dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Ninh Bình năm 2011

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Ninh Bình

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Ninh Bình năm 2011

ĐỀ CHÍNH THỨC

SỞ GD&ĐT TỈNH NINH BÌNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT (lần 1)

NĂM HỌC 2011 – 2012

Môn: Hóa học – Ngày thi thứ nhất

Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 09 câu trong 02 trang)

Câu 1 (2,5 điểm):

Dẫn hỗn hợp khí gồm: N2, O2, NO2 vào dung dịch NaOH dư, được dung dịch D và thừa lại một chất khí không bị hấp thụ. Cho D tác dụng với dung dịch KMnO4 (trong môi trường H2SO4) thấy dung dịch KMnO4 mất màu, thu được dung dịch G. Cho vụn Cu vào dung dịch G, đun thì thấy dung dịch có màu xanh và một chất khí thoát ra bị hóa nâu ngoài không khí. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.

Câu 2 (2,0 điểm):

1. Chỉ dùng dung dịch NH3, hãy phân biệt các dung dịch sau: AlCl3, ZnCl2, NaOH, MgCl2.

2. Hòa tan hoàn toàn một mẩu Al trong dd HNO3 ta chỉ thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ tới dư dung dịch NaOH vào dung dịch X. Viết các phương trình hóa học xảy ra dưới dạng ion thu gọn.

Câu 3 (2,5 điểm):

Có 200ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 0,25M và CrCl2 0,6M. Điện phân dung dịch trên trong thời gian 1 giờ 36 phút 30 giây với I = 5A.

1. Tính khối lượng kim loại bám vào catốt.

2. Tính thể tích khí bay lên ở anốt (ở đktc).

3. Dung dịch còn lại có những chất nào? Tính của chúng (giả sử thể tích dung dịch không đổi).

Câu 4 (1,0 điểm):

T

In

rong bảng dưới đây có ghi các năng lượng ion hoá liên tiếp In (n = 1, …, 6) theo kJ.mol1 của 2 nguyên tố X và Y:

Nguyên tố

I1

I2

I3

I4

I5

I6

X

590

1146

4941

6485

8142

10519

Y

1086

2352

4619

6221

37820

47260

A và B là những oxit tương ứng của X và Y khi X, Y ở vào trạng thái oxi hoá cao nhất.

Viết công thức của hợp chất tạo thành khi cho A tác dụng với B.

Câu 5 (2,5 điểm):

Trong số các cacbonyl halogenua COX2 người ta chỉ điều chế được 3 chất: COF2 (cacbonyl florua); COCl2 (cacbonyl clorua) và COBr2 (cacbonyl bromua).

1. Vì sao không có hợp chất COI2 (cacbonyl iođua)?

2. So sánh góc liên kết ở các phân tử cacbonyl halogenua đã biết.

3. So sánh nhiệt tạo thành tiêu chuẩn Hotth của COF2 (khí) COCl2 (khí).

4. Sục khí COCl2 từ từ qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).

Câu 6 (2,0 điểm):

Hoà tan hết 0,660 gam một axit hữu cơ đơn chức (viết tắt là HA) vào nước đến mức 50,0 ml, được dung dịch A. Tiến hành chuẩn độ dung dịch A bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,125 M. Biết rằng: khi thêm 25,0 ml dung dịch NaOH vào dung dịch A thì pH của dung dịch thu được bằng 4,68; khi thêm 60,0 ml dung dịch NaOH vào dung dịch A thì đạt tới điểm tương đương.

1. Tính khối lượng mol của axit HA.

2. Tính hằng số axit Ka của HA.

Câu 7 (2,5 điểm):

Khi nhiệt phân các hợp chất (A), (B), (C), (D) người ta thu được các sản phẩm khác nhau. Hãy viết công thức và tên sản phẩm; giải thích (dùng mũi tên cong) vì sao có sự tạo thành các sản phẩm đó.

1. (A) CH3CH2COOCH2CH2CH2CH3

2. (B) CH3[CH2]5CH(OH)CH2CH=CH[CH2]7COOH

3. (C) (CH3)3CCH(CH3)OCSSCH3

4. (D) CH3[CH2]3C(OH)(CH3)CH2CH=CH[CH2]3COOCH(CH3)[CH2]3CH3

Câu 8 (2,5 điểm):

Ala, Val, Leu là chữ viết tắt tên các aminoaxit thiên nhiên, công thức lần lượt là CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2CHCH(NH2)COOH, (CH3)2CHCH2CH(NH2)COOH.

1. Viết các phương trình phản ứng tổng hợp tripeptit Leu-Ala-Val từ các chất: Ala, Val, Leu, photpho pentaclorua, Boc-Cl (tert-butyloxicacbonyl clorua), ancol benzylic, DCC (đixiclohexylcacbođiimit), axit trifloaxetic, axit axetic, hiđro, palađi và cacbon.

2. Có bao nhiêu tripeptit được tạo thành mà mỗi tripeptit có đủ 3 aminoaxit trên, nếu không sử dụng nhóm bảo vệ.

3. Biểu diễn công thức phối cảnh của tripeptit Leu-Ala-Val.

4. Ghi giá trị pKa vào nhóm tương ứng và tính pHI của tripeptit này, biết rằng pKa1 = 3,42; pKa2 = 7,94.

Câu 9 (2,5 điểm):

Lin (linamarin) và Lac (lactrin) là các xiano glucozit thiên nhiên. Khi thuỷ phân Lin, Lac trong môi trường axit thì Lin tạo ra D-glucozơ, axeton và HCN; còn Lac tạo ra D-glucozơ, HCN và benzanđehit.

Xác định cấu trúc của Lin và Lac ở dạng bền nhất. Viết cơ chế phản ứng thuỷ phân Lin, Lac.

(Cho: Cu = 64; Cr = 52)

—————Hết————–

Họ và tên thí sinh :……………………………………………….Số báo danh ……………………………………………

Giám thị 1: Họ và tên:………………………………………….Chữ ký…………………………………………….

Giám thị 2: Họ và tên:………………………………………….Chữ ký……………………………………………

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

SỞ GDĐT TỈNH NINH BÌNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT (lần 1)

NĂM HỌC 2011 – 2012

Môn: Hóa học – Ngày thi thứ hai

Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 09 câu trong 02 trang)

Câu 1 (2,0 điểm):

Phenol và anilin làm mất màu dung dịch brom. Toluen không làm mất màu dung dịch brôm. Từ kết quả thực nghiệm này rút ra kết luận gì? Anisol (metyl phenyl ete) có làm mất màu dung dịch brôm không? Nếu cho dung dịch brôm từ từ vào các chất P-Toluđin (P- amino toluen), P- Cresol (P-metyl phenol) theo tỉ lệ mol tối đa là 1:1, thì thu được những sản phẩm nào? Giải thích ngắn gọn.

Câu 2 )2,5 điểm):

1. Viết cấu trúc Lewis của NO2 và nêu dạng hình học của nó. Dự đoán dạng hình học của ion NO và ion NO. So sánh hình dạng của 2 ion đó với NO2.

2. 1200 và 1080 là số đo góc liên kết quan sát được trong hai hợp chất trimetylamin và (H3Si)3N (trisilylamin). Hãy gán trị số đo góc liên kết cho mỗi hợp chất và giải thích sự khác biệt này.

3. Phản ứng của NaNO3 trong nước với hỗn hống Na/Hg cũng như phản ứng của C2H5NO2 (etylnitrit) với NH2OH (hydroxylamin) có mặt natrietoxit cho cùng một sản phẩm. Sản phẩm này là muối của một axit yếu không bền chứa nitơ, axit này đồng phân hóa thành một sản phẩm có ứng dụng trong thành phần nhiên liệu tên lửa. Viết công thức cấu trúc của axit và đồng phân nói trên.

Câu 3 (1,5 điểm):

Acrolein (prop-2-enal) có công thức CH2 = CH CH = O, ở 250C và 100 kPa nó ở trạng thái lỏng.

1. Tính Nhiệt tạo thành chuẩn của nó ở 250C khi biết:

H0 ở 298 K theo kJ.mol 1: H0 đốt cháy C3H4O = 1628,53;

H0 hoá hơi C3H4O = 20,9; H0 sinh H2O (l) = 285,83;

H0 sinh CO2 (k) = 393,51; H0 thăng hoa C(r) = 716,7.

2

Liên kết

. Tính Nhiệt tạo thành chuẩn của nó ở 250C khi biết các trị số năng lượng liên kết:

Năng lượng

H – H

C – C

C = C

C = O

C – H

O = O

kJ. mol1

436

345

615

743

415

498

3. So sánh kết quả của 2 phần trên và giải thích.

Câu 4 (2,0 điểm):

Phản ứng chuyển hoá một loại kháng sinh trong cơ thể người ở nhiệt độ 370C có hằng số tốc độ bằng 4,2.105 (s1). Việc điều trị bằng loại kháng sinh trên chỉ có kết quả nếu hàm lượng kháng sinh luôn luôn lớn hơn 2,0 mg trên 1,0 kg trọng lượng cơ thể. Một bệnh nhân nặng 58,0 kg uống mỗi lần một viên thuốc chứa 300,0 mg kháng sinh đó.

1. Hỏi bậc của phản ứng chuyển hoá?

2. Khoảng thời gian giữa 2 lần uống thuốc kế tiếp là bao lâu?

3. Khi bệnh nhân sốt đến 38,50C thì khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc thay đổi như thế nào? Biết năng lượng hoạt hoá của phản ứng bằng 93,322 kJ.mol1.

Câu 5 (2,5 điểm):

Một dung dịch A chứa 2 muối Na2SO3 và Na2S2O3. Cho Cl2 dư đi qua 100 ml dung dịch A rồi thêm vào hỗn hợp sản phẩm một lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tách ra 0,647 gam kết tủa. Thêm vào 100ml dung dịch A một ít hồ tinh bột, sau đó chuẩn độ dung dịch A đến khi màu xanh bắt đầu xuất hiện thì dùng hết 29 ml dung dịch iôt 0,05 M.

1. Viết phương trình hoá học và tính nồng độ mol mỗi chất trong dung dịch A.

2. Nếu trong thí nghiệm trên thay Cl2 bằng HCl thì lượng kết tủa tách ra bằng bao nhiêu?

Câu 6 (1,5 điểm):

Một trong các phương pháp tổng hợp phenol là đi từ toluen bằng 3 giai đoạn. Oxi hoá toluen bằng oxi không khí ở pha lỏng với xúc tác (muối Coban axetat) ở 700C – 900C; oxi hoá tiếp sản phẩm ở 2200C – 2450C cũng bằng oxi không khí với sự có mặt của muối đồng benzoat và magie; cuối cùng thuỷ phân rồi decacboxyl hoá. Hãy viết các phương trình hoá học và cấu tạo các sản phẩm tạo ra trong quá trình tổng hợp trên.

Câu 7 (2,0 điểm):

Khi đun nóng 2-metyl-xiclohexan-1,3-dion với but-3-en-2-on trong kiềm người ta thu được một hợp chất hữu cơ (sản phẩm chính) có công thức C11H14O2. Hãy viết cấu tạo của sản phẩm này và giải thích quá trình tạo ra nó.

Câu 8 (2,0 điểm):

1. Nêu phương pháp thích hợp để tách hỗn hợp sau thành các chất lỏng nguyên chất:

Benzandehit; N,N-dimetylanilin; Clobenzen; p-Crezol và Axitbenzoic.

2. Hãy sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự tăng dần lực bazơ và giải thích:

CO(NH2)2 ; (CH3)4NOH ; CH3-CH2-CH2-NH2 ; CH2=CH-CH2-NH2 ; p-CH3-C6H5-NH2 ; Anilin;

p-Nitroanilin.

Câu 9 (4,0 điểm):

Axit xitric (axit 2-hidroxi-1,2,3 propan tricacboxylic) là một axit quan trọng nhất trong quả chanh, gây nên vị chua.

1. Axit xitric biến đổi như thế nào khi đun nhẹ với H2SO4 đặc ở 450C500C?

Viết cấu trúc và tên IUPAC của sản phẩm tạo ra. Loại axit hữu cơ nào sẽ có phản ứng tương tự?

2. Sau khi đun nhẹ axit xitric với axit sunfuric, thêm anisol (metoxi benzen) vào hỗn hợp phản ứng thì thu được sản phẩm A (C12H12O5). Cần 0,001 mol KOH để trung hoà 118mg A. Cùng lượng chất A phản ứng với tối đa 80mg brom tạo thành sản phẩm cộng. Khi đun nóng với anhidrit axetic, A tạo một anhidrit. Suy ra cấu trúc của A.

3. Hãy xác định các đồng phân có thể có của A trong phản ứng này và cho biết cấu trúc, cấu hình tuyệt đối và tên gọi theo IUPAC của chúng.

4Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Ninh Bình năm 2011 1 . Trong phản ứng brom hóa có thể thu được bao nhiêu đồng phân lập thể của A? Viết công thức chiếu Fise của chúng và kí hiệu theo R, S các tâm lập thể đó.

5. Thay vì anisol, nếu thêm phenol và resorcinol (có cấu tạo như hình vẽ)

riêng rẽ vào hỗn hợp phản ứng, lần lượt thu được hợp chất B C. Chất B không nhuộm màu với FeCl3 trung tính, nhưng C lại có thể nhuộm màu. Với các điều kiện phản ứng như nhau, chất C được tạo thành nhiều hơn hẳn so với B.

– Hãy cho biết cấu trúc của BC.

– Có gì khác biệt giữa phản ứng tạo thành AB?

– Vì sao hiệu suất tạo thành C lớn hơn B?

(Cho: Br = 80; Ba = 137; S = 32; O = 16; C = 12; H = 1)

—————Hết————–

Họ và tên thí sinh :……………………………………………….Số báo danh ……………………………………………

Giám thị 1: Họ và tên:………………………………………….Chữ ký…………………………………………….

Giám thị 2: Họ và tên:………………………………………….Chữ ký……………………………………………

 

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

De vong 1

De vong 2

HDC vong 1

HDC vong 2

 

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay