Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ HIĐROCACBON THƠM
I. Phản ứng thế (phản ứng clo hóa, brom hóa, nitro hóa)
Ví dụ 1: Khối lượng dung dịch HNO3 65% cần sử dụng để điều chế 1 tấn TNT , với hiệu suất 80% là:
A. 0,53 tấn. B. 0,83 tấn. C. 1,04 tấn. D. 1,60 tấn.
Ví dụ 2: Cho 6,9 gam một ankylbenzen X phản ứng với brom (xúc tác Fe) thu được 10,26 gam hỗn hợp 2 dẫn xuất monobrom là Y và Z. Biết mỗi dẫn xuất monobrom đều chứa 46,784% brom trong phân tử.
a. X, Y, Z lần lượt là:
A. toluen, p-bromtoluen và m-bromtoluen.
B. toluen, p-bromtoluen và o-bromtoluen.
C. etylbenzen, p-brometylbenzen và m-bromtoluen.
D. etylbenzen, p-brometylbenzen và o-bromtoluen.
b. Hiệu suất chung của quá trình brom hoá là:
A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 85%.
Ví dụ 3: Cho sơ đồ: C6H6 (X), (Y). Biết phân tử (X) chứa 11,382% nitơ; (Y) chứa 16,670% nitơ. Tên gọi của X, Y lần lượt là:
A. nitrobenzen, o-đinitrobenzen.
B. nitrobenzen, m-đinitrobenzen.
C. 1,2-đinitrobenzen; 1,3,5-trinitrobenzen.
D. 1,3-đinitrobenzen; 1,3,5-trinitrobenzen.
Ví dụ 4: Nitro hóa benzen được hỗn hợp hai chất nitro X, Y có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 2,24 lít N2 (đktc). Biết (MX < MY).
a. Hai chất nitro đó là:
A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2. B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3.
C. C6H3(NO2)3 và C6H2(NO2)4. D. C6H2(NO2)4 và C6H(NO2)5.
b. Phần trăm về số mol của X trong hỗn hợp là:
A. 25%. B. 75%. C. 50%. D. 60%.
Ví dụ 5: Hỗn hợp gồm 1 mol C6H6 và 3 mol Cl2. Trong bình kín có 0,5 mol bột Fe, to, hiệu suất 100%. Sau phản ứng thu được những chất hữu cơ gì ? bao nhiêu mol ?
A. 1 mol C6H5Cl ; 1 mol HCl ; 1 mol C6H4Cl2.
B. 1,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.
C. 1 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.
D. 0,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.
.
II. Phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp
Ví dụ 1: Đề hiđro hoá 13,25 gam etylbenzen thu được 10,4 gam stiren. Trùng hợp lượng stiren này thu được hỗn hợp A gồm polistiren và stiren dư. Lượng A thu được tác dụng đủ với 100 ml dung dịch brom 0,3M.
a. Hiệu suất phản ứng đề hiđro hoá là:
A. 75%. B. 80%. C. 85%. D. 90%.
b. Hiệu suất của phản ứng trùng hợp là:
A. 60%. B. 70%. C. 75%. D. 85%.
c. Khối lượng polistiren thu được là:
A. 6,825 gam. B. 7,28 gam. C. 8,16 gam. D. 9,36 gam.
d. Biết khối lượng mol trung bình của polistiren bằng 312000 đvC. Hệ số trùng hợp của polistiren là:
A. 2575. B. 2750. C. 3000. D. 3500.
Ví dụ 2: Hiđro hoá hoàn toàn 12,64 gam hỗn hợp etylbenzen và stiren cần 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần về khối lượng của etylbenzen trong hỗn hợp là:
A. 32,9%. B. 33,3%. C. 66,7%. D. 67,1%.
III. Phản ứng oxi hóa
Ví dụ 1: Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xylen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.
A. 0,48 lít. B. 0,24 lít. C. 0,12 lít. D. 0,576 lít.
Ví dụ 2: Đốt cháy m gam một đồng đẳng của benzen thu được m gam H2O. Công thức phân tử của đồng đẳng đó là:
A. C9H12. B. C12H18. C. C10H8. D. C14H32.
Ví dụ 3: Đun nóng 3,18 gam hỗn hợp p-xilen và etylbenzen với dung dịch KMnO4 thu được 7,82 gam muối. Thành phần phần trăm về khối lượng của etylbenzen trong hỗn hợp là:
A. 33,33%. B. 44,65%. C. 55,35%. D. 66,67%.
Ví dụ 4: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzen A, B thu được H2O và 30,36 gam CO2. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:
A. C6H6 ; C7H8. B. C8H10 ; C9H12.
C. C7H8 ; C9H12. D. C9H12 ; C10H14.
Ví dụ 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,65 gam một ankylbenzen X cần 29,4 lít không khí (đktc). Oxi hoá X thu được axit benzoic. Giả thiết không khí chứa 20% O2 và 80% N2. Công thức cấu tạo X là:
O2 education gửi các thầy cô link download file đầy đủ
Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm
Xem thêm
Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon không no
Phân dạng bài tập hiđrocacbon không no
Bài tập trắc nghiệm hiđrocacbon không no
Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon thơm
Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm