dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Đồng Tháp năm 2018 2019

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Đồng Tháp năm 2018 2019

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Đồng Tháp năm 2018 2019

Câu 1: Hợp chất nào sau đây bị oxi hoá bởi HNO3 loãng?

A. Fe2O3.       B. Fe(OH)3.        C. Fe.         D. Fe3O4.

Câu 2: Công thức cấu tạo nào sau đây thuộc loại chất béo?

A. (C15H31COO)2C2H4.       B. (CH3COO)3C3H5.

C. C17H35COOC3H5.       D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 3: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân muối NH4NO2.
(b) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc.
(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.
(d) Cho Cu vào dung dịch HCl.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.
(g) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 5.        B. 4.        C. 3.        D. 2.

Câu 4: Trong các loại trái cây, táo là một loại quả giàu chất xơ, giàu vitamin và nhiều chất chống oxy hóa. Trong thành phần quả táo chứa một loại axit X no, mạch hở, tạp chức. Biết:
– Cho a mol axit X phản ứng với kim loại Na dư thu được 1,5a mol khí H2.
– Cho a mol axit X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 2a mol khí CO2.
Tên gọi đúng của X là

A. axit etandioic.       B. axit 2-hiđroxibutanđioic.

C. axit 2-hiđroxipropan-1,2,3-tricacboxylic.       D. axit 2,3-đihidroxibutandioic.

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
(c) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(d) Cho kim loại K vào dung dịch Cu(NO3)2.
(e) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 2.       B. 3.        C. 4.        D. 5.

Câu 6: Chất X có công thức phân tử là C4H12O4N2. Cho 18,24 gam X tác dụng vừa đủ dung dịch KOH, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch E chứa 2 muối M, Q (MM < MQ) và một khí Z có tỉ khối hơi so với heli là 7,75. Cô cạn dung dịch E thu được a gam muối Q. Giá trị của a là

A. 13,56.       B. 11,76.        C. 15,24.        D. 11,64.

Câu 7: Thí nghiệm nào sau đây không thu được khí oxi?

A. Cho khí O3 tác dụng với kim loại Ag ở nhiệt độ thường.

B. Nhỏ dung dịch H2O2 vào dung dịch chứa KMnO4 và H2SO4.

C. Nhiệt phân hoàn toàn chất rắn KClO3 với xúc tác MnO2.

D. Nhỏ dung dịch HCl đặc vào MnO2, đun nóng.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(a) Anilin có tính bazơ nhưng không làm quì tím hóa xanh.
(b) Muối phenyl amoni clorua không tan trong nước.
(c) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí.
(d) Số liên kết peptit trong phân tử mạch hở Gly-Ala-Gly là 2.
(e) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ.
(g) Alanin phản ứng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng.
Số phát biểu đúng là

A. 5.        B. 4.        C. 6.        D. 3.

Câu 9: Hoà tan hoàn toàn x mol Al trong dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch X chứa hai chất tan. Thêm tiếp dung dịch chứa t mol NaOH vào X thu được z mol kết tủa. Giá trị lớn nhất của t được tính theo biểu thức

A. t = x + y + z.        B. t = x + y – z.       C. t = x + 3y – z.       D. t = x + 3y + z.

Câu 10: Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng phân của nhau. X, Y tác dụng với dung dịch NaOH theo phương trình hóa học sau:
X + NaOH
C2H4O2NNa + CH4O
Y + NaOH
C3H3O2Na + Z + H2O
Phát biểu đúng về Z là

A. Z hòa tan được Al(OH)3.       B. Sản phẩm cháy của Z gồm: CO2, H2O và N2.

C. Z có lực bazơ yếu hơn metyl amin.        D. Z có phân tử khối 31.

Câu 11: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm a mol KCl và b mol CuSO4 (a < 2b). Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ trong thời gian t giây. Giả thiết thể tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân. Giá trị pH của dung dịch biến đổi theo hình nào sau đây?

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Đồng Tháp năm 2018 2019 1 Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Đồng Tháp năm 2018 2019 2

A. Hình 3.         B. Hình 2.         C. Hình 1.         D. Hình 4.

Câu 12: Cho các chất sau: CO, CO2, NO2, P2O5, Al2O3, Fe2O3, Cr2O3, CrO3, SiO2. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là

A. 6.        B. 5.        C. 4.        D. 7.

Câu 13: Thí nghiệm nào sau đây mô tả hiện tượng không đúng?

A. Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch K2CrO4, xuất hiện kết tủa màu vàng tươi.

B. Thổi khí NH3 qua CrO3, nung nóng chất rắn chuyển từ màu đỏ thẫm sang màu lục thẫm.

C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2Cr2O7, dung dịch chuyển từ màu da cam sang vàng.

D. Đun nóng S với K2Cr2O7 chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.

Câu 14: Hòa tan hết m gam hỗn hợp T gồm: Mg, MgO, MgCO3 và Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa 1,21 mol HCl (vừa đủ). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 57,535 gam muối clorua và thoát ra 4,256 lít (đo ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2 và NO. Tỉ khối của X so với H2 bằng 390/19. Thành phần trăm khối lượng của MgO trong T gần nhất với

A. 26%.        B. 41%.        C. 18%.        D. 12%.

Câu 15: Cho các kim loại sau: K, Cu, Ag, Zn, Fe, Ba. Số kim loại khử được Fe(NO3)3 trong dung dịch là

A. 5.        B. 6.        C. 3.        D. 4.

Câu 16: Phenol không phản ứng với dung dịch chất nào sau đây?

A. HNO3 đặc.        B. NaOH.        C. Br2.        D. NaHCO3.

Câu 17: Polime nào sau đây là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng?

A. Poli (butadien – stiren).       B. Poli (metyl metacrylat).

C. Poli (vinyl axetat).       D. Poli (etilen – terephtalat).

Câu 18: Vitamin A (retinol) có màu vàng, không tan trong nước, hòa tan tốt trong dầu, rất cần thiết cho thị lực và phát triển xương. Công thức cấu tạo của vitamin A được biểu diễn như hình sau:

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Đồng Tháp năm 2018 2019 3 Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Đồng Tháp năm 2018 2019 4

Thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố hiđro có trong vitamin A là

A. 10,49%.         B. 10,14%.         C. 5,88%.         D. 5,59%.

Câu 19: Theo thuyết Bron-stet, ion nào sau đây là axit?

A. CO32-.         B. Ba2+.         C. NH4+.         D. NO3-.

Câu 20: Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, do có khả năng

A. phản ứng với các khí độc.        B. hấp thụ các khí độc.

C. hấp phụ các khí độc.        D. khử các khí độc.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ.
(b) Dung dịch phenol có tính axit nên phenol làm quì tím hoá đỏ.
(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Metyl amin tác dụng với dung dịch NaNO2 trong HCl giải phóng khí N2.
(e) Trong phân tử peptit Ala-Val-Glu có 4 nguyên tử oxi.
(g) Poli (phenol-fomanđehit) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Số phát biểu đúng là

A. 4.        B. 3.        C. 5.        D. 2.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ cần vừa đủ 3,36 lít khí O2 (đo ở đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 400 ml dung dịch gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,15M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 17,73.        B. 29,55.        C. 11,82.        D. 23,64.

Câu 23: Flo không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. K.        B. Au.        C. O2.        D. Si.

Câu 24: Cho năm lọ hóa chất được đánh số từ 1 đến 5. Mỗi lọ chứa một trong số các chất sau: hex-1- in, anđehit axetic, etanol, axit axetic, phenol. Biết:
– Lọ 1, 4, 5 đều phản ứng với Na giải phóng khí.
– Lọ 3, 5 đều làm mất màu nước Br2 rất nhanh.
– Lọ 4, 5 đều phản ứng được với dung dịch NaOH.
– Lọ 2, 3 đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa.
Các lọ từ 1 đến 5 lần lượt chứa các chất là:

A. anđehit axetic, ancol etylic, hex-1-in, phenol, axit axetic.

B. ancol etylic, anđehit axetic, phenol, axit axetic, hex-1-in.

C. axit axetic, hex-1-in, anđehit axetic, ancol etylic, phenol.

D. ancol etylic, anđehit axetic, hex-1-in, axit axetic, phenol.

Câu 25: Ở một nhiệt độ xác định có cân bằng hóa học sau: N2O4 (k) 2NO2 (k), ΔH = 58 kJ. Yếu tố nào sau đây làm cân bằng trên chuyến dịch theo chiều thuận?

A. Tăng áp suất.       B. Thêm chất xúc tác.       C. Tăng nhiệt độ.       D. Giảm nồng độ N2O4.

Câu 26: Khử hoàn toàn 46,0 gam X gồm: Fe2O3, CuO và ZnO bằng H2 thu được 13,5 gam H2O. Mặt khác, cho 46,0 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được b gam muối khan. Giá trị của b là

A. 87,250.        B. 47,313.        C. 60,625.       D. 111,250.

Câu 27: Cho phương trình hóa học sau: aCuFeS2 + bHNO3 cCu(NO3)2 + dFe(NO3)3 + eSO2 + gNO2 + hH2O. Sau khi cân bằng với các hệ số của các chất là số nguyên tối giản, giá trị của (a + b) là

A. 18.       B. 25.       C. 26.        D. 19.

Câu 28: Ankan X có công thức: C2H5-C(CH3)2-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3 Tên thay thế của X là

A. 3,3,5-trimetylheptan.       B. 3,5,5-trimetylheptan.

C. 2-etyl-2,4-dimetylhexan.        D. 5-etyl-3,5-dimetylhexan.

Câu 29: Tetrapeptit X có dạng Gly-Y-Y-Ala (Y là amino axit no, trong phân tử có chứa một nhóm NH2). Thủy phân hoàn toàn a mol X cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 6a mol NaOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11,28 gam X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thu được 41,37 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 18,81 gam. Phân tử khối của Y là

A. 161.        B. 132.        C. 147.        D. 133.

Câu 30: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3CHO + HCN  Z; Z + H3O+, t°  T; T + H2SO4, t° V; V p, t°, xt G. Biết Z, T, V, G đều là các hợp chất hữu cơ. Tên gọi của V là

A. axit metacrylic.       B. axit acrylic.        C. axit propionic.       D. poliacrylic.

Câu 31: Cho m gam bột Al vào dung dịch chứa 0,045 mol CuSO4 và 0,06 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,92 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 4,05.        B. 4,45.        C. 3,51.       D. 3,24.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại.
(c) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu dạng mạch vòng 6 cạnh.
(d) Quá trình lên men rượu được thực hiện trong môi trường hiếu khí.
(e) Thủy phân đến cùng tinh bột trong môi trường axit thu được fructozơ.
(g) Xenlulozơ là nguyên liệu dùng để sản xuất tơ visco, tơ axetat.
Số phát biểu sai là

A. 5.        B. 4.        C. 3.        D. 2.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm ancol etylic, anđehit axetic, axit axetic, metyl fomat thu được 26,88 lít CO2 (đo ở đktc) và 26,10 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của ancol etylic trong hỗn hợp X là

A. 37,58%.        B. 13,78%.        C. 24,87%.       D. 35,38%.

Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 10,56 gam hỗn hợp T gồm Mg, Al2O3 và 0,02 mol MgCO3 trong dung dịch chứa 0,05 mol HNO3 và 0,71 mol HCl. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa và 0,09 mol hỗn hợp khí Y gồm: CO2, NO và H2. Tổng số mol của Mg và Al2O3 trong T là

A. 0,18.       B. 0,24.        C. 0,22.        D. 0,20

Câu 35: Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl, thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 4.         B. 7.         C. 6.         D. 5.

Câu 36: Amino axit X có công thức dạng NH2CxHy(COOH)n. Đốt cháy m gam X bằng oxi dư thu được N2, 1,12 lít CO2 (đktc) và 0,99 gam nước. Cho 29,25 gam X vào V lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 2M và KOH 2,5M thu được dung dịch chứa a gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của a là

A. 70,11.          B. 52,95.          C. 42,45.          D. 62,55.

Câu 37: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:
– X và Y không tác dụng với nhau.
– Y tác dụng với Z có kết tủa xuất hiện.
– X tác dụng với Z có kết tủa xuất hiện.
X, Y, Z lần lượt là:

A. Na2SO4, Na2CO3, Ba(OH)2.       B. FeCl2, NaOH, AgNO3.

C. NaHCO3, Na2SO4, BaCl2.        D. BaCl2, Al2(SO4)3, K2SO4.

Câu 38: Cho m gam hỗn hợp X gồm: FeO, Fe3O4 và Cu vào 500 ml dung dịch gồm HCl 2M và FeCl3 0,4M, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và 272,8 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 48,5.        B. 38,8.        C. 45,8.        D. 44,5.

Câu 39: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 127,19 gam chất rắn gồm ba muối với tỉ lệ mol là 3 : 4 : 6. Giá trị của m là

A. 47,04.       B. 6,004.        C. 5,846.        D. 69,44.

Câu 40: Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí T gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4, C4H8, H2, C4H6. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 8,96 lít CO2 (đktc), 9 gam H2O. T làm mất màu vừa hết 19,2 gam Br2. Phần trăm mol C4H6 trong T là

A. 8,08%         B. 9,09%         C. 10,10%         D. 7,07%

Câu 41: Phân tử nào sau đây chứa liên kết cộng hoá trị không phân cực?

A. N2.        B. H2O.        C. NaCl.       D. CO2.

Câu 42: Hỗn hợp X gồm anđehit Y và ankin Z (cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,3 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thành phần phần trăm về Số mol của Z trong hỗn hợp là 80%.

B. Z phản ứng cộng với H2 dư (xúc tác Ni, t°) thu được ankan tương ứng.

C. 0,1 mol X tác dụng tối đa với 0,16 mol AgNO3 trong dung dịch NH3.

D. Z phản ứng cộng HCl dư tạo sản phẩm chính 2,2-điclopropan.

Câu 43: X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thi được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là?

A. 50,82.           B. 13,90.           C. 26,40.           D. 8,88

Câu 44: Hỗn hợp T gồm Fe (x mol), FeCO3 (y mol) và FeS2 (z mol). Nung T trong bình kín, dung tích không đổi chứa không khí dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất. Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất không thay đổi. Quan hệ của x, y, z là

A. x = y + z.       B. y = z + x.       C. 4x + 4z = 3y.       D. x + z = 2y.

Câu 45: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 100 ml dung dịch KOH 0,55M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X, thu được hỗn hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Cho Z vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 7,445 gam và toàn bộ N2 thoát ra khỏi bình. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 2,135.       B. 3,255.        C. 2,695.        D. 2,765.

Câu 46: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho a mol bột Fe vào dung dịch chứa a mol AgNO3 và a mol Fe(NO3)3.
(b) Cho dung dịch chứa a mol NaHSO4 vào dung dịch chứa a mol BaCl2.
(c) Cho dung dịch chứa a mol KOH vào dung dịch chứa a mol NaH2PO4.
(d) Cho a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH.
(e) Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 2a mol KAlO2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan là

A. 2.        B. 3.       C. 4.        D. 5.

Câu 47: Hai chất hữu cơ X và Y là đồng phân của nhau có công thức phân tử C9H8O2. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X, Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 3 muối và một hợp chất Z (MZ < 120). Phân tử khối của Z là

A. 44.       B. 60.        C. 58.        D. 46.

Câu 48: Cho các chất sau: etanol, etan-1,2-điol, propan-1,2,3-triol, propan-1,3-điol, phenol, etyl metyl ete. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là

A. 2.       B. 4.       C. 5.        D. 3.

Câu 49: X, Y, Z là 3 este tạo thành từ axit axetic với mỗi ancol sau: metanol; etylen glicol và glixerol. Hỗn hợp A gồm X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A bằng oxi dư thu được CO2 và 4,41 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A bằng dung dịch NaOH dư thu được muối và 3,09 gam hỗn hợp các ancol. Giá trị của m là

A. 7,29.          B. 2,18.          C. 3,25.          D. 6,45.

Câu 50: Dung dịch X gồm KHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M. Dung dịch Y gồm HCl 0,2M và KHSO4 0,5M. Cho từ từ 250 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được V lít khí CO2 (đo ở đktc) và dung dịch E. Thêm 100 ml dung dịch F gồm KOH 0,6M và Ba(NO3)2 1,0M vào dung dịch E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m lần lượt là:

A. 0,3136 và 11,650.       B. 0,9408 và 18,151.

C. 0,6272 và 6,501.         D. 0,9408 và 34,950.

1D 2D 3A 4B 5D 6A 7D 8B 9B 10C
11A 12B 13C 14B 15C 16D 17D 18D 19C 20C
21B 22C 23C 24D 25C 26A 27D 28A 29D 30B
31C 32C 33A 34B 35C 36B 37A 38D 39D 40B
41A 42C 43A 44B 45B 46C 47A 48A 49A 50B

 

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Đề thi hsg lớp 12 môn hóa tỉnh Đồng Tháp năm 2018 2019

 

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Tổng hợp đề thi HSG lớp 11 môn hoá học

Tổng hợp đề thi HSG lớp 10 môn hóa học

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay