50 câu hỏi trắc nghiệm tốc độ phản ứng hóa học
I. Tốc độ phản ứng
1. Khái niệm
Khi phản ứng hoá học xảy ra, lượng chất đầu ………………………… theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm …………………………… theo thời gian.
Khái niệm tốc độ phản ứng hoá học dùng để đánh giá mức độ xảy ra ………… hay …………… của một phản ứng
KẾT LUẬN:
-Tốc độ phản ứng của phản ứng hoá học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
-Kí hiệu là v, có đơn vị: (đơn vị nồng độ)/ (đơn vị thời gian).
-Đơn vị: (đơn vị nồng độ)/(đơn vị thời gian)-1 ví dụ: mol.L-1.s-1 hay M.s-1.
-Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.
2. Tính tốc độ trung bình của phản ứng hoá học
Cho phản ứng tổng quát: aA + bB → cC + dD
Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
Trong đó:
v : tốc độ trung bình của phản ứng;
∆C = C2 – C1: sự biến thiên nồng độ;
∆t = t2 – t1: biến thiên thời gian;
C1, C2 là nồng độ của một chất tại 2 thời điểm tương ứng t1, t2.
Ví dụ: Trong phản ứng hoá học: Mg(s) + 2HCl(aq) → MgCl2(aq) + H2(g)
Sau 40 giây, nồng độ của dung dịch HCl giảm từ 0,8 M về còn 0,6 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo nồng độ HCl trong 40 giây.
Hướng dẫn giải
Thời gian phản ứng: Δt = 40 (s); biến thiên nồng độ dung dịch HCl là ΔC = …………………………………….
hệ số cân bằng của HCl trong phương trình hóa học là ……
Tốc độ trung bình của phản ứng trong 40 giây là: ………………………………………………………………………….
II. Biểu thức tốc độ phản ứng
Định luật tác dụng khối lượng
Năm 1864, hai nhà bác học Guldberg (Gâu-bớc) và Waage (Qua-ge) khi nghiên cứu sự phụ thuộc của tốc độ vào nồng độ đã đưa ra định luật tác dụng khối lượng: Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
Xét phản ứng: aA + bB dD + eE
• Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hoá học được biểu diễn bằng biểu thức:
= k .
Trong đó: v : tốc độ tại thời điểm nhất định
k : hằng số tốc độ phản ứng, chỉ phụ thuộc vào bản chất của phản ứng và nhiệt độ.
CA, CB : nồng độ của các chất A ,B tại thời điểm đang xét.
• Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1 M) thì k = v, vậy k là tốc độ của phản ứng và được gọi là tốc độ riêng, đây là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.
• Hằng số k chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ.
Ví dụ: Xét phản ứng: 2NO + O2 2NO2 (1)
Từ thực nghiệm, xác định được mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng (1) và nồng độ các chất tham gia phản ứng:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Trong đó: và là nồng độ mol của NO và O2 tại thời điểm đang xét.
v: tốc độ tại thời điểm đang xét.
k: hằng số tốc độ phản ứng, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
Xét tại thời điểm = 1 M và = 1 M, khi đó V = k. Như vậy: hằng số tốc độ k là tốc độ phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất đầu đều bằng đơn vị.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. Ảnh hưởng của nồng độ
• Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng ……………………………
• Nồng độ của các chất phản ứng tăng làm ……………… số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích:
– Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng có thể giải thích như sau: trong quá trình phản ứng, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) luôn chuyển động không ngừng và va chạm với nhau. Những va chạm có năng lượng đủ lớn phá vờ liên kết cũ và hình thành liên kết mới dẫn tới phản ứng hoá học, được gọi là va chạm hiệu quả.
– Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên, số va chạm giữa các hạt tăng lên, làm số va chạm hiệu quả cũng tăng lên và dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
II. Ảnh hưởng của nhiệt độ
• Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng ……………………………
• Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hoá học được biểu diễn bằng công thức:
Trong đó: γ = 2 ® 4 ( nếu tăng 100C ): hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.
v1, v2 là tốc độ phản ứng ở 2 nhiệt độ t1 và t2.
+ Quy tắc Van’t Hoff chỉ gần đúng trong khoảng nhiệt độ không cao.
+ Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh.
Giải thích:
– Ở nhiệt độ thường, các chất phản ứng chuyển động với tốc độ nhỏ; khi tăng nhiệt độ, các chất sẽ chuyển động với tốc độ lớn hơn, dẫn đến tăng số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.
– Thực nghiệm, khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ của phần lớn các phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần.
– Số lần tăng này được gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (Van-hốp), kí hiệu là γ.
III. Ảnh hưởng của áp suất
• Đối với phản ứng có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng …………………………… khi tăng áp suất.
Giải thích:
– Trong phản ứng hóa học có sự tham gia chất khí, áp suất có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
– Trong hỗn hợp khí, nồng độ mỗi khí tỉ lệ thuận với áp suất của nó. Khi nén hỗn hợp khí (giảm thể tích) thì nồng độ mỗi khí tăng lên. Việc tăng áp suất hỗn hợp khí cũng tương tự như tăng nồng độ, sẽ làm tốc độ phản ứng tăng.
– Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí.
IV. Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc
• Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng ……………………………
Phương trình hoá học của phản ứng: CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g)
Giải thích:
– Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả cũng tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
– Nếu kích thước hạt càng nhỏ thì tổng diện tích bề mặt càng lớn, nên có thể tăng diện tích tiếp xúc bằng cách đập nhỏ hạt. Ngoài ra, có thể tăng diện tích bề mặt của một khối chất bằng cách tạo nhiều đường rãnh, lỗ xốp trong lòng khối chất đó (tương tự như miếng bọt biển). Khi đó diện tích bề mặt bao gồm diện tích bề mặt trong và diện tích bề mặt ngoài.
V. Ảnh hưởng của chất xúc tác
Chất xúc tác, được ghi trên mũi tên trong phương trình hoá học.
• Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học, nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc phản ứng.
Phương trình hoá học của phản ứng:
Giải thích:
– Ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng được giải thích dựa vào năng lượng hoạt hoá. Đây là năng lượng tối thiểu cần cung cấp cho các hạt (nguyên tử, phân tử hoặc ion) để va chạm giữa chúng gây ra phản ứng hoá học.
– Khi có xúc tác, phản ứng sẽ xảy ra qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều có năng lượng hoạt hoá thấp hơn so với phản ứng không xúc tác. Do đó số hạt có đủ năng lượng hoạt hoá sẽ nhiều hơn, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng lên.
– Sau phản ứng, khối lượng, bản chất hoá học của chất xúc tác không đổi, tuy nhiên, kích thước, hình dạng hạt, độ xốp,. có thể thay đổi.
VI. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất
– Kiểm soát tốc độ các phản ứng diễn ra trong đời sống, sản xuất khi vận dụng các yếu tố ảnh hưởng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc và chất xúc tác giúp mang lại các giá trị hiệu quả.
Bảng. Tóm tắt yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Các yếu tố | Tốc độ phản ứng | ||
Chất khí | Chất lỏng | Chất rắn | |
1. Tăng nồng độ | |||
2. Tăng áp suất | |||
3. Tăng nhiệt độ | |||
4. Tăng diện tích tiếp xúc | |||
5. Thêm chất xúc tác |
CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây?
A. Tốc độ cân bằng. B. Tốc độ phản ứng.
C. Phản ứng thuận nghich. D. Phản ứng 1 chiều.
Câu 2: Tốc độ phản ứng là:
A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu 3: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau:
“Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên .(1). của .(2). trong một đơn vị .(3).”
A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích.
B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian.
C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ.
D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nói chung, các phản ứng hoá học khác nhau xảy ra nhanh chậm với tốc độ khác nhau không đángkể.
B. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
C. Tốc độ phản ứng chỉ có trong phản ứng một chiều.
D. Tốc độ phản ứng chỉ được xác định theo lý thuyết.
Câu 5: Phương án nào dưới đây mô tả đầy đủ nhất các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất.
B. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác.
C. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất, tốc độ khuấy trộn, diện tích bề mặt chất rắn.
D. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất, tốc độ khuấy trộn, khối lượng chất rắn.
Câu 6: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
A. Thời gian xảy ra phản ứng B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác
Câu 7: Hằng số tốc độ phản ứng k phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
A. Bản chất chất phản ứng và nhiệt độ. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác.
Câu 8: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ?
A. Nhiệt độ, áp suất. B. diện tích tiếp xúc. C. Nồng độ. D. xúc tác.
Câu 9:
Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ chất phản ứng như thế nào?
A. Giảm khi nồng độ của chất phản ứng tăng. B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng.
C. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng. D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng.
A. Giảm khi nồng độ của chất phản ứng tăng. B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng.
C. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng. D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng.
Câu 11: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 12: Cho phản ứng : X ® Y. Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C1, tại thời điểm t2 (với t2 > t1) nồng độ của chất X bằng C2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây ?
A. . B. . C. . D. .
Câu 13: Có phương trình phản ứng: 2A + B g C. Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức: v = k[A]2.[B]. Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào:
A. Nồng độ của chất B. Nồng độ của chất B.
C. Nhiệt độ của phản ứng. D. Thời gian xảy ra phản ứng.
Câu 14: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do
A. Nồng độ của các chất khí tăng lên. B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống.
C. Chuyển động của các chất khí tăng lên. D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi.
Câu 15: Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C.
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.
A. Tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần. B. Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.
C. Tốc độ phản ứng tăng lên 8 lần. D. Tốc độ phản ứng không thay đổi.
Câu 16: Cho phản ứng hoá học tổng hợp ami
N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k)
Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận.
A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 8 lần. D. tăng lên 6 lần
Câu 17: Xét cân bằng. N2O4 (k) ⇌ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu tăng nồng độ của N2O4 lên 9 lần thì nồng độ của NO2
A. tăng 9 lần. B. tăng 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. giảm 3 lần
Câu 18: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín. H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k)
Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là.
A. 8.10-4 mol/(l.s) B. 6.10-4 mol/(l.s) C. 4.10-4 mol/(l.s) D. 2.10-4 mol/(l.s)
Câu 19: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín. H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k)
Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là.
A. 8.10-4 mol/(l.s) B. 6.10-4 mol/(l.s) C. 4.10-4 mol/(l.s) D. 2.10-4 mol/(l.s)
Câu 20: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g). Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng:
A. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = k.CNO.CO2
B. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = 2k.CNO2.CO2
C. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = k.CNO2.CO2
D. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = k.CNO.CO22
Câu 21: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2CO(g) + O2(g) → 2CO2(g). Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng:
A. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = k.CNO.CO2
B. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = 2k.CNO2.CO2
C. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = k.CCO2.CO2
D. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = k.CNO.CO22
Câu 22: Cho phản ứng: A+ 2B → C
Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4
Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu.
A. Vban đầu = 0,1 mol/ls B. Vban đầu = 0,2 mol/ls C. Vban đầu = 0,3 mol/ls D. Vban đầu = 0,4 mol/ls
Câu 23: Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch N2(k)+3H2(k)⇌ 2NH3(k) đạt trạng thái cân bằng khi nồng độ của các chất như sau. [H2] = 2,0 mol/lít. [N2] = 0,01 mol/lít. [NH3] = 0,4 mol/lít. Hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó là?
A. 2. B. 3 C. 5 D. 7
Câu 24: Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch N2(k)+3H2(k)⇌ 2NH3(k) đạt trạng thái cân bằng khi nồng độ của các chất như sau. [H2] = 2,0 mol/lít. [N2] = 0,01 mol/lít. [NH3] = 0,4 mol/lít. Nồng độ ban đầu của H2 là.
A. 2,6 M. B. 1,3 M. C. 3,6 M D. 5,6 M.
Câu 25: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g). Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi?
A. v2 bằng so với v1 B. v2 tăng 3 lần so với v1 C. v2 tăng 2 lần so với v1 D. v2 tăng 4 lần so với v1
Câu 26: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g). Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O2 không đổi:
A. v1 tăng 3 lần so với v3 B. v1 tăng 9 lần so với v3 C. v3 tăng 3 lần so với v1 D. v3 tăng 9 lần so với v1
Câu 27: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g). Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ NO và O2 đều tăng 3 lần?
A. V1 tăng 3 lần so với v4 B. V1 tăng 9 lần so với v4
C. V1 tăng 27 lần so với v4 D. v4 tăng 27 lần so với v1
Câu 28: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/l. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/l. Tốc độ phản ứng trong trường hợp này là :
A. 0,0003 mol/l.s. B. 0,00025 mol/l.s. C. 0,00015 mol/l.s. D. 0,0002 mol/l.s.
Câu 29: Cho phản ứng: 2H2O2(l) → 2H2O(l) + O2(g) xảy ra trong bình dung tích 2 lít. Sau 10 phút thể tích khí thoát ra khỏi bình là 3,36 lít (đktc). Tính tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O) trong 10 phút.
A. V=V= 1/2 * 0.075/10×60 =0,625×10 (Ms-1) B. V= 1/2 * 0.15/10×60 = 1,25×10 (Ms-1)
C. V= 1/2 * 0,3/10×60 = 2,5×10 (Ms-1) D. V= 1/2 * 0.6/10×60 = 5×10 (Ms-1)
Câu 30: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.104 mol (l.s). Tính giá trị của a.
A. 0,06 mol/l.s. B. 0,012 mol/l.s.
C. 0,024 mol/l.s.
D. 0,036 mol/l.s.
Câu 31: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở đktc). Tính tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây.
A. 0,25 mol/l.s. B. 0,5 mol/l.s.
C. 2,5.10-5 mol/l.s. D. 5.10-5 mol/l.s.
Câu 32: Cho phản ứng: A + B ® D + C
Nồng độ ban đầu của A là 0,1 mol/1, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 20% nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là:
A. 0,16 mol/l.phút B. 0,016 mol/l.phút C. 0,064 mol/l.phút D. 0,106 mol/l.phút
Câu 33: Cho phản ứng N2 + O2 ⇌ 2 NO có KC= 36. Biết rằng nồng độ ban đầu của N2 và O2 đều bằng 0,01 mol/l.Hiệu suất của phản ứng tạo NO là .
A. 75% B. 80% C. 50% D. 40%
Câu 34: Cho phản ứng: 2A + B ® D + C. Nồng độ ban đầu của A là 6M, của B là 4M. Hằng số tốc độ k = 0,5. Tốc độ phản ứng lúc ban đầu là:
A. 12 B. 18 C. 48 D. 72
Câu 35: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín. H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k)
Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là.
A. 8.10-4 mol/(l.s) B. 6.10-4 mol/(l.s) C. 4.10-4 mol/(l.s) D. 2.10-4 mol/(l.s)
Câu 36: Cho phản ứng: A+ 2B → C
Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4. Tính tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.
A. 0,06 mol/ls B. 0,0036 mol/ls C. 0,072 mol/ls D. 0,0072 mol/ls
Câu 37: Cho phản ứng A + 2B → C
Cho biết nồng độ ban đầu của A là 0,8M, của B là 0,9M và hằng số tốc độ k = 0,3. Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ chất A giảm 0,2M.
A. 0,45 mol/ls B. 0,9 mol/ls C. 0,045 mol/ls D. 0,09 mol/ls
Câu 38: Cho phản ứng: 2A + B → D + C. Nồng độ ban đầu của A là 6M, của B là 4M. Hằng số tốc độ k = 0,5. Tốc độ phản ứng lúc ban đầu là:
A. 12 B. 18 C. 48 D. 72
Câu 39: Cho phản ứng A + 2B ® D + C. Nồng độ ban đầu của A là 1M, B là 3M, hằng số tốc độ k = 0,5. Vận tốc của phản ứng khi đã có 20% chất A tham gia phản ứng là
A. 0,016 B. 2,304 C. 2,704 D. 2,016
Câu 40: Cho phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp amoniac
N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)
Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận
A. tăng lên 8 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 6 lần. D. tăng lên 2 lần.
Câu 41: Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC :
N2O5 ® N2O4 + O2
Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N2O5 là 2,08M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo N2O5 là
A. 6,80.10-4 mol/(l.s) B. 2,72.10-3 mol/(l.s). C. 6,80.10-3 mol/(l.s). D. 1,36.10-3 mol/(l.s).
Câu 42: Dữ liệu thí nghiệm của phản ứng: SO2Cl2(g) → SO2(g) + Cl2(g) được trình bày ở bảng sau dùng chung cho câu 42, 43, 44.
Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo SO2Cl2 trong thời gian 100 phút.
A. v=1.10−3(M/phút) B. v=1,13.10−3(M/phút) C. v=1.10−3(M/phút) D. v=1,3.10−3(M/phút)
Câu 43: Sau 100 phút, nồng độ của SO2Cl2 còn lại là bao nhiêu:
A. C2 = 0,87M B. C2 = 0,78M C. C2 = 0,7M D. C2 = 0,8M
Câu 44: Sau 200 phút, nồng độ của SO2 và Cl2 thu được là bao nhiêu ?
A. nồng độ của SO2 và Cl2 = 1 M B. nồng độ của SO2 và Cl2 = 0, 78 M
C. nồng độ của SO2 và Cl2 = 0,22M D. nồng độ của SO2 và Cl2 = 0,87M
Câu 45: Cho phản ứng: A + BC. Nồng độ ban đầu của A là 0,1 mol/l, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 20% nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là:
A. 0,032mol/l/s. B. 0,32mol/l/s C. 0,64mol/l/s D. 0,064mol/l/s
Câu 46: Cho phản ứng: . Ban đầu nồng độ của N2O5 là 1,91M, sau 207 giây nồng độ của N2O5 là 1,67M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo N2O5 là:
A. 3,8.10−4 mol/(l.s). B. 1,16.10−3 mol/(l.s). C. 1,72.10−3 mol/(l.s). D. 1,8.10−3 mol/(l.s)
Câu 47: Cho phản ứng: A + BC. Nồng độ ban đầu của B là 0,8 mol/lít. Sau 10 phút, nồng độ của B chỉ còn 80% so với ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là:
A. 0,16 mol/lít.phút. B. 0,016 mol/lít.phút. C. 1,6 mol/lít.phút D. 0,106 mol/lít.phút
Câu 48: Cho phản ứng : Br2 + HCOOH ® 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol(lít.s)-1. Giá trị của a là :
A. 0,018. B. 0,016. C. 0,012. D. 0,014.
Câu 49: Ở 30oC sự phân hủy H2O2 xảy ra theo phản ứng: 2H2O2 ® 2H2O + O2
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng 120 giây đầu tiên.
Thời gian, s | 0 | 60 | 120 | 240 |
Nồng độ H2O2, mol/l | 0,3033 | 0,2610 | 0,2330 | 0,2058 |
A. 2,929.10−4 mol.(l.s)−1 B. 5,858.10−4 mol.(l.s)−1 C. 4,667.10−4 mol.(l.s)−1 D. 2,333.10−4 mol.(l.s)−1
Câu 50: Cho phản ứng: A + 2B g C có V = K[A].[B]2. Cho biết nồng độ ban đầu của A là 0,8M, của B là 0,9M và hằng số tốc độ K = 0,3.Tốc độ phản ứng khi nồng độ chất A giảm 0,2M là.
A. 0,089 mol/(l.s). B. 0,025 mol/(l.s). C. 0,018 mol/(l.s). D. 0,045mol/(l.s).
O2 Education gửi các thầy cô link download tài liệu
Mời các thầy cô và các em xem thêm