dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Bài toán vận dụng tư duy điền số điện tích có lời giải chi tiết

Bài toán vận dụng tư duy điền số điện tích có lời giải chi tiết

 

I. Lý thuyết

+) Điền số điện tích là tư duy xử lý rất hay cho các dung dịch.

Bản chất là dựa vào sự trung hòa điện tích (số mol điện tích âm = số mol điện tích dương).

Ví dụ: Xét một dung dịch

Bài toán vận dụng tư duy điền số điện tích

+) Ở đây chúng ta cần thêm 1 bước đó là điền được các ion vào dung dịch. Muốn xử lý được linh hoạt vấn đề này các bạn chỉ cần hiểu được sự di chuyển của nguyên tố và trong quá trình điền số cần kết hợp với các định luật bảo toàn để tiết kiệm tối đa thời gian.

II. Ví dụ minh họa

(Lời giải) Ví dụ 1: Cho hỗn hợp chứa 12,0 gam Cu và 19,2 gam Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, kết thúc phản ứng còn lại m gam kim loại không tan. Giá trị m là

A. 12,0 gam. B. 4,32 gam. C. 4,80 gam. D. 7,68 gam.

(Lời giải) Ví dụ 2: Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu2S, 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa muối sunfat trung hòa. Giá trị của V là:

A. 46,592. B. 51,072. C. 50,176. D. 47,488.

(Lời giải) Ví dụ 3: Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 và không có khí H2 bay ra.

A. 6,4. B. 2,4. C. 3,2. D. 1,6.

(Lời giải) Ví dụ 4: Cho 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm vào HCl 0,8M và Fe(NO3)3 0,6M có thể hòa tan hoàn toàn tối đa m (g) hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 2:3) sau phản ứng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Khối lượng muối khan khi cô cạn dung dịch X gần nhất với:

A. 99. B. 100. C. 95. D. 105.

(Lời giải) Ví dụ 5: Hòa tan bột Fe trong dung dịch X có chứa KNO3 và H2SO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, chất rắn không tan và 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và H2, tỷ khối hơi của X so với H2 là 11,5. Cô cạn dung dịch Y thì thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:

A. 109,7. B. 98. C. 120. D. 100,4.

(Lời giải) Ví dụ 6: Dung dịch X chứa 0,01 mol , x mol H2SO4 và 0,04 mol HNO3. Cho Mg vào X khuấy đều tới khi các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, chất rắn gồm 2,96 gam hỗn hợp các kim loại và 0,1 mol hỗn hợp khí Z chứa NO và H2. Biết Y có thể tác dụng tối đa 0,38 mol KOH. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 22,86. B. 6,84. C. 16,72. D. 27,20.

(Lời giải) Ví dụ 7: Hòa tan bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và H2 có tỉ lệ mol 2:1 và 3 gam chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là

A. 126 gam. B. 75 gam. C. 120,4 gam. D. 70,4 gam.

III. Bài tập vận dụng

(Lời giải) Câu 1: Hòa tan bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và H2 có tỉ lệ mol 2:1 và 3 gam chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là

A. 126,0 gam. B. 75,0 gam. C. 120,4 gam. D. 70,4 gam.

(Lời giải) Câu 2: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 0,85m gam chất rắn. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của . Giá trị của m là:

A. 72 g. B. 53,33 g. C. 74,67 g. D. 32,56 g.

(Lời giải) Câu 3: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 thấy 0,3 mol khí NO2 sản phẩm khử duy nhất thoát ra, nhỏ tiếp dung dịch HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02 mol khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là:

A. 24,27 g. B. 26,92 g. C. 19,50 g. D. 29,64 g.

(Lời giải) Câu 4: 1200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,8M và Fe(NO3)3 0,1M hòa tan hoàn toàn tối đa m gam Fe (sản phẩm khử của NO3 là NO duy nhất). Giá trị của m gần nhất với:

A. 7,8. B. 6,8. C. 8,0. D. 8,6.

(Lời giải) Câu 5: Dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 vào 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu (biết phản ứng tạo ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất).

A. 5,76 gam. B. 6,4 gam. C. 5,12 gam. D. 8,96 gam.

(Lời giải) Câu 6: Dung dịch X chứa a mol Fe(NO3)3, 0,08 mol H2SO4 và 0,16 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan được tối đa m gam Fe thu được 0,1 mol hỗn hợp khí NO và H2. Biết dung dịch sau phản ứng không có ion . Giá trị của m là:

A. 7,84. B. 6,72. C. 8,96. D. 11,2.

(Lời giải) Câu 7: Dung dịch X chứa 0,01 mol Fe(NO3)3, x mol H2SO4 và 0,04 mol HNO3. Cho m gam Mg vào X khuấy đều tới khi các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, chất rắn gồm 2,96 gam hỗn hợp các kim loại và 0,1 mol hỗn hợp khí Z chứa NO và H2. Biết Y có thể tác dụng tối đa 0,38 mol KOH. Giá trị của m là:

A. 6,84. B. 5,76. C. 6,72. D. 7,20.

(Lời giải) Câu 8: Cho m gam Fe vào 1 lít dung dịch gồm H2SO4 0,1M, Cu(NO3)2 0,1M, Fe(NO3)3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,69m gam hỗn hợp kim loại, dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là:

A. 55,7. B. 57,5. C. 57,7. D. 75,7.

(Lời giải) Câu 9: Cho m (g) Fe tác dụng với dung dịch gồm NaNO3 và H2SO4 khuấy đều trong điều kiện thích hợp, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 1,792 lít hỗn hợp khí Y và 1 phần kim loại không tan. Biết rằng Y có một khí hóa nâu ngoài không khí và tỉ khối của Y so với H2 là 8. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X là:

A. 17,12. B. 17,21. C. 18,04. D. 18,40.

(Lời giải) Câu 10: Cho 2,0 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X chứa H2SO4 0,1M; CuSO4 0,15M; Fe(NO3)3 0,1M thu được dung dịch Y; hỗn hợp rắn Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 6,65 g. B. 9,2 g. C. 8,15 g. D. 6,05 g.

(Lời giải) Câu 11: Hòa tan hết 6,72 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch chứa 0,16 mol KNO3 và H2SO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chỉ chứa các muối và 3,136 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 19. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 34,36. B. 32,46. C. 28,92. D. 32,84.

(Lời giải) Câu 12: Hòa tan hết m gam bột Fe vào 400 ml dung dịch chứa 0,16 mol KNO3 và H2SO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chỉ chứa các muối và 3,584 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 17. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được 42,08 gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 8,4. B. 8,96. C. 10,08. D. 9,52.

(Lời giải) Câu 13: Cho 1,98 gam Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,2M; Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,8M. Khuấy đều cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO (đktc), 0,64 gam chất rắn và dung dịch X. Tổng khối lượng muối có trong X là:

A. 16,25. B. 17,25. C. 18,25. D. 19,25.

(Lời giải) Câu 14: Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 và không có khí H2 bay ra.

A. 6,4. B. 2,4. C. 3,2. D. 1,6.

(Lời giải) Câu 15: Cho hỗn hợp 0,02 mol Fe và 0,03 mol Cu vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và khí NO (sp khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào X thì lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:

A. 560. B. 0,48. C. 0,12. D. 0,64.

(Lời giải) Câu 16: Cho 1 lượng bột Fe tan hết trong dung dịch chứa HNO3, sau khi phản ứng kết thúc thì thu được 2,688 lít NO (đktc) và dung dịch X. Thêm dung dịch chứa 0,3 mol HCl (loãng) vào lọ thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và cuối cùng thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần vừa hết 650 ml dung dịch KOH 1M. (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của ). Khối lượng muối có trong X là:

A. 29,04 gam. B. 29,6 gam. C. 32,4 gam. D. 21,6 gam.

(Lời giải) Câu 17: Cho hỗn hợp X gồm 0,09 mol Fe và 0,05 mol Fe(NO3)3 vào 500 ml dung dịch HCl 1M kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO (spkdn). Hỏi dung dịch Y hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu:

A. 10,24. B. 9,6. C. 4,26. D. 7,84.

(Lời giải) Câu 18: Hòa tan hết a gam bột Fe trong 100 ml dung dịch HCl 1,2M, thu được dung dịch X và 0,896 lít khí H2. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và b gam chất rắn (biết các khí đo ở đktc). Giá trị của b và V lần lượt là:

A. 18,3 và 0,448. B. 18,3 và 0,224. C. 10,8 và 0,224. D. 17,22 và 0,224.

(Lời giải) Câu 19: Cho 11,2 gam Fe vào 300 ml dung dịch chứa (HNO3 0,5M và HCl 2M) thu được khí NO duy nhất và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO4/ H2SO4 loãng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng KMnO4 đã bị khử.

A. 4,71 gam. B. 23,70 gam. C. 18,96 gam. D. 20,14 gam.

(Lời giải) Câu 20: Cho hỗn hợp chứa 12,0 gam Cu và 27,84 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, kết thúc phản ứng còn lại m gam kim loại không tan. Giá trị của m là:

A. 4,32 gam. B. 4,80 gam. C. 12,0 gam. D. 7,68 gam.

 

Các thầy cô và các em có thể xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

2 comments
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay