dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020

SỞ GD & ĐT LÀO CAI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH KHỐI THPT

MÔN: HÓA HỌC-NĂM HỌC 2019 – 2020

HDC ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Ngày thi: 16 /01/2020

(HDC gồm 10 câu, in trong 12 trang)

Hướng dẫn chung:

1. Đề thi gồm 10 câu, mỗi câu 2,0 điểm, tổng 20 điểm.

2. Thang điểm được chia nhỏ đến 0,125 điểm

3. Khi tính tổng điểm của bài thi thì để nguyên kết quả chấm không làm tròn.

4. Học sinh trình bày bài theo cách khác mà kết quả vẫn đúng thì vẫn cho HS điểm tối đa.

5. Nếu học sinh viết phương trình phản ứng thiếu điều kiện, thiếu cân bằng trừ ½ số điểm của phương trình.

Câu 1: (2 điểm)– Cấu tạo nguyên tử – Bảng HTTH các nguyên tố hóa học – Liên kết hóa học – Phản ứng oxi – hóa khử.

1.1. Cho các nguyên tử của các nguyên tố sau: 11Na; 16S; 26Fe.

a) Em hãy viết cấu hình electron của các ion tương ứng: Na+, S2-, Fe2+, Fe3+.

b) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho các đơn chất tương ứng của các nguyên tố trên tác dụng lần lượt với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (sản phẩm khử của S+6 trong các phản ứng đều là S+4).

1.2. Tiến hành điện phân các dung dịch sau:

a) Dung dịch CuSO4 (với điện cực Pt).

b) Dung dịch CuSO4 (với điện cực Cu).

Viết phương trình phản ứng điện phân xảy ra trên mỗi điện cực và phương trình điện phân tổng quát. Mô tả hiện tượng xảy ra và cho biết sự thay đổi pH của dung dịch trong quá trình điện phân.

Câu

Hướng dẫn giải

Điểm
1.1 a) Cấu hình electron của các ion tương ứng:

Na+: 1s22s22p6

S2-: 1s22s22p63s23p6

Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6

Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5

b) 2Na + 2H2SO4 đặc, nóng Na2SO4 + SO2 + 2H2O

S + 2 H2SO4 đặc, nóng 3SO2 + 2H2O

2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng Fe2(SO­4)3 + 3SO2 + 6H2O (*)

Nếu Fe dư sau phản ứng (*) sẽ có phản ứng:

Fe + Fe2(SO­4)3 3 FeSO4

0,125×4 = 0,5

0,125×4 = 0,5

1.2

a) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực Pt.

Pt là điện cực trơ nên không không có phản ứng gì với dung dịch điện phân và dòng điện.

(-) Cu2+, H2O (+) SO42-, H2O

Cu2+ + 2e Cu H2O 2H+ + ½ O2 + 2e

Phương trình tổng quát: Cu2+ + H2O Cu + 2H+ + ½ O2

Hiện tượng xảy ra: Trên điện cực âm xuất hiện kim loại Cu bám trên bề mặt, trên điện cực dương xuất hiện bọt khí không màu, không mùi thoát ra, dung dịch nhạt dần màu xanh lam cho đến khi mất màu.

pH của dung dịch giảm dần trong quá trình điện phân do nồng độ H+ tăng dần

b) Điện phân dung dịch CuSO4 (với điện cực Cu).

Cu ở cực âm không có phản ứng gì nhưng ở cực dương thiếu hụt electron nên Cu sẽ nhường electron cho điện cực.

(-) Cu, Cu2+, H2O (+) Cu, SO42-, H2O

Cu2+ + 2e Cu Cu Cu2+ + 2e

Phương trình tổng quát:

Cu2+(catot) + Cu(anot) Cu(catot) + Cu2+(anot)

Hiện tượng xảy ra: Trên điện cực âm xuất hiện kim loại Cu bám trên bề mặt (điện cực dày lên), điện cực dương bị mòn dần, dung dịch không có sự thay đổi về màu sắc.

pH của dung dịch không đổi trong quá trình điện phân do nồng độ dung dịch CuSO4 không thay đổi.

0,25

0,125

0,125

0,25

0,125

0,125

Câu 2: (2 điểm): Dung dịch điện li

2.1. Một học sinh làm thí nghiệm như sau: Hòa tan hỗn hợp chất rắn gồm CaO, NH4Cl, NaHCO3số mol các chất đều bằng nhau vào một cốc nước lấy dư, được đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bạn học sinh quan sát thấy thu được kết tủa A, dung dịch B và bọt khí C thoát ra khỏi dung dịch. Bạn học sinh không biết thành phần hóa học của A, B, C là gì. Bằng kiến thức hóa học em hãy giúp bạn học sinh trên xác định thành phần của A, chất tan của dung dịch B và thành phần chính của khí C. Em hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên (dạng phân tử hoặc ion thu gọn).

2.2.Cho 100 gam giấm ăn (là dung dịch axit axetic có nồng độ là 5%); khối lượng riêng của giấm ăn khoảng 1,05 gam/ml.

a) Em hãy tính: nồng độ mol/l và pH của dung dịch giấm ăn trên.

b) Thêm vào 10 ml dung dịch giấm ăn trên 10 ml dung dịch KOH 0,875M thì thu được 20 ml dung dịch X. Cho phenolphtalein vào dung dịch X thì màu sắc của phenolphtalein có thay đổi không? Tại sao? Biết rằng: Ka (CH3COOH) = 1,8.10-5 và khi pH ≥ 8 phenolphtalein từ không màu sẽ chuyển sang màu hồng.

Câu

Hướng dẫn giải

Điểm
2.1.

CaO + H2O Ca(OH)2

Ca(OH)2 Ca2+ + 2 OH

NH4Cl NH4+ + Cl

NaHCO3 Na+ + HCO3

NH4+ + OH NH3 + H2O

HCO3 + OH CO32- + H­2O

Ca2+ + CO32- CaCO3

Do số mol các chất phản ứng bằng nhau nên các phản ứng đều xảy ra vừa đủ. Đun nóng dung dịch khí NH3 sẽ thoát ra khỏi dung dịch.

Vậy kết tủa A là CaCO3

Dung dịch B chứa NaCl

Khí C là NH3 (có thể lẫn hơi nước)

0,125×4 = 0,5

0,125

0,125×3

2.2

a) Trong 100 gam dung dịch giấm ăn có 5 gam CH3COOH số mol của CH3COOH là: 5/60 (mol)

Thể tích của 100 g dung dịch là: 100/1,05 (ml) = 0,1/1,05 (lit)

Nồng độ CM (CH3COOH) = 5/60 : (0,1/1,05) = 0,875M

Gọi x là nồng độ CH3COOH bị phân li ( 0<x < 0,875)

Trong dung dịch xảy ra quá trình phân li:

CH3COOH CH3COO + H+

Ban đầu 0,875 0 0 (M)

Phân li x x x

Cân bằng 0,875-x x x

Ka = = 1,8.10-5 >> Kw = 10-14 Bỏ qua cân bằng phân li của nước.

Giải phương trình ta được x = 3,96.10-3 M pH = 2,4

b) Ngay sau khi trộn 2 dung dịch với thể tích và nồng độ bằng nhau nồng độ của các chất trong dung dịch sau khi trộn là:

0,875/2 = 0,4375 M

Xảy ra phản ứng là:

CH3COOH + OH CH3COO + H2O K = Ka/Kw = 1,8.109

phản ứng xảy ra hoàn toàn

Thành phần trong dung dịch sau phản ứng: CH3COO : 0,4375M, K+: 0,4375M

Gọi y là nồng độ CH3COO bị thủy phân ( 0<y < 0,4375)

CH3COO + HOH CH3COOH + OH K

Ban đầu 0,4375 0 0

Phản ứng y y y

Cân bằng 0,4375 -y y y

 

Kb = = KW/Ka = = 5,56.10-10 >> Kw = 10-14 Cân bằng của nước không đáng kể bỏ qua

Giải phương trình ta có: y = 1,56.10-5 M

pOH = 4,8 pH = 9,2 >8 Phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

0,25

0,125

0,125

0,25

0,25

Câu 3: (2 điểm) – Tốc độ phản ứng- Cân bằng hóa học- Nhiệt hóa học

3.1. Phản ứng phân hủy đá vôi bắt đầu xảy ra như sau ở 8200C :

CaCO3 (r) CaO(r) + CO2 (k) ΔH > 0

Trong thực tế khi nung đá vôi người ta thường đập nhỏ các khối đá vôi trước khi đưa vào lò nung; khi nung người ta thường duy trì nhiệt độ của lò nung từ 11000C đến 12000C. Bằng kiến thức hóa học em hãy giải thích tại sao người ta lại tiến hành các biện pháp như vậy?

3.2. Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020 1 2SO3 (k)

Ban đầu trong hệ chỉ có SO2 và O2 với nồng độ tương ứng là 4M và 2M ở t0C.

a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở nhiệt độ trên, biết rằng khi hệ đạt trạng thái cân bằng có 80% SO2 đã phản ứng.

b) Để trạng thái cân bằng có 90% SO2 đã phản ứng thì nồng độ ban đầu của O2 cần lấy là bao nhiêu nếu nồng độ SO2 ban đầu vẫn là 4M và giữ nhiệt độ của bình phản ứng không đổi.

3.3. Tính Ho của phản ứng sau ở 250C và 200oC: CO(k) + ½ O2(k) CO2(k).

Biết ở 25oC có:

Nhiệt hình thành chuẩn ΔH0298 (kJ.mol1)

Nhiệt dung mol đẳng áp (J.mol-1.K-1)

CO(k)

110,52

26,53 + 7,7. 103 T

CO2(k)

393,51

26,78 + 42,26. 103 T

O2(k)

0

26,52 + 13,6. 103 T

Cho ΔH0T = ΔH0298 + ;

Δ CP (phản ứng) = ∑xiCp (sản phẩm)∑xiCp (chất tham gia)

(xi là hệ số tương ứng của các chất tham gia và sản phẩm.

Câu

Hướng dẫn giải

Điểm

3.1.

– Khi nung đá vôi người ta thường đập nhỏ các khối đá vôi trước khi đưa vào lò nung để làm tăng diện tích tiếp xúc của đá vôi với nhiệt do đó làm tăng tốc độ của phản ứng phân hủy đá vôi.

– Tăng nhiệt độ của lò phản ứng làm cho tốc độ phân hủy đá vôi tăng, đồng thời phản ứng có ΔH > 0 nên khi tăng nhiệt độ lên sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là chiều phân hủy CaCO3 nên làm tăng hiệu suất của phản ứng phân hủy CaCO3. Nhưng nhiệt độ cao quá thì lại tốn nhiên liệu hoặc vật liệu làm lò nung phải là vật liệu chịu nhiệt tốt nên người ta cần duy trì ở một nhiệt độ thích hợp từ 11000C đến 12000C.

0,25

0,25

3.2

3.1

a) 2SO2 + O2Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020 2 2SO3

Nồng độ ban đầu 4M 2M

Nồng độ phản ứng 3,2M 1,6M 3,2M

Nồng độ cân bằng 0,8M 0,4M 3,2M

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020 3

b) 2SO2 + O2Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020 4 2SO3

Nồng độ ban đầu 4M a M

Nồng độ phản ứng 3,6M 1,8M 3,6M

Nồng độ cân bằng 0,4M (a-1,8)M 3,6M

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020 5

Giải phương trình, ta được a = 3,825M.

0,25

0,25

0,25

0,25

3.3

H = H(CO2) – H(CO)

= 393,51 ( 110,52) = 282,99 (kJ)

C = C(CO2) [C(CO) + 1/2C(O2)]

= 26,78 + 42,26. 103 T – (26,53 + 7,7. 103 T+1/2. (26,52 + 13,6. 103 T))

= 13,01 + 27,76. 103 T (J.K1)

H = H + dT = 282990 + ( 13,01 + 27,76. 103 T)dT

= 282990 – 13,01.(473 – 298) + .27,76.10-3.(473 – 298)2

H= 283394 J.mol1 = 283,394 kJ.mol1

0,25

0,125

0,125

Câu 4: (2 điểm) – Hóa nguyên tố : Phi kim và hợp chất; Kim loại và hợp chất

4.1. Trong công nghiệp người ta sản xuất axit sunfuric từ quặng pirit sắt (FeS2).

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất trên.

b) Tính thể tích dung dịch axit sunfuric 93% (D = 1,83 g/ml) được sản xuất từ 800 tấn quặng pirit sắt chứa 25% tạp chất không cháy. Giả thiết tỉ lệ hao hụt là 5%.

4.2. Hỗn hợp A gồm các kim loại Mg, Fe3O4, Cu có tỉ lệ số mol là 1:1:2. Cho A tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư đựng trong 1 bình cầu thu được dung dịch B và phần không tan D. Sau đó người ta lại thêm vào bình cầu có chứa cả dung dịch B và chất rắn D một ít bột KNO3 thì thấy chất rắn D tan hết, sau phản ứng thu được dung dịch E và một khí L không màu, hóa nâu trong không khí. Em hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên và xác định thành phần của B, D, E, L.

Câu 4

Hướng dẫn

Điểm

4.1

Phản ứng đốt cháy pirit sắt:

4 FeS2 + 11 O2 2 Fe2O3 + 8 SO2

Các phản ứng chuyển SO2 thành H2SO4:

2 SO2 + O2 2 SO3

SO3 + H2O H2SO4

0,25

0,125×2

=0,25

Lư­ợng FeS2 có trong 800 tấn quặng: 800 – (800 x 0,25) = 600 (tấn)

Số kilomol FeS2 = (kmol)

Số kilomol FeS2 thực tế chuyển thành SO2:

5000 – (5000 x 0,05) = 4750 (kmol)

Số kilomol SO2 và là số kilomol H2SO4 được tạo thành:

4750 x 2 = 9500 (kmol)

Lư­ợng H2SO4 đ­ược tạo thành : 98 x 9500 = 931.000 (kg)

Thể tích dung dịch H2SO4 93% là: (m3)

0,125

0,125

0,125

0,125

4.2

Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư:

Mg + 2HCl MgCl2 + H2

1 2

Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

1 8 2

Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2

  1. 2

chất rắn D: Cu dư

Dung dịch B: MgCl2, FeCl2, HCl dư

Thêm KNO3 vào dung dịch B:

3Cu + 8H+ + 2NO3 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

3 Fe2+ + 4H+ + NO3 3Fe3+ + NO + 2H2O

NO + ½ O2 NO2

Khí L: NO

Dung dịch E: Mg2+, Fe3+, Cl, K+, NO3 (có thể có), H+ (có thể có), Fe2+ (có thể có) ( Fe2+ , H+, NO3 không thể có mặt đồng thời)

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

Câu 5: (2 điểm) Bài tập tổng hợp kiến thức vô cơ

Hỗn hợp A có tổng khối lượng là 14,3 gam gồm Al, Al2O3, Na. Hòa tan A vào 0,1 lit nước thì thấy tan hoàn toàn và thu được dung dịch B3,808 lít khí C (đo ở 0oC và áp suất 1 atm). Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Thêm rất từ từ dung dịch HCl 1M vào phần 1 thì thấy có hiện tượng: ban đầu chưa thấy kết tủa xuất hiện, sau 1 lúc có kết tủa xuất hiện và lượng kết tủa tăng dần, khi thể tích dung dịch HCl đạt 90 ml thì cân được lượng kết tủa là m1 gam.

Thí nghiệm 2: Thêm rất từ từ dung dịch HCl 1M vào phần 2 thì thấy hiện tượng: ban đầu chưa thấy kết tủa, sau 1 lúc có kết tủa xuất hiện và lượng kết tủa tăng dần đến cực đại sau đó tan dần, khi thể tích dung dịch HCl đạt 200 ml thì cân được lượng kết tủa là m2 gam. Biết m1 – m2 = 0,78 gam.

  1. Lập luận để xác định thành phần của B và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên.

  2. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.

  3. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol kết tủa vào số mol của HCl trong các thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2.

Câu

Hướng dẫn giải

Điểm

a) Vì A tan hoàn toàn trong nước nên có các phản ứng sau:

Na + H2O NaOH + ½ H2

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O 2Na[Al(OH)4]

Al + NaOH + 3H2O Na[Al(OH)4] + 3/2 H2

Thành phần của dung dịch B chắc chắn phải có NaOH dư vì khi thực hiện thí nghiệm 1, 2: ban đầu khi cho HCl vào thì chưa thấy xuất hiện kết tủa, sau 1 lúc mới có kêt tủa.

Vậy thành phần của dung dịch B là: Na[Al(OH)4], NaOH còn dư.

Cho B tác dụng với dung dịch HCl

Thí nghiệm 1: xảy ra các phản ứng:

NaOH + HCl NaCl + H2O

Na[Al(OH)4] + HCl NaCl + Al(OH)3 + H2O

Thí nghiệm 2: xảy ra các phản ứng:

NaOH + HCl NaCl + H2O

Na[Al(OH)4] + HCl NaCl + Al(OH)3 + H2O

Al(OH)3 + 3 HCl AlCl3 + 3 H2O

b) Gọi số mol của NaOH và Na[Al(OH)4] trong ½ dung dịch B lần lượt là: x và y (mol)

Tổng số mol khí H2 sinh ra khi hòa tan A:

Thí nghiệm 1: nNaOH = 0,09×1 = 0,09 mol

NaOH + HCl NaCl + H2O

mol x x

Na[Al(OH)4] + HCl NaCl + Al(OH)3 + H2O

mol 0,09- x 0,09- x

Số mol kết tủa là: 0,09 –x

Thí nghiệm 2: nNaOH = 0,2×1 = 0,2 mol

NaOH + HCl NaCl + H2O

mol x x

Na[Al(OH)4] + HCl NaCl + Al(OH)3 + H2O

mol y y y

Al(OH)3 + 3 HCl AlCl3 + 3 H2O

mol 0,2- (x+y)

Số mol kết tủa còn lại là: y – =

Theo đề bài m1 – m2 = 0,78 gam

hiệu số mol kết tủa của 2 phần là 0,78/78 = 0,01 mol

0,09 –x – = 0,01

0,27 – 4x – 4y + 0,2 = 0,03

x + y = 0,11

Tổng số mol Na trong A = số mol Na+ = 2(x + y) = 2. 0,11 = 0,22 (mol)

số mol khí H2 do Na phản ứng với nước sinh ra là: 0,22/2 = 0,11 mol

số mol khí 3,808/22,4 = 0,17 mol

số mol khí H2 do Al phản ứng với dd NaOH sinh ra là:

0,17-0,11 = 0,06 mol

số mol Al là: 0,06×2/3 = 0,04 mol

Tổng khối lượng của A = mAl + mAl2O3 + mNa = 14,3

mAl2O3 = 14,3 -0,04×27-0,22×23 = 8,16 gam

% Na = (0,22×23/14,3 ) x100% = 35,5%

% Al = (0,04×27/14,3) x100% = 7,6%

% Al2O3 = 100% – 35,5% – 7,6% = 56,9 %

c) Thí nghiệm 1: Trong ½ dung dịch B : nNaOH = 0,01 mol, nNa(Al(OH)4 = 0,1 mol

Khi nHCl ≤ 0,01 mol , chưa có kết tủa nAl(OH)3 = 0 (mol)

nHCl = 0,09 mol nAl(OH)3 = 0,08 (mol)

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020 6

Thí nghiệm 2: Trong ½ dung dịch B : nNaOH = 0,01 mol, nNa(Al(OH)4 = 0,1 mol

Khi nHCl ≤ 0,01 mol , chưa có kết tủa nAl(OH)3 = 0 (mol)

nHCl = 0,11 mol nAl(OH)3 = 0,09 (mol) (số mol kết tủa đạt tối đa)

nHCl = 0,2 mol nAl(OH)3 bị hòa tan = (0,2-0,11)/3 = 0,03 mol

nAl(OH)3 còn lại = 0,1 – 0,03 = 0,07mol

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020 7

0,125×3

0,125

0,125×2=

0,25

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

Câu 6 (2,0 điểm):

A, B, D E là chất hữu cơ no, mạch cacbon không phân nhánh chứa các nguyên tố C, H O, đều có phân tử khối bằng 74.

A, B E phản ứng được với Na sinh ra khí H2.

B, D tác dụng với dung dịch NaOH.

B, E D đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

– Oxi hóa A bằng CuO thu được một anđehit no, đơn chức.

Xác định công thức cấu tạo của A, B, D, E và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu

Hướng dẫn

Điểm

6

Phân tử khối = 74

Gọi CTTQ CxHyOz (x,y,z nguyên dương)

=> 12x + y + 16z = 74

=> 16z < 74-2-12 = 60 z < 3,75

z

1

2

3

x

4

3

2

y

10

6

2

CTPT

C4H10O

C3H6O2

C2H2O3

0,125

0,125×3

=0,375

* Chất B có phản ứng với Na; NaOH; AgNO3/NH3. Vậy B là OHC-COOH

OHC-COOH + Na OHC-COONa + 1/2 H2

OHC-COOH + NaOH OHC-COONa + H2O

OHC-COOH + 2[Ag(NH3)2]OH NH4OOC-COONH4 + 2Ag + 2NH3 + H2O

0,125×4=

0,5

* Chất D có phản ứng với NaOH; AgNO3/NH3. Vậy D là HCOOC2H5

HCOOC2H5 + NaOH HCOOONa + C2H5OH

HCOOC2H5 + 2[Ag(NH3)2]OH (NH4)2CO3 + C2H5OH + 2Ag + 2NH3

0,125×3

=0,375

* Oxi hóa A bằng CuO thu được một anđehit no, đơn chức. Vậy A là CH3CH2CH2CH2OH.

CH3CH2CH2CH2OH + CuO CH3CH2CHO + H2O + Cu

0,125×2=

0,25

* Chất E là HOCH2-CH2-CHO hoặc CH3-CHOH-CHO

HO-C2H4-CHO + Na NaO-C2H4-CHO + 1/2H2

HO-C2H4-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH HO-C2H4-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

0,125×3

=0,375

Câu 7: (2 điểm) Hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon: dẫn xuất halogen, ancol, phenol, andehit, axit, este.

7.1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân mạch hở của C2H4O2. Viết phương trình phản ứng của các đồng phân đó với lần lượt các chất sau (nếu có): Na; Cu(OH)2/ddNaOH, đun nóng.

7.2. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no, mạch hở (chỉ chứa nhóm chức este) bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được 12,3 gam muối khan Y của một axit hữu cơ duy nhất và hỗn hợp Z gồm 2 ancol, số nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử ancol không quá 3 nguyên tử. Đốt cháy hoàn toàn muối Y, thu được 0,075 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z, thu được 0,15 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.

Câu

Hướng dẫn giải

Điểm
7.1 Có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện đề bài là:

+) CH3COOH: axit axetic (axit etanoic)

Các phản ứng với các chất:

CH3COOH + Na CH3COONa + ½ H2

CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O

2CH3COOH + Cu(OH)2 (CH3COO)2Cu + 2 H2O

+) HCOOCH3: Metylfomat (Metyl metanoat)

Các phản ứng với các chất:

HCOOCH3 + NaOH HCOONa + CH3OH

HCOONa + NaOH + 2Cu(OH)2 Na2CO3 + Cu2O + 3H2O

+) HO-CH2-CHO: Hidroxi etanal

Các phản ứng với các chất:

HO-CH2-CHO + Na NaO-CH2-CHO + ½ H2

HO-CH2-CHO NaOH +2Cu(OH)2HO –CH2-COONa +Cu2O + 3H2O

0,125

0,125×3

0,125

0,125×3

0,125

0,125×2

7.2

Vì các este là no, mạch hở axit và ancol tương ứng cũng phải là no và mạch hở

Theo bài ra các sản phẩm khi đốt cháy Z là 0,15 mol CO2 và 0,24 mol H2O

nZ = 0,24-0,15 = 0,09 mol

Gọi CT chung của Z là có ít nhất 1 ancol có số nguyên tử C < 5/3 ancol đó là CH3OH

Ta có

Þ Z có ít nhất 1 ancol đa chức

Mà các este đều là mạch hở và chỉ chứa chức este, khi thủy phân hỗn hợp X thì chỉ thu được 1 muối khan Y của một axit duy nhất axit tạo muối Y đơn chức

Gọi Y là RCOONa

Þ R = 15 Y là CH3COONa

Trong Z: ancol còn lại là đa chức C2H4(OH)2 hoặc C3H8Oz (z=2 hoặc 3)

TH 1: Nếu 2 ancol là CH3OH và C2H4(OH)2 và x, y là số mol của 2 ancol tương ứng

Theo đề bài và số nguyên tử C trung bình trong 2 ancol ta có:

Þ nNaOH = x + 2y = 0,15 (thỏa mãn)

Þ CTCT của 2 este là CH3COOCH3 (0,03 mol) và (CH3COO)2C2H4 (0,06 mol)

TH 2: Nếu 2 ancol là CH3OH và C3H8-z(OH)z; a và b là số mol của 2 ancol tương ứng

Theo đề bài và số nguyên tử C trung bình trong 2 ancol ta có:

Þ nNaOH = a+zb =0,06+0,03z = 0,15Þ z = 3

Þ CTCT của 2 este là CH3COOCH3 (0,06 mol) và (CH3COO)3C3H5 (0,03 mol)

0,125

0,125

0,125

0,125

0,125

Câu 8: (2 điểm) -Hợp chất hữu cơ chứa N: amin, aminoaxit, peptit- Cacbohidrat.

Peptit A có phân tử khối bằng 307 và chứa 13,68% N (A được tạo ra từ các aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm -COOH trong phân tử, A chứa 1 vòng benzen trong phân tử). Khi thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 peptit B, C. Biết 0,48 g B phản ứng vừa đủ với 11,2 ml dung dịch HCl 0,536M còn 0,708 g C phản ứng vừa đủ với 15,7 ml dung dịch KOH 2,1 % (D = 1,02 g/ml). Biết các phản ứng xảy hoàn toàn và có đun nóng. Xác định công thức cấu tạo của A.

Câu

Hướng dẫn giải

Điểm
8

Khối lượng N trong 1 mol A là:

Số mol N trong A là 42: 14 = 3 mol N trong A có tối đa 3 gốc α-aminoaxit

thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 peptit B, C, như vậy A là một tripeptit amino axit tạo ra A chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH (theo đề bài) công thức cấu tạo phân tử của A có dạng:

0,25

Khi thủy phân A thu được các peptit

0,25

nHCl = 0,0112.0,536 = 0,006 mol

0,25

MB = 0,48: 0,003 = 160 đvC R1 + R2 = 160 -130 = 30 đv C (1)

0,25

nKOH =

0,25

MC = 0,708 : 0,003 = 236 đvC R2 + R3 = 236 – 130 = 106 đvC (2)

Mặt khác: R1 + R2 + R3 = 307 – 186 = 121 đvC (3)

0,25

Giải hệ 3 phương trình (1), (2), (3) ta được R1 = R2 = 15 ứng với CH3

R3 = 91 ứng với C6H5 – CH2

0,25

Các công thức cấu tạo có thể có của A là:

0,125×2

Câu 9: (2 điểm) Bài tập tổng hợp về hữu cơ

9.1. Cho sơ đồ biến hóa sau (mỗi mũi tên là 1 phản ứng):

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020 8

Biết E có công thức cấu tạo CH2 = C(CH3)COOC2H5. Em hãy hoàn thành dãy chuyển hóa trên và viết các phương trình phản ứng tương ứng.

9.2. Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp X gồm CH2=CH-CHO, CH3COOCH3, CH3CHO và C2H4(OH)2 thu được 1,15 mol CO223,4 gam H2O. Mặt khác, khi cho 36,5 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa m gam Ag. Tính giá trị của m.

Câu

Hướng dẫn

Điểm

9.1

E: CH2 = C(CH3)COOC2H5 X: C2H5OH G: CH3COOH T: CH3COONa

Y: CH2 = C(CH3)COONa ; F: CH2 = C(CH3)COOCH3

Viết 7 phương trình phản ứng minh họa

1)CH2 = C(CH3)COOC2H5 + NaOH CH2 = C(CH3)COONa + C2H5OH

2) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O

3) CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O

4) CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3

5) CH2 = C(CH3)COONa + HCl CH2 = C(CH3)COOH + NaCl

6) CH2 = C(CH3)COOH + CH3OH CH2 = C(CH3)COOCH3 + H2O

7) nCH2 = C(CH3)COOCH3 (-CH2-C(CH3)(COOCH­3)-)n

Chú ý: Có thể chọn các chất E, X, Y,…. khác phù hợp với dãy chuyển hóa vẫn cho điểm tối đa

0,3

0,7

9.2

Các hợp chất trong X gồm C3H4O; C3H6O2; C2H4O và C2H6O2

nCO2 = 1,15 mol ; nH2O = 23,4 /18 = 1,3 mol

Trong 29,2 gam hỗn hợp X : Theo định luật bảo toàn khối lượng

mO (X) = mX – mC – mH = 29,2 – 1,15.12 – 1,3.2 = 12,8 gam

nO = 12,8/16 = 0,8 mol

Đặt : n(C3H4O) + n(C2H4O) = a mol ; n(C3H6O2) + n(C2H6O2) = b mol

  • nO = a + 2b = 0,8

  • n(H2O) = nH (X) /2 = (4a + 6b)/2 = 1,3.2 2a + 3b = 1,3

Giải hệ phương trình trên ta được: a = 0,2 (mol) ; b = 0,3 (mol)

Trong 36,5 gam X : nandehit = 0,2×36,5/29,2 = 0,25 mol

=> nAg = 0,25×2 = 0,5 mol m = mAg = 54 gam

0,25

0,5

0,25

Câu 10: (2 điểm) – Bài tập thực nghiệm-Vận dụng kiến thức hóa học giải quyết những vấn đề thực tế.

10.1. Bằng các kiến thức về hóa học em hãy giải thích các vấn đề sau: Một bạn học sinh làm thí nghiệm như sau: Nhỏ dung dịch H2SO4 đậm đặc vào một miếng vải có thành phần là sợi bông tự nhiên thì chỗ miếng vải đó tiếp xúc với axit bị đen lại thủng ngay. Nhưng nếu bạn ấy nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một miếng vải khác có thành phần như vậy thì vải mủn dần rồi mới bục ra.

10. 2. Quan sát hình 1 dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Lào Cai năm 2020 9

Hình 1: Thí nghiệm điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.

b. Thành phần khí đi ra khỏi bình cầu gồm những chất nào?

c. Nêu vai trò của các bình đựng dung dịch NaCl bão hòa, bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, bông tẩm xút đặt ở miệng eclen thu khí clo? Giải thích?

Câu

Hướng dẫn

Điểm

10.1

a) Nhỏ dung dịch H2SO4 đậm đặc vào một miếng vải có thành phần là sợi bông tự nhiên thì chỗ miếng vải đó tiếp xúc với axit bị đen lại thủng ngay do sợi bông tự nhiên có thành phần chính là xenlulozo khi tiếp xúc với H2SO4 đậm đặc là chất hút nước mạnh nên sẽ lấy nước của xenlulozo xenlulozo bị chuyển hóa thành C (màu đen) cấu trúc xenlulozo bị phá vỡ ngay vải bị thủng ngay.

(C6H10O5)n + mH2SO4 đặc 6n C + mH2SO4.5nH2O

Nhưng nếu bạn ấy nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một miếng vải khác có thành phần như vậy thì vải mủn dần rồi mới bục ra do dung dịch H2SO4 loãng không háo nước như H2SO4 đặc nên không chuyển xelulozo thành C được nhưng H2SO4 loãng lại là chất xúc tác cho quá trình thủy phân xelulozo, phản ứng sẽ chậm hơn nên cấu trúc mạch polime của xelulozo vẫn bị phá vỡ miếng vải mủn dần ra rồi mới bục.

(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6

0,25

0,25

0,25

0,25

10.2

a) 4HCl + MnO2 (t0) MnCl2 + Cl2 + 2H2O

b) Cl2, HCl bay hơi, hơi H2O

c) – Bình đựng dd NaCl bão hòa dùng để hấp thụ HCl và 1 phần hơi nước do HCl tan tốt trong nước. Để hạn chế độ tan của Cl2 và phản ứng của Cl2 với nước phải dùng dung dịch bão hòa NaCl

Cl2 + H2O H+ + Cl + HClO

Nồng độ Cl­- trong dung dịch NaCl bão hòa cao làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

– Khí đi ra khỏi bình dd NaCl chứa Cl2, hơi nước được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc để hấp thụ hơi nước do H2SO4 có tính háo nước và không có phản ứng với clo. Khí đi ra là khí clo khô

– Bông tẩm xút NaOH đặt ở miệng bình thu để hấp thụ khí Cl2 dư do đầy bình, hạn chế clo khuyếch tán vào không khí gây độc.

Cl2 + 2NaOH NaClO + NaCl + H2O

0,25

0,25

0,25

0,125

0,125

————————— HẾT ————————-

 

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

HUONG DAN CHAM CHINH THUC

 

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *