dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Bài tập trắc nghiệm hiđrocacbon thơm

Bài tập trắc nghiệm hiđrocacbon thơm

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

D. HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Phản ứng thế (phản ứng clo hóa, brom hóa, nitro hóa)

* Mức độ vận dụng

Câu 1: Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là :

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 14 gam. B. 16 gam. C. 18 gam. D. 20 gam.

Câu 2: Các quá trình dưới đây được tiến hành với 1 mol benzen. Khi benzen phản ứng hết thì trường hợp nào khối lượng sản phẩm thơm thu được lớn nhất?

A. monobrom hoá. B. monoclo hoá.

C. mononitro hoá. D. điclo hoá.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 3: Hiđrocacbon X là đồng đẳng của benzen có phần trăm khối lượng cacbon bằng 90,56%. Biết khi X tác dụng với brom có hoặc không có mặt bột sắt trong mỗi trường hợp chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất. Tên của X là :

A. Toluen. B. 1,3,5-trimetyl benzen.

C. 1,4-đimetylbenzen. D. 1,2,5-trimetyl benzen.

Câu 4: Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. o- hoặc p-đibrombenzen. B. o- hoặc p-đibromuabenzen.

C. m-đibromuabenzen. D. m-đibrombenzen.

Câu 5: Nitro hóa benzen được 14,1 gam hỗn hợp hai chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai chất nitro này được 0,07 mol N2. Hai chất nitro đó là:

A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2. B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

C. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4. D. C6H2(NO2)4 và C6H(NO2)5.

Câu 6: Nitro hoá benzen bằng HNO3 thu được hai chất hữu cơ A, B hơn kém nhau một nhóm -NO2. Đốt cháy hoàn toàn 2,34 gam hỗn hợp A và B tạo thành CO2, H2O và 255,8 ml N2 (đo ở 270C và 740 mmHg). A và B là:

A. nitrobenzen và o-đinitrobenzen.

B. nitrobenzen và m-đinitrobenzen.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

C. m-đinitrobenzen và 1,3,5-trinitrobenzen.

D. o-đinitrobenzen và 1,2,4-trinitrobenzen.

Câu 7: Cho benzen tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc thu được hỗn hợp A gồm nitrobenzen và m-đinotrobenzen. Đốt cháy hoàn toàn 4,15 gam A trong oxi nguyên chất cho 511,6 cm3 khí N2 (ở 270C và 740 mmHg). Thành phần phần trăm về khối lượng của nitrobenzen và m-đinitrobenzen trong hỗn hợp A lần lượt là:

A. 59,4% và 40,6%. B. 29,7% và 70,3%.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

C. 70,3% và 29,7%. D. 44,56% và 55,44%.

* Mức độ vận dụng cao

Câu 8: X có công thức đơn giản nhất là C2H3 và 150 < MX < 170. X không làm mất màu dung dịch brom, không tác dụng với clo khi có bột sắt xúc tác, đun nóng, nhưng tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 có chiếu sáng thì cho 1 sản phẩm hữu cơ duy nhất. Có bao nhiêu chất thỏa mãn điều kiện bài toán trên?

A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 9: Người ta điều chế 2,4,6-trinitrotoluen qua sơ đồ sau:

Để điều chế được 1 tấn sản phẩm 2,4,6-trinitrotoluen dùng làm thuốc nổ TNT cần dùng khối lượng heptan là:

A. 431,7 kg. B. 616,7 kg. C. 907,4 kg. D. 1573 kg.

Câu 10: Đun nóng nhẹ metylbenzen với hỗn hợp HNO3 trong H2SO4 đậm đặc thu được ba sản phẩm ortho, parameta theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng là 56%; 41% và 3%. Khả năng thế tương đối nguyên tử hiđro ở các vị trí ortho, parameta có tỉ lệ theo thứ tự là:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

A. 18,7; 13,7; 1. B. 1; 13,7; 18,7.

C. 18,7; 27,3; 1. D. 13,7; 18,7; 1.

2. Phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp

* Mức độ vận dụng

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 1: Cho 13 gam hỗn hợp gồm benzen và stiren làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom. Tỉ lệ mol benzen và stiren trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 1: 1. B. 1: 2. C. 2: 1. D. 2: 3.

Câu 2: Biết khối lượng mol phân tử trung bình của một loại polistiren bằng 624000 đvC. Hệ số trùng hợp của loại polime này là:

A. 5150. B. 5500. C. 6000. D. 7000.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu 3: Trùng hợp 83,2 gam stiren thu được hỗn hợp sản phẩm X. X có khả năng làm mất màu dung dịch chứa 16 gam brom. Polime thu được có phân tử khối bằng 111300 đvC. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và hệ số trùng hợp của polime trên là:

A. 12,5% và 1050. B. 87,5% và 1060.

C. 87,5% và 1070. D. 90% và 1080.

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

O2 education gửi các thầy cô link download file đầy đủ

Bài tập trắc nghiệm hiđrocacbon thơm

 

Xem thêm

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm ankan

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Phân dạng bài tập ankan

Bài tập trắc nghiệm ankan

Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon không no

Phân dạng bài tập hiđrocacbon không no

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Bài tập trắc nghiệm hiđrocacbon không no

Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon thơm

Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm

Bài tập trắc nghiệm hiđrocacbon thơm

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Câu hỏi trắc nghiệm anken

Phân dạng bài tập anken


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *