dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Tổng hợp câu hỏi tìm chất vô cơ vận dụng cao có đáp án

Tổng hợp câu hỏi tìm chất vô cơ vận dụng cao có đáp án

Xem thêm bài tương tự

IonThuốc thửHiện tượngGiải thích
OH (dd kiềm) NH3 (dd)⦁ Quì tím ⦁ Phenolphtalein⦁ Hóa xanh ⦁ Không màu ⟶ HồngChẳng lẽ lại giải thích quỳ tím có hóa trị mấy bla…bla…. Công nhận đi =))
H+ ( dd axit)Quì tímHóa đỏGiống câu trên !
Ba2+SO42-Tạo BaSO4↓ màu trắngBa2+ + SO42- ⟶ BaSO4(trắng)
Ag+⦁ Cl ⦁ Br ⦁ I- ⦁ PO43-⦁ Tạo AgCl↓ màu trắng ⦁ Tạo AgBr↓ màu vàng nhạt ⦁ Tạo AgI↓ màu vàng đậm ⦁ Tạo Ag3PO4 ↓ màu vàng.Ag+ + Cl- ⟶ AgCl↓(trắng) Ag+ + Br- ⟶ AgBr↓(vàng nhạt) Ag+ + I- ⟶ AgI↓(vàng đậm) 3Ag+ + PO43- ⟶ Ag3PO4(vàng)
Fe3+OH (dd kiềm)Tạo Fe(OH)3↓ màu nâu đỏ.Fe3+ + 3OH ⟶ Fe(OH)3 (nâu đỏ)
Fe2+OH (dd kiềm)Tạo Fe(OH)2↓ màu trắng xanh.Fe2+ + 2OH ⟶ Fe(OH)2(trắng xanh)
Cu2+OH (dd kiềm)Tạo Cu(OH)2↓ màu xanh lam.Cu2+ + 2OH ⟶ Cu(OH)2(xanh lam)
Mg2+OH (dd kiềm)Tạo Mg(OH)2↓ màu trắng.Mg2+ + 2OH ⟶ Mg(OH)2(trắng)
Al3+OH (dd kiềm)Tạo Al(OH)3 ↓ màu trắng keo sau đó kết tủa tan trong kiềm dư.Al3++ 3OH⟶ Al(OH)3 (trắng keo) Al(OH)3 + OHAlO2- + 2H2O
Zn2+OH (dd kiềm)Tạo Zn(OH)2↓ màu trắng sau đó kết tủa tan trong kiềm dư.Zn2+ + 2OH⟶ Zn(OH)2 (trắng) Zn(OH)2 + 2OHZnO22- + 2H2O
NH4+OH (dd kiềm)Tạo khí NH3 mùi khai thoát ra làm xanh quì tím ẩm.NH4+ + OHNH3 ­+ H2O. Khí NH3 làm xanh quỳ tím ẩm.
CO32-⦁ H+ và Ca(OH)2 ⦁ Ca2+, Ba2+⦁ Tạo khí CO2 làm đục dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2. ⦁ Tạo kết tủa trắng.CO32- + 2H+ ⟶ CO2 + H2O CO2 + Ca(OH)2 ⟶ CaCO3(trắng) + H2O Ba2+ + CO32- ⟶ BaCO3(trắng)
HCO3-H+ hoặc đun nóngTạo khí CO2 làm đục dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2.HCO3- + H+ ⟶ CO2 + H2O 2HCO3- CO32- + CO2 + H2O
SO32-⦁ H+ và dd Br2 ⦁ Ca2+, Ba2+⦁ Tạo khí SO2mùi hắc và làm mất màu dd Br2. ⦁ Tạo kết tủa trắng CaSO3(trắng).SO32- + 2H+ ⟶ SO2 + H2O SO2 + Br2 (dd) + 2H2O ⟶ H2SO4 + 2HBr Ca2+ + SO32- ⟶ CaSO3(trắng)
HSO3-H+ hoặc đun nóngTạo khí SO2 mùi hắc và làm mất màu dd Br2.HSO3- + H+ ⟶ SO2 + H2O 2HSO3- SO32- + SO2 + H2O
S2-, HS-⦁ H+ ⦁ Pb2+ : Pb(NO3)2⦁ Tạo khí HSmùi trứng thối. ⦁ Tạo PbS↓ màu đen.S2- + 2H+ ⟶ HS↑ ; HS- + H+ ⟶ H2S Pb2+ + S2- ⟶ PbS↓(đen)
NO3-⦁ Cu + H+⦁ Tạo khí NO không màu hóa nâu ngoài không khí3Cu + 8H+ + NO3- ⟶ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O NO(không màu) + O2 ⟶ NO2 (nâu đỏ)
SỰ THỦY PHÂN MUỐI
BazơAxitBị thủy phânpH của dung dịchVí dụ
MạnhMạnhKhôngpH = 7NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2, NaClO3, KClO4, CaBr2, KI, ….
YếuYếupH ≃ 7(NH4)2CO3, (NH4)2S, (NH4)3PO4, NH4HCO3… Ít gặp
MạnhYếupH > 7Na2CO3, Ba(HCO3)2, K2S, Na3PO4, CH3COOK, C6H5ONa,…
YếuMạnhpH < 7FeCl3, Al2(SO4)3, Cu(NO3)2, AlBr3, ZnCl2,…
THĐB : NaHSO4 có pH < 7 vì ⟶ Chính H+ phân li ra đã làm cho dung dịch có pH < 7

MỘT SỐ PHẢN ỨNG CẦN LƯU Ý

PHẦN 1 : TÌM CHẤT VÔ CƠ DỰA VÀO BẢNG BIỂU

(Lời giải) Ví dụ 1: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5).

Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Dung dịch(1)(2)(4)(5)
(1) khí thoát racó kết tủa 
(2)khí thoát ra có kết tủacó kết tủa
(4)có kết tủacó kết tủa  
(5) có kết tủa  

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là

A.H2SO4, MgCl2, BaCl2. B.H2SO4, NaOH, MgCl2.

C.Na2CO3, BaCl2, BaCl2. D.Na2CO3, NaOH, BaCl2.

(Lời giải) Ví dụ 2: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các kim loại: X, Y, Z, T.

 XYZT
H2OTan và có khí
Dung dịch NaOHTan và có khíTan và có khí
Dung dịch HClTan và có khíTan và có khíTan và có khí

Các kim loại X, Y, Z, T lần lượt là

A.Al, Cu, Fe, Na.       B.Na, Fe, Cu, Al.       C.Al, Fe, Cu, Na.       D.Na, Cu, Fe, Al.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh – Năm 2019]

PHẦN 2 : TÌM CHẤT VÔ CƠ DỰA VÀO CÁC ĐIỀU KIỆN DẠNG CHỮ

(Lời giải) Ví dụ 3: Ba dụng dịch X, Y, Z thoả mãn

X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện

Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện

X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.

X, Y, Z lần lượt là

A.FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3 B.NaHSO4, BaCl2, Na2CO3

C.Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4 D.Ba(HCO3)2, NaHSO4, HCl

[Thi thử THPT QG Lần 3/2019 – THPT chuyên Hưng Yên ]

(Lời giải) Ví dụ 4: Cho ba dung dịch chứa 3 chất tan tương ứng E, F, G thỏa mãn các điều kiện sau :

(1) Nếu cho E tác dụng với F thì thu được hỗn hợp kết tủa X. Cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí, đồng thời thu được phần không tan Y

(2) Nếu F tác dụng với G thì thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa

(3) Nếu E tác dụng G thì thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy có khí không màu thoát ra

Các chất E, F và G lần lượt là

A.NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3 B.CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3

C.FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2 D.FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Chuyên Đại học Vinh – Lần 2 – Năm 2021 ]

(Lời giải) Ví dụ 5: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Tổng hợp câu hỏi tìm chất vô cơ vận dụng cao có đáp án 1

Biết: X, Y, Z, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Các chất E, F thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A.Na2SO4, NaOH. B.NaHCO3, BaCl2. C.CO2, NaHSO4. D.Na2CO3, HCl.

[ Đề minh họa thi TNTHPTQG – Bộ GD&ĐT – Năm 2022 ]

PHẦN 3 : TÌM CHẤT VÔ CƠ DỰA VÀO SƠ ĐỒ CHUYỂN HÓA

(Lời giải) Ví dụ 6: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
(1) X + H2O → X2 + Y + Z (điện phân có màng ngăn)
(2) CO2 + X2 → X3
(3) CO2 + 2X2 → X4 + H2O
(4) X3 + X5 → T + X2 + H2O
(5) 2X3 + X5 → T + X4 + 2H2O
Hai chất X2 và X5 lần lượt là

A.KHCO3, Ba(OH)2. B.KOH và Ba(OH)2.

C.KOH và Ba(HCO3)2. D.K2CO3 và BaCl

PHẦN 4 : TÌM CHẤT VÔ CƠ DỰA VÀO LƯỢNG CHẤT

(Lời giải) Ví dụ 7: Cho 3 dung dịch (1), (2), (3) chứa lần lượt 3 chất tan X, Y, Z trong nước có cùng số mol. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Trộn dung dịch (1) với dung dịch (2) thu được m1 gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Trộn dung dịch (2) với dung dịch (3) thu được m2 gam kết tủa.
Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch (1) với dung dịch (3) thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, m1 < m2 < m3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là

A.Ca(HCO3)2, Ba(OH)2, Na2CO3.       B.Na2CO3, Ba(OH)2, Ca(HCO3)2.

C.Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(OH)2.       D.Ca(HCO3)2, Na2CO3, Ba(OH)2.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Quỳnh Thọ – Thái Bình – Lần 3 – Năm 2019]

(Lời giải) Ví dụ 8: Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V1 lít khí.

Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V2 lít khí.

Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V2 < V1 = V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là

A.FeCl2, NaHCO3. B.CaCO3, NaHSO4. C.FeCO3, NaHSO4. D.FeCO3, NaHCO3.

[Thi thử THPT QG Lần 3/2019 – THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc]

8 CÂU TƯƠNG TỰ 8 VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH

Câu 1: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Dung dịch(1)(2)(4)(5)
(1) khí thoát racó kết tủa 
(2)khí thoát ra có kết tủacó kết tủa
(4)có kết tủacó kết tủa  
(5) có kết tủa  

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là

A.H2SO4, NaOH, MgCl2. B.Na2CO3, NaOH, BaCl2.

C.H2SO4, MgCl2, BaCl2. D.Na2CO3, BaCl2, BaCl2.

[Thi thử THPT QG Lần 1/2019 – Sở Hà Tĩnh]

Câu 2. Thực hiện một số thí nghiệm với 4 kim loại, thu được kết quả như sau:

Dung dịchXYZT
NaOH+
HCl++
FeCl3+++

Biết (+) là có phản ứng, (-) là không phản ứng. X, Y, Z, T lần lượt là

A.Mg, Al, Ag, Cu.     B.Mg, Al, Cu, Ag.     C.Ag, Al, Cu, Mg.     D.Mg, Cu, Al, Ag.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – Sở GD&ĐT Bắc Ninh – Năm 2019 ]

Câu 3. Cho dung dịch X, Y, Z thỏa mãn:
+ X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
+ Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
+ X tác dụng với Z thì có khí bay ra.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

A.AlCl3, AgNO3, KHSO4.          B.NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2.

C.KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.          D.NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp – Lần 1 – Năm 2019]

Câu 4: Ba dung dịch A, B, C thoả mãn:

– A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.

– B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.

– A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.

Các chất A, B và C lần lượt là

A.CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3. B.FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2.

C.NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3. D.FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.

[Thi thử THPT QG Lần 1/2018- Sở GD & ĐT Tỉnh Thái Bình]

Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng:

Tổng hợp câu hỏi tìm chất vô cơ vận dụng cao có đáp án 2

Biết: E, Z là các hợp chất khác nhau và đều chứa nguyên tố cacbon; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất Z, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A.Ca(OH)2, BaCl2.       B.KHCO3, Ca(OH)2.       C.CO2, Ca(OH)2.       D.K2CO3, Ca(OH)2.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông (13/02) – Năm 2022 ]

Câu 6. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
X1 + H2O → X2 + X3↑ + H2↑ (Điện phân dung dịch, có màng ngăn).
X2 + X3 → X1 + X5 + H2O
X2 + X4 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
X4 + X6 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Các chất X2, X5, X6 lần lượt là:

A.NaOH, NaClO, H2SO4. B.KOH, KClO3, H2SO4.

C.NaOH, NaClO, KHSO4. D.NaHCO3, NaClO, KHSO4.

Câu 7. Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch CaCl2 loãng, dư, thu được m1 gam kết tủa.
– Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaOH loãng, dư, thu được m2 gam kết tủa.
– Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch Ba(OH)2 loãng, dư, thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; m1 < m2 < m3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là

A.Ba(HCO3)2, Na2CO3          B.Ba(HCO3)2, NaHCO3

C.Ca(HCO3)2, Na2CO3          D.Ca(HCO3)2, NaHCO3

Câu 8: Có 2 dung dịch X và Y đều loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số mol bằng nhau. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X, thu được a mol một chất khí duy nhất không màu, hoá nâu trong không khí.
– Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư vào dung dịch Y, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, không hoá nâu trong không khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ tạo muối của kim loại. Hai dung dịch X, Y lần lượt là:

A.HNO3, NaHSO4.          B.NaHSO4, HCl.          C.HNO3, H2SO4.          D.KNO3, H2SO4.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần 2 – Năm 2019]

PHẦN 1 : TÌM CHẤT VÔ CƠ DỰA VÀO BẢNG BIỂU

Câu 9: Có 4 dung dịch riêng biệt là NaOH, NaHCO3, NaHSO4 và Na2CO3 được đặt tên không biết thứ tự: X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm và cho kết quả như sau:

Mẫu thửThuốc thửHiện tượng
XDung dịch Ca(OH)2Kết tủa trắng
YDung dịch CaCl2Kết tủa trắng
TQuỳ tímQuỳ tím hoá đỏ

Kết luận nào sau đây đúng?

A. T là NaHCO3. B. Y là NaHSO4. C. X là Na2CO3. D.Z là NaOH.

[Thi thử THPT QG Lần 1/2019 – Sở Bà Rịa, Vũng Tàu]

Câu 10. Các hiđroxit: NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:

 XYZT
Tính tanTanKhông tanKhông tanTan
Phản ứng với NaOHKhông xảy ra phản ứngKhông xảy ra phản ứngcó xảy ra phản ứngKhông xảy ra phản ứng
Phản ứng với Na2SO4Không xảy ra phản ứngKhông xảy ra phản ứngKhông xảy ra phản ứngPhản ứng tạo kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A.NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2. B.NaOH, Fe(OH)3, Al(OH)3, Ba(OH)2.

C.Ba(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, NaOH.. D.Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, NaOH.

[Thi thử THPT QG Lần 1/2019 – Sở Hà Nội]

Câu 11. Các hiđroxit: Ba(OH)2, NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:

 XYZT
Tính tan (trong nước)tankhông tankhông tantan
Phản ứng với dung dịch NaOHkhông xảy ra phản ứngkhông xảy ra phản ứngcó xảy ra phản ứngkhông xảy ra phản ứng
Phản ứng với dung dịch Na2SO4không xảy ra phản ứngkhông xảy ra phản ứngkhông xảy ra phản ứngphản ứng tạo kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A.Ba(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, NaOH. B.Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, NaOH.

C.NaOH, Fe(OH)3, Al(OH)3, Ba(OH)2. D.NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2.

[Thi thử THPT QG Lần 1/2019 – Sở Hải Phòng]

Câu 12. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thửXYZT
Dung dịch Ba(OH)2Kết tủa trắng, sau đó tan raKhí mùi khai và kết tủa trắngCó khí mùi khaiCó kết tủa nâu đỏ

X, Y, Z, T lần lượt là

A.AlCl3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl3. B.Al2(SO4)3, NH4NO3, (NH4)2SO4, FeCl3.

C.AlCl3, NH4NO3, (NH4)2SO4, FeCl3. D.Al2(SO4)3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl3.

[Thi thử THPT QG Lần 3/2019 – THPT chuyên Thái Bình]

Câu 13:Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thửThuốc thửHiện tượng
XDung dịch Na2SO4Kết tủa trắng
YDung dịch XKết tủa trắng tan trong dung dịch HCl dư
ZDung dịch XKết tủa trắng không tan trong dung dịch HCl dư

Dung dịch X, Y, Z lần lượt là

A.Ba(HCO3)2, K2SO4, NaHCO3. B.Ba(OH)2, MgCl2, Al2(SO4)3.

C.MgCl2, Na2CO3, AgNO3. D.Ba(OH)2, Na2CO3, MgCl2.

[Thi thử THPT QG Lần 1/2019 – THPT Nguyễn Khuyến]

Câu 14: X, Y, Z là các dung dịch không màu. Trích các mẫu thử rồi lần lượt cho mỗi mẫu thử vào mẫu các chất còn lại, ta có kết quả theo bảng sau

ChấtXYZ
X(-)↑ và ↓
Y↑ và ↓(-)
Z(-)

Các chất X, Y, Z lần lượt là.

A.NaHSO4, Ba(OH)2, Na2CO3         B.Ba(HCO3)2, NaHSO4, Ba(OH)2

C.NaHSO4, Ba(HCO3)2, Na2CO3.         D.Ba(HCO3)2, NaHSO4, Na2CO3.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An – Lần 3 – Năm 2019]

Câu 15. Cho từ từ thuốc thử đến dư vào lần lượt vào các dung dịch X, Y, Z, T. Kết qủa thí nghiệm được ghi

Thuốc thửXYZT
Dung dịch Ba(OH)2↓ trắng sau tan một phần↑ mùi khai + ↓ trắng↑ mùi khai↓ nâu đỏ

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A.Al2(SO4)3, (NH4)2SO4, NH4Cl và FeCl2.       B.Al2(SO4)3, NH4Cl, (NH4)2SO4 và FeCl2.

C.AlCl3, (NH4)2SO4, NH4Cl và FeCl3.       D.Al2(SO4)3 (NH4)2SO4, NH4Cl và FeCl3.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa – Lần 3 – Năm 2019]

Câu 16: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T (dạng dung dịch) với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Thuốc thửMẫu thửHiện tượng
Dung dịch Ba(OH)2XCó kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch không màu
YVừa có kết tủa trắng, vừa có khí mùi khai thoát ra
ZVừa có kết tủa trắng, vừa có khí mùi khai thoát ra
TCó kết tủa trắng
Dung dịch HClX, YKhông có hiện tượng
ZCó khí không màu thoát ra
TCó khí không màu thoát ra

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A.ZnCl2, (NH4)2CO3, (NH4)2SO4, Na2SO3.        B.AlCl3, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3, NaNO3.

C.AlCl3, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3, Na2CO3.        D.ZnCl2, (NH4)2CO3, (NH4)2SO4, Na2CO3.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – Sở GD&ĐT Quảng Bình – Năm 2019 ]

Câu 17: Có 4 dung dịch riêng biệt là NaOH, NaHCO3, NaHSO4 và Na2CO3 được đặt tên không biết thứ tự: X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm và cho kết quả như sau:

Mẫu thửThuốc thửHiện tượng
XDung dịch Ca(OH)2Kết tủa trắng
YDung dịch CaCl2Kết tủa trắng
TQuỳ tímQuỳ tím hoá đỏ

Kết luận nào sau đây đúng?

A.T là NaHCO3.       B.Y là NaHSO4.       C.X là Na2CO3.       D.Z là NaOH.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu – Lần 1 – Năm 2019 ]

Câu 18. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:

Mẫu thửThuốc thửHiện tượng
XQuỳ tímHóa xanh
YDung dịch XKết tủa trắng không tan trong dung dịch HCl dư
ZDung dịch X dưKết tủa trắng tan trong dung dịch Y
TDung dịch YSủi bọt khí không màu

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A.Ba(OH)2, KHSO4, MgCl2, Na2CO3.       B.Ba(OH)2, KHSO4, AlCl3, K2CO3.

C.Ba(HCO3)2, Na2SO4, MgCl2, NaHCO3.       D.BaCl2, H2SO4, ZnCl2, (NH4)2CO3.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An – Lần 2 – Năm 2019]

PHẦN 2 : TÌM CHẤT VÔ CƠ DỰA VÀO CÁC ĐIỀU KIỆN DẠNG CHỮ

Câu 19:Hợp chất X có các tính chất

– Tác dụng được với dung dịch AgNO3

– Không tác dụng với Fe

– Tác dụng với dung dịch Na2CO3 cho sản phẩm có chất kết tủa và chất khí

X là chất nào trong các chất sau?

A.BaCl2 B.CuSO4 C.AlCl3 D.FeCl3

Câu 20: Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là

A.Mg(OH)2. B.Al(OH)3. C.MgCO3. D.CaCO3.

Câu 21: Cho 3 dung dịch chứa 3 muối X, Y và Z (có các gốc axit khác nhau). Biết rằng Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch muối Y có khí bay ra. Dung dịch muối Y tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện. Dung dịch chứa muối X dư tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện và có khí bay ra. Các muối X, Y, Z lần lượt là

A.NaHSO4, Na2CO3, Mg(HCO3)2. B.NaHSO4, Na2CO3, Ba(HCO3)2.

C.NaHCO3, Na2SO4, Ba(HCO3)2. D.Na2CO3, NaHSO4, Ba(HCO3)2

Câu 22. Cho ba dung dịch X, Y và Z thỏa mãn điều kiện sau:
– Dung dịch X tác dụng với dung dịch Y có kết tủa và có khí thoát ra.
– Dung dịch Y tác dụng với dung dịch Z có khí thoát ra.
– Dung dịch X tác dụng với dung dịch Z có kết tủa tạo thành.
Ba dung dịch X, Y và Z lần lượt là

A.Ba(OH)2; NH4HCO3; H2SO4. B.Ca(HCO3)2; H2SO4; NH4NO3.

C.(NH4)2CO3; Ca(OH)2; NH4Cl. D.BaCl2; H2SO4; NaHCO3.

Câu 23:Nung hỗn hợp Al, Fe3O4, Cu ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch AgNO3 thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Cho dung dịch HCl vào E, thu được khí NO. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần các chất trong E

A.Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3. B.Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.

C.Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D.Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

[Thi thử THPT QG Lần 1/2019 – THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương]

Câu 24: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch X thu được kết tủa T. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn R. Các chất trong TR gồm

A.Al2O3 và Fe2O3 B.BaSO4 và Fe2O3

C.BaSO4, Fe2O3 và Al(OH)3 D.BaSO4, FeO và Al(OH)3

[Thi thử THPT QG Lần 3/2019 – THPT chuyên Hưng Yên]

Câu 25: Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thấy thoát ra khí không màu; đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là

A.NaHSO4 và Ba(HCO3)2. B.FeCl2 và AgNO3.

C.Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2. D.Na2CO3 và BaCl2.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – Sở GD&ĐT Cà Mau – Đề 2 – Năm 2021 ]

Câu 26. Có 4 lọ đựng dung dịch sau: KHSO4, HCl, BaCl2, NaHSO3 được đánh dấu ngẫu nhiên không theo thứ tự là A, B, C, D.Để xác định hóa chất trong mỗi lọ người ta tiến hành thí nghiệm và thấy hiện tượng như sau:
+ Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa.
+ Cho dung dịch B hay D tác dụng với dung dịch C đều thấy khí không màu, mùi hắc bay ra.
+ Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch A thì không thấy hiện tượng gì.
Các chất A, B, C, D lần lượt là

A.BaCl2, KHSO4, NaHSO3, HCl.          B.KHSO4, BaCl2, HCl, NaHSO3.

C.KHSO4, BaCl2, NaHSO3, HCl.         D.BaCl2, NaHSO3, KHSO4, HCl.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp – Lần 2 – Năm 2019]

PHẦN 3 : TÌM CHẤT VÔ CƠ DỰA VÀO SƠ ĐỒ CHUYỂN HÓA

Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Tổng hợp câu hỏi tìm chất vô cơ vận dụng cao có đáp án 3

Biết muối X là muối nitrat của kim loại M và X5 là khí NO. Các chất X, X1 và X4 lần lượt là

A.Fe(NO3)2, Fe2O3, HNO3.          B.Fe(NO3)3, Fe2O3, AgNO3.

C.Fe(NO3)3, Fe2O3, HNO3.          D.Fe(NO3)2, FeO, HNO3.

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Nguyễn Khuyến – Hồ Chí Minh – Lần 2 – Năm 2019]

Câu 28:Cho sơ đồ: Na → X → Y → Z → T → Na. Thự đúng của các chất X, Y, Z, T là

A.Na2SO4; Na2CO3; NaOH; NaCl. B.NaOH; Na2CO3; Na2SO4; NaCl.

C.NaOH; Na2SO4; Na2CO3; NaCl. D.Na2CO3; NaOH; Na2SO4; NaCl.

Câu 29:Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Y → AlCl3. X, Y có thể lần lượt là cặp chất nào sau đây?

A.Al(OH)3, Al(NO3)3 B.Al(OH)3, Al2O3 C.Al2(SO4)3, Al2O3 D.Al2(SO4)3, Al(OH)3

Câu 30: Cho sơ đồ: NaHCO3 + X → Na2SO4 + Y → NaCl + Z → NaNO3. Chất X, Y, Z lần lượt là

A.(NH4)2SO4, HCl, HNO3. B.H2SO4, BaCl2, HNO3.

C.K2SO4, HCl, AgNO3. D.NaHSO4, BaCl2, AgNO3.

Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Tổng hợp câu hỏi tìm chất vô cơ vận dụng cao có đáp án 4

Biết rằng X là chất khí dùng nạp cho bình cứu hỏa, Y là khoáng sản dùng để sản xuất vôi sống. Vậy X, Y, Z, T lần lượt là:

A.CaCO3, CO2, Na2CO3, NaHCO3       B.CaCO3, CO2, NaHCO3, Na2CO3

C.CO2, CaO, NaHCO3, Na2CO3       D.CO2, CaCO3, Na2CO3, NaHCO3

[ Đề thi thử TNTHPTQG – THPT Triệu Sơn 4 – Thanh Hóa – Lần 1 – Năm 2022 ]

Nguồn: Thầy Lê Viết Long – Cậu Vàng

Xem thêm các tài liệu khác

33 comments
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay