dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Phân dạng bài tập ankan

Phân dạng bài tập ankan

Phân dạng bài tập ankan

C. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKAN

I. Phản ứng thế Cl2, Br2 (phản ứng clo hóa, brom hóa)

Ví dụ 1: Ankan Y phản ứng với clo tạo ra 2 dẫn xuất monoclo có tỉ khối hơi so với H2 bằng 39,25. Tên của Y là :

A. butan. B. propan. C. iso-butan. D. 2-metylbutan.

Ví dụ 2: Khi brom hóa một ankan X chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:

A. 2,2,3,3-tetrametylbutan. B. 3,3-đimetylhecxan.

C. 2,2-đimetylpropan. D. isopentan.

Ví dụ 3: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng hiđro bằng 16,28%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1 : 1 (trong điều kiện chiếu sáng), chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là

A. butan. B. 2,3-đimetylbutan. C. 3-metylpentan. D. 2-metylpropan.

Ví dụ 4: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế X chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là :

A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. CHCl3. D. CCl4.

Ví dụ 5: Khi tiến hành phản ứng thế giữa ankan X với hơi brom có chiếu sáng người ta thu được hỗn hợp Y chỉ chứa hai chất sản phẩm. Tỉ khối hơi của Y so với không khí bằng 4. Tên của X là :

A. 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan.

C. pentan. D. etan.

Ví dụ 6: Cho 8,0 gam một ankan X phản ứng hết với clo chiếu sáng, thu được 2 chất hữu cơ Y và Z Sản phẩm của phản ứng cho đi qua dung dịch AgNO3 dư, thu được 86,1 gam kết tủa. Tỉ lệ mol Y : Z là :

A. 1 : 4. B. 4 : 1. C. 2 : 3. D. 3 : 2.

Ví dụ 7: Cho ankan X tác dụng với clo (as), thu được 26,5 gam hỗn hợp các dẫn xuất clo (monoclo và điclo). Khí HCl bay ra được hấp thụ hoàn toàn bằng nước, sau đó trung hòa bằng dung dịch NaOH, thấy tốn hết 500 ml dung dịch NaOH 1M. Xác định công thức của X?

A. C2H6 . B. C4H10. C. C3H8 . D. CH4.

II. Phản ứng tách (Phản ứng crackinh, tách H2)

1. Tính lượng chất trong phản ứng

Ví dụ 1: Tiến hành crackinh 10 lít khí butan, sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp khí X gồm etan, metan, eten, propilen, butan (các khí đo cùng điều kiện). Hiệu suất của quá trình crackinh là

A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%.

Ví dụ 2: Thực hiện crackinh V lít khí butan, thu được 1,75V lít hỗn hợp khí gồm 5 hiđrocacbon. Hiệu suất phản ứng crackinh butan là (biết các khí đo cùng điều kiện nhiệt đ và áp suất):

A. 80%. B. 25%. C. 75%. D. 50%.

Ví dụ 3: Một bình kín chứa 3,584 lít một ankan (ở 0oC và 1,25atm). Đun nóng để xảy ra phản ứng cracking, rồi đưa nhiệt độ bình về 136,5oC thì áp suất đo được là 3atm. Hiệu suất của phản ứng crackinh là :

A. 60%. B. 20%. C. 40%. D. 80%.

Ví dụ 4: Crackinh C4H10 (A) thu được hỗn hợp sản phẩm B gồm 5 hiđrocacbon có khối lượng mol trung bình là 32,65 gam/mol. Hiệu suất phản ứng crackinh là :

A. 77,64%. B. 38,82%. C. 17,76%. D. 16,325%.

Ví dụ 5: Crackinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị crackinh. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là :

A. 39,6. B. 23,16. C. 2,315. D. 3,96.

Ví dụ 6: Crackinh n-butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crackinh. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2.

a. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là :

A. 57,14%. B. 75,00%. C. 42,86%. D. 25,00%.

b. Giá trị của x là :

A. 140. B. 70. C. 80. D. 40.

Ví dụ 7: Crackinh hoàn toàn 6,6 gam propan, thu được hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ X qua bình đựng 400 ml dung dịch brom a mol/l, thấy khí thoát ra khỏi bình có tỉ khối so metan là 1,1875. Giá trị a là :

A. 0,5M. B. 0,25M. C. 0,175M. D. 0,1M.

Ví dụ 8: Crackinh 4,4 gam propan được hỗn hợp X (gồm 3 hiđrocacbon). Dẫn X qua nước brom dư thấy khí thoát ra (Y) có tỉ khối so với H2 là 10,8. Hiệu suất crackinh là :

A. 90%. B. 80%. C. 75%. D. 60%.

Ví dụ 9*: Khi crackinh nhiệt đối với 1 mol octan, thu được hỗn hợp X gồm CH4 15%; C2H4 50%; C36 25% còn lại là C2H6, C3H, C4H10 (theo thể tích). Thể tích dung dịch Br2 1M cần phản ứng vừa hỗn hợp X là

A. 4 mol. B. 1 mol. C. 2 mol. D. 3 mol.

Ví dụ 10*: Crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được 5 thể tích hỗn hợp Y. Lấy 5,6 lít Y (đktc) làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là:

A. 0,2. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,1.

 

O2 education gửi các thầy cô link download file đầy đủ

Phân dạng bài tập ankan

 

Xem thêm

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11

Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm ankan

Phân dạng bài tập ankan

Bài tập trắc nghiệm ankan

Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon không no

Phân dạng bài tập hiđrocacbon không no

Bài tập trắc nghiệm hiđrocacbon không no

Câu hỏi trắc nghiệm hiđrocacbon thơm

Phân dạng bài tập hiđrocacbon thơm

Bài tập trắc nghiệm hiđrocacbon thơm

Câu hỏi trắc nghiệm anken

Phân dạng bài tập anken

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay