dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

100 câu lý thuyết đếm hóa hữu cơ lớp 12 thi TN THPT

100 câu lý thuyết đếm hóa hữu cơ lớp 12 thi TN THPT 1

100 câu lý thuyết đếm hóa hữu cơ lớp 12 thi TN THPT

ĐẾM SỐ PHÁT BIỂU ĐÚNG/SAI VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ

 

Các thầy cô và các em có thể xem bài tương tự

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.

(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.

(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit.

(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 2: Cho các nhận định sau:

(a) CH2=CH2 là các mắt xích của polietilen.

(b) Thủy phân este no, mạch hở trong dung dịch NaOH, luôn thu được ancol và muối cacboxylat.

(c) Poli(vinyl clorua) và poliacrilonitrin đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

(d) Ancol etylic có thể được điều chế từ etilen hoặc glucozơ hoặc tinh bột.

(e) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.

Số nhận định đúng là

A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.

Câu 3: Cho các phát biểu sau:

(a) Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm.

(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.

(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2, tạo thành hợp chất có màu tím đặc trưng.

(d) Anilin (C6H5NH2) tan ít trong nước.

(e) Các chất béo no là những chất rắn, thường được gọi là dầu thực vật.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.

(b) Anilin là một bazơ, dung dịch của nó có thể làm quỳ tím chuyển màu xanh.

(c) Glu-Ala tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1: 2.

(d) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết .

(e) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

(b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử.

(c) Để rửa ống nghiệm dính anilin, có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.

(d) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.

(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(a) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc -glucozơ.

(b) Oxi hóa glucozơ, thu được sobitol.

(c) Trong phân tử fructozơ có một nhóm –CHO.

(d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

(e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm –OH.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 5. C. 4. D. 3

Câu 7: Cho các nhận định sau:

(a) Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

(b) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu.

(c) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.

(d) Polipeptit gồm các peptit có từ 11 – 50 gốc α-amino axit.

(e) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao và khó bị bay hơi.

Số nhận định đúng là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(b) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3.

(d) Tristearin là este ở thể lỏng (điều kiện thường).

(d) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên.

(e) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%.

Số phát biểu luôn đúng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 9: Cho phát biểu sau:

(a) Dung dịch glucozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

(b) Đốt cháy hoàn toàn este no, mạch hở, luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(c) Bung dịch axit glutamic có pH>7 .

(d) Gly-Ala là một đipeptit có phản ứng màu biure.

(e) Các loại tơ nilon-6,6, tơ nilon-7, tơ nitron đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.

Số phát biểu sai

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 10: Cho các phát biểu sau:

(a) Tripeptit mạch hở là các peptit có ba liên kết peptit.

(b) Các α-amino axit là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon.

(c) Để hạn chế vị tanh của cá, khi nấu canh cá người ta nấu với các loại quả có vị chua như me, sấu, khế,…

(d) Thành phần chủ yếu của khí biogas là metan.

(e) Tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

(a) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

(b) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(c) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí, tan nhiều trong nước.

(d) Tất cả cacbohiđrat đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(e) Các loại tơ poliamit kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

(a) Axit axetic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.

(b) Vinyl axetat có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

(c) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được hai monosaccarit.

(d) Tơ nilon dai, bên với nhiệt và giữ nhiệt tốt, dùng để bện sợi “len” đan áo rét.

(e) Anilin ở điều kiện thường là chất lỏng, không màu, độc, ít tan trong nước.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

(a) Sử dụng xà phòng để giặt quần áo trong nước cứng sẽ làm vải nhanh mục.

(b) Nếu nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu tím.

(c) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.

(d) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp.

(e) Vải làm từ nilon-6,6 bền trong nước xà phòng có tính kiềm.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

(a) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.

(b) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.

(c) Etylamoni nitrat vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl.

(d) Cả ba chất but-2-in, phenyl axetilen, axit fomic phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3.

(e) Tơ nilon-6,6; tơ olon; tơ capron; tơ nilon-7 đều thuộc tơ poliamit.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(a) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.

(b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.

(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.

(d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

Số phát biểu dúng là

A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(a) Bột ngọt (mì chính) dùng làm gia vị, nhưng làm tăng ion Na+ trong cơ thể, làm hại nơron thần kinh, vì thế không nên lạm dụng nó.

(b) Cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất.

(c) Khi thủy phân không hoàn toàn protein đơn giản có thể thu được các chuỗi peptit.

(d) Thủy tinh hữu cơ (hay plexiglas) rất cứng và bền với nhiệt, nên plexiglas không phải chất dẻo.

(e) Các ancol đa chức đều hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 17: Cho các phát biểu sau:

(a) Stiren và isopren đều phản ứng cộng với Br2 trong dung dịch.

(b) Triolein và axit oleic đều dễ tan trong nước.

(c) Metyl metacrylat và vinyl xianua đều có phản ứng trùng hợp.

(d) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.

(e) Poliisopren và polibutađien đều có tính đàn hồi, được dùng làm cao su.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(a) Poli(hexametylen ađipamit) bền với nhiệt, với axit và kiềm.

(b) Lysin và axit glutamic đều có mạch cacbon không phân nhánh.

(c) Phân tử amilozơ và amilopectin đều chứa liên kết α-1,4-glicozit

(d) Phenol và ancol benzylic đều có phản ứng với dung dịch NaOH loãng.

(e) Triolein và natri oleat đều không tan trong nước.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(a) Ở thể rắn, glyxin và glucozơ tồn tại chủ yếu dạng ion lưỡng cực.

(b) Amilopectin trong tinh bột có mạch cacbon phân nhánh.

(c) Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(d) Phân tử peptit mạch hở luôn chứa ít nhất một nhóm amino và một nhóm cacboxyl.

(e) Xenlulozơ triaxetat được dùng để sản xuất tơ nhân tạo.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(a) Tristearin và tripanmitin đều thuộc loại triglixerit.

(b) Ở dạng mạch hở, phân tử glucozơ và fructozơ đều có nhóm chức anđehit.

(c) Thủy phân hoàn toàn các este không no đều thu được anđehit hoặc xeton.

(d) Nicotin là một loại amin rất độc có trong lá cây thuốc lá.

(e) Axit cacboxylic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol có cùng phân tử khối.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo và protein có cùng thành phần nguyên tố.

(b) Nước mía và nước ép củ cải đường có chứa nhiều saccarozơ.

(c) Các amin bậc một đều có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

(d) Thủy phân metyl acrylat, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc.

(e) Poli(phenol fomanđehit) và polistiren đều có chứa vòng benzen.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 22: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng.

(b) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với ancol có cùng phân tử khối.

(c) Phân tử peptit mạch hở luôn có số nguyên tử N bằng số liên kết peptit.

(d) Nhựa novolac và thủy tinh plexiglas đều thuộc loại chất dẻo.

(e) Trùng hợp buta-1,3-đien và isopren đều thu được polime có tính đàn hồi.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 23: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là

(a) Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài, isoamyl axetat có mùi chuối chín.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng công thức đơn giản nhất.

(c) Bậc amin tăng dần trong dãy: metylamin, đimetylamin, trimetylamin.

(d) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin, thu được cao su buna-N.

(e) Phân tử axetilen, isopren và toluen đều có chứa hai liên kết pi (π).

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(a) Tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, to).

(b) Công thức phân tử của tripanmitin là C51H98O6.

(c) Các amin bậc một đều làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.

(d) Sợi bông tan được trong nước Svayde.

(e) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 25: Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân vinyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được natri axetat và ancol anlylic.

(b) Xenlulozơ thuộc loại polime thiên nhiên.

(c) Ở điều kiện thường, glixerol là chất lỏng.

(d) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.

(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng Br2.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 26: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

(b) Xenlulozơ và triolein đều bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.

(c) Axit aminoaxetic và axit glutamic đều làm đổi màu quì tím ẩm.

(d) Metylamin và anilin đều thể hiện tính bazơ khi tác dụng với dung dịch HCl.

(e) Cacbohiđrat và amino axit đều thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 27: Cho các phát biểu sau:

(a) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

(b) Este đơn chức chỉ tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 1.

(c) Glucozơ đóng vai trò chất khử khi tham gia phản ứng tráng bạc.

(d) Phân tử valin và axit glutamic đều có mạch cacbon phân nhánh.

(e) Anilin và phenol đều tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 28: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong môi trường kiềm, các peptit đều có phản ứng màu biure.

(b) Poliacrilonitrin được dùng để sản xuất tơ tổng hợp.

(c) Etanol được dùng để sản xuất xăng E5 với 5% thể tích.

(d) Các amino axit đều có tính chất lưỡng tính.

(e) Các chất béo bị thủy phân đều tạo thành glixerol.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 29: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là

(a) Axit glutamic và lysin đều làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.

(b) Phân tử các chất béo no đều có chứa ba liên kết π.

(c) Amilozơ và xenlulozơ đều có mạch cacbon không phân nhánh.

(d) Policaproamit và nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit.

(e) Phân biệt được hai dung dịch etanol và etylen glicol bằng Cu(OH)2.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Các thầy cô và các em cần file tài liệu “100 câu lý thuyết đếm hóa hữu cơ lớp 12 thi TN THPT” xin vui lòng comment ở phần bình luận admin sẽ gửi các thầy cô và các em qua email!

 

Các thầy cô và các em có thể xem bài tương tự

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

152 comments
  1. Cảm ơn các admin đã chia sẻ file cho cộng đồng. Mình đã nhận được rồi ạ. Rất cảm ơn các admin.

  2. Cho tôi xin đề lý thuyết đếm vô cơ và hữu cơ ạ. Xin cảm ơn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay