Câu hỏi trắc nghiệm ankan
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2).
C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 2: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai ?
A. Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2.
B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2 đều là ankan.
C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử.
D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan.
Câu 3: Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng ?
A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C5H12.
Câu 4: Ankan hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây ?
A. Nước. B. Benzen.
C. Dung dịch axit HCl. D. Dung dịch NaOH.
Câu 5: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là :
A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng oxi hóa.
Câu 6: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy.
Câu 7: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là :
A. metan. B. etan. C. propan. D. n-butan.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 8: Phân tử metan không tan trong nước vì lí do nào sau đây ?
A. Metan là chất khí. B. Phân tử metan không phân cực.
C. Metan không có liên kết đôi. D. Phân tử khối của metan nhỏ.
Câu 9: Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
A. Butan. B. Etan. C. Metan. D. Propan.
Câu 10: Trong số các ankan đồng phân của nhau, đồng phân nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?
A. Đồng phân mạch không nhánh.
B. Đồng phân mạch phân nhánh nhiều nhất.
C. Đồng phân isoankan.
D. Đồng phân tert-ankan.
Câu 11: Cho các chất sau :
C2H6 (I); C3H8 (II); n-C4H10 (III); i-C4H10 (IV)
Nhiệt độ sôi tăng dần theo dãy là :
A. (III) < (IV) < (II) < (I). B. (III) < (IV) < (II) < (I).
C. (I) < (II) < (IV) < (III). D. (I) < (II) < (III) < (IV).
Câu 12: Cho các chất sau :
CH3–CH2–CH2–CH2–CH3 (I)
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :
A. I < II < III. B. II < I < III.
C. III < II < I. D. II < III < I.
Câu 13: Cho các chất :
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :
A. (I) < (II) < (III). B. (II) < (I) < (III).
C. (III) < (II) < (I). D. (II) < (III) < (I).
Câu 14: Cho các chất sau :
CH3–CH2–CH2–CH3 (I); CH3–CH2–CH2–CH2–CH2–CH3 (II)
Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất là :
A. (I) > (II) > (III) > (IV). B. (II) > (III) > (IV) > (I).
C. (III) > (IV) > (II) > (I). D. (IV) > (II) > (III) > (I).
Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12 ?
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân.
Câu 16: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C6H14 ?
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân.
Câu 17: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C4H9Cl ?
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân.
Câu 18: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H11Cl ?
A. 6 đồng phân. B. 7 đồng phân.
C. 5 đồng phân. D. 8 đồng phân.
Câu 19: Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn nhất là :
Hãy cho biết trong phân tử X các nguyên tử C dùng bao nhiêu electron hoá trị để tạo liên kết C–H.
A. 10. B. 16. C. 14. D. 12.
Câu 20: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là :
A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 21: Cho các ankan sau :
|
|
|
|
|
Tên thông thường của các ankan sau đây có tên tương ứng là :
A. (1) : iso-pentan; (2) : tert-butan; (3) : iso-propan ; (4) : n-butan; (5) : neo-hexan.
B. (1) : iso-pentan; (2) : neo-pentan; (3) : iso-propan ; (4) : n-butan; (5) : neo-hexan.
C. (1) : iso-pentan; (2) : neo-pentan; (3) : sec-propan; (4) : n-butan; (5) : neo-hexan.
D. (1) : iso-pentan; (2) : neo-pentan; (3) : iso-butan; (4) : n-butan; (5) : neo-hexan.
Câu 22: Ankan X có công thức cấu tạo như sau :
Tên của X là
A. 1,1,3-trimetylheptan. B. 2,4-đimetylheptan.
C. 2-metyl-4-propylpentan. D. 4,6-đimetylheptan.
Câu 23: Ankan X có công thức cấu tạo như sau :
Tên gọi của X là :
A. 3,4-đimetylpentan. B. 2,3-đimetylpentan.
C. 2-metyl-3-etylbutan. D. 2-etyl-3-metylbutan.
O2 education gửi các thầy cô link download file đầy đủ
Xem thêm
Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon không no
Phân dạng bài tập hiđrocacbon không no
Bài tập trắc nghiệm hiđrocacbon không no
Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon thơm
Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm