dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi giữa kì 2 môn hoá lớp 12 đề số 4

Đề khảo sát giữa học kì 2 lớp 12 môn hoá

Đề thi giữa kì 2 môn hoá lớp 12 đề số 4

ĐỀ SỐ 1

  1. PHẦN CHUNG ( 28 câu, từ câu 1 đến câu 28 ) ( 7đ )

Câu 1: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là

A. 20%. B. 80 C. 10%. D. 90%.

Câu 2: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng ( A – 2008 )

A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân.

Câu 3: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. 5 B. 4 C. 6 D. 7

Câu 4: Phản ứng trùng ngưng là phản ứng :

A. Kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

B. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn và tách loại H2O.

C. Kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn(polime) và tách loại phân tử nhỏ khác ( như H2O..)

D. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành nhiều phân tử lớn (polime).

Câu 5: Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,10M. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 10 gam dung dịch NaOH 8% thu được 2,80 gam muối khan.Công thức của X là

A. H2NC3H6COOH B. (H2N)2C3H5COOH C. H2NC3H5(COOH)2 D. (H2N)2C2H3COOH

Câu 6: Cho các este: vinyl axetat, etyl benzoat, benzyl fomat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat. Số este th điều chế trực tiếp bằng phản ứng ca axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là:

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 7: Cho sơ đồ sau: Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → axit axetic. Để điều chế 300 gam dung dịch CH3COOH 25% thì phải cần bao nhiêu gam gạo (chứa 80% tinh bột). Biết hiệu suất của mỗi phản ứng đạt 75%.

A. 240g. B. 150g. C. 135g. D. 300g

Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau:

– TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.

– TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

– TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

– TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.

– TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là: A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 9: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime có cấu trúc không phân nhánh?

A. polibutadien, caosu lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ. C. PVC,polibutadien,xenlulozơ, nhựa bakelit.

B. PVC, poli isopren, amilozơ, xenlulozơ, poli stiren. D. polibutadien, poliisopren, amilopectin, xelulozơ

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp X gồm Zn và Sn bằng dung dịch HCl (dư) thu được 6,72 lít khí H2 ở (đktc). Thể tích O2 ( đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp X trên là

A. 4,48 lít B. 3,92 lít C. 2,08 lít. D. 3,36 lít

Câu 11: Có 5 dung dịch riêng biệt là: CuCl2, FeCl3, AgNO3, HCl và HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 12: Ứng với công thức C5H13N có số đồng phân amin bậc 3 là:

A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 este no hở đơn chức cần 5,68 g khí oxi và thu được 3,248 lít khí CO2 (đktc). Cho hỗn hợp este trên tác dụng vừa đủ với KOH thu được 2 rượu là đồng đẳng kế tiếp và 3,92 g muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu tạo của 2 este là :

A. HCOOCH3 và HCOOC2H5. B. C3H7COOCH3 và CH3COOC2H5.

C. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.

Câu 14: Một số este được dùng trong hương liệu, mỹ phẩm, bột giặt là nhờ các este

A. là chất lỏng dễ bay hơi B. có mùi thơm, an toàn với người

C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng D. dều có nguồn gốc từ thiên nhiên

Câu 15 : Phát biểu đúng là:

A. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.

B. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và rượu (ancol).

C. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.

D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

Câu 16: Cho 8,4 gam sắt tan hết vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 29,04. B. 32,40. C. 36,30. D. 30,72.

Câu 17: Cho các chất: etilen; saccarozơ; axetilen; fructozơ; anđehit axetic; tinh bột; axit fomic; xenlulozơ; glucozơ. Số chất có thể phản ứng với dung dịch AgNO3 /NH3 tạo kết tủa là:

A. 5. B. 7. C. 3. D. 6.

Câu 18: Phát biểu không đúng là:

A. Etylamin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol.

B. Protein là những polopeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài chục triệu.

C. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.

D. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.

Câu 19: Polime nào điều chế được thủy tinh hữu cơ ?

  1. poli(metyl metacrylat) B. poli(vinyl axetat) C. poli(metyl acrylat) D. poli( vinyl clorua)

Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói X Y Sobitol. X, Y lần lượt là

A. xenlulozơ, glucozơ. B. saccarozơ, glucozơ.

C. tinh bột, glucozơ. D. xenlulozơ, fructozơ.

Câu 21: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.

C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3. D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.

Câu 22: Fructozơ và saccarozơ đều có:

A. phản ứng tráng bạc. B. 5 nhóm hiđroxyl trong phân tử.

C. phản ứng khử brom trong dung dịch nước. D. phản ứng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Câu 23: Khi đốt cháy một trong các chất là đồng đẳng của metylamin thì tỉ lệ thể tích a = VCO2 : VH2O biến đổi như thế nào? A. 0,4 < a < 1. B. 0,8 < a < 2,5. C. 0,4 < a < 1. D. 0,75 < a < 1.

Câu 24: X là một -amino axit chứa một nhóm chức axit. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,8 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của X là

A. axit 2-aminobutanoic B. axit 3- aminopropanoic

C. axit 2-amino- 2-metylpropanoic D. axit 2- aminopropanoic

Câu 25: Có bao nhiêu đồng phân có CTPT là C4H8O2 ­ tác dụng được với KOH thu được muối làm quỳ tím hóa xanh ?

A. 2 B. 6 C. 4 D. 5

Câu 26: Khi thủy phân đến cùng protein thu được

A. β-amino axit. B. Axit. C. Amin. D. α -amino axit.

Câu 27: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH có số mol bằng nhau. Lấy 5,3 g hỗn hợp X cho tác dụng với 5,75 g C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được m (g) hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị m là  A. 8,80 B. 7,04 C. 6,48 D. 8,10

Câu 28: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản bằng enzim thu được các α-amino axit.

B. PHẦN RIÊNG ( HỌC SINH CHỌN 1 TRONG 2 PHẦN ) ( 3đ)

PHẦN DÀNH CHO BAN CƠ BẢN ( Từ câu 29 đến câu 40 )

Câu 29: Dung dịch CH3NH2 có khả năng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. C2H5OH, H2SO4, CH3COOH, HNO2.

B. FeCl3, H2SO4, CH3COOH, HNO2, quỳ tím.

C. Na2CO3, H2SO4, CH3COOH, HNO2.

D. C6H5ONa, H2SO4, CH3COOH, HNO2, quỳ tím.

Câu 30 : Cho đinh Fe vào 200ml dung dịch CuSO4 sau phản ứng thấy khối lượng thanh sắt tăng thêm 1.6 gam. Tính nồng độ CuSO4 ban đầu ? A. 0.5M B. 1M C. 0.2M D. 0.4M

Câu 31: Este C4H6O2 bị thủy phân trong môi trường axit thu được hỗn hợp không tham gia phản ứng tráng gương. CTCT thu gọn của este là: A. CH3COOCH=CH2. B. HCOO-CH=CH-CH3.

C. CH2=CH-COO-CH3 D. HCOO-CH2– CH=CH2.

Câu 32: Cho 15g hỗn hợp anilin, metyl amin, đimetylamin , đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là :

A. 16.825 g B. 20.18g C. 21.123g D. 15.925g

Câu 33: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y, 10m/17 gam chất rắn không tan và 2,688 lít H2 (đktc). Để hoà tan hết m gam hỗn hợp X cần tối thiểu V lít dung dịch HNO3 1M (sản phẩm khử duy nhất là khí NO). Giá trị của V là: A. 0,88. B. 0,80. C. 0,72. D. 0,48.

Câu 34: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

(h) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh

Số phát biểu đúng là: A. 6 B. 7 C. 4 D. 5

Câu 35: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bới khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là :

A. Al B. Mg C. Fe D. Cu

Câu 36 : Phát biểu không đúng là:

A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO

B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).

Câu 37: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là :

  1. FeO, CuO, Cr2O3 C. FeO, MgO, CuO

  2. PbO, K2O, SnO D. Fe3O4, SnO, BaO

Câu 38: Cho các loại tơ : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Số tơ tổng hợp là A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 39: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại từ NaCl là:

A. Điện phân nóng chảy B. Nhiệt phân C. Điện phân dung dịch D. Thủy luyện

Câu 40: Đốt cháy 0,8 gam một este X đơn chức được 1,76 gam CO2 và 0,576 gam H2O. Cho 5 gam X tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 7 gam muối khan Y. Cho Y tác dụng với dung dịch axit loãng thu được Z không phân nhánh. Công thức cấu tạo của X là:

A. Đề thi giữa kì 2 môn hoá lớp 12 đề số 4 1 B. Đề thi giữa kì 2 môn hoá lớp 12 đề số 4 2 C. Đề thi giữa kì 2 môn hoá lớp 12 đề số 4 3 D. CH2=CH-COOC2H5

PHẦN DÀNH CHO BAN NÂNG CAO ( Từ câu 41 đến câu 52 )

Câu 41: Cho các phát biểu sau:

1.Thủy phân hoàn toàn một este no đơn chức luôn thu được muối và ancol

2. Chất giặt rửa tổng hợp có thể giặt rửa trong nước cứng.

3.Saccarozơ không tác dụng với H2(Ni,t0)

4.Để phân biệt glucozơ và mantozơ,ta dùng nước brom

5.Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau

6.Để phân biệt anilin và phenol,ta có thể dùng dung dịch brôm.

7.Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm

8.Tơ ni lon -6 có thể điều chế bằng phường pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng.

Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 7 C. 4. D. 6.

Câu 42: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân AgNO3 (b) Nung FeS2 trong không khí

(c) Nhiệt phân KNO3 (d) Cho MgO vào CO dư nung nóng)

(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4 (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư)

(h) Cho Fe vào dung dịch CrCl2 (i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là

A. 3 B. 5 C. 2 D. 4

Câu 43: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Anilin không làm đổi màu giấy quì ẩm.

B. Anilin là bazơ yếu hơn NH3, vì ảnh hưởng hút electron của nhân lên nhóm chức –NH2.

C. Nhờ có tính bazơ mà anilin tác dụng được với dung dịch Br2.

D. Anilin tác dụng được HBr vì trên N còn đôi electron tự do.

Câu 44: Kim loại Cu không phản ứng được với dung dịch

A. Fe(NO3)3 B. AgNO3 C. HNO3 D. Pb(NO3)2

Câu 45: Một hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y (MX < My). Đun nóng 12,5 gam hỗn hợp A với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,6 gam hỗn hợp ancol no B, đơn chức có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC và hỗn hợp hai muối Z. Đốt cháy 7,6 gam B thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X, Y trong hỗn hợp A lần lượt là:

A. 59,2%; 40,8% B. 50%; 50% C. 40,8%; 59,2% C. 66,67%; 33,33%

Câu 46: Điện phân(điện cực trơ,có vách ngăn)một dung dịch chứa các iôn Fe3+,Fe2+,Cu2+ thứ tự các ion bị khử xảy ra ở catot là: A. Fe2+,Cu2+,Fe3+ B.Fe2+,Fe3+,Cu2+ C.Fe3+,Fe2+,Cu2+. D. Fe3+,Cu2+,Fe2+

Câu 47 : Cho phản ứng: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O

Khi thêm vào hỗn hợp phản ứng một lượng đáng kể CH3COOH thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào?

A. Thuận. B. Nghịch. C. Không chuyển dịch. D. Tất cả đều sai.

Câu 48: Cho 3,84 gam bột Cu và 100 ml dung dịch HNO3 1M . Sau khi phản ứng hoàn toàn, để hòa tan hết lượng chất rắn còn lại người ta thêm tiếp V ml dung dịch HCl 2M vào cốc (sản phẩm khử duy nhất là NO). Giá trị của V là

A. 40 B. 10 C. 20 D. 30

Câu 49: Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại (đứng trước H trong dãy điện hóa) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H­2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là

A. 1,71 gam. B. 17,1 gam. C. 13,55 gam. D. 34,2 gam.

Câu 50: Polime nào dưới đây cón có tên gọi được dùng dệt vải may quần áo ấm ?

A. Polimetacrylat B. Poliacrilonitrin C. Poli(vinyl clorua) D. Poliphenolfomanđehit

Câu 51: Khi thủy phân hoàn toàn một polipeptit ta thu được các amino axit X, Y, Z, E, F. Còn khi thuỷ phân từng phần thì thu được các đi- và tripeptit XE, ZY, EZ, YF, EZY. Trình tự các amino axit trong polipeptit trên là :
A. X – Z – Y – F – E. B. X – E – Z – Y – F.  C. X – Z – Y – E – F.  D. X – E – Y – Z – F.

Câu 52: Để trung hoà 200 ml dung dịch amino axit X 0,5M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch được 16,3 gam muối khan. X có CTCT là:

A. H2NCH2CH2COOH. B. H2NCH(COOH)2. C. (H2N)2CHCOOH. D. H2NCH2CH(COOH)2.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng ?

A. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.

B. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.

C. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

D. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit.

Câu 2: Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là:

A. CH3COOCH=CH2 B. CH3COOCH2-CH3 C. CH2=CH-COOCH3 D. CH3COOCH3

Câu 3: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc là

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2 ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 g H2O. Công thức phân tử của X là

A. C3H7N. B. C4H9N. C. C3H9N. D. C2H7N.

Câu 5: Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ?

A. Đều tác dụng với dung AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

B. Đều tham gia phản ứng thủy phân.

C. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

D. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch.

Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây thuộc loại đipeptit ?

A.

B.

C.

D.

Câu 7: Cho các chất: Glixerol, etylen glicol, gly-ala-gly, glucozơ, axit axetic, saccarozơ, anđehit fomic, anilin. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 (ở điều kiện thích hợp) là

A. 7. B. 5 C. 8. D. 6 .

Câu 8: Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lit khí (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là:

A. 2,0 B. 8,5 C. 2,2 D. 0

Câu 9: Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau:

Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị m là:

A. 270 B. 360 C. 108 D. 300

Câu 10: Cho các chất sau: saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 11: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?

A. HCOONH4 B. H2NCH­2-CH2 COOH

C. CH3COOC2H5 D. C2H5NH2

Câu 12: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là: A. (-CH2-CH=CH-CH2)n B. (-NH-[CH2]5-CO-)n

C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n D. (-NH-[CH2]6-CO-)n

Câu 13: Cho C24(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số đieste là: A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 14: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là: A. 18,6 B. 20,8 C. 16,8 D. 22,6

Câu 15: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là:

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 16: Xà phòng hóa tristearin bằng NaOH, thu được glixerol và chất X. Chất X là:

A. CH3[CH2]16(COOH)3 B. CH3[CH2]16COOH

C. CH3[CH2]16(COONa)3 D. CH3[CH2]16COONa

Câu 17: Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và andehit fomic.

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.

(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.

(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.

Số phát biểu đúng là:

A. 2 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 18: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là:

A. CH3NH2 B. CH3COOH C. NH3 D. H2N-CH2-COOH

Câu 19: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là:

A. đimetylamin B. Benzylamin C. metylamin D. anilin

Câu 20: Dung dịch phenol () không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. B. NaCl C. NaOH D. Na

Câu 21: Chất nào sau đây là muối trung hòa?

A. NaHCO3 B. Fe2(SO4)3 C. NaH2PO4 D. KHSO4

Câu 22: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do :

A. Phản ứng thủy phân của protein.

B. Phản ứng màu của protein.

C. Sự đông tụ của lipit.

D. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ.

Câu 23: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ:

Đề thi giữa kì 2 môn hoá lớp 12 đề số 4 4

Oxit X là:

A. CuO B. K2O C. MgO D. Al2O3

Câu 24: Polime X có công thức (CH2 – CH )n . Tên của X là

Cl

A. poli vinyl clorua. B. poli etilen. C. poli (vinyl clorua). D. poli cloetan.

Câu 25: Axit nào sau đây là axit béo?

A. Axit Acetic. B. Axit Ađipic. C. Axit Stearic. D. Axit Glutamic.

Câu 26: Cho 9,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag.Gía trị của m là :

A. 16,2 B. 21,6 C. 5,4 D. 10,8

Câu 27: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là:

A. Saccarozơ B. Amilopectin C. Xenlulozơ D. Fructozơ

Câu 28: Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Gía trị của m là:

A. 3,28 B. 8,56 C. 8,20 D. 10,40

Câu 29: Hỗn hợp khí X gồm , và. Tỉ khối của X so với bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,85 B. 7,88 C. 13,79 D. 5,91

Câu 30: Cho 34 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức mạch hở đều thuộc hợp chất thơm (tỉ khối hơi của X so với O2 luôn bằng 4,25 với mọi tỉ lệ mol của 2 este). Cho X tác dụng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm hai muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng của 2 muối trong Y là:

A. 46,58% và 53,42% B. 56,67% và 43,33% C. 55,43% và 55,57% D. 35,6% và 64,4%

Câu 31: Từ m gam α-aminoaxit X (có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) điều chế được m1 gam đipeptit Y. Cũng từ m gam X điều chế được m2 gam tetrapeptit Z. Đốt cháy m1 gam Y được 3,24 gam H2O. Đốt cháy m2 gam Z được 2,97 gam H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 3,56

B. 5,34

C. 4,5

D. 3,0

Câu 32: Cho m gam bột sắt vào dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol H2SO4 (loãng), thấy thoát ra khí NO (đktc) và sau phản ứng thu được 6,4 gam kết tủa. ( giả thiết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3). Giá trị của m là

A. 12,0 gam. B. 11,2 gam. C. 14,0 gam. D. 16,8 gam.

Câu 33: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 7 B. 5 C. 6 D. 8

Câu 34: Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol KOH và 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc còn lại 3,94 gam chất rắn khan. Công thức của X là

A. CH3-CH2-COOH. B. CH2=CH-COOH. C. CHC-COOH. D. CH3-COOH.

Câu 35: Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch trong , đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 30,24 B. 21,60 C. 15,12 D. 25,92

Câu 36: Trộn 40 ml dung dịch H2SO4 0,25M với 60ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị pH của dung dịch thu được sau khi trộn là

A. pH=14. B. pH=13. C. pH=12. D. pH=9.

Câu 37: Cho 6,44 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được 8,68 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 30,24. B. 86,94. C. 60,48. D. 43,47.

Câu 38: Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là

A. 15,680 lít. B. 20,160 lít. C. 17,472 lít. D. 16,128 lít.

Câu 39: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y .Cho dung dịch AgNO3 vào dư vào Y thu được m gam kết tủa . Giá trị của V và m lần lượt là:

A. 290 và 83,23 B. 260 và 102,7 C. 290 và 104,83 D. 260 và 74,62

Câu 40: Cho 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 đun nóng với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm đổi thành xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là

A. 10,375 gam. B. 13,15 gam. C. 9,95 gam. D. 10,35 gam.

 

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

de-thi-giua-hoc-ki-2-lop-12-mon-hoa-hoc-nam-2017-2018

 

Mời các thầy cô và các em xem thêm các đề thi giữa học kì 2 môn hóa của cả 3 khối 10 11 12 tại

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay