dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi đề xuất hsg môn hóa tỉnh Thái Bình năm 2022

Đề thi đề xuất hsg môn hóa tỉnh Thái Bình năm 2022

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÁI BÌNH

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Đề gồm 08 trang; Thí sinh làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm

Câu 1 : Al có 2 đồng vị 26Al và 27Al có tỉ lệ nguyên tử tương ứng lần lượt là 1 : 4. Số nguyên tử 26Al trong 33,325 gam AlCl3 là ? (N=6,023.1023)

  1. 3,9143.1024 nguyên tử C. 3,0115.1022 nguyên tử
  2. 1,129125.1023 nguyên tử D. 3,76375.1022 nguyên tử

Câu 2 : Cho các chất : NaHSO4; CH3COOK; K2HPO3; CH3COONH4; (NH4)2SO4; Al(OH)3; NH4Cl; (NH4)2CO3, NaHCO3. Số muối trung hòa vừa tác dụng dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là ?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 3: Cho các chất sau

  1. Quỳ tím 3. Phenol phtalein 5. Nước vôi trong
  2. Dung dịch BaCl2 4. Dung dịch AgNO3

Chỉ cần dùng thêm một trong các hóa chất ở trên có thể phân biệt ba dung dịch đựng trong 3 ống nghiệm riêng biệt mất nhãn sau: Na2SO4; NaHCO3; HCl. Hỏi có bao nhiêu hóa chất phù hợp? (Các điều kiện khác coi như có đủ)

  1. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 4 : Cho các phản ứng sau :

a/ NH4NO3 g/ NH3 + O2

b/ NH4Cl h/ NH3dư + Cl2

c/ Cu(NO3)2 i/ NaNO3

d/ (NH4)2CO3 k/ Al + HNO3 loãng,dư

e/ NH4NO2 l/ Fe(OH)3 + HNO3 đặc,nóng

Số phản ứng chắc chắn sinh ra oxit của nitơ là ?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 5 : Cho các phản ứng

1/ NaHS + NaOH 5/ Ba(OH)2 + HNO3

2/ NaOH + H2SO4 6/ KH2PO4 + KOH

3/ KHSO4( loãng) + KOH 7/ H3PO4 + NaOH

4/ NH4Cl + Ca(OH)2 8/ CH3COOH + NaOH

Số phản ứng thỏa mãn phương trình ion rút gọn H+ + OH → H2O là ?

  1. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 6 : Cho các ion X2+, Y3- có cấu hình e lớp ngoài cùng 2s22p6, Z2+ có cấu hình e ngoài cùng 3d6

Cho các nhận định sau :

1/ X, Z thuộc cùng 1 chu kì .

2/ Độ âm điện của X<Y .

3/ Oxit cao nhất của Y không được điều chế trực tiếp từ đơn chất của Y và O2 .

4/ Z là kim loại phổ biến thứ 2 trong vỏ trái đất .

5/ Tính bazơ của X(OH)2 < Ca(OH)2 < KOH .

6/ Y chiếm 82,35% khối lượng trong công thức với hợp chất khí với H .

7/ HYO3 vừa có liên kết cộng hóa trị, vừa có liên kết ion .

Số nhận định đúng là ?

  1. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 7 : Nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

2KClO3 rắn 2KClrắn + 3O2 (khí)

B. Cho cân bằng: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ; H<0.

Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng lên.

C. Khi đốt củi nếu thêm ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.

D. Cho phản ứng: X + Y → Z + T. Thì nồng độ của Z và T cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Câu 8 : Sục khí CO2 vào 200ml dung dịch X chưa NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M. Sự phụ thuộc khối lượng kết tủa vào thể tích CO2 được biểu diễn bằng bảng sau :

VCO2(l) (V2>V1)

V1

V2

Khối lượng kết tủa (gam)

m

m

Biết khi sục V2 lít CO2 vào X thu được dung dịch Y chứa 23,8 gam chất tan. Tỉ lệ V2:V1 có giá trị là :

  1. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 9 : Cho 3,55 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch T chứa 7,64 gam 2 chất tan. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch T thu được 9,3 gam kết tủa. Giá trị của x là ?

  1. 0,03 B. 0,05 C. 0,04 D. 0,02

Câu 10 : Hỗn hợp X gồm MgO, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 27,78% khối lượng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 168,9 gam muối. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch Y sau đó thêm tiếp dung dịch NaOH dư vào thu được 116,8 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là ?

  1. 46,3% B. 53,7% C. 53,27% D. 61,76%

Câu 11 : Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FexOy, Fe. Hòa toàn hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (không còn sản ohamar khác của NO3). Cô cạn dung dịch Y thu được 77,98 hỗn hợp muối khan. Mặt khác khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y hoàn tan được hết m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là ?

  1. 11,2 B. 23,12 C. 11,92 D. 0,72

Câu 12 : Hòa tan 6,76 gam một loại oleum vào nước thành 200ml dung dịch H2SO4. Lấy 100ml dung dịch H2SO4 ở trên trung hòa vừa hết 160ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác người ta lấy m gam oleum trên pha vào 100ml dung dịch H2SO4 40% (d = 1,3g/ml) thì ta thu được oleum mới có hàm lượng SO3 là 10%. Giá trị của m gần nhất với ?

  1. 570 B. 560 C. 590 D. 580

Câu 13 : Cho phương trình hóa học sau : X + Y → Na2SO4 + CO2 + H2O

Hãy cho biết có bao nhiêu cặp X, Y thỏa mãn PTHH trên?

A. 5 B. 6 C. 3 D. 4

Câu 14 : Cho phương trình phản ứng : Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O

Nếu tỉ khối hỗn hợp NO và N2O đối vói H2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là ?

  1. 6 : 11 B. 8 : 15 C. 11 : 28 D. 38 : 15

Câu 15 : Cho các phương trình phản ứng sau :

1) NO2 + NaOH → 6) Si + NaOHloãng

2) Fe(NO3)2 + H2SO4 loãng → 7) Fe2O3 + HI →

3) C2H5OH + CuO (t0) → 8) C6H5-NH2 + Br2(dd)

4) CHCH + AgNO3 (NH3, t0) → 9) CH2=CH2 + Br2(dung dịch) →

5) C6H5NH2 + H2SO4 loãng (10) CH3-CH=CH2 + KMnO4 (dung dịch) →

Số phản ứng oxi hóa khử là :

  1. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 16 : Thực hiện các thí nghiệm sau :

1) Cho BaCO3 vào dung dịch NaHSO4

2) Cho hỗn hợp gồm BaO, K2O, AlCl3 có tỉ lệ 4 : 4 : 5 vào H2O dư

3) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2

4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4

5) Sục khí H2S đến dư vào CuCl2

6) Sục CO2 đến dư vào Na2SiO3

7) Dẫn SO3 đến dư vào dung dịch BaCl2

8) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S

9) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3

10) Cho dung dịch FeCl3 đến dư vào dung dịch AgNO3

Số thí nghiệm thu được kết tủa là ?

  1. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 17 : Cho 112,5 ml ancol etylic 92% tác dụng với Na, đến khi phải ứng hoàn toàn thu được V lít H2(đktc). Giá trị của V là (biết dC2H5OH = 0,8 g/ml và dH2O = 1 g/ml ) ;

A. 22,4 B. 20,16 C. 30,80 D. 25,04

Câu 18 : Cho các bước để tiến hành thí nghiệm tráng bạc bằng anđêhit fomic

  1. Thêm 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm
  2. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hòa tan hết
  3. Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-700C trong vài phút
  4. Cho 1ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch

Thứ tự tiến hành đúng là ?

  1. (4) ; (2) ; (3) ; (1) B. (4) ; (2) ; (1) ; (3)

C. (1) ; (2) ; (3) ; (4) D. (1) ; (4) ; (2) : (3)

Câu 19 : Cho các phát biểu sau :

a) Poliacrilonitrin là vật liệu polime có tính dẻo.

b) Nhỏ hỗn hợp H2SO4 loãng vào saccarozơ sẽ hóa đen.

c) Dung dịch muối natriphenolat có pH >7.

d) Axit stearic là đồng đẳng của axit axetic.

e) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn etylamin nhưng yếu hơn đimetylamin.

f) Oxi hóa hoàn toàn muối natricacboxylat luôn thu được CO2, H2O và Na2CO3.

g) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Natri phenolat thấy xuất hiện vẫn đục.

h) Để phân biệt etylaxetat và axit acrtylic có thể dùng Na hoặc H2 (Ni, t0)

i) Tơ capron, tơ visco, tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học.

k) Cho tơ visco, nilon-7 , tơ tằm: có 2 chất thuộc loại tơ poliamit và có 1 chất chứa liên kết peptit.

Số phát biểu đúng là ?

  1. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 20 : Cho các phát biểu sau :

1/ Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh vật

2/ Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát

3/ Phèn chua được dùng làm trong nước đục

4/ Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết màu mỡ bám trên chi tiết máy

5/ Dung dịch iot 5% trong ancol etylic để làm chất sát trùng

6/ Trong y khoa O3 dùng để chữa sâu răng

7/ BaCl2 dùng để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp

8/Nước để lâu ngoài không khí có pH<7

9/ Phương pháp nhiệt luyện có thể điều chế kim loại : Cu, Mg, Fe .

Số nhận định đúng là ?

A. 8 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 21 : Tiến hành các thí nghiệm sau :

a/ Cho 2a mol CO2 tác dụng với dung dịch chưa 3a mol NaOH

b/ Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch NaHCO3

c/ Hòa tan 3a mol Na và a mol Al2O3 vào nước dư

d/ Cho a mol Zn vào dung dịch chứa 2a mol FeCl3

e/ Sục 2,5a mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH

f/ Rót từ từ dung dịch chứa 2a mol HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol KOH và a mol K2CO3

g/ Sục 2a mol CO2 vào dung dịch chứa a mol K2CO3 và a mol KOH

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan là ?

  1. 3 B. 5 C. 6 D. 4

Câu 22 : Để đốt cháy hoàn toàn 0,52 mol hỗn hợp X gồm: metylmetacrylat, đivinyloxalat, anlylformat, axit acrylic thì cần dùng tối thiểu 51,744 lít khí O2 ( đo ở đktc), thu được 26,28 gam H2O. Để tác dụng hết với 0,52 mol hỗn hợp X trên, thì cần tối thiểu bao nhiêu mol Br2?

A. 0,64 B. 0,52 C. 0,32 D. 0,6

Câu 23 : Cho các phản ứng sau:

1) NaHSO4(dung dịch) + NaHSO3(dung dịch) 2) KHCO3(bão hòa) + NaCl(bão hòa)

3) AgNO3(dung dịch) + Fe(NO3)2(dung dịch) 4) NaHS(dung dịch) + CuCl2(dung dịch)

5) CuS + HNO3(dung dịch) 6) Sục khí H2S + dd (Br2, BaCl2)

7) NH4­Cl + NaNO2 (đun nóng) 8) Ca(HCO3)2(dung dịch) + NaOH(dung dịch)

9) NaOH(dung dịch) + Al(OH)3 10) CO2 + BaCl2(dung dịch)

Số phản ứng xảy ra là :

A. 8. B. 9. C. 7. D. 6.

Câu 24 : Cho các phát biểu sau :

1/ Protein có phản ứng màu biurê với Cu(OH)2

2/ Các este của axit fomic đều cho phản ứng tráng gương .

3/ Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin .

4/ Tơ nilon-6;6 ; tơ lapsan; tơ olon đều thuộc tơ tổng hợp .

5/ Trong mỗi mắt xích của phân tử xenlulozơ có 3 nhóm hiđroxyl (-OH) tự do.

6/ Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ sẽ hóa đen .

7/ Thủy phân hoàn toàn các protein đơn giản trong môi trường kiểm, thu được các – aminoaxit

8/ Có 2 trong 3 chất : Glixerol, Glucozơ, Tinh bột là hợp chất tạp chức

9/ Hàm lượng tinh bột trong ngô cao hơn gạo.

(10) Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn có thể thay thế C2H2 bằng C2H4

Số phát biểu đúng là :

A. 6 B. 5 C. 8 D. 7

Câu 25 : Tiến hành các thí nghiệm sau :

a/ Cho bột Al vào dung dịch FeCl3 dư.

b/ Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl­2 .

c/ Điện phân 100ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, để yên thí nghiệm cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn

d/ Nung Ag2S trong không khí .

e/ Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.

g/ Nung NH4Cl với CuO

h/ Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.

i/ Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:

  1. 6 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 26 : Cho các phát biểu sau :

1/ Sobitol, chất béo, glixerol, polivinylaxetat là những Hợp chất hữu cơ đa chức

2/ Anilin tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen

3/ Thủy phân vinyl fomat thu được sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc.

4/ Cho axetilen tác dụng dung dịch Br­2 (tỉ lệ 1: 1mol), thu được 1 dẫn xuất halogen

5/ Dung dịch phenol tác dụng được với Na2CO3, tạo các sản phẩm đều làm quỳ tím chuyển xanh trong nước.

6/ Muối amonigluconat và mononatriglutamat đều là các hợp chất tạp chức, lưỡng tính

7/ Cao su lưu hóa, xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ trinitrat đều là polime bán tổng hợp

8/ Phenol dùng để sản xuất thuốc nổ (2,4,6-trinitro phenol).

9/ Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4, tạo kết tủa nâu đen, ngay điều kiện thường

10/ Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: anilin, glucozơ, alanin ta có thể dùng dung dịch Br2/ CCl4

Số phát biểu luôn đúng là :

A. 6 B. 5 C. 8 D. 7

Câu 27 : Cho các chất sau : etyl acrylat, etilen, glucozơ, saccarozơ, axetilen, glixerol, phenylamin, triolein, fructozơ, axit glutamic. Số chất tác dụng với nước brom chỉ theo theo tỉ lệ 1 : 1 là

A. 3 B. 6 C. 5 D. 4

Câu 28 : Cho dãy các chất : tristearin, phenylamoni clorua, đimetylamin, metyl axetat, alanin, phenol, ancol etylic, amoni fomat. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là

  1. 4 B. 6 C. 7 D. 5

Câu 29 : Đem 92,3 gam hỗn hợp X gồm vinylaxetat, metylacrylat, axit acrylic, axit oleic đốt cháy hoàn toàn thu được 81,9 gam nước. Hỏi khối lượng KOH tối thiểu cần dùng để phản ứng hết với lượng X trên là bao nhiêu?

A. 36,4 gam B. 58,8 gam C. 33,6 gam D. 39,2 gam

Câu 30 : Cho các phản ứng sau :

(1) CaO + H2O → Ca(OH)2 (3) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

(2) 4Fe(OH)2 + O2 +2H2O → 4Fe(OH)3 (4) 2Al + 2NaOH + 2H2O→ 2NaAlO2 + H2

Số phản ứng mà trong đó H2O đóng vai trò là chất oxi hóa là ?

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 31 : Thực hiện hai thí nghiệm sau :

  1. Cho chất hữu cơ X vào nước thu được dung dịch X1 trong suốt. Sục CO2 vào dung dịch X1, thấy dung dịch vẩn đục.
  2. Cho chất hữu cơ Y vào nước thu được dung dịch Y1 phân lớp. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Y1 thu được dung dịch trong suốt.

Hai chất X, Y lần lượt là :

  1. Phenol và natri phenolat.
  2. Natri phenolat và anilin
  3. Natri phenolat và phenylamoni clorua
  4. Phenylamoni clorua và anilin

Câu 32: Cho 0,12 mol CH3COOC6H5 tác dụng với 250 ml dd KOH 1M, đun nóng để phản ứng xáy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau pư thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 28,16 gam B. 30,32 gam C. 29,76 gam D. 27,6 gam

Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng về aminoaxit?

A. Tồn tại ở thể rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và dễ nóng chảy

B. Là hợp chất hữu cơ tạp chức, lưỡng tính, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C. Muối mononatri glutamat dùng làm bột ngọt, axit aminocaproic dùng để sản xuất tơ nilon-6

D. Hầu hết các aminoaxit là những hợp chất cơ sở kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống

Câu 34: Phản ứng nào sau đây là phản ứng este hóa?

A. CH3-COO-C2H5 + HOH CH3-COOH + C2H5OH

B. H-COOH + CH3OH H-COOCH3 + HOH

C. CH2=CH-COO-CH3 + H2 CH3-CH2-COO-CH3

D. C2H5-COO-CH3 + NaOH C2H5-COONa + CH3OH

Câu 35: Cho các sơ đồ phản ứng sau, các chất phản ứng với nhau theo đúng tỉ lệ mol

E + 2NaOH X + Y + H2O

F + 2NaOH A + Y + T

T + NaHSO4 Z + Na2SO4

Y + O2 Z + HOH

Biết: E và F là các hợp chất hữu cơ no có cùng CTPT: C6H10O4

Cho các phát biểu sau:

(a) A tác dụng được với Na giải phóng H2

(b) dung dịch của X và A đều làm quỳ tím chuyển màu xanh

(c) Trong các sơ đồ phản ứng trên: E, F, X, A đều là các hợp chất đa chức

(d) Đem A hoặc T nung với vôi tôi xút, thì đều thu được hiddrocacbon đơn giản nhất

(e) A + HCl hợp chất hữu cơ G, thì G tác dụng được với NaHCO3, giải phóng khí CO2

(f) nhiệt độ nóng chảy của X > A > T > Y

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 36: Ở điều kiện thích hợp, xenlulozơ [C6H7O2(OH)3]n không phản ứng với chất nào sau đây?

A. H2 (to, Ni). B. O2 (to). C. HNO3 đặc/H2SO4 đặc(to). D. H2O (to, H+).

Câu 37: Cho dung dịch chứa 0,15 mol NaOH tác dụng hết với 0,2 mol alanin, dung dịch sau phản ứng đem cô cạn, thì thu được bao nhiêu gam rắn khan?

A. 21,1 gam B. 16,65 gam C. 22,2 gam D. 21,2 gam

Câu 38 : Thực hiện các thí nghiệm sau :

1/ Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3

2/ Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2

3/ Nhỏ từ từ từng giọt đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Ba(HCO3)2

4/ Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2

5/ Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2

6/ Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AgNO3

7/ Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3

8/ Cho từ từ đến dư dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2

Số thí nghiệm có cùng hiện tượng “ ban đầu thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần, thu được dung dịch đồng nhất “ là

A. 5 B. 3 C. 6 D. 4

Câu 39 : Cho các chất hữu cơ sau : axit fomic, glucozơ, vinyl axetilen, metyl acrylat, glixerol, saccarozơ, fructozơ. Số chất có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa bạc ánh kim là ?

  1. 4 B. 5 C. 3 D. 2

Câu 40 :Cho các nhận định sau đây về thí nghiệm điều chế khí N2 trong phòng thí nghiệm.

1. Đun nóng hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl, thì thu được khí N2

2. Thủy phân Mg3N2.

3. Thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì: N2 rất ít tan trong nước.

4. Từ không khí

5. Làm khô khí NH3 bằng hóa chất: CaO; CaCl2, NaOHkhan.

6. Không nên thu khí N2 bằng cách đẩy không khí úp bình, vì N2 không nhẹ hơn không khí là bao, nên khi thu sẽ không đẩy được hết không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng ?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2

Câu 41 : Cho 50,1 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgO, Fe(NO3)2 và FeCO3 vào dung dịch chứa 1,935 mol HCl và 0,249 HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,2445 mol hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2 và 0,15 mol CO2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 287,3925 gam kết tủa. Nếu tác dụng tối đa với các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 2,085 mol KOH. Biết rằng tổng số mol nguyên tử oxi có trong X là 1,02 mol. Số mol của N2 có trong Z là bao nhiêu :

A. 0,0495 B. 0,0465 C. 0,0525 D. 0,035

Câu 42 : Hòa tan hết 13,08 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 600ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 41,94 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X thì thu được 55,38 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều NO. Giá trị của m là

A. 49,44g B. 14,88g C. 46,08g D. 23,52g

Câu 43 : Điện phân 500ml dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,3M và FeCl3 0,2M đến khi anot thoát ra 4,48 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX – my) gần nhất

  1. 20 gam B. 21 gam C. 22 gam D. 23 gam

Câu 44 : Lấy hỗn hợp X gồm Zn và 0,15 mol Cu(NO3)2 nhiệt phân một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và 5,04 lít hỗn hợp khí Z gồm NO2và O2. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,15 mol HCl thu được dung dịch A chỉ chứa các muối clorua và 1,12 lít hỗn hợp khí B gồm 2 đơn chất không màu. Biết các khí đo ở đktc, dB/He=3,75. Tổng khối lượng muối trong dung dịch A là

  1. 76,425 gam B. 77,325 gam C. 78,05 gam D. 75,015 gam

Câu 45 : Hỗn hợp E gồm hai este no, mạch hở X và Y đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol (110 < MX < MY < 246). Đốt cháy hoàn toàn 14,07 gam E thu được 0,48 mol CO2 và 0,315 mol H2O. Thủy phân hoàn toàn 14,07gam E bằng dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và hỗn hợp T gồm các muối của axit cacboxylic. Đốt cháy toàn bộ T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,12 mol CO2. % khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 74,84% B. 25,16% C. 56,92% D. 56,8%

Câu 46 : Hỗn hợp E gồm triglixerit X và hai axit béo tự do. Đốt cháy hoàn toàn 31,152 gam E, thu được 1,984mol CO2 và 1,88 mol H2O. Mặt khác, cho 31,152 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được glixerol và hỗn hợp Y gồm ba muối natri panmitat, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được Na2CO3, 1,832 mol CO2 và 1,792 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 70%. B. 75%. C. 85%. D. 60%.

Câu 47 : Cho hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở X, Y, Z (trong đó MX > MY > MZ) tro ng đó có một este no, đơn chức. Đem a gam X thủy phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH, thì thu được 29,98 gam hai ancol no cùng số cacbon và 65,54 gam hỗn hợp A gồm các muối trong đó có một muối 2 chức không no có 4 liên kết trong phân tử, còn lại các muối no, đơn chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên thu được 0,44 mol muối vô cơ khan và 0,89 mol CO2. Biết số mol các chất trong E đều lớn hơn 0,09 mol. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng X trong E là 25,8 gam

B. Nếu đem muối đa chức trong A nung với NaOH, trong CaO, thì thu được một chất khí có tác dụng kích thích hoa quả mau chín

C. Y là este của một ancol và một axit

D. tổng khối lượng của Y và Z trong E là 33,12 gam

Câu 48: Cho hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C3H9O2N) và Y (C3H10O2N2). Đun nóng 30,3 gam X vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 2 amin phân tử đều có 1 nguyên tử cacbon. Nếu cho 30,3 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 32,3 gam B. 48,55 gam C. 37,65 gam D. 39,35 gam

Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa tripanmitin, triolein, axit stearic, axit panmitic. Sau phản ứng thu được 510,944 lít CO2 (đktc) và 387,18 gam nước. Mặt khác, đem m gam X tác dụng hết với dung dịch NaOH đến khi các phản ứng hoàn toàn thì thu được 32,2 gam glixerol và (m + 14,64) gam muối. Hãy tính khối lượng muối tạo thành

A. 372,02gam B. 368,06gam C. 308,7gam D. 307,5gam

Câu 50 : Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm CH4; C2H2 ; C3H6 và C4H10­ thu được 20,832 lít khí CO2 (đktc) và a mol H2O. Mặt khác 23,205 gam X phản ứng tối đa với 0,45a mol Br2 trong dung dịch và tác dụng tối đa với 0,3a mol AgNO3/NH3. Phần trăm khối lượng C3H6 trong X là ?

  1. 19% B. 18% C. 26,6% D. 20%

****** HẾT ******

 

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

2021 2022 đề thi đề xuất

 

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay