dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024

Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH   ĐỀ CHÍNH THỨC  ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2023 2024 Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 1Môn: Hóa học 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. (Đề gồm 04 trang)

                                                                                                                 Mã đề thi: 103

Họ, tên thí sinh: …………………………………………………………… Số báo danh: ………………………..

PHẦN I (6,0 điểm): Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

     Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 15.Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Tại áp suất 1 bar, nước có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương ứng là 0oC và (xấp xỉ) 100oC, cao hơn so với nhiều chất có khối lượng phân tử lớn hơn nước. Tính chất này là do

   A. Các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết ion.

  B. Các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị.

   C. Các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen.

   D. Các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cho – nhận.

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(a) Hầu hết các hợp chất ion ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường.

(b) Các hợp chất ion thường tan ít trong nước.

(c) Hầu hết các hợp chất ion ở trạng thái nóng chảy dẫn được điện.

(d) Hầu hết các hợp chất ion tan trong nước thành dung dịch dẫn được điện.

(e) Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu trong phân tử.

(f) Liên kết trong các phân tử Cl2, H2, O2, N2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

(g) Phân tử CO2 không phân cực.

Số phát biểu đúng là

   A. 4.                                  B. 7.                                  C. 5.                                  D. 6.

Câu 3: Cho các phản ứng:

(1) 2NaOH + Cl2 ® NaCl + NaClO +  H2O.                    (2) CaCO3 ® CaO + CO2­

(3) Ba(OH)2 + H2SO4 ® BaSO4¯  + 2H2O                       (4) Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­

Các phản ứng oxi hóa – khử là:

   A. (1), (2), (3), (4).           B. (1), (3), (4).                  C. (1), (4).                         D. (1), (2), (4).

Câu 4: Potassium (Z = 19) là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cả con người và thực vật, nó có mặt trong nhiều loại thực phẩm cho con người cũng như các loại phân bón dành cho cây trồng. Cho các khẳng định sau về Potassium.

1. Potassium là kim loại.

2. Potassium có 1 electron hóa trị.

3. Potassium thuộc nhóm IA, chu kì 2 trong bảng tuần hoàn.

4. Khi so sánh tính kim loại:Lithium > Sodium > Potassium.

5. Hydroxide của Potassium có tính base mạnh.

Số khẳng định đúng là

   A. 3.                                  B. 2.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 5: Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P):

P (s, đỏ) → P (s, trắng)        ΔrĐề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 2 = 17,6 kJ

Điều này chứng tỏ phản ứng:

   A. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng.                            B. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.

   C. tỏa nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng.                            D. tỏa nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(1) Củi khi được chẻ nhỏ sẽ cháy chậm hơn so với củi có kích thước lớn

(2) Sự phá vỡ các liên kết giải phóng năng lượng

(3) Tốc độ phản ứng dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng

(4) Hằng số tốc độ phản ứng (kí hiệu k) phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng.

(5) Khi tăng áp suất, tốc độ của tất cả các phản ứng tăng

(6) Cho CaO vào nước là phản ứng tỏa nhiệt

Số phát biểu đúng

   A. 3.                                  B. 1.                                  C. 2.                                  D. 4.

Câu 7: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2; Nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa hai nguyên tử X và Y thuộc loại liên kết

   A. Hydrogen.                                                             B. Ion.

   C. Cộng hóa trị phân cực.                                          D. Cộng hóa trị không phân cực.

Câu 8: Cho phản ứng: 2Cl2(g) + 2H2O(g) → 4HCl(g) + O2(g)                     ∆H

Biết tổng năng lượng liên kết trong mỗi chất như sau:

ChấtCl2H2OHClO2
Eb (kJ/mol)242,4971432498,7

Giá trị ∆H và đặc điểm của phản ứng trên là

   A. 2141,7 kJ, phản ứng thu nhiệt.                              B. –200,1 kJ, phản ứng tỏa nhiệt.

   C. 282,3 kJ, phản ứng thu nhiệt.                                D. 200,1 kJ, phản ứng thu nhiệt.

Câu 9: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học:

(1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.

(2) Các đồng vị có số neutron khác nhau.

(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.

(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

   A. 4.                                  B. 1.                                  C. 2.                                  D. 3.

Câu 10:    

     Hình trên cho biết độ âm điện của các nguyên tử từ W đến Z thuộc chu kì 2 và 3 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. W và X là các nguyên tố thuộc nhóm IVA, còn Y và Z là các nguyên tố thuộc nhóm VIIA.

Cho các phát biểu sau:

(1) W thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn.

(2) Y tạo được hydroxide ứng với oxit cao nhất là  HYO4

(3) Oxide cao nhất của X là chất rắn ở điều kiện thường.

(4) Bán kính nguyên tử của W < Y.           

Số các phát biểu đúng là

   A. 3.                                  B. 2.                                  C. 4.                                  D. 1.

Câu 11: Hợp chất A tạo bởi kim loại M và phi kim X (X thuộc chu kỳ 3). Công thức hóa học của A có dạng MXn trong đó kim loại M chiếm 20,4545% về khối lượng, tổng số hạt proton trong hợp chất A là 64. Trong hạt nhân của nguyên tử M cũng như X có số hạt mang điện dương ít hơn số hạt còn lại là 1 hạt. Công thức của A là

   A. MnCl2.                         B. AlCl3.                           C. FeS2.                            D. ZnS2.

Câu 12: Cho phản ứng : 2FeCl2 (aq) + Cl2 (g) → 2FeCl3 (aq). Trong phản ứng này xảy ra quá trình

   A. Ion Fe3+ bị oxi hóa và ion Cl bị khử                    B. Ion Fe3+ bị khử và ion Cl bị oxi hóa.

   C. Ion Fe2+ bị khử và nguyên tử Cl bị oxi hóa.          D. Ion Fe2+ bị oxi hóa và nguyên tử Cl bị khử.

Câu 13: Các liên kết trong phân tử nitrogen được hình thành do sự xen phủ của

Hoá học 10 Bài 13: Liên kết cộng hóa trị

Sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử nitrogen

   A. Các orbital s với nhau.

   B. 2 orbital s và 1 orbital p với nhau.

   C. 1 orbital s và 2 orbital p với nhau.

   D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước, chỉ khác nhau về sự định hướng trong không gian.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

(1) Phản ứng tỏa nhiệt tự xảy ra ở điều kiện thường, phản ứng thu nhiệt không tự xảy ra ở điều kiện thường.

(2) Đốt khí gas hóa lỏng đun nấu trong gia đình là phản ứng tỏa nhiệt.

(3) Củi khô thanh nhỏ cháy nhanh hơn củi khô thanh to là do yếu tố diện tích tiếp xúc.

(4) Mùa hè ta thấy thức ăn nhanh ôi thiu hơn mùa đông là do yếu tố nồng độ oxygen trong không khí.

(5) Phản ứng thu nhiệt có ∆H < 0 và dễ xảy ra.

(6) Những chất dễ cháy, nổ cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc phòng cháy để tránh thiệt hại về người, của cải, vật chất.

Các phát biểu đúng là

   A. (2), (3), (6).                  B. (2), (4), (6).                  C. (1), (3), (6).                  D. (1), (2), (5).

Câu 15: Phương trình nhiệt hoá học:

Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 3

Lượng nhiệt toả ra khi dùng 9 gam H2(g) để tạo thành Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 4 là

   A. Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 5.                 B. Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 6.                   C. Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 7.                 D. Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 7.

PHẦN II (4,0 điểm): Câu trắc nghiệm đúng/sai

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4, trong mỗi ý a) b) c) d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. X, Y, T là các kim loại chuyển tiếp (nhóm B) và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZX < ZY < ZT). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của X, Y và T bằng 4, tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của Y là 8.

a. Công thức oxide cao nhất của X có dạng X2O3.

b. X, Y, T đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2.

c. Tổng số khối: AX + AY + AT = 79.

d. Tổng số electron của Y2+ và T2+ là 51.

Câu 2. Tiến hành hai thí nghiệm sau:

-Thí nghiệm 1: Cho 20 ml dung dịch HCl 0,2 M vào bình tam giác (1) chứa 0,5 gam đá vôi dạng viên.

-Thí nghiệm 2: Cho 20 ml dung dịch HCl 0,2 M vào bình tam giác (2) chứa 0,5 gam đá vôi dạng bột.

Gắn vào miệng mỗi bình các quả bóng bay (bền), có độ đàn hồi hoàn toàn như nhau. Giả sử hóa chất bám trên thiết bị và thành bình là không đáng kể, 2 bình tam giác có dung tích và khối lượng như nhau, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

a. Sau các phản ứng, 2 quả bóng bay có độ căng như nhau.

b. Sau khi 2 quả bóng ngừng căng thêm, tháo bỏ 2 quả bóng, đem cân thấy khối lượng 2 bình bằng nhau.

c. Khi mới tiến hành phản ứng (trước khi cả 2 quả bóng ngừng căng thêm) không so sánh được tốc độ thoát khí ở cả hai bình.

d. Biếtkhối lượng riêng của dung dịch sau phản ứng là 1,06 gam/ml, thể tích dung dịch không thay đổi sau phản ứng. Nồng độ của muối trong dung dịch sau phản ứng ở bình 2 là 9,28%.

Câu 3. Cho hai chất hữu cơ X và Y có công thức cấu tạo sau: CH2=CH–CH=CH2 (X) và CH3–C≡C–CH3 (Y).

a. X và Y đều có 6 liên kết σ và 2 liên kết π.

b. X có 7 liên kết đơn còn Y có 8 liên kết đơn.

c. X có ít hơn Y 1 liên kết σ

d. X có 1 liên kết σC-C và Y có 2 liên kết σC-C

Câu 4. Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kì 3, công thức phân tử hợp chất khí với hydrogen là RH2. Nguyên tố R tạo với kim loại M hợp chất có công thức MR. Đốt cháy hoàn toàn 46,6 gam MR, thu được 4.958 lít khí RO2 (ở đkc).

a. Nguyên tố R có số hiệu là 16, độ âm điện của R lớn hơn của oxygen.

b. Kim loại M có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.

c. Khí RO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa.

d. Trong phản ứng đốt cháy FeR2, tổng hệ số các chất (số nguyên tối giản) trong phương trình là 23

PHẦN III (10 điểm): Câu hỏi tự luận.

Thí sinh trình bày phần trả lời từ câu 1 đến câu 5 ra tờ giấy thi.

Câu 1 (2,0 điểm). Phân tử XY2 có tổng số hạt proton, neutron, electron bằng 178. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Số hạt mang điện của nguyên tử X nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử Y là 20 hạt.

a. Xác định X, Y và công thức phân tử XY2.

b. Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y và cấu hình electron của ion XĐề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 9, YĐề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 10.

Câu 2 (2,0 điểm).

1. Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:

             (1)  Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O

             (2)  Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 11 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

2. Cho các phân tử sau: CO2, SO2, NO2

a) Hãy giải thích vì sao phân tử CO2 không phân cực, trong khi phân tử SO2 lại phân cực?

b) Hãy giải thích vì sao phân tử NO2 có thể nhị hợp tạo thành phân tử N2O4, trong khi phân tử SO2 không có khả năng nhị hợp?

Câu 3 (2,0 điểm).  

a. Quá trình đốt cháy hoàn toàn benzene và propane trong khí oxygen đều cho sản phẩm là CO2(g) và H2O(l). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam propane C3H8(g) và đốt cháy hoàn toàn 1 gam benzene C6H6(l) quá trình nào sẽ giải phóng lượng nhiệt nhiều hơn? Giải thích dựa trên giá trị enthalpy chuẩn (tính theo enthalpy tạo thành) biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất được cho trong bảng sau:

ChấtH2O(l)CO2(g)C6H6(l)C3H8(g)
Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 12 (kJ/mol)-285,84-393,549,00-105,00

b. Dung dịch glucose (C6H12O6) 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hoá 1 mol glucose tạo thành CO2 (g) và H2O (l) toả ra nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500 ml dung dịch glucose 5%. Tính năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hoá hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được.

Câu 4 (2,0 điểm).  

a. Tính biến thiên enthalpy phản ứng theo năng lượng liên kết cho phản ứng sau và giải thích vì sao nitrogen (N≡N) chỉ phản ứng với oxygen (O=O) ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện để tạo thành nitrogen monoxide (N=O).

N2(g) + O2(g) → 2NO(g)

Biết năng lượng liên kết được cho trong bảng sau:

Liên kếtNăng lượng liên kết (kJ/mol)
N≡N945
N=O607
O=O498

b. Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy cho các phản ứng dưới đây và cho biết phản ứng xảy ra là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

–  Điều chế oxygen theo Joseph Priestly: HgO(s) → Hg(l) + O2(s) biết nhiệt tạo thành chuẩn của HgO(s) là -90,5 kJ/mol.

– Nhiệt phân calcium carbonate biết khi nhiệt phân 1 mol calcium carbonate cần cung cấp 178,49 kJ nhiệt lượng.

Câu 5 (2,0 điểm).  

a. Nêu biện pháp đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong các trường hợp sau:

– Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn…) để ủ rượu.

– Nén hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen ở áp suất cao để tổng hợp ammonia (NH3).

– Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét, thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng.

– Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong.

b. Để hoà tan hết một mẫu Al trong dung dịch HCl ở 250C cần 36 phút. Cũng mẫu Al đó tan hết trong dung dịch acid nói trên ở 450C trong 4 phút. Hỏi để hoà tan hết mẫu Al đó trong dung dịch acid nói trên ở 600C thì cần thời gian bao nhiêu giây?

———– HẾT ———-

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 13THÁI BÌNH     ỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10, 11 THPT Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 14NĂM HỌC:   2023 – 2024

A. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC 10 PHẦN TRẮC NGHIỆM

HOA101031C
HOA101032D
HOA101033C
HOA101034A
HOA101035A
HOA101036C
HOA101037B
HOA101038D
HOA101039A
HOA1010310B
HOA1010311B
HOA1010312C
HOA1010313D
HOA1010314A
HOA1010315D

B. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC 10 PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm).

ÝNỘI DUNGĐIỂM
a)  Do nguyên tử trung hòa điện nên: – Trong nguyên tử X có: số p = số e = Z1; N1 là số nơtron   – Trong nguyên tử Y có: số p = số e = Z2; N2 là số nơtron   Theo bài ta có hệ:Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 150,5
Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 16 Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 17X là sắt (Fe), Y là lưu huỳnh (S). Phân tử XY2 là FeS2.0,5
b)  Cấu hình e của nguyên tử:   – Nguyên tử X là Fe (Z = 26): 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2. – Nguyên tử Y là S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4 hay [Ne]3s23p4.0,5
– Quá trình tạo ion: Fe Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 18 Fe3+ + 3e                                     S + 2eĐề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 18 S2- – Cấu hình e của ion Fe3+ là: 1s22s22p63s23p63d5 hay [Ar]3d5. – Cấu hình e của ion S2- là: 1s22s22p63s23p6 hay [Ar].0,5

Câu 2 (2,0 điểm).

ÝNỘI DUNGĐIỂM
1.Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron: 
    (1)  Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử0,25
            8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O0,25
    (2)  Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử0,25
5Na2SO3 + 2KMnO4 + 6NaHSO4 Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 20 8Na2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 + 3H2O0,25
2.  a) * Phân tử CO2 có nguyên tử trung tâm (nguyên tử cacbon) lai hóa sp nên phân tử dạng đường thẳng 2 nguyên tử O ở 2 đầu nên phân tử không phân cực. * Trong khi phân tử SO2 có nguyên tử trung tâm (nguyên tử lưu huỳnh) lai hóa sp2 nên phân tử có dạng góc. Mặt khác liên kết S với O là liên kết phân cực nên phân tử phân cực. Lưu ý: HS khi trả lời đúng mà không nêu lai hóa thì vẫn cho đủ số điểm của câu hỏi.      0,5
b) * Phân tử NO2 có nguyên tử trung tâm lai hóa sp2 (nguyên tử nitơ) nên phân tử có dạng góc. Mặt khác trên nguyên tử N trong phân tử NO2 có 1 electron độc thân nên 2 phân tử NO2 dễ nhị hợp tạo thành phân tử N2O4. * Phân tử SO2 như đã mô tả ở trên không có orbital nào tương tự để các phân tử SO2 có thể nhị hợp. Lưu ý: HS khi trả lời đúng mà không nêu lai hóa thì vẫn cho đủ số điểm của câu hỏi.      0,5

Câu 3 (2,0 điểm).

ÝNội dungĐiểm
a)  C6H6(l) + 15/2 O2(g) Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 21 6CO2(g) + 3H2O(l) Khi đốt cháy 1 mol C6H6(l)  = 6. (-393,50) + 3.(-285,84) – (+49,00) – 15/2.0                                                                        = -3267,52 kJ.0,25  
1 gam benzene chứa 1/78 (mol) => Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam benzene = -3267,52 . 1/78 = -41,89 kJ0,25
C3H8(g) + 5O2(g) Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 213CO2(g) + 4H2O(l) Khi đốt cháy 1 mol C3H8(g)  = 3. (-393,50) + 4.(-285,84) – (-105,00) – 5.0                                                                        = -2218,86 kJ.0,25
1,0 gam propane chứa 1/44 (mol) => Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam C3H8 = -2218,86 . 1/44 = -50,43 kJ => Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy 1 gam propane nhiều hơn khi đốt cháy 1 gam benzene.0,25
b)  Số mol glucose: Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 23 (mol)0,5
Do lượng nhiệt từ phản ứng tỏa ra, cung cấp cho người bệnh nên => Q = Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 24 kJ0,5

Câu 4 (2,0 điểm).

ÝNỘI DUNGĐIỂM
a)  + N2 có 1 liên kết N≡N với Eb = 945 kJ/mol    + O2 có 1 liên kết O=O với Eb = 498 kJ/mol    + NO có 1 liên kết N=O với Eb = 607 kJ/mol0,25
=>Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 25= Eb(N2) + Eb(O2) – 2Eb(NO) = 945 + 498 – 2. 607 = 229 kJ/mol > 00,5
   => Năng lượng liên kết N≡N rất lớn, liên kết rất bền. Mặt khác, phản ứng thu nhiệt nên để phản ứng xảy ra, cần cung cấp lượng nhiệt lớn 229 kJ/mol. Vì vậy nitrogen chỉ phản ứng với oxygen khi ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện để tạo thành NO.0,25
b)  Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 260,25
Phản ứng toả nhiệt0,25
Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 270,25
Phản ứng thu nhiệt0,25

Câu 5.

ÝNỘI DUNGĐIỂM
a)  – Ảnh hưởng bởi yếu tố xúc tác. Xúc tác giúp phản ứng dễ xảy ra hơn.0,25
Ảnh hưởng bởi yếu tố nồng độ (Nén hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen ở áp suất cao để  tăng nồng độ của hai chất khí ( áp suất tăng → thể tích giảm → nồng độ chất khí tăng vì CM = Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 28). Chú ý: nếu học sinh trả lời là ảnh hưởng của áp suất thì cũng cho điểm tối đa0,25
– Ảnh hưởng yếu tố nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng.0,25
– Ảnh hưởng yếu tố bề mặt tiếp xúc. Các lỗ rỗng trong viên than tổ ong làm tăng bề mặt tiếp xúc với không khí, phản ứng xảy ra nhanh hơn.  0.25
b)  Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 290,5
            Ở 600C : Đề thi hsg môn hóa lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2023 2024 30=> t=0,7698 phút =46,188 giây  0,5

Ghi chú: Nếu học sinh giải theo cách khác mà vẫn đúng thì vẫn cho điểm tối đa.

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hoá học

Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay