoamit, amilopectin, teflon. Số polime dùng làm tơ, sợi là
- 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Cho 18,3 gam hỗn hợp gồm Ba và Na vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa và 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
- 45,5. B. 40,5. C. 50,8. D. 42,9.
Câu 26: Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat, natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần vừa đủ 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là
- 17,96. B. 16,12. C. 19,56. D. 17,72.
Câu 27: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C9H8O4 thỏa mãn các phương trình hóa học sau:
(1) A + 3NaOH 2X + Y + H2O
(2) 2X + H2SO4 Na2SO4 + 2Z
(3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O T + 2Ag + 2NH4NO3
Nhận xét nào sau đây đúng?
- Phân tử A có 4 liên kết π. B. Sản phẩm của (1) có 1 muối duy nhất.
- Phân tử Y có 7 nguyên tử cacbon. D. Phân tử Y có 3 nguyên tử oxi.
Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây Mg trong không khí.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho Br2 vào dung dịch hỗn hợp NaCrO2 và NaOH.
(e) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(g) Đun sôi dung dịch Ca(HCO3)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
- 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Một trong những tác dụng của criolit trong quá trình sản xuất nhôm là làm tăng tính dẫn điện của chất điện phân.
(b) Trong dãy kim loại kiềm, đi từ Li đến Cs nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(c) Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống.
(d) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.
(e) Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
Số phát biểu sai là
- 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở (hơn kém nhau 3 nguyên tử C) cần dùng vừa đủ 14 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 30 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 4,3 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 8,55 gam X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
- 19,8. B. 36,0. C. 54,0. D. 13,2.
Câu 31: Điện phân 400 ml (không đổi) dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng 1,93A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn dưới đây:
Giá trị của t trên đồ thị là
- 3600. B. 1200. C. 1800. D. 3000.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Các polime sử dụng làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.
(b) Bơ nhân tạo được điều chế bằng phản ứng hiđro hóa chất béo lỏng có trong dầu thực vật.
(c) Giấy viết, vải sợi bông chứa nhiều xenlulozơ.
(d) Các peptit đều có phản ứng màu biure.
(e) Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
(g) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Số phát biểu đúng là
- 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm (Al và Fe2O3) trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần:
– Phần một: Cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 0,896 lít khí (đktc) và còn lại chất rắn không tan chiếm 44,8% khối lượng phần một.
– Phần hai: Cho tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,688 lít khí (đktc). Khối lượng nhôm đem trộn là
- 8,1 gam. B. 7,2 gam. C. 5,4 gam. D. 4,5 gam.
Câu 34: X, Y là 2 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức; X, Y khác chức hóa học (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn a mol X cũng như Y đều thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + a. Lấy 0,25 mol hỗn hợp E chứa X, Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác, đun nóng 0,25 mol E với dung dịch NaOH dư thì sản phẩm thu được chứa 15 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ no, đơn chức và 7,6 gam một ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 14,25 gam X cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
- 25,2. B. 21. C. 23,52. D. 26,88.
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al; Na và BaO vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,085 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,03 mol H2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, thu được 3,11 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 7,43 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là
- 2,79. B. 3,76. C. 6,50. D. 3,60.
Câu 36: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%.
Bước 2: Thêm tiếp vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
Bước 3: Lắc nhẹ ống nghiệm.
Hiện tượng quan sát được là
- Có kết tủa màu xanh, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.
- Có kết tủa màu đỏ gạch, kết tủa không bị tan ra.
- Có kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.
- Có kết tủa màu tím, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh.
Câu 37: Có 4 dung dịch: X (Na2SO4 1M và H2SO4 1M); Y (Na2SO4 1M và Al2(SO4)3 1M); Z (Na2SO4 1M và AlCl3 1M); T (H2SO4 1M và AlCl3 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (a), thu được n1 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 2: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (b), thu được n2 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 3: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (c), thu được n3 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 4: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (d), thu được n4 mol kết tủa.
Biết rằng n1 < n2 < n3 < n4. Dung dịch (b) ứng với dung dịch nào sau đây?
- T. B. Y. C. Z. D. X.
Câu 38: X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là
- 14,55 gam. B. 12,30 gam. C. 26,10 gam. D. 29,10 gam.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, Mg, MgO và CuO vào 200 gam dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat trung hòa của kim loại, hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2O và 0,02 mol NO. Cho X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 89,15 gam kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 84,386 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
- 0,85. B. 1,06. C. 1,45. D. 1,86.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm Gly và Ala. Người ta lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ KOH, thu được 13,13 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cũng từ lượng X trên ở điều kiện thích hợp người ta điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm hỗn hợp các peptit có tổng khối lượng m’ gam và nước. Đốt cháy hoàn toàn m’ gam hỗn hợp peptit trên cần 7,224 lít khí O2 (đktc). Giá trị đúng của m gần nhất với?
- 7. B. 8. C. 10. D. 9.
ĐỀ MINH HỌA
SỐ 17 |
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31; C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56; Cu=64; Pb=207; Ag=108.
Câu 1: Kim loại nào sau đây dẫn nhiệt tốt gấp 3 lần sắt và bằng 2/3 lần đồng?
- Au. B. Cr. C. Al. D. Ag.
Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
- Li. B. Ca. C. Zn. D. Ba.
Câu 3: X là chất lỏng, không màu, bốc hơi mạnh trong không khí ẩm. Ở điều kiện thường, khi có ánh sáng, dung dịch X đặc bị phân hủy một phần giải phóng khí nitơ đioxit. Chất X là
- HNO2. B. H2SO4. C. H3PO4. D. HNO3.
Câu 4: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
- CH3COOC2H5. B. HCOOC3H7. C. C2H5COOCH3. D. C2H5COOC2H5.
Câu 5: Ở điều kiện thích hợp, dung dịch H2S không phản ứng với chất hoặc dung dịch chứa chất nào sau đây?
- O2. B. CuSO4. C. FeSO4. D. Cl2.
Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai và là chất khí ở điều kiện thường?
- CH3NH2. B. (CH3)3N. C. CH3NHCH3. D. CH3CH2NHCH3.
Câu 7: Kim loại Al phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?
- Na2SO4. B. NaHSO4. C. NaNO3. D. MgCl2.
Câu 8: Công thức hóa học của sắt(III) hiđroxit là
- Fe(OH)3. B. Fe2O3. C. Fe2(SO4)3. D. Fe3O4.
Câu 9: Tơ nitron (tơ olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?
- CH2=CH−CN. B. CH2=CH−CH=CH2.
- CH3COO−CH=CH2. D. CH2=C(CH3)−COOCH3.
Câu 10: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất
- Fe. B. Sn. C. Ag. D. Au.
Câu 11: Đồng phân của glucozơ là
- xenlulozơ. B. fructozơ. C. saccarozơ. D. sobitol.
Câu 12: Hematit nâu là một loại quặng sắt quan trọng dùng để luyện gang, thép. Thành phần chính của quặng hematit nâu là
- FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3.nH2O. D. Fe2O3.
Câu 13: Nung nóng hỗn hợp bột gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 75%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 5,0. Tỉ lệ a : b là
- 3 : 1. B. 2 : 1. C. 1 : 2. D. 1 : 3.
Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
- 7,84. B. 1,12. C. 6,72. D. 4,48.
Câu 15: Cho các chất sau: glyxin, etylamin, phenylamoni clorua, natri phenolat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
- 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 16: Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80% thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
- 11,20. B. 8,96. C. 4,48. D. 5,60.
Câu 17: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M, KOH 1,5M, thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
- 40 ml. B. 150 ml. C. 250 ml. D. 100 ml.
Câu 18: Cho các phát biểu về cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm hóa học:
(1) Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất.
(2) Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác.
(3) Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, được đổ trở lại bình chứa.
(4) Không dùng hóa chất đựng trong những lọ không có nhãn ghi rõ tên hóa chất.
(5) Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất.
Số phát biểu đúng là
- 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 19: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
- NaOH. B. HF. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 20: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Những monosaccarit mà dung dịch có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là:
- saccarozơ và glucozơ. B. saccarozơ và tinh bột.
- glucozơ và tinh bột. D. glucozơ và fructozơ.
Câu 21: Cho các nhận định sau:
(a) Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
(b) Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3.
(c) Các kim loại dẫn điện được là vì electron tự do trong tinh thể kim loại gây ra.
(d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
Số nhận định đúng là
- 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 22: Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số đieste là
- 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 23: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, Cu, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là
- 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 24: Cho các polime: policaproamit, poli(vinyl clorua), polistiren, poli(phenol-fomanđehit), polietilen, poliisopren. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
- 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Một loại đá vôi có chứa 80% CaCO3, 10,2% Al2O3 và 9,8% Fe2O3 về khối lượng. Nung đá ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn có khối lượng bằng 73,6% khối lượng đá trước khi nung. Hiệu suất của quá trình phân hủy CaCO3 là
- 37,5%. B. 75%. C. 62,5%. D. 8,25%.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 3,75 mol O2 thu được 2,7 mol CO2. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 50,4 gam X (xúc tác Ni, to) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
- 54,96. B. 55,44. C. 48,72. D. 55,08.
Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
X + 2NaOH X1 + X2 + X3
X1 + H2SO4 X4 (axit ađipic) + Na2SO4
X2 + CO X5
X3 + X5 X6 (este có mùi chuối chín) + H2O
Phát biểu sau đây sai?
- Phân tử khối của X5 là 60. B. Phân tử khối của X là 230.
- Phân tử khối của X6 là 130. D. Phân tử khối của X3 là 74.
Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(d) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(e) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(g) Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, tổng số thí nghiệm thu được kết tủa là
- 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, trên catot xảy ra sự oxi hoá nước.
(b) Trong thực tế, để loại bỏ Cl2 thoát ra trong phòng thí nghiệm ta phun khí NH3 vào phòng.
(c) Khi cho thêm CaCl2 vào nước cứng tạm thời sẽ thu được nước cứng toàn phần.
(d) Nguyên tắc để sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
(e) Sục H2S vào dung dịch hỗn hợp FeCl3 và CuCl2 thu được 2 loại kết tủa.
(g) Cho NaNO3 (rắn) tác dụng với H2SO4 (đặc, to) để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.
Số phát biểu đúng là
- 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 30: Hỗn hợp khí A chứa hai hiđrocacbon, hỗn hợp khí B chứa O2 và O3 (tỉ khối của B so với H2 là 18,4). Trộn A và B theo tỉ lệ 1 : 2 về thể tích rồi đốt cháy thì chỉ còn CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ 8 : 7 về thể tích. Nếu dẫn 5 lít A qua nước brom dư thì thể tích khí còn lại 2 lít. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
- CH4 và C3H6. B. CH4 và C4H2. C. CH4 và C2H2. D. CH4 và C3H4.
Câu 31: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tỉ lệ a : b là
- 1 : 6. B. 1 : 8. C. 1 : 10. D. 1 : 12.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
(b) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
(c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(d) Trong một phân tử chất béo luôn có 6 nguyên tử oxi.
(e) Vật liệu compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần.
(g) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa và nó xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
Số phát biểu đúng là
- 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33: Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,15 mol Cu(NO3)2 và 0,12 mol HCl trong thời gian t giờ với cường độ dòng điện không đổi 2,68A thì ở anot thoát ra 0,672 lít khí (đktc) và thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam bột sắt (sản phẩm khử của NO là khí NO duy nhất). Giá trị của t và m lần lượt là
- 0,6 và 10,08. B. 0,6 và 8,96. C. 0,6 và 9,24. D. 0,5 và 8,96.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm (CH3COO)3C3H5, CH3COOCH2CH(OOCCH3)CH2OH, CH3COOH, CH3COOCH2CHOHCH2OH và CH2OHCHOHCH2OH trong đó CH3COOH chiếm 10% tổng số mol hỗn hợp. Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 20,5 gam natri axetat và 0,604m gam glixerol. Để đốt cháy m gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V gần nhất là
- 25,3. B. 24,6. C. 24,9. D. 25,5.
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong 200,0 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 300,0 ml hoặc 700,0 ml dung dịch HCl yM vào dung dịch Y đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng m gam. Giá trị gần nhất của m là
- 6,9. B. 8,0. C. 9,1. D. 8,4.
Câu 36: Cho các bước ở thí nghiệm sau:
– Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
– Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
– Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Nhận định nào sau đây là sai?
- Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
- Ở bước 2 thì anilin tan dần.
- Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
- Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
Câu 37: Cho 3 ống nghiệm riêng biệt lần lượt chứa 3 chất tan X, Y, Z trong nước (tỉ lệ mol nX : nY : nZ = 1 : 2 : 3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho dung dịch KOH dư lần lượt vào 3 ống nghiệm trên thì thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là a mol.
– Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Ca(OH)2 dư lần lượt vào 3 ống nghiệm trên thì thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là b mol.
– Thí nghiệm 3: Đun nóng 3 ống nghiệm trên thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là c mol. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và c < a < b. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
- Al(NO3)3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2. B. Ba(HCO3)2, Ba(NO3)2, Ca(HCO3)2.
- Ca(HCO3)2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3. D. Ca(HCO3)2, Ba(NO3)2, Al(NO3)3.
Câu 38: Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, MY < MZ). Cho 36 gam E tác dụng vừa đủ với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,1 mol muối của alanin). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 36 gam E trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 1,38 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
- 18,39%. B. 20,72%. C. 27,58%. D. 43,33%.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 4% khối lượng Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X gần giá trị nào nhất sau đây?
- 7,50%. B. 7,00%. C. 7,75%. D. 7,25%.
Câu 40: Thủy phân hết 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN3) và Y (CnHmO6Nt), thu được hỗn hợp gồm 0,07 mol glyxin và 0,12 mol alanin. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Y trong dung dịch HCl dư, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
- 59,95. B. 63,50. C. 47,40. D. 43,50.
———– HẾT ———-
Link download 5 đề (16-20) bản pdf không có đáp án
Link download 5 đề (16-20) bản pdf có đáp án và lời giải rất chi tiết
Đề 16-20 Đáp án và lời giải chi tiết
Xem thêm
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 1-5)
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 6-10)
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 11-15)
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 21-25)
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 26-30)
Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa năm 2020 (Đề 1-5 mục tiêu 7 điểm)