dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết

tổng hợp kỹ thuật phương pháp giải bài tập peptit

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết

I.1 Công thức đốt cháy peptit NAP.332

1. Lý thuyết

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 1
Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 2
Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 3

2. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp E chứa nhiều peptit được tạo từ Gly, Ala và Val cần vừa đủ 3,24 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 2,52 mol CO2, Khối lượng (gam) của 0,12 mol E là?

A. 58,32 B. 46,58 C. 62,18 D. 54,98

(Lời giải) Ví dụ 2: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là:

A. 102,4 B. 97,0 C. 92,5 D. 107,8

(Lời giải) Ví dụ 3: Thủy phân hoàn toàn một lượng hỗn hợp các peptit trong dung dịch KOH vừa đủ thu được m gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 97,104 lít O2 (ddktc) thu được 148,72(g) CO2. Giá trị gần nhất của m là:

A. 68 B. 75 C. 90 D. 130,62

(Lời giải) Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,5 mol KOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 2,25 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 63,2 B. 54,8 C. 67 D. 69,4

(Lời giải) Ví dụ 5: Thủy phân không hoàn toàn m gam heptapeptit X mạch hở GlyAlaVals thu được hỗn hợp Y gồm Gly, Ala, Val và một số peptit. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,3975 mol O2. Giá trị của m là:

A. 6,08 B. 4,12 C. 9,26 D. 6,41

(Lời giải) Ví dụ 6: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo ra bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy a mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,12 mol KOH tham gia phản ứng. Mặt khác, lấy toàn lượng peptit trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 0,495 mo O2 thu đươc sản phẩm cháy có chứa CO2 và H2O với tổng số mol là 0,75 mol. Giá trị của a là:

A. 0,04 B. 0,03 C. 0,06 D. 0,07

(Lời giải) Ví dụ 7: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 15,27 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 12,936 lít khí O2 (đktc) và thu được 7,29 gam H2O. Giá trị của m là

A. 11,24 B. 9,78 C. 9,25 D. 10,43

(Lời giải) Ví dụ 8: Đốt cháy hoàn toàn 51,27 gam hỗn hợp gồm peptit X, peptit Y, peptit Z và peptit T (đều được tạo từ các amino axit no chỉ chứa một nhóm –COOH và –NH2) bằng lượng oxi vừa đủ thu được N2 và 2,19 mol CO2; 2,005 mol H2O. Mặt khác đun nóng hỗn hợp trên với dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 74,13 B. 82,14 C. 76,26 D. 84,18

(Lời giải) Ví dụ 9: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp các peptit trong dung dịch KOH vừa đủ thu được 11,51 gam hỗn hợp muối Kali của Gly, Ala, Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 0,2475 mol O2 thu được 0,195 mol H2O và t gam CO2. Giá trị của là:

A. 15,58 B. 15,91 C. 14,14 D. 19,08

(Lời giải) Ví dụ 10: X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là

A. 98,9 g B. 107,1 g C. 94,5 g D. 87,3 g

3. Bài tập vận dụng

(Lời giải) Câu 1: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly và Ala. Người ta lấy a mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,22 mol KOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 0,975 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với?

A. 15,0 B. 20,0 C. 25,0 D. 30,0

(Lời giải) Câu 2: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy a mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,15 mol KOH tham gia phản ứng. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 0,6225 mol O2 thu được 10,375a mol CO2. Giá trị của a là?

A. 0,04 B. 0,05 C. 0,06 D. 0,07

(Lời giải) Câu 3: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –COOH và một nhóm –NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 40 B. 80 C. 60 D. 30

(Lời giải) Câu 4: Thủy phân hoàn toàn một lượng hỗn hợp các peptit trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được m gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 0,42 mol O2 thu được 0,33 mol CO2. Giá trị gần nhất của m là?

A. 15 B. 20 C. 25 D. 30

(Lời giải) Câu 5: Hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y. Người ta thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 190,008 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 21,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam E trong NaOH dư thu được a mol muối của Gly và b mol muối của Val. Tỷ lệ là:

A. 7:8     B. 8:7     C. 2:1     D. 1:3

(Lời giải) Câu 6: Thủy phân hoàn toàn m hỗn hợp các peptit trong dung dịch KOH vừa đủ thu được 49,67 gam hỗn hợp muối Kali của Gly, Ala, Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 1,4775 mol O2 thu được 1,075 mol H2O. Giá trị gần nhất của m là?

A. 15 B. 20 C. 25 D. 30

(Lời giải) Câu 7: Thủy phân hoàn toàn m hỗn hợp các peptit trong dung dịch KOH vừa đủ thu được 8,75 gam hỗn hợp muối kali của Gly, Ala, Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 0,2475 mol O2 thu được 0,195 mol H2O và t mol CO2. Giá trị gần nhất của là?

A. 15 B. 20 C. 10 D. 5

(Lời giải) Câu 8: Thủy phân m gam hỗn hợp hai peptit mạch hở Gly2Ala2Val và GlyAla2Val5 với số mol tương ứng là thu được hỗn hợp X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 2,115 mol O­2. Giá trị của m là:

A. 35,94 B. 32,44 C. 44,14 D. 51,36

(Lời giải) Câu 9: Đun nóng 56,08 gam hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở cần dùng 480ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 82,72 gam hỗn hợp gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X cần dùng x mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của x là:

A. 2,25 B. 2,32 C. 2,52 D. 2,23

(Lời giải) Câu 10: Thủy phân không hoàn toàn m gam peptit Gly2Ala3Val2 thu được hỗn hợp X chứa Gly, Ala, Val và nhiều peptit. Đốt cháy hoàn toàn X cần 2,34 mol O2. Giá trị của m là:

A. 32,58 B. 43,44 C. 38,01 D. 48,87

(Lời giải) Câu 11: Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp hai peptit Gly2Ala3Val2 và GlyAla2Val5 tỷ lệ mol tương ứng là thu được hỗn hợp X chứa Gly, Ala, Val và nhiều peptit. Đốt cháy hoàn toàn X cần 2,04 mol O2. Giá trị của m là:

A. 28,18 B. 33,24 C. 35,96 D. 34,82

(Lời giải) Câu 12: Thủy phân m gam hỗn hợp hai peptit mạch hở Gly3Ala3 và Ala2Val5 với số mol tương ứng là thu được hỗn hợp X gồm Ala. Ala-Gly; Gly-Ala; Gly-Ala-Gly; Val; Ala-Ala-Val. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 3,015 mol O2. Giá trị của m là:

A. 51,36 B. 53,47 C. 48,72 D. 56,18

(Lời giải) Câu 13: Hỗn hợp X gồm một số peptit đều được tạo bởi Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 0,39 mol O2 thu được tổng khối lượng CO­2 và H2O là 19,3 gam. Mặt khác, cho t mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH vừa đủ thu được 29,36 gam muối khan. Giá trị của t là:

A. 0,1 B. 0,06 C. 0,12 D. 0,08

(Lời giải) Câu 14: Thủy phân m gam hỗn hợp hai peptit mạch hở Gly3Ala3 và Ala2Val5 với số mol tương ứng là thu được hỗn hợp X gồm Ala; Ala-Gly; Gly-Ala; Gly-Ala-Gly; Val; Ala-Ala-Val. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ 3,015 mol O2. Giá trị của m là:

A. 55,58 B. 52,44 C. 44,14 D. 51,36

(Lời giải) Câu 15: Hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y. Người ta thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 190,008 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH)2 dư thấy có 21,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam E trong NaOH (dư) thu được t gam hỗn hợp muối. Giá trị của t là:

A. 227,37 B. 242,28 C. 198,84 D. 212,46

(Lời giải) Câu 16: Hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y. Người ta thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 12,936 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH)2 (dư) thấy m gam kết tủa trắng xuất hiện và có 1,68 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m là:

A. 480 B. 510 C. 460 D. 420

(Lời giải) Câu 17: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,5 mol KOH tham gia phản ứng. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 2,25 mol O­2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của X ứng với 0,1 mol là:

A. 43,2 B. 44,8 C. 40,8 D. 41,4

(Lời giải) Câu 18: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là:

A. 102,4 B. 97 C. 92,5 D. 107,8

(Lời giải) Câu 19: Thủy phân hoàn toàn một lượng hỗn hợp các peptit trong dung dịch KOH vừa đủ thu được m gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 97,104 lít khí O2 (đktc) thu được 148,72 (g) CO2. Giá trị gần nhất của m là:

A. 68 B. 75 C. 90 D. 130,62

(Lời giải) Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa ba peptit đươc tạo từ Gly, Ala, Val cần dùng vừa đủ 0,99 mol O2, thu được N2, 0,78 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Giá trị của m là?

A. 18,6 B. 17,8 C. 22,4 D. 20,2

(Lời giải) Câu 21: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 16,66 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 0,645 mol O2, sản phẩm cháy thu được có a mol CO2, 8,1 gam H2O. Giá trị của a là:

A. 0,64 B. 0,48 C. 0,5 D. 0,43

(Lời giải) Câu 22: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,5 mol KOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 2,25 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 63,2 B. 54,8 C. 67 D. 69,4

(Lời giải) Câu 23: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,14 mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,42 mol KOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 2,025 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 57,54 B. 62,04 C. 54,38 D. 60,16

(Lời giải) Câu 24: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,5 mol KOH tham gia phản ứng. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 2,25 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của X ứng với 0,1 mol là:

A. 43,2 B. 44,8 C. 40,8 D. 41,4

(Lời giải) Câu 25: Hỗn hợp X chứa Ala-Ala, Gly-Ala, Gly-Gly, Ala-Val trong đó nitơ chiếm khối lượng hỗn hợp. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 58,464 lít O2. Giá trị của m là:

A. 56,76 B. 52,32 C. 58,04 D. 61,16

(Lời giải) Câu 26: Hỗn hợp X gồm một số peptit đều được tạo bởi Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 0,39 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 19,3 gam. Mặt khác, cho t mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được 29,36 gam muối khan. Giá trị của t là:

A. 0,07 B. 0,05 C. 0,06 D. 0,08

(Lời giải) Câu 27: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp các peptit trong dung dich NaỌH vừa đủ thu được 85,79 gam hỗn hợp muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 72,744 lít O2 (đktc) thu được 41,67(g) H2O. Giá trị gần nhất của m là:

A. 50,8 B. 59,3 C. 54,6 D. 55,8

(Lời giải) Câu 28: Thủy phân hoàn toàn m gam peptit X mạch hở GlyAla2Val6 thu được hỗn hợp Y gồm Gly, Ala, Val và một số peptit. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 2,01 mol O2. Giá trị của m gần nhất là:

A. 35,58 B. 32,44 C. 44,14 D. 29,08

(Lời giải) Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa ba peptit đươc tạo từ Gly, Ala, Val cần dùng vừa đủ 0,99 mol O2, thu được N2, 0,78 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Giá trị của m là?

A. 18,6 B. 17,8 C. 22,4 D. 20,2

(Lời giải) Câu 30: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối của Gly, Ala, Val. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Khối lượng của E ứng với 0,1 mol là?

A. 23,8 B. 22,5 C. 30,2 D. 31,5

(Lời giải) Câu 31: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 15,27 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 12,936 lít khí O2 (đktc) và thu được7,29 gam H2O. Giá trị của m là:

A. 11,24 B. 9,78 C. 9,25 D. 10,43

(Lời giải) Câu 32: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 16,66 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 0,645 mol O2, sản phẩm cháy thu được có a mol CO2, 8,1 gam H2O. Giá trị của a là:

A. 0,64 B. 0,48 C. 0,5 D. 0,43

(Lời giải) Câu 33: A là hỗn hợp chứa hai peptit X và Y mạch hở. Lấy m gam A cho vào dung dịch chứa NaOH dư (đun nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 0,1 mol NaOH tham gia phản ứng và được gam hỗn hợp hai muối của Ala, Gly. Biết phần trăm khối lượng của oxi trong A là . Giá trị của m là:

A. 7,08 B. 6,82 C. 7,28 D. 8,16

(Lời giải) Câu 34: E là hỗn hợp chứa hai peptit X và Y mạch hở. Lấy m gam E cho vào dung dịch chứa NaOH dư (đun nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 0,22 mol NaOH tham gia phản ứng và đươc gam hỗn hợp hai muối của Ala, Gly và Val. Biết phần trăm khối lượng của oxi trong E là . Giá trị của m là:

A. 17,38 B. 16,82 C. 17,98 D. 18,16

(Lời giải) Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa ba peptit mạch hở X, Y, Z được tạo bởi Gly, Ala, Val cần vừa đủ 0,915 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,13 mol N2. Nếu hấp thụ sản phẩm cháy trên vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được sẽ là?

A. 74 B. 82 C. 76 D. 84

(Lời giải) Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X chứa ba peptit mạch hở X, Y, Z được tạo bởi Gly, Ala, Val cần vừa đủ 0,915 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,13 mol N2. Nếu hấp thụ sản phẩm cháy trên vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng là?

A. 34,92 gam B. 45,34 gam C. 36,14 gam D. 41,04 gam

(Lời giải) Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp X chứa ba peptit mạch hở X, Y, Z được tạo bởi Gly, Ala, Val bằng lượng vừa đủ khí O2. Sản phẩm cháy thu được có CO2, H2O và N2 trong đó số mol của CO2 nhiều hơn nước là 0,04 mol. Lượng X trên có thể tác dụng được tối đa a mol NaOH. Giá trị của a là?

A. 0,28 B. 0,32 C. 0,4 D. 0,42

(Lời giải) Câu 38: Thủy phân hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X chứa 3 peptit X, Y, Z trong điều kiện thích hợp thu được 3,75 gam Gly; 7,12 gam Ala và 1,07 gam Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên thu được m gam nước. Giá trị của m là?

A. 5,76 B. 5,04 C. 6,84 D. 7,2

(Lời giải) Câu 39: Thủy phân hoàn toàn một lượng tripeptit X trong dung dịch chứa KOH vừa đủ thu được 39,5 gam hỗn hợp Y chứa 3 muối Ala, Gly, Val. Lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 28,56 B. 26,88 C. 31,808 D. 32,48

(Lời giải) Câu 40: Y là một aminoaxit, no, mạch hở, trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH (không còn nhóm chức nào khác). Tripeptit X mạch hở trong phân tử chứa 3 mắt xích Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì thu được 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Công thức phân tử của amino axit Y là:

A. C2H5NO2 B. C3H7NO2 C. C3H9NO2 D. C6H11N3O4

(Lời giải) Câu 41: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch KOH thu được 19,47 gam hỗn hợp các muối kali của Gly, Ala, Val. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần dùng 13,608 lít khí O2 (đktc) thu được 8,19 gam H2O. Giá trị m gần nhất:

A. 12 B. 19 C. 16 D. 11

(Lời giải) Câu 42: Thủy phân không hoàn toàn m gam hexapeptit X mạch hở GlyAlaVal4 thu được hỗn hợp Y gồm Gly, Ala, Val và một số peptit. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 1,98 mol O2. Giá trị của m là:

A. 35,58 B. 32,52 C. 44,14 D. 29,08

(Lời giải) Câu 43: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy hỗn hợp X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 0,21 mol KOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 0,8325 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 26,56 B. 27,09 C. 28,43 D. 27,53

(Lời giải) Câu 44: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy hỗn hợp X cho vào dung dịch chứa NaOH dư thì thấy có 0,35 mol NaOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 25,368 lít (đktc) O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 36,56 B. 37,09 C. 37,17 D. 37,53

(Lời giải) Câu 45: Hỗn hợp gồm 2 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,07mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 430 ml dung dịch HCl 1M thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháy toàn bộ hỗn hợp peptit thu được 1,39 mol CO2. Giá trị của m là:

A. 55,365 B. 57,209 C. 37,147 D. 47,543

(Lời giải) Câu 46: Hỗn hợp X gồm 2 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy hỗn hợp X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 16,8 gam KOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ hỗn hợp peptit trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 1,005 mol O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 42,36 B. 35,29 C. 37,47 D. 36,98

(Lời giải) Câu 47: Hỗn hợp X gồm 2 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy hỗn hợp X cho vào dung dịch chứa NaOH dư thì thấy có 0,28 mol NaOH tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 24,528 lít (đktc) O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 42,36 B. 31,5 C. 37,47 D. 36,98

(Lời giải) Câu 48: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy hỗn hợp X cho vào dung dịch chứa KOH dư thì thấy có 175 ml KOH 2M tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 24,696 lít (đktc) O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 42,49 B. 31,5 C. 37,47 D. 36,98

(Lời giải) Câu 49: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy hợp X cho vào dung dịch chứa NaOH dư thì thấy có 10 ml NaOH 3M tham gia phản ứng. Đồng thời dung dịch có chứa m gam muối. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 37,92 gam O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 40,49 B. 36,50 C. 33,86 D. 32,48

(Lời giải) Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y đều được tạo Gly, Ala, Val cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,05 mol khí N2. Mặt khác, cho lượng E trên vào dung dịch chứa NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 10,96 B. 12,08 C. 9,84 D. 11,72

(Lời giải) Câu 51: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy một lượng hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 410 ml dung dịch HCl 1M thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy toàn bộ hỗn hợp peptit thu được 1,34 mol CO2. Giá trị của m là:

A. 55,365 B. 57,209 C. 52,995 D. 47,543

(Lời giải) Câu 52: Hỗn hợp gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy một lượng hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 87,6 gam dung dịch HCl 10% thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy toàn bộ hỗn hợp peptit thu được 25,52 gam CO2. Giá trị của m là:

A. 28,16 B. 26,07 C. 32,14 D. 29,08

(Lời giải) Câu 53: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy 0,06 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 260 ml dung dịch HCl 1M thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy toàn bộ hỗn hợp peptit thu được 10,08 gam H2O. Giá trị của m là:

A. 28,16 B. 26,07 C. 30,53 D. 32,08

(Lời giải) Câu 54: Hỗn hợp X gồm 3 peptit được tạo bởi Gly, Val và Ala. Người ta lấy a mol X cho vào dung dịch chứa NaOH dư thì thấy có 0,26 mol NaOH tham gia phản ứng. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng muối trên đem đốt cháy hoàn toàn thì cần 70,56 lít (đktc) O2 thu được 10,5a mol CO2 . Giá trị của a là:

A. 0,25 B. 0,15 C. 0,20 D. 0,18

(Lời giải) Câu 55: Hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y. Người ta thủy phân hoàn toàn m gam X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 190,008 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 21,84 lít khí (đktc) thoát ra, khối lượng bình tăng 399,72 gam. Giá trị của m là:

A. 155,58 B. 156,07 C. 142,14 D. 169,08

(Lời giải) Câu 56: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp các peptit trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 2,78 gam hỗn hợp muối Natri của Gly, Ala. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên cần vừa đủ 0,135 mol O2 thu được 0,69 mol H2O và t gam CO2. Giá trị của 3t-m là:

A. 0,56 B. 0,45 C. 0,42 D. 0,48

(Lời giải) Câu 57: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các aminoaxit đều có công thức dạng Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dung vừa đủ 1,875 mol O2 , chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là:

A. 9 và 27,75 B. 10 và 33,75 C. 9 và 33,75 D. 10 và 27,75

(Lời giải) Câu 58: X và Y đều là peptit mạch hở. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y cần dung 22,176 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm có CO2 , H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a:b là

A. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 2:3

(Lời giải) Câu 59: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần bao nhiêu mol O2:

A. 2,8 mol B. 2,025 mol C. 3,375 mol D. 1,875 mol

(Lời giải) Câu 60: Thủy phân không hoàn toàn m gam hexapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala thu được 153,3 gam hỗn hợp X gồm Ala, Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Ala-Gly. Đốt cháy toàn bộ X cần vừa đủ 6,3 mol O2. Giá trị m gần giá trị nào nhất dưới đây:

A. 140,2 B. 145,7 C. 160,82 D. 130,88

(Lời giải) Câu 61: Tripeptit mạch hở X và đipeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 24,8 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch này:

A. giảm 32,7 gam B. giảm 27,3 gam C. giảm 23,7 gam D. giảm 37,2 gam

(Lời giải) Câu 62: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol tripeptit của một aminoaxit (thuộc dãy đồng đẳng của Gly) thu được 1,9 mol hỗn hợp sản phẩm khí. Cho hỗn hợp sản phẩm lần lượt đi qua bình 1 đựng đặc, nóng. Bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy thoát ra 3,36 lít (đktc) 1 khí duy nhất và bình 1 tăng 15,3g; bình 2 thu được m(g) kết tủa. Mặt khác, để đốt cháy 0,02 mol tetrapeptit cũng của aminoaxit đó thì cần dung V lít (đktc) khí O2 . Giá trị của m và V là:

A. 90g và 6,72 lít B. 60g và 8,512 lít C. 120g và 18,816 lít D. 90g và 13,44 lít

(Lời giải) Câu 63: Thủy phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai aminoaxit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,255 mol O2 , chỉ thu được N2 ,H2O và 0,22 mol CO2 . Giá trị của m là:

A. 6,34 B. 7,78 C. 8,62 D. 7,18

(Lời giải) Câu 64: Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai aminoaxit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 2,295 B. 1,935 C. 2,806 D. 1,806

I.2 Bài toán thủy phân peptit

1. Lý thuyết

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 4
Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 5

2. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: Thủy phân không hoàn toàn 24,5 gam tripeptit X mạch hở thu được m gam hỗn hợp Y gồm Gly-Ala-Val; Gly-Ala; Ala-Val; Glyxin và Valin; trong đó có 1,50 gam Glyxin và 4,68 gam Valin. Giá trị của m là.

A. 26,24 gam. B. 25,58 gam. C. 25,86 gam. D. 26,62 gam.

(Lời giải) Ví dụ 2: Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala – Gly – Gly và tetrapeptit Ala – Ala – Ala – Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala – Gly; 0,05 mol Gly – Gly; 0,1 mol Gly; Ala – Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là:

A. 100,5 B. 112,5 C. 96,4 D. 90,6

(Lời giải) Ví dụ 3: Thủy phân hoàn toàn 0,12 mol peptit X có công thức Gly-(Ala)2-(Val)3 trong HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 98,76 B. 92,12 C. 88,92 D. 82,84

(Lời giải) Ví dụ 4: Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng của A là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong A là:

A. 19 B. 9 C. 20 D. 10

(Lời giải) Ví dụ 5: X là đipeptit Ala-Glu, Y là tripeptit Ala-Ala-Gly. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 45,6 B. 40,27 C. 39,12. D. 38,68.

(Lời giải) Ví dụ 6: Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn 83,2 gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có m gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là

A. 30 B. 15 C. 7,5 D. 22,5

(Lời giải) Ví dụ 7: Thủy phân không hoàn toàn 54 gam peptit X là Gly-Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được 0,06 mol Gly-Gly; 0,08 mol Gly-Gly-Gly và m gam Gly. Giá trị của m là:

A. 40,5 B. 36,0 C. 39,0 D. 28,5

(Lời giải) Ví dụ 8: Thủy phân m gam peptit X mạch hở (cấu tạo từ các aminoaxit có một nhóm – NH2 và một nhóm – COOH) thu được 63,928 gam hỗn hợp các tripeptit và đipeptit có tỷ lệ mol là 1:1. Mặt khác, thủy phân m gam X trên thì thu được 65,5 gam hỗn hợp các đipeptit. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì tổng khối lượng các aminoaxit (Y) thu được là bao nhiêu:

A. 73,36 B. 67,34 C. 70,26 D. 72,18

(Lời giải) Ví dụ 9: Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Alanin; còn lại là Glyxin và Gly-Gly với tỉ lệ mol tương ứng là 1:10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là:

A. 25,11 gam. B. 27,90 gam. C. 34,875 gam. D. 28,80 gam.

(Lời giải) Ví dụ 10: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 17,025. B. 68,1 C. 19,455. D. 78,4

(Lời giải) Ví dụ 11: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1:3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối, m có giá trị là:

A. 64,86 g. B. 68,1 g. C. 77,04 g. D. 65,13 g

(Lời giải) Ví dụ 12: Hỗn hợp A chứa 2 peptit X, Y (có số liên kết peptit hơn kém nhau 1 liên kết). Đốt cháy hoàn toàn 10,74g A cần dùng 11,088 lit O2(đktc), dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư. Khối lượng bình tăng lên 24,62g. Mặt khác đun nóng 0,03 mol A cần đủ 70 ml NaOH 1M thu được hỗn hợp gồm 3 muối của Gly, Ala, Val trong đó muối của Gly chiếm 38,14% về khối lượng. Phần trăm khối lượng muối của Val trong Z gần với:

A. 18,0% B. 23,3% C. 24,3% D. 31,4%

3. Bài tập vận dụng

(Lời giải) Câu 1: X là peptit mạch hở tạo bởi Glu và Gly. Để tác dụng vừa đủ với 0,15 mol X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,6 mol KOH. Khối lượng của 0,3 mol X là?

A. 78,3 B. 80,4 C. 67,6 D. 74,8

(Lời giải) Câu 2: X là peptit mạch hở tạo bởi Glu và Gly. Để tác dụng vừa đủ với 0,15 mol X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,6 mol KOH. Đốt cháy hoàn toàn 15,66 gam X thu được a mol CO2. Giá trị của a là:

A. 0,54 B. 0,45 C. 0,36 D. 0,60

(Lời giải) Câu 3: Thủy phân 0,15 mol peptit X, thu được hỗn hợp gồm 0,04 mol Gly-Gly-Ala; 0,06 mol Gly-Ala- Ala; 0,02 mol Ala-Ala; 0,04 mol Gly-Gly; 0,08 mol Gly và 0,10 mol Ala. Phân tử khối của X là.

A. 331 B. 274 C. 260 D. 288

(Lời giải) Câu 4: Hỗn hợp X chứa các peptit có cùng số mol gồm Gly-Gly; Gly-Ala; Gly-Val; Ala-Ala; Ala-Val; Val-Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của a là.

A. 1,02 mol B. 0,81 C. 0,90 D. 1,14

(Lời giải) Câu 5: Thủy phân hoàn toàn peptit X (C9H16O5N4) thu được hỗn hợp gồm m gam glyxin và 10,68 gam alanin. Giá trị của m là.

A. 34,92 gam. B. 27,00 gam. C. 23,28 gam. D. 18,00 gam.

(Lời giải) Câu 6: Hỗn hợp X chứa peptit Y (CxHyO4N3) và peptit Z (CnHmO5N4) có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp gồm 21,0 gam glyxin và 46,8 gam valin. Giá trị m là.

A. 46,16 gam. B. 59,16 gam. C. 57,36 gam. D. 47,96 gam.

(Lời giải) Câu 7: Cho 17,52 gam đipeptit (Gly-Ala) tác dụng với dung dịch HCl loãng, đun nóng (dùng dư). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là.

A. 20,24 gam. B. 28,44 gam. C. 19,68 gam. D. 28,20 gam.

(Lời giải) Câu 8: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 50,94 gam hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng

1,515 mol O2, thu được 2,52 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị của m là.

A. 30,34 gam. B. 32,14 gam. C. 36,74 gam. D. 28,54 gam.

(Lời giải) Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 53,16 gam pentapeptit X mạch hở với dung dịch NaOH 12%, thu được 253,16 gam dung dịch Y chỉ chứa ba muối của glyxin, alanin và valin. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Tỉ lệ mắt xích của glyxin, alanin và valin trong peptit X là.

A. 2 : 2 :1. B. 2 : 2 : 1. C. 1 : 3 : 1. D. 1 : 1 : 3.

(Lời giải) Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 50,2 gam hỗn hợp gồm tetrapeptit Gly-Gly-Ala-Val và tripeptit Gly-Ala- Ala, thu được hỗn hợp gồm 21,0 gam Glyxin; x gam Alanin và y gam Valin. Tỉ lệ gần nhất của x : y là

A. 3,6. B. 3,4. C. 3,0. D. 3,2.

(Lời giải) Câu 11: Cho peptit X (C7H13O4N3) mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là

A. 28,5 gam. B. 30,5 gam. C. 31,9 gam. D. 23,9 gam.

(Lời giải) Câu 12: Hỗn hợp X gồm một amino axit (Y) và một tetrapeptit mạch hở (Z). Đun nóng 27,72 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 139,96 gam một muối của alanin duy nhất. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X là

A. 80,07%. B. 87,16%. C. 70,80%. D. 81,76%.

(Lời giải) Câu 13: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,2 mol glyxin và 0,1 mol peptit Y mạch hở với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 67,9 gam một muối duy nhất. Số nguyên tử hiđro (H) trong peptit Y là

A. 20 B. 14 C. 17 D. 23

(Lời giải) Câu 14: Từ hỗn hợp chứa 13,5 gam axit aminoaxetic, 13,35 gam axit 2-aminopropanoic, 20,6 gam axit 3-aminobutanoic và 25,74 gam axit 2 – amino – 3 metylbutanoic người ta có thể tổng hợp được tối đa m gam tetrapeptit. Giá trị m là:

A. 65,350 B. 63,065 C. 45,165 D. 54,561

(Lời giải) Câu 15: Khi thủy phân hoàn toàn 0,04 mol peptit X mạch hở (X tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng của X là 18,88 gam. Số liên kết peptit trong X là:

A. 7 B. 6 C. 5 D. 8

(Lời giải) Câu 16: X là một peptit mạch hở. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X trong điều kiện thích hợp chỉ thu được các tripeptit có tổng khối lượng là 42,0 gam. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn cùng lượng X trên lại thu được hỗn hợp các đipeptit có tổng khối lượng là 43,8 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì thu được a gam hỗn hợp các aminoaxit (chỉ chứa 1 nhóm NH2,1 nhóm COOH, giá trị a gần nhất với:

A. 42,8 B. 49,4 C. 40,4 D. 46,2

(Lời giải) Câu 17: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin thu được X là:

A. tripeptit. B. đipeptit C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

(Lời giải) Câu 18: Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn 83,2 gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có m gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là

A. 30 B. 15 C. 7,5 D. 22,5

(Lời giải) Câu 19: Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 16,8. B. 18,6. C. 20,8. D. 20,6.

(Lời giải) Câu 20: Thủy phân hoàn toàn m gam một tripeptit X trong dung dịch chứa NaOH (dư 30% so với lượng phản ứng) thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thì được 42,6 gam chất rắn khan gồm NaOH và hỗn hợp muối của Ala, Gly. Giá trị của m là:

A. 26,04 hoặc 28,08 B. 26,04 hoặc 25,36 C. 28,08 hoặc 24,48 D. 24,48 hoặc 25,35

(Lời giải) Câu 21: Cho 7,46 gam 1 peptit có công thức: Ala-Gly-Val-Lys vào 200 ml HCl 0,45M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan Y. Giá trị của a là

A. 11,717 B. 11,825 C. 10,745 D. 10,971

(Lời giải) Câu 22: Thủy phân không hoàn toàn a gam tetrapeptit Gly -Ala-Gly-Val trong môi trường axit thu được 0,2 mol Gly-Ala, 0,3 mol Gly-Val, 0,3 mol Ala và m gam hỗn hợp 2 aminoaxit Gly và Val. Xác định giá trị của m?

A. 57,2 B. 82,1 C. 60,9 D. 65,2

(Lời giải) Câu 23: Cho 9,282 gam peptit X có công thức: Val-Gly-Val vào 200 ml NaOH 0,33M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan Z. Giá trị của m là

A. 11,3286 B. 11,514 C. 11,937 D. 11,958

(Lời giải) Câu 24: X là một tetrapeptit (không chứa Glu và Tyr). Một lượng X tác dụng vừa hết 200 gam dung dịch NaOH 4% được 22,9 gam muối. Phân tử khối của X có giá trị là:

A. 316. B. 302. C. 344. D. 274.

(Lời giải) Câu 25: X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36g chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 150,88. B. 155,44. C. 167,38. D. 212,12.

(Lời giải) Câu 26: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm -COOH; 1 nhóm -NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là

A. 161 g B. 159 g C. 143,45 g D. 149g

(Lời giải) Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 7,55 gam Gly-Ala-Val-Gly trong dung dịch chứa 0,02 mol NaOH đun nóng, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 11,21. B. 12,72. C. 11,57 D. 12,99.

(Lời giải) Câu 28: Thủy phân m gam pentapeptit A có công thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp B gồm 3 gam Gly; 0,792 gam Gly-Gly; 0,701 gam Gly-Gly-Gly; 0,738 gam Gly-Gly-Gly-Gly; và 0,303 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là:

A. 8,5450 gam B. 5,8345 gam C. 6,672 gam D. 5,8176 gam

(Lời giải) Câu 29: X là một tripeptit, Y là một pentapeptit,đều mạch hở. Hỗn hợp Q gồm X; Y có tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Thủy phân hoàn toàn 149,7 gam hỗn hợp Q bằng H2O (xúc tác axit) thu được 178,5 gam hỗn hợp các aminoaxit. Cho 149,7 gam hỗn hợp Q vào dung dịch chứa 1 mol KOH; 1,5 mol NaOH, đun nóng hỗn hợp để phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A. Tổng khối lượng chất tan trong dung dịch A có giá trị là:

A. 185,2g B. 199,8g C. 212,3g D. 256,7g

(Lời giải) Câu 30: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:

A. 111,74. B. 66,44. C. 90,6. D. 81,54.

(Lời giải) Câu 31: Hỗn hợp X gồm valin và glyxin alanin. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch H2SO4 (1) 0,5 M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1.75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30.725 gam muối. Giá trị của a là

A. 0,125 B. 0,175 C. 0,275 D. 0,15

(Lời giải) Câu 32: Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala – Gly – Gly và tetrapeptit Ala – Ala – Ala – Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala – Gly ; 0,05 mol Gly – Gly ; 0,1 mol Gly; Ala – Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là:

A. 100,5 B. 112,5 C. 96,4 D. 90,6

(Lời giải) Câu 33: Thủy phân hoàn toàn 8,6 gam một peptit X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 4,5 gam glyxin, 3,56 gam alanin và 2,34 gam valin. Thủy phân không hoàn toàn X thu được tripeptit Ala-Val-Gly và đipeptit Gly-Ala, không thu được đipeptit Ala-Gly. Công thức cấu tạo của X là

A. Ala-Val-Gly-Ala-Ala-Gly B. Gly-Ala-Gly-Val-Gly-Ala

C. Gly-Ala-Val-Gly-Gly-Ala D. Gly-Ala-Val-Gly-Ala-Gly

(Lời giải) Câu 34: Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit được cấu tạo từ một loại -aminoaxit, tổng số nhóm -CO-NH- trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ số mol nX: nY = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Giá trị của m là:

A. 104,28. B. 116,28. C. 109,5. D. 110,28.

(Lời giải) Câu 35: X là một peptit mạch hở, nếu thủy phân không hoàn toàn m gam trong điều kiện thích hợp chỉ thu được Y là các tripeptit có tổng khối lượng 35,1 gam. Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn cùng lượng X trên lại thu được hỗn hợp Z là các đipeptit có tổng khối lượng là 37,26 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì thu được a gam hỗn hợp các amino axit (chỉ chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH). Giá trị của a gần nhất với:

A. 43,8 B. 39,0 C. 40,2 D. 42,6

(Lời giải) Câu 36: Hỗn hợp X gồm valin và glyxin-alanin. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch H2SO4 (1) 0,5 M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30,725 gam muối. Giá trị của a là

A. 0,125 B. 0,175 C. 0,275 D. 0,15

(Lời giải) Câu 37: Thủy phân hoàn toàn 50,75 gam peptit X thu được 22,25 gam alanin và 37,5 gam glyxin. X thuộc loại

A. tetrapeptit. B. tripeptit. C. đipeptit. D. pentapeptit.

(Lời giải) Câu 38: X là đipeptit Val – Ala, Y là tripeptit Gly – Ala – Glu. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 3 : 2 với dung dịch KOH vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 17,72 gam muối. Giá trị của m gần nhất với?

A. 12,0 gam. B. 11,1 gam. C. 11,6 gam. D. 11,8 gam.

(Lời giải) Câu 39: Khi thuỷ phân hoàn toàn 65,1 gam một peptit X (mạch hở) thu được 53,4 gam alanin và 22,5 gam glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 19,53 gam X rồi dẫn sản phẩm vào Ca(OH)2 dư thu m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 69 B. 75 C. 72 D. 78

(Lời giải) Câu 40: Khi tiến hành đồng trùng ngưng axit -amino hexanoic và axit  -amino heptanoic được một loại tơ poli-amit X. Lấy 48,7 gam tơ X đem đốt cháy hoàn toàn với O2 vừa đủ thì thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 4,48 lít khí (đktc). Tính tỉ lệ số mắt xích của mỗi loại trong A

A. 4:5 B. 3:5 C. 4:3 D. 2:1

(Lời giải) Câu 41: X là một -aminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Đốt hỗn hợp R gồm a mol X và a mol đipeptit tạo thành từ X bằng 1 lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Hấp thụ hỗn hợp Y vào 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z chứa 25,54 gam chất tan đồng thời có 1,008 lít khí (đktc) thoát ra. Nếu đun hỗn hợp R với dung dịch hỗn hợp NaOH và KOH (cùng nồng độ mol) vừa đủ thu được bao nhiêu gam muối?

A. 10,710 gam B. 9,996 gam C. 11,970 gam D. 11,172 gam

(Lời giải) Câu 42: Hỗn hợp E gồm đipeptit mạch hở X (được tạo ra từ amino axit có công thức H2N-CnH2n-COOH) và este đơn chức Y. Cho 0,2 mol E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E thu được 0,64 mol CO2, 0,40 mol H2O và 0,896 lít (đktc) khí N2. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 39 B. 45 C. 35 D. 42

II.1 Tư duy giải bài toán biện luận số liên kết peptit

1. Lý thuyết

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 6

2. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: Hỗn hợp A gồm 2 peptit X và Y trong đó tổng số liên kết peptit trong phân tử là 5 tỉ lệ số mol X:Y=1:2. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 99,68 gam alanin và 60 gam glyxin. Giá trị của m là:

A. 135,68 B. 133,76 C. 142,34 D. 128,26

(Lời giải) Ví dụ 2: Hỗn hợp A gồm 2 peptit X và Y trong đó tổng số liên kết peptit trong phân tử là 10 tỉ lệ số mol X:Y=1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 6,3 gam Gly; 9,612 gam Ala và 8,424 gam Val. Giá trị của m là:

A. 20,448 B. 20,484 C. 21,024 D. 20,304

(Lời giải) Ví dụ 3: Hỗn hợp A gồm 2 peptit X là Y trong đó tổng nguyên tử oxi trong hai phân tử là 12, tỉ lệ số mol X:Y=1:2. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A được 4,125 gam Gly; 5,874 gam Ala và 5,148 gam Val. Giá trị của m là:

A. 12,771 B. 13,257 C. 12,717 D. 12,933

(Lời giải) Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm 3 peptit A, B, C (đều mạch hở) với tỷ lệ mol tương ứng 2:5:3. Tổng số liên kết peptit trong A, B, C bằng 14. Thủy phân hoàn toàn 41,54 gam X, thu được 0,24 mol X1; 0,13 mol X2 và 0,17 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều thuộc dãy đồng đẳng của Gly. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 58 gam O2. Giá trị gần nhất của m?

A. 37 B. 33 C. 34 D. 35

(Lời giải) Ví dụ 5: Hỗn hợp X gồm 3 peptit A, B, C (đều mạch hở) với tỷ lệ mol tương ứng 7:5:3. Tổng số liên kết peptit trong A, B, C bằng 19. Thủy phân hoàn toàn 88,54 gam X, thu được 0,37 mol X1; 0,41 mol X2 và 0,36 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều thuộc dãy đồng đẳng của Gly. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 88,54 gam X, dẫn sản phẩm qua bình đựng Ba(OH)2 dư khối lượng dung dịch thay đổi bao nhiêu gam?

A. tăng 516,51 B. giảm 516,51 C. giảm 150,82 D. tăng 150,82

(Lời giải) Ví dụ 6: Hỗn hợp X gồm 2 peptit A, B (đều mạch hở) với tỷ lệ mol tương ứng 5:3. Tổng số liên kết peptit trong A, B bằng 9. Thủy phân hoàn toàn 38,11 gam X, thu được 0,14 mol X1; 0,27 mol X2. Biết X1, X2 đều thuộc dãy đồng đẳng của Gly. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam thu được 3,54 mol CO2 tìm m

A. 53,4 B. 57,31 C. 76,22 D. 49,6

II.2 Tư duy giải bài toán đốt cháy và thủy phân peptit có dữ kiện ẩn

1. Lý thuyết

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 7

2. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 25,06 gam hỗn hợp peptit gồm Gly3Ala1, Gly3Ala2 và Gly3Ala3 cần vừa đủ 34,08 gam O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng peptit trên bằng KOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 48,26 B. 44,90 C. 44,65 D. 46,52

(Lời giải) Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 31,96 gam hỗn hợp peptit gồm Gly2Ala4, Gly2Ala5 và Gly2Ala6 cần vừa đủ 1,515 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng peptit trên bằng KOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 56,46 B. 46,82 C. 52,18 D. 55,56

(Lời giải) Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm Ala4Val, Ala5Val2 và Ala6Val3. Đốt 73,14 gam hỗn hợp X cần vừa đủ khí O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 191,58 gam. Cho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 104,47 B. 106,62 C. 128,54 D. 112,86

(Lời giải) Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm Ala4Val, Ala5Val2 và Ala6Val3. Đốt 45,68 gam hỗn hợp X cần vừa đủ khí O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 120,4 gam. Cho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 82,4 B. 75,6 C. 68,5 D. 72,8

(Lời giải) Ví dụ 5: Hỗn hợp X gồm Val2Gly2, Gly7 và Ala4Gly. Đốt 49,1 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 2,445 mol khí O2. Toàn bộ sản phẩm cháy thu được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có x mol khí N2 (duy nhất thoát ra). Giá trị của x là?

A. 0,33 B. 0,29 C. 0,28 D. 0,42

(Lời giải) Ví dụ 6: Hỗn hợp X gồm Ala2ValGly2, Gly5Val và GlyAlaVal2. Đốt 55,08 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 2,835 mol khí O2. Toàn bộ sản phẩm cháy thu được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

A. 215 B. 225 C. 235 D. 245

(Lời giải) Ví dụ 7: X, Y là 2 peptit có tổng số mắc xích là 7 và đều được tạo từ một loại no chứa một nhóm và một nhóm . Thủy phân hoàn toàn 24,84 gam Y cần 240 ml HCl 1M thu được 36,84 gam muối clorua. Mặt khác đốt cháy 31,5 gam X bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

A. 140 gam B. 130 gam C. 120 gam D. 150 gam

(Lời giải) Ví dụ 8: Đun nóng m gam hỗn hợp E gồm peptit Y (C9H17O4N3) và peptit Z (C11H20O5N4) cần dùng 320 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin; trong đó muối của valin có khối lượng 12,4 gam. Giá trị của m là.

A. 24,24 gam B. 25,32 gam C. 28,20 gam D. 27,12 gam

(Lời giải) Ví dụ 9: X là một no, chứa một nhóm và một nhóm . Từ 3m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 1,35 mol nước. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là:

A. 22,50 gam B. 13,35 gam C. 26,70 gam D. 11,25 gam

(Lời giải) Ví dụ 10: Hỗn hợp X gồm hai tetrapeptit mạch hở hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và một triglyxerit được tạo bởi glixerol và axit oleic. Đun 53,41 gam X với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được 73,14 gam hỗn hợp Y gồm ba muối, trong đó có hai muối của glyxin và alanin. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp X là:

A. 65,53% B. 43,81% C. 23,11% D. 46,29%

II.3 Tư duy xếp hình trong bài toán peptit

1. Lý thuyết

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 8

2. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E gồm tripeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) cần dùng 360 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 38,0 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Số nguyên tử hiđro (H) trong pentapeptit Y là

A. 31 B. 27 C. 25 D. 29

(Lời giải) Ví dụ 2: Đun nóng 0,06 mol hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) cần dùng 280 ml dung dich NaOH 1M, thu được 28,28 gam hỗn hợp ba muối của glyxin, alanin và valin. Số nguyên tử hiđro (H) trong tetrapeptit X là?

A. 28 B. 26 C. 24 D. 22

(Lời giải) Ví dụ 3: Đun nóng 0,06 mol hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) cần dùng 280 ml dung dich NaOH 1M, thu được 28,28 gam hỗn hợp ba muối của glyxin, alanin và valin. Số nguyên tử hiđro (H) trong pentapeptit Y là?

A. 17 B. 19 C. 21 D. 23

(Lời giải) Ví dụ 4: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) cần dùng 470 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 47,27 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của X trong E là?

A. 70,07% B. 65,35% C. 34,65% D. 29,93%

(Lời giải) Ví dụ 5: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) cần dùng 470 ml dung dịch NaOH 1M thu được 47,27 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng Y có trong E cần vừa đủ số mol O2 là?

A. 0,7875 B. 0,7548 C. 0,6845 D. 0,6948

(Lời giải) Ví dụ 6: Peptit X và peptit Y có tổng mắt xích bằng 8 và tỷ lệ mol tương ứng là 1:3. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Ala. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp chứa peptit X và Y thu được 6,75 gam Gly và 4,45 gam Ala. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là:

A. 39,82% B. 49,14% C. 64,79% D. 59,28%

II.4 Kỹ thuật trung bình kết hợp xếp hình trong bài toán peptit

1. Lý thuyết

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 9

2. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: Hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y đều được tạo từ Gly và Val; X có ít hơn Y một liên kết peptit. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch KOH thu được 71,07 gam hỗn hợp muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần dùng 57,96 lít khí O2 (đktc) thu được 33,03 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với:

A. 42% B. 19% C. 26% D. 31%

(Lời giải) Ví dụ 2: Hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y (Y được tạo từ Gly, Ala và Val; X có ít hơn Y một liên kết peptit. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch KOH thu được 177,84 gam hỗn hợp muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần dùng 155,52 gam O2 thu được 64,44 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với:

A. 42% B. 19% C. 26% D. 31%

(Lời giải) Ví dụ 3: Hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y được tạo từ Ala và Val, X và Y có tổng số liên kết peptit bằng 6. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần dùng 130,08 gam O2 thu được 139,92 gam CO2 và 55,08 gam H2O. Tỉ lệ khối lượng của X:Y là:

A. 1,5 B. 1,6 C. 1,7 D. 0,68

(Lời giải) Ví dụ 4: Hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y được tạo từ Gly, Ala và Val; X và Y có tổng số nguyên tử oxi là 12. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH thu được 94,88 gam hỗn hợp muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần dùng 67,2 lít O2 (dktc) thu được 42,3 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với:

A. 43,12% B. 56,78% C. 70,81% D. 39,19%

(Lời giải) Ví dụ 5: Hỗn hợp E gồm peptit X, Y, Z được tạo từ Gly, Ala và Val; có tổng số mắt xích là 11, Z hơn Y một mắt xích và nY:nZ=9:2.Biết rằng MX<MY<MZ. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch KOH thu được 175,2 gam hỗn hợp muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần dùng 98,112 (lít) khí O2 (đktc) thu được 63,54 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất vói:

A. 18,84% B. 46,88% C. 63,21% D. 53,12%

(Lời giải) Ví dụ 6: Hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y đều được tạo từ Gly và Ala; X có ít hơn Y một liên kết peptit. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH thu được 85,84 gam hỗn hợp muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần dùng 56,448 lít khí O2(đktc) thu được 32,94 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với:

A. 42% B. 50% C. 64% D. 60%

(Lời giải) Ví dụ 7: Hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y đều được tạo từ Gly, Ala và Val; X có ít hon Y một liên kết peptit. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch KOH thu được 66,61 gam hỗn hợp muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần dùng 61,2 gam O2 thu được 25,11 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với:

A. 36% B. 54% C. 41% D. 30%

(Lời giải) Ví dụ 8: Hỗn hợp X chứa hai peptit mạch hở, có tổng số liên kết peptit bằng 6 được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X cần dùng 1,8 mol O2, thu được CO2, H2O và N2, trong đó số mol CO2 nhiều hơn số mol của H2O là 0,04 mol. Mặt khác, đun nóng lượng X trên với NaOH (vừa đủ) thu được hỗn hợp muối T. Phần trăm khối lượng của GlyNa trong T?

A. 26,91% B. 34,11% C. 63,29% D. 46,21%

II.5 Kỹ thuật bơm xử lý bài toán hỗn hợp chứa peptit và este

1. Lý thuyết

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 10

2. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: E là hỗn hợp chứa 2 peptit mạch hở được tạo bởi Gly, Ala và Val. Người ta lấy 0,02 mol E trộn với một lượng este Y (no, đơn chức, mạch hở) thu được 12,46 gam hỗn hợp T. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng vừa đủ 0,545 mol O2. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng nước vôi trong dư thấy xuất hiện m gam kết tủa và có 0,04 mol khí N2 thoát ra. Giá trị của m là:

A. 27,0 B. 47,0 C. 57,0 D. 37,0

(Lời giải) Ví dụ 2: X là peptit mạch hở được tạo bởi Gly, Ala và Val. Y là este (no, đơn chức, mạch hở). Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2. Đun nóng E trong 100 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 0,515 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có 0,03 mol N2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là?

A. 46,31% B. 34,48% C. 45,43% D. 38,39%

(Lời giải) Ví dụ 3: X là peptit mạch hở (được tạo bởi Gly, Ala và Val), Y là chất béo rắn. Hỗn hợp E chứa X, Y với tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Đun nóng m gam E trong 110 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối Z và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 1,115 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,04 mol N2. Tổng khối lượng các muối trong Z là?

A. 16,58 B.19,94 C. 18,43 D. 18,06

(Lời giải) Ví dụ 4: Hỗn hợp 0,1 mol E chứa este Z có công thức CH3COOC2H5 và m1 gam hai peptit X, Y (đều hở, tạo bởi Ala và Val). Đốt cháy 0,1 mol E trên bằng lượng khí O2 vừa đủ thu được 1,904 lít khí N2 ở đktc và 53,31 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác đốt cháy m1 gam X, Y cần dùng vừa đủ 28,08 gam khí O2. Giá trị của m1 là?

A. 12,15 B. 13,41 C. 15,21 D. 16,78

3. Bài tập rèn luyện

(Lời giải) Câu 1: E là peptit mạch hở được tạo bởi Gly, Ala và Val. Người ta lấy 0,03 mol E trộn với một lượng este Y (no, đơn chức, mạch hở) thu được 20,52 gam hỗn hợp T. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng vừa đủ 1,225 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa a mol CO2, b mol H2O và 0,09 mol N2. Giá trị của a là?

A. 0,94 B. 0,82 C. 0,90 D. 0,98

(Lời giải) Câu 2: E là peptit mạch hở được tạo bởi Gly, Ala và Val. Người ta lấy 0,03 mol E trộn với một lượng este Y (no, đơn chức, mạch hở) thu được 20,52 gam hỗn hợp T. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng vừa đủ 1,225 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa a mol CO2, b mol H2O và 0,09 mol N2. Giá trị của b là?

A. 0,84 B. 0,88 C. 0,90 D. 0,78

(Lời giải) Câu 3: X là peptit mạch hở được tạo bởi Gly, Ala và Val. Y là este (no, đơn chức, mạch hở). Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2. Đun nóng E trong 100 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 0,515 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa a mol CO2, b mol H2O và 0,03 mol N2. Giá trị của a là?

A. 0,34 B. 0,48 C. 0,40 D. 0,38

(Lời giải) Câu 4: X là peptit mạch hở được tạo bởi Gly, Ala và Val. Y là este (no, đơn chức, mạch hở). Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2. Đun nóng E trong 100 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 0,515 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa a mol CO2, b mol H2O và 0,03 mol N2. Giá trị của b là?

A. 0,34 B. 0,48 C. 0,40 D. 0,39

(Lời giải) Câu 5: X là peptit mạch hở được tạo bởi Gly, Ala và Val. Y là este (no, đơn chức, mạch hở). Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2. Đun nóng E trong 100 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối Z và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 0,515 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,03 mol N2. Tổng khối lượng (gam) các muối trong Z là?

A. 9,86 B. 11,41 C. 15,43 D. 10,78

(Lời giải) Câu 6: X là peptit mạch hở được tạo bởi Gly, Ala và Val. Y là este (no, đơn chức, mạch hở). Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2. Đun nóng m gam E trong 100 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối Z và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 0,515 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,03 mol N2. Giá trị của m là?

A. 8,98 B. 11,41 C. 8,43 D. 9,78

(Lời giải) Câu 7: X là peptit mạch hở (được tạo bởi Gly, Ala và Val), Y là chất béo rắn. Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Đun nóng m gam E trong 110 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối Z và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 1,115 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,04 mol N2. Giá trị của m là?

A. 11,58 B. 14,94 C. 18,43 D. 19,78

(Lời giải) Câu 8: X là peptit mạch hở (được tạo bởi Gly, Ala và Val), Y là chất béo rắn. Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Đun nóng m gam E trong 110 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối Z và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 1,115 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,04 mol N2, a mol CO2 và b mol H2O. Giá trị của a là?

A. 0,93 B. 0,78 C. 0,90 D. 0,81

(Lời giải) Câu 9: X là peptit mạch hở (được tạo bởi Gly, Ala và Val), Y là chất béo rắn. Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Đun nóng m gam E trong 110 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối Z và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 1,115 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,04 mol N2, a mol CO2 và b mol H2O. Giá trị của b là?

A. 0,63 B. 0,77 C. 0,80 D. 0,71

(Lời giải) Câu 10: X là peptit mạch hở (được tạo bởi Gly, Ala và Val), Y là chất béo rắn. Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Đun nóng m gam E trong 270 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối Z và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 3,165 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,09 mol N2 và 2,13 mol H2O. Axit cấu tạo lên Y là?

A. Stearic B. Panmitic C. Oleic D. Linoleic

(Lời giải) Câu 11: X là peptit mạch hở (được tạo bởi Gly, Ala và Val), Y là chất béo rắn. Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Đun nóng m gam E trong 270 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối Z và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 3,135 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,09 mol N2 và 2,07 mol H2O. Giá trị của m là?

A. 45,58 B. 34,94 C. 41,10 D. 39,78

(Lời giải) Câu 12: X là peptit mạch hở (được tạo bởi Gly, Ala và Val), Y là chất béo rắn. Hỗn hợp E chứa X, Y với tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Đun nóng m gam E trong 270 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được bốn muối Z và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn E cần dùng vừa đủ 3,135 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,09 mol N2 và 2,07 mol H2O. Phần trăm khối lượng của peptit X trong E là?

A. 46,21% B. 35,77% C. 25,43% D. 38,39%

(Lời giải) Câu 13: Hỗn hợp 0,06 mol E chứa m1 gam hai peptit X, Y (đều hở, tạo bởi Ala và Val) và este Z có công thức C2H3COOCH3. Đốt cháy 0,06 mol E có khối lượng m trên bằng lượng khí O2 vừa đủ thu được 1,792 lít khí N2 ở đktc và 30,18 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác đốt cháy m1 gam X, Y cần vừa đủ 10,416 lít khí O2 ở đktc. Giá trị của m là?

A. 13,11 B. 13,51 C. 13,22 D. 13,76

(Lời giải) Câu 14: Hỗn hợp E chứa peptit Gly-Ala-Val và một este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 13,9 gam E cần dùng 0,555 mol O2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư thấy có 0,672 lít khí (đktc) thoát ra. Cho toàn bộ E vào dung dịch chứa NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng cô cạn thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 18,32 B. 20,04 C. 17,14 D. 14,96

(Lời giải) Câu 15: Hỗn hợp E chứa peptit GlyAlaVal2 và một este, đơn chức (có một liên kết C=C), mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 29,24 gam E cần dùng 1,62 mol O2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư thấy có 2,688 lít khí (đktc) thoát ra. Phần trăm số mol của este trong E là?

A. 54,8% B. 58,5% C. 62,5% D. 64,8%

II.6 Kỹ thuật bơm xử lý bài toán hỗn hợp chứa peptit được tạo từ Glu, Lys

1. Lý thuyết

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 11

2. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: X là peptit mạch hở cấu tạo từ axit glutamic và α-aminoaxit Y no mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Để tác dụng vừa đủ với 0,02 mol X cần 0,14 mol KOH tạo thành hỗn hợp muối trung hoà. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol X cần 0,435 mol O2, thu được 0,38 mol CO2, số mắt xích glu trong peptit X là.

A.3 B.2 C.4 D.1

(Lời giải) Ví dụ 2: X là peptit mạch hở cấu tạo từ Lysin và 1 α-aminoaxit Y no mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol X cần 31,92 lít O2 ở (đktc), thu được 47,52 gam CO2. Mặt khác 0,06 mol X trên tác dụng vừa đủ với 0,42 mol HCl. Khối lượng tương ứng 0,05 mol X là.

A. 27,6 B. 25,7 C. 26,7 D. 27,5

(Lời giải) Ví dụ 3: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T gồm tripeptit X và heptapeptit Y (mạch hở, tỷ lệ mol tương ứng là 1:2) cần vừa đủ 0,48 mol NaOH, sau phản ứng thu được 49,22 gam hỗn hợp muối của Gly, Ala, Val và Glu. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được 1,32 mol khí CO2. Giá trị của m là:

A.33,62 B.31,18 C.36,24 D.34,16

(Lời giải) Ví dụ 4: E là hỗn hợp chứa 2 peptit A, B được tạo bởi Gly, Ala, Val và Glu. Thuỷ phân m gam peptit E trong KOH vừa đủ, sau phản ứng thu được 30,05 gam hỗn hợp muối khan X. Mặt khác, thuỷ phân m gam E trong HCl thấy có 0,19 mol HCl phản ứng, sau phản ứng thu được 27,865 gam muối khan. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối X trên thu được K2CO3, N2 và 39,87 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Biết số mol E ứng với m gam là 0,03 mol. Giá trị của m là:

A.18,90 B.15,08 C.18,09 D.18,05

(Lời giải) Ví dụ 5: Hỗn hợp E chứa HCOOCH3, CH3COOCH3, C3H7COOCH3 và peptit Gly-Ala-Val-Glu-Lys. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol E cần dùng vừa đủ 0,685 mol O2, thu được H2O, 0,06 mol N2 và CO2. Nếu cho toàn bộ lượng E trên tác dụng hoàn toàn với NaOH thì thu được m gam muối. Giá trị của m là?

A.17,54 B.20,15 C.18,42 D.17,92

(Lời giải) Ví dụ 6: Hỗn hợp E chứa HCOOCH3, CH3COOCH3, C3H7COOCH3, CH3OOC-COOCH3 và peptit Gly-Ala-Val-Glu-Lys. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol E cần dùng vừa đủ 0,755 mol O2, thu được H2O, 0,06 mol N2 và 0,63 mol CO2. Nếu cho toàn bộ lượng E trên tác dụng hoàn toàn với NaOH thì thu được m gam muối. Giá trị của m là?

A.21,86 B.32,15 C.20,22 D.18,92

(Lời giải) Ví dụ 7: Hỗn hợp X gồm hai peptit (được tạo bởi Gly, Ala, Val), một este có CTPT (C2H5COO)2C2H4 và lysin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X (trong đó số mol của este bằng ½ số mol của Lysin và bằng 1/8 số mol hỗn hợp X) thu được 0,95 mol CO2, 0,13 mol N2 và 0,9 mol H2O. Giá trị phần trăm khối lượng của este trong hỗn hợp X gần nhất là?

A.6,01% B.6,21% C.7,75% D.8,45%

II.7 Tư duy dồn chất xử lý bài toán peptit liên quan tới đốt cháy muối

1. Lý thuyết

Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết 12

2. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: [Minh họa BGD 2017] Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Zvà pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,0 B. 6,5 C. 7,0 D. 7,5

(Lời giải) Ví dụ 2: Hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y (đều hở, tạo bởi Gly và Ala) và este Zcó công thức CH2=CH-CH2COOC2H5. Đun nóng 0,12 mol E trong NaOH (vừa đủ) thu được hỗn hợp muối và ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối trên sản phẩm cháy thu được có 9,54 gam Na2CO3, 29,3 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, đốt cháy hết lượng ancol trên cần vừa đủ 0,3 mol O2. Phần trăm khối lượng của Zcó trong E gần nhất với?

A. 68% B. 69% C. 70% D. 71%

(Lời giải) Ví dụ 3: Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X mạch hở (cấu tạo từ Gly, Ala, Val) và este Y(thuần chức được tạo ra từ các axit cacboxylic đơn chức không no có chứa 1 liên kết C=C và etylenglycol). Thủy phân m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 14,66 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên cần 11,088 lít khí O2 ở đktc thu được H2O, Na2CO3, N2 và 15,84 gam CO2. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng X trong T trên thì thu được 9,68 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp T gần nhất là:

A. 49 B. 50 C. 51 D. 52

(Lời giải) Ví dụ 4: X và Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của Gly. Cho hỗn hợp E chứa peptit X-Y-Y và CH3COOH tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z.Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Tổng khối lượng muối tạo bởi X và Y có trong Z là?

A. 30,5 B. 32,5 C. 30,0 D. 35,2

(Lời giải) Ví dụ 5: Este X tạo bởi một có công thức phân tử C5H11O2N, hai chất Y và Z là hai peptit mạch hở, tổng số liên kết peptit của hai phân tử Y và Z là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứaX, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối (của glyxin và alanin) và 13,8 gam ancol. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối ở trên cần dùng vừa đủ 2,22 mol O2, sau phản ứng thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của peptit có phân tử khối lớn trong hỗn hợp E là

A. 50,39% B. 7,23% C. 8,35% D. 46,05%

(Lời giải) Ví dụ 6: Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Zlà hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử nitơ. Cho 26,22 gam E tác dụng vừa đủ với 0,26 mol NaOH, thu được 6,9 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 29 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,05 mol muối của glyxin). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 26,22 gam E trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 20,7 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Ztrong E gần nhất là

A. 27% B. 28% C. 29% D. 30%

(Lời giải) Ví dụ 7: Xlà este của có công thức phân tử C5H11O2N; Yvà Zlà hai peptit mạch hở được tạo bởi glyxin và alanin có tổng số liên kết peptit là 7. Đun nóng 71,69 gam hỗn hợp Echứa X, Y, Zvới dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 2 muối và 13,8 gam ancol T. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối cần dùng 2,8275 mol O2, thu được Na2CO3, CO2, H2O và 8,624 lít khí N2 (đktc). Tỷ lệ mắt xích Gly:Ala trong Zlà?

A. 2:3 B. 1:1 C. 3:2 D. 4:3

(Lời giải) Ví dụ 8: Xlà este của có công thức phân tử C4H9O2N; Yvà Zlà hai peptit mạch hở được tạo bởi glyxin và alanin có tổng số liên kết peptit là 7 và không có peptit nào có số liên kết peptit nhỏ hơn 3. Đun nóng 32,42 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 2 muối và 9,2 gam ancol T. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối cần dùng 30,24 gam O2, thu được Na2CO3, CO2, H2O và 4,256 lít khí N2 (đktc). Tỷ lệ mắt xích Gly:Ala trong Z là?

A. 1:3 B. 3:1 C. 3:2 D. 2:3

(Lời giải) Ví dụ 9: X là este của có công thức phân tử C6H13O2N; Y và Z là hai peptit mạch hở được tạo bởi glyxin và valin có tổng số liên kết peptit là 8 và Y, Z có liên kết peptit đều không nhỏ hơn 2. Đun nóng 62,85 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 2 muối và 4,8 gam ancol T. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối cần dùng 3,7125 mol O2, thu được Na2CO3, CO2, H2O và 6,608 lít khí N2 (đktc). Tỷ lệ mắt xích Gly:Val trong Z là?

A. 3:4 B. 1:1 C. 2:3 D. 4:3

(Lời giải) Ví dụ 10: X là hợp chất có công thức phân tử C4H9O4N; Y và Z là hai peptit đều mạch hở được tạo bởi glyxin và valin có tổng số liên kết peptit là 7. Đun nóng 37,89 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 3 muối (trong đó có 1 muối của 1 axit hữu cơ đơn chức) và 3,84 gam ancol T. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối cần dùng 1,2075 mol O2, thu đuợc Na2CO3, CO2, H2O và 4,816 lít khí N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là?

A. 15,44 B. 35,05 C. 22,16 D. 36,57

Xem thêm

40 comments
  1. cho e xin file : Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết
    e cảm ơn ạ

  2. Xin vui lòng cho em xin file này ạ, em cám ơn quí thầy cô rất nhiều

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay