Phân dạng bài tập hiđrocacbon không no
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ HIĐROCACBON KHÔNG NO
I. Phản ứng cộng HBr, HCl, Br2
1. Bản chất phản ứng cộng HBr, Br2
2. Phương pháp giải
a. Tính lượng chất trong phản ứng
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4 và 0,1 mol CH4 qua 100 gam dung dịch Br2 thấy thoát ra hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,2. Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch Br2 là
A. 12%. B. 14%. C. 10%. D. 8%.
Ví dụ 2: Dung dịch chứa 0,15 mol brom tác dụng hết với axetilen chỉ thu được 2 chất M, N là đồng phân của nhau, trong đó M có khối lượng là 13,392 gam. Khối lượng của N là
A. 14,508 gam. B. 18,6 gam. C. 13,392 gam. D. 26,988 gam.
Ví dụ 3: Hấp thụ hết 4,48 lít buta-1,3-đien (đktc) vào 250 ml dung dịch brom 1M, ở điều kiện thích hợp đến khi brom mất màu hoàn toàn, thu được hỗn hợp lỏng X (chỉ chứa dẫn xuất brom), trong đó khối lượng sản phẩm cộng 1,4 gấp 4 lần khối lượng sản phẩm cộng 1,2. Khối lượng sản phẩm cộng 1,2 trong X là:
A. 6,42 gam. B. 12,84 gam. C. 1,605 gam. D. 16,05 gam.
Ví dụ 4: Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 (có tỉ lệ thể tích tương ứng là 2 : 3) đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y, cho Y đi qua dung dịch Br2 dư thu được 896 ml hỗn hợp khí Z bay ra khỏi bình dung dịch Br2. Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 4,5. Biết các khí đều đo ở đktc. Khối lượng bình Br2 tăng thêm là :
A. 1,6 gam. B. 0,8 gam. C. 0,4 gam. D. 0,6 gam.
Ví dụ 5: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2). Lấy 10,08 lít (đktc) hỗn hợp X nung nóng có xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp Y qua nước brom dư thấy bình brom tăng 3 gam và còn lại V lít (đktc) hỗn hợp khí Z không bị hấp thụ. Tỉ khối của Z so với hiđro bằng 20/6. Giá trị của V là:
A. 2,80 lít. B. 5,04 lít. C. 8,96 lít. D. 6,72 lít.
Ví dụ 6: Hoà tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3 và Ca vào H2O thu được 3,36 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 10. Dẫn X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y. Tiếp tục cho Y qua bình đựng nước brom dư thì thấy có 0,784 lít hỗn hợp khí Z bay ra, tỉ khối hơi so với He bằng 6,5. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng bình brom tăng là
A. 3,91 gam. B. 3,45gam. C. 2,09 gam. D. 1,35 gam.
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Nam Định, năm 2012)
b. Tìm công thức của hiđrocacbon không no CnH2n+2-2k
Ví dụ 7: Hiđrocacbon mạch hở X tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được dẫn xuất Y duy nhất. Trong phân tử Y, clo chiếm 38,38% về khối lượng. Tên gọi của X là:
A. etilen. B. but-1-en. C. but-2-en. D. 2,3-đimetylbut-2-en.
Ví dụ 8: Cho 2,24 gam một anken X tác dụng với dung dịch Br2 dư, thu được 8,64 gam sản phẩm cộng. Công thức phân tử của anken là
A. C3H6. B. C4H8. C. C2H4. D. C5H10.
Ví dụ 9: Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là
A. but-1-en. B. but-2-en. C. propilen. D. propan.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2009)
Ví dụ 10: X là một hiđrocacbon mạch hở. Cho 0,1 mol X làm mất màu vừa đủ 300 ml dung dịch Br2 1M, tạo dẫn xuất Y có chứa 90,22% Br về khối lượng. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa. Công thức cấu tạo phù hợp của X là :
A. CH3–CH=CH–CCH. B. CH2=CH–CH2–CCH.
C. CH2=CH–CCH. D. CH2=CH–CH2–CH2–CCH.
Ví dụ 11: Cho hỗn hợp khí X gồm hai anken có cùng thể tích, lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình tăng 12,6 gam và có 48 gam Br2 phản ứng. Số cặp chất thỏa mãn các điều kiện trên của X là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Ví dụ 12*: Cho 0,42 lít hỗn hợp khí B gồm hai hiđrocacbon mạch hở đi chậm qua bình đựng nước brom dư. Sau phản ứng hoàn toàn thấy có 0,28 lít khí thoát ra khỏi bình và có 2 gam Br2 đã tham gia phản ứng. Biết tỉ khối hơi của B so với H2 bằng 19. Các thể tích khí đo ở đktc. Số hỗn hợp B thỏa mãn điều kiện trên là:
A. 5. B. 2. C. 4. D. 1.
II. Phản ứng cộng H2
2.1. Phản ứng xảy ra hoàn toàn
a. Tính lượng chất trong phản ứng
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2, có tỉ khối so với H2 bằng 5,8. Dẫn X (đktc) qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 là:
A. 13,5. B. 11,5. C. 29. D. 14,5.
Ví dụ 2: Cho 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 đi qua ống chứa xúc tác Ni, nung nóng thu được hỗn hợp Y chỉ chứa 3 hiđrocacbon. Tỉ khối của Y so với He là 7,125. Tính phần trăm thể tích của C2H2 trong hỗn hợp X:
A. 36,73%. B. 44,44%. C. 62,25%. D. 45,55%.
b. Tìm công thức của hiđrocacbon
Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc) (có Ni xúc tác) đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hiđrocacbon là :
A. C3H6. B. C4H6. C. C3H4. D. C4H8.
Ví dụ 4: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, to), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là :
A. C2H2. B. C5H8. C. C4H6. D. C3H4.
(Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2010)
Ví dụ 5*: Hỗn hợp X gồm ankin Y và H2 có tỉ khối so với H2 là 6,7. Dẫn X đi qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là 16,75. Công thức phân tử của Y là:
A. C4H6. B. C5H8. C. C3H4. D. C2H2.
Ví dụ 6*: Hỗn hợp X là chất khí ở điều kiện thường gồm một hiđrocacbon Y mạch hở và H2; X có tỉ khối so với H2 bằng 4,8. Cho X qua ống chứa bột Ni rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8. Công thức phân tử của Y là :
A. C4H6. B. C3H6. C. C3H4 . D. C4H8.
2.2. Phản ứng xảy ra không hoàn toàn
a. Tính lượng chất trong phản ứng
Ví dụ 7: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A. 0,070 mol. B. 0,015 mol. C. 0,075 mol. D. 0,050 mol.
(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A năm 2013)
Ví dụ 8: Cho 22,4 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CH4, C2H4, C2H2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 7,3 đi chậm qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 là 73/6. Số mol H2 đã tham gia phản ứng là :
A. 0,5 mol. B. 0,4 mol. C. 0,2 mol. D. 0,6 mol.
Ví dụ 9: Trong một bình kín có thể tích không đổi là 2 lít, chứa hỗn hợp khí gồm 0,02 mol CH4, 0,01 mol C2H4, 0,015 mol C3H6 và 0,02 mol H2. Đun nóng bình với xúc tác Ni, các anken đều cộng hiđro với hiệu suất 60%. Sau phản ứng giữ bình ở 27,3oC, áp suất trong bình là:
A. 0,702 atm. B. 0,6776 atm. C. 0,616 atm. D. 0,653 atm.
Ví dụ 10: Trộn một thể tích anken X với một thể tích H2, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 7,5. Cho Y vào bình kín có chứa sẵn một ít bột Ni (thể tích không đáng kể). Nung nóng bình một thời gian rồi đưa nhiệt độ ban đầu thì thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 12,5. Phần trăm theo thể tích của H2 trong Z là
A. 83,33%. B. 66,67%. C. 33,33%. D. 16,67%.
Ví dụ 11: Một hỗn hợp gồm 2 ankin có thể tích 15,68 lít. Thêm H2 vào để được hỗn hợp có thể tích 54,88 lít. Nung X với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp Y có thể tích giảm đi 4/7 lần so với thể tích của X. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là:
A. 60%. B. 75%. C. 100%. D. 80%.
Ví dụ 12: Trộn một thể tích H2 với một thể tích anken, thu được hỗn hợp X có tỉ khối so với He là 3,75. Đun nóng X với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He là 4,6875. Biết các thể tích đo trong cùng một điều kiện. Thành phần phần trăm về khối lượng của ankan trong Y là:
A. 25%. B. 40%. C. 60%. D. 20%.
Ví dụ 13: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 40%. B. 25%. C. 20%. D. 50%.
Ví dụ 14: Trong một bình kín dung tích 2,24 lít chứa một ít bột Ni xúc tác và hỗn hợp khí X gồm H2, C2H4 và C3H6 (ở đktc); tỉ lệ số mol của C2H4 và C3H6 là 1 : 1. Nung nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh tới 0oC, thu được hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp Y qua bình chứa nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 1,015 gam. Biết tỉ khối của X và Y so với H2 lần lượt là 7,6 và 8,445. Hiệu suất phản ứng của C2H4 là:
A. 20%. B. 25%. C. 12,5%. D. 40%.
b. Tìm công thức của hiđrocacbon
Ví dụ 15*: Hỗn hợp khí X gồm 1 anken và H2 có tỉ lệ số mol là 1 : 1, (đo ở 90oC và 1 atm). Nung nóng X với bột Ni một thời gian rồi đưa về điều kiện ban đầu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 là 23,2. Xác định công thức phân tử của anken và hiệu suất phản ứng hiđro hóa:
A. C4H8, H = 54,45%. B. C3H6, H = 75%.
C. C5H10, H = 44,83%. D. C6H12, H = 45%.
III. Phản ứng thế Ag
Ví dụ 1: Nhiệt phân nhanh 3,36 lít khí CH4 (đo ở đktc) ở 1500oC, thu được hỗn hợp khí T. Dẫn toàn bộ T qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thấy thể tích khí thu được giảm 20% so với T. Hiệu suất phản ứng nung CH4 là:
A. 40,00%. B. 20,00%. C. 66,67%. D. 50,00%.
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm propin và ankin A có tỉ lệ mol 1 : 1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 46,2 gam kết tủa. Tên của A là
A. Axetilen. B. But-2-in. C. Pent-1-in. D. But-1-in.
Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm 2 ankin có số mol bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2. Mặt khác, cho 0,2 mol hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 24,0 gam kết tủa. Vậy 2 ankin trong hỗn hợp X là :
A. Propin và but-1-in. B. axetilen và propin.
C. axetilen và but-2-in. D. axetilen và but-1-in.
O2 education gửi các thầy cô link download file đầy đủ
Phân dạng bài tập hiđrocacbon không no
Xem thêm
Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon không no
Phân dạng bài tập hiđrocacbon không no
Bài tập trắc nghiệm hiđrocacbon không no
Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon thơm
Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm