dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi giữa học kì 2 môn hoá lớp 11 THPT chuyên Lê Quý Đôn

Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 11 môn hoá học

Đề thi giữa học kì 2 môn hoá lớp 11 THPT chuyên Lê Quý Đôn

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Q.TRỊ

TỔ HÓA HỌC

Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 67/7. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 335/29. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

A. 50%. B. 30%. C. 40%. D. 25%.

Câu 2: Hiện nay PVC được điều chế theo sơ đồ sau: C2H4 → CH2Cl–CH2Cl → C2H3Cl → PVC.

Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 70% thì lượng C2H4 cần dùng để sản xuất 1250 kg PVC là

A. 392kg. B. 1386kg. C. 800kg. D. 700kg.

Câu 3: Từ toluen muốn điều chế m-nitrobenzoic người ta thực hiện theo sơ đồ sau

C6H5CH3 _____ + X(xt, t0) → ( A ) ­_____+Y(xt, t0) m-O2N-C6H4-COOH Vậy X, Y lần lượt là:

A. HNO3 và KMnO4 B. KMnO4 và NaNO2 C. HNO3 và H2SO4 D. KMnO4 và HNO3

Câu 4: Câu nào sai trong các câu sau:

A. Các nguyên tử trong phân tử benzen cùng nằm trên một mặt phẳng.

B. Benzen dễ bị oxi hóa bởi dung dịch thuốc tím.

C. Benzen có khả năng tham gia phản ứng thế tương đối dễ hơn phản ứng cộng.

D. Các đồng đẳng của benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

Câu 5: Khi trên vòng benzen có sẵn nhóm thế -X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí o- và p- . Vậy -X là những nhóm thế nào ?

A. -NO2, -COOH, -SO3H B. –CnH2n+1, -OH, -NH2.

C. -CH3, -NH2, -COOH. D. -OCH3, -NH2, -NO2.

Câu 6: Coù theå duøng chaát naøo sau ñaây ñeå phaân bieät Hexan , Hex-1-en , phenylaxetilen

A. dd AgNO3 / NH3 B. dd brom trong CCl4, dd AgNO3 trong NH3

C. dd NaOH. D. Quyø tím.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây giúp nhận ra hidrocacbon A là một anken

A. A có chứa một liên kết đôi trong phân tử B. Làm mất màu dung dịch Brom

C. A có chứa một liên kết Đề thi giữa học kì 2 môn hoá lớp 11 THPT chuyên Lê Quý Đôn 1 trong phân tử, mạch hở D. Khi cháy cho số mol CO2 = số mol H2O

Câu 8: Cho phản ứng CH≡CH + KMnO4 → K2C2O4 + MnO2 + KOH + H2O

Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hoá học của phản ứng trên là

A. 26. B. 11. C. 15 D. 34.

Câu 9: Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được butan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

A. 9. B. 6. C. 7 D. 8.

Câu 10: Cho c¸c chÊt: eten, axetilen, benzen, propilen, toluen, stiren, isopren, p- xilen, cumen, phenylaxetilen, anlen, buta-1,3-đien. Sè chÊt lµm mÊt mµu dung dch brom lµ:

A. 8 B. 11 C. 10 D. 9

Câu 11: Cho dãy chuyển hoá sau: Al4C3 A B C D Cao su buna. Công thức phân tử của B là

A. C2H2. B. CH4. C. C4H4. D. C4H6.

Câu 12: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C9H12. Khi cho X tác dụng với clo có mặt bột sắt hoặc tác dụng với clo khi chiếu sáng đều thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của X là

A. propylbenzen. B. 1-etyl-3-metylbenzen

C. 1,3,5-trimetylbenzen. D. cumen.

Câu 13: Nhận xét nào đúng khi so sánh ankin và ankadien:

A. Đều có có công thức chung là CnH2n-2 trong đó n³2

B. Trong liên kết không no của ankin và ankadien, chúng đều có 2 liên kết P nhưng khác nhau về số lượng liên kết xích ma.

C. Đều có khả năng tham gia phản ứng cộng với Brom theo cùng một tỉ lệ

D. Ankin có phản ứng thế bằng ion kim loại còn ankadien thì không.

Câu 14: Dẫn 1,12 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 3,22 g. CTPT của 2 anken là

A. C3H6 và C4H8. B. C2H4 và C3H6. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12

Câu 15: Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là

A. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n. B. (-CH2-CH-CH=CH2– CH(C6H5)-CH2-)n.

C. (-CH2-CH2-CH2-CH2– CH(C6H5)-CH2-)n . D. (-C2H-CH-CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n.

Câu 16: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,15 mol C3H4 ; 0,1 mol C2H4 ; 0,3 mol H2 với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 3,92 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 14. Bình đựng dung dịch KMnO4 tăng số gam là:

A. 14,3. B. 9,4. C. 4,9. D. 4,5.

Câu 17: Hỗn hợp X gồm 0,25 mol vinylaxetilen và 0,8 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 146/11. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 160 gam. B. 80 gam. C. 0 gam. D. 40 gam.

Câu 18: Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=CH-CH3; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CHCl; CH3-CH=CH-CH3. Số chất có đồng phân hình học là

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 19: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là

A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CBrCH3.

C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CHCH2Br.

Câu 20: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

A. Benzen + Br2 (dd) B. Benzen + HNO3 /H2SO4(đ)

C. Benzen + Cl2 (as) D. Benzen + H2 (Ni, t0)

Câu 21: Đốt cháy 5 lít hỗn hợp gồm 5 hidrocacbon ở thể khí là C4H10, C­3H8, C4H6, C3H4 và CxHy được 11 lít CO2 và 7 lít hơi H2O ( các thể tích đo ở cùng điều kiện). Vậy CxHy là:

A. C3H6 B. C2H6 C. CH­4 D. C2H2

Câu 22: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C6H10. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa vàng. Khi hiđro hóa hoàn toàn X thu được isohexan. X là:

A. 4-metylpent-1-in B. 3,3-đimetylbut-1-in

C. 3-metylpent-1-in D. Hex-3-in

Câu 23: Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,25 mol), vinylaxetilen (0,3 mol), hiđro (0,6 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hồn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 233/11. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,25 mol AgNO3 trong dung dịch NH3 ( biết trong X có 7 hidrocacbon và có CH≡C-CH2-CH3), thu được m gam kết tủa và 7,84 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,3 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 20,05. B. 35,95. C. 23,95 D. 27,9.

Câu 24: Cho các hiđrocacbon (trong chương trình đã học) đều là chất khí ở điều kiện thường; đem phân huỷ hoàn toàn mỗi hiđrocacbon này thành cacbon và hiđro, thể tích khí thu được đều gấp ba thể tích hiđrocacbon ban đầu. Kết luận nào sau đây đúng:

A. có 5 hidrocacbon khác nhau. B. có 3 hidrocacbon khác nhau.

C. có 4 hidrocacbon khác nhau. D. có 7 hidrocacbon khác nhau.

Câu 25: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; toluen; vinylbenzen B. phenyletilen ;1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; vinyl clorua.

C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; cis-but-2-en. D. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

———————————————–

———– HẾT ———-

 

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Quảng Trị

 

Mời các thầy cô và các em xem thêm các đề thi giữa học kì 2 môn hóa của cả 3 khối 10 11 12 tại

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay