dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn phần kim loại trong dạy học Hóa học lớp 12

SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn phần kim loại trong dạy học Hóa học lớp 12

  1. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nghị quyết cũng đã đưa ra giải pháp“ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực người học, nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng kiến thức tri thức trong những tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Như vậy, ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông, học sinh (HS) cần được hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức (NLVDKT).

Môn Hóa học là một trong những môn khoa học tự nhiên lý thuyết và thực nghiệm, vì thế việc lồng ghép các bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học là tạo điều kiện cho việc “học đi đôi với hành”, tạo cho HS sự hứng thú, hăng say trong học tập, thấy được sự thiết thực của học tập, đồng thời giúp HS hình thành và phát triển các năng lực trong đó có năng lực vận dụng kiến thức.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều bài tập hóa học còn xa rời thực tiễn, quá chú trọng vào các thuật toán mà chưa quan tâm nhiều đến bản chất hóa học làm giảm giá trị của chúng. Các bài tập chứa đựng những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống tuy đã được quan tâm song còn lặp lại và còn rất thiếu.

Kim loại là một trong những nội dung quan trọng nhất của chương trình hóa học 12 nói riêng cũng như hóa học trung học phổ thông (THPT) nói chung. Việc sử dụng khéo léo các bài tập thực tiễn trong dạy học phần kim loại và hợp chất sẽ góp phần làm tăng sự yêu thích môn học, phát triển NLVDKT hóa học của HS.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Từ các lý do trên tôi đã chọn đề tài:Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn phần kim loại trong dạy học Hóa học lớp 12để nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học ở trường THPT.

  1. Mô tả giải pháp
  2. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

            1.1. Định hướng chung của việc sử dụng bài tập hóa học hiện nay

Nhiều năm qua, việc xây dựng nội dung sách giáo khoa cũng như các loại sách bài tập tham khảo của giáo dục nước ta nhìn chung còn mang tính hàn lâm, kinh viện nặng về thi cử; chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp cho học sinh; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu của người học. Giáo dục trí dục chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức tự tôn dân tộc… Do đó, chất lượng giáo dục còn thấp, một mặt chưa tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được các ngành nghề trong xã hội. Học sinh còn hạn chế về năng lực tư duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp; kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao; khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế.

Trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có những cải cách lớn trong toàn nghành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở trường phổ thông nói riêng; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được thay đổi một cách hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, có hệ thống vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

 

 

 

1.2. Thực trạng sử dụng BTHH thực tiễn trong dạy học ở trường THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

            Tôi đã tiến hành xin ý kiến của 24 GV đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học và điều tra 247 HS lớp 12 ở các trường THPT Giao Thủy và THPT Giao Thủy B, THPT Quất Lâm trên địa bàn huyện Giao Thủy – Nam Định và thu được kết quả sau:  

Với giáo viên

Bảng 1.1. Tần suất giáo viên sử dụng bài tập hoá học có nội dung thực tiễn trong dạy học hóa học ở trường THPT

  Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Kết quả 3/ 24 7/24 14/24 0/24
Tỉ lệ (%) 12,5% 29,2% 58,3% 0,0 %

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Bảng 1.2: Kết quả sử dụng bải tập có nội dung thực tiễn ở các dạng bài lên lớp

  Nghiên cứu bài mới Ôn tập,
luyện tập
Thực hành Kiểm tra
Kết quả 10/24 17/24 3/24 18/24
Phần trăm 41,7% 70,8% 12,5% 75,0%

 

Bảng 1.3: Ý kiến của GV về sự cần thiết sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn

  Cần thiết

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

 

Không cần thiết Ý kiến khác
Kết quả 24/24

 

0 0
Phần trăm 100% 0 0

 

Bảng 1.4: Kết quả tìm hiểu nguyên nhân của việc ít hoặc không đưa bài tập thực tiễn vào trong dạy học hóa học đối với giáo viên THPT.

Nguyên nhân Số GV Phần trăm
Tài liệu không sẵn có 15/24 62,5%
Mất nhiều thời gian tìm kiếm, biên soạn 18/24 75,0%
Thời gian tiết học hạn chế 3/24 12,5%

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Với học sinh

Bảng 1.5:  Kết quả điều tra học sinh về tần suất sử dụng BTHH thực tiễn

Câu hỏi Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không

bao

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

giờ

1. Mức độ quan tâm đến BTHH có nội dung thực tiễn. 49,8% 22,7% 13,4% 14,1%
2. Tần suất liên hệ giữa kiến thức đã lĩnh hội được vào trong đời sống hàng ngày. 5,7% 16,6% 70,4% 7,3%
3. Khả năng tìm ra được những mâu thuẫn giữa những kiến thức lí thuyết học được với những hiện tượng xảy ra trong thực tế. 4,9% 19,8% 55,1% 20,2%
4. Mức độ thường xuyên hỏi thầy cô giáo các câu hỏi, BTHH gắn với thực tiễn. 0% 24,7% 39,3% 36,0%
5. Trong giờ học có thí nghiệm hoặc các buổi thực hành, các em có thường chú ý quan sát thí nghiệm và tìm ra được sự mâu thuẫn với các kiến thức lý thuyết đã học được không? 14,6% 30,8% 49,0% 5,6%
6.Trong giờ học, khi thầy cô đặt câu hỏi hoặc ra bài tập, em có thường làm gì?
– Tập trung suy nghĩ tìm lời giải cho câu hỏi, bài tập và xung phong trả lời. 12,1%
– Trao đổi với bạn, nhóm bạn để tìm câu trả lời tốt nhất. 32,8%
– Chờ câu trả lời từ phía các bạn và giáo viên. 55,1%

 

– Đánh giá kết quả điều tra

            Qua số liệu ở các bảng trên, chúng tôi nhận thấy:

– 100% GV đều nhận thấy được tầm quan trọng của bài tập thực tiễn đối với việc phát triển năng lực cho HS. Tuy nhiên, mức độ sử dụng những bài tập này trong giảng dạy chưa cao (41,7%). Nguyên nhân của việc này được các GV giải thích do các tài liệu về bài tập hóa học thực tiễn còn chưa nhiều, việc biên soạn những bài tập thực tiễn mất nhiều thời gian.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

– Kiến thức thực tiễn GV khai thác còn nghèo nàn, bài tập chưa có sự phân dạng cụ thể, kiến thức đưa vào còn chưa có hệ thống, do đó HS vận dụng vào thực tiễn còn chậm.

– Nhìn chung, những mâu thuẫn mà HS tìm được trong các tình huống, các vấn đề thường là mâu thuẫn giữa lí luận với lí luận là chính, còn việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn còn hạn chế (24,7%) nên HS vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyết học được với thực tế xung quanh các em (22,3%).

– Thói quen tìm hiểu những hiện tượng trong cuộc sống của HS chưa được hình

thành, sự trao đổi, đặt câu hỏi với GV còn ít (24,7%). Từ đó hình thành tư tưởng ỷ lại chờ câu trả lời từ phía GV và các bạn (55,5%).

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

– Đa số HS được hỏi đều quan tâm, hứng thú với những bài tập thực tiễn(72,5%). Khi được giao những bài tập thực tiễn về nhà các em rất chăm chỉ tìm hiểu, nghiên cứu để giải các bài tập đó.

Kết quả trên cho thấy việc xây dựng được một hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn  rất có ý nghĩa, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông.

  1. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

2.1. Cơ sở lí luận của đề tài

2.1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực cho HS THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

2.1.1.1.  Khái niệm năng lực

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố tháng 7/2017: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.[2, tr36]

2.1.1.2. Năng lực đặc biệt của  môn Hóa học

Theo chương trình giáo dục tổng thể, NL bao gồm NL chung và NL chuyên môn (NL cốt lõi) và NL đặc biệt của môn học. Trong đó năng lực cốt lõi là NL cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.Và NL đặc biệt là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kĩ năng sống,… nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Mục tiêu chung của việc giảng dạy hóa học trong nhà trường phổ thông là HS tiếp thu kiến thức về những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các đối tượng hóa học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc hiểu các khái niệm cơ bản của hóa học, về các chất, sự biến đổi các chất, công nghệ hoá học, môi trường và con người và các ứng dụng của của chúng trong tự nhiên và kĩ thuật. NL đặc biệt của môn Hoá học ở trường phổ thông gồm [1, tr.50-53]:  

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học:

+Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học.

+ Năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

+ Năng lực sử dụng danh pháp hóa học.

Năng lực thực hành hóa học:

+Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an toàn.

+ Năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng TN và rút ra kết luận.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

+ Năng lực xử lý thông tin liên quan đến TN.

– Năng lực tính toán hóa học:

+ Tính toán theo khối lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.

+ Tính toán theo mol chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

+ Tìm ra được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với các phép toán học.

+Vận dụng các thuật toán để tính toán trong các bài toán hóa học.
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

+ Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập môn hóa học. Phân tích được tình huống trong học tập môn hóa học.

+ Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa học.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

+ Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề đã phát hiện.

+ Lập được kế hoạch để giải quyết một số vấn đề đơn giản.

+ Thực hiện được kế hoạch đã đề ra có sự hỗ trợ của GV.

Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

+ Có năng lực hệ thống hóa kiến thức.

+ Năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn.

+ Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn để các lĩnh vực khác nhau.

+ Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

2.1.1.3. Đánh giá năng lực

Đánh giá theo năng lực chủ yếu là đánh giá đầu ra nên quá trình đánh giá tập trung thu thập và phân tích các thông tin để có thể đánh giá được năng lực của HS so với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, GV cẩn sử dụng nhiều hình thức và nhiều công cụ để việc đánh giá theo năng lực đảm bảo tính khách quan. Có thể sử dụng các phương pháp dưới đây để đánh giá sự phát triển năng lực [, tr. 61-62]:

– Đánh giá qua hồ sơ

– Đánh giá qua quan sát

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

– Đánh giá đồng đẳng

– Tự đánh giá

– Đánh giá quá trình

– Đánh giá thực

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

2.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức

2.1.2.1. Khái niệm về năng lực vận dụng kiến thức

Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn là khả năng chủ thể vận dụng tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú,… để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn có liên quan đến hóa học.”

2.1.2.2. Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các biểu hiện của NLVDKT hóa học vào thực tiễn của HS THPT được mô tả như sau [1, tr 56]:

– HS có khả năng hệ thống hóa được các kiến thức. NL này có các mức độ thể hiện: Hệ thống hóa, phân loại được kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.

– HS có khả năng phân tích, tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Các mức độ thể hiện của NL này gồm: Định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.

– HS có khả năng phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau. NL này thể hiện ở việc: Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

– HS có khả năng phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích. Năng lực này được thể hiện: Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức của các môn khoa học khác.

– Khả năng độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn. Mức độ thể hiện của NL này là: Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề; Có NL hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề đó.

Như vậy, NLVDKT được mô tả thông qua 5 năng lực thành phần và có các mức độ thể hiện cụ thể của mỗi năng lực.

2.1.2.3. Những biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Khi nghiên cứu về tầm quan trọng và các thành tố của NLVDKT, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển cho HS NLVDKT như sau:

– GV cần trang bị cho cho HS hệ thống kiến thức cơ bản, vững vàng, sâu sắc về các khái niệm, các định luật, các tính chất, các quy luật…

– Đưa ra các tình huống để HS vận dụng kiến thức theo các cấp độ từ dễ đến khó, tăng cường các tình huống gắn liền với bối cảnh cụ thể (thực tiễn đời sống,  thí nghiệm thực hành), tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi yêu cầu HS sử dụng kiến thức nhiều bài, nhiều lĩnh vực, câu hỏi tích hợp.

– Rèn cho HS khả năng biết tự đặt ra vấn đề, giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết vấn đề, không thỏa mãn với những cái có sẵn, luôn luôn tìm ra cách giải quyết mới trong cả những dạng bài tập quen thuộc cũng chính là rèn khả năng độc lập suy nghĩ, tăng tính sáng tạo cho HS.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

– Thông qua việc hướng dẫn HS ra đề, tự giải và tự kiểm định kết quả. Tích cực liên hệ giữa các kiến thức lý thuyết với các hiện tượng thực tiễn, các vấn đề liên quan trong thực tiễn đời sống và sản xuất, NLVDKT của HS sẽ phát triển.

– Khuyến khích HS lập nhóm, cùng tìm hiểu, nghiên cứu một số vấn đề mang tính thực tế, cấp thiết: lập kế hoạch, thực nghiệm, báo cáo kết quả (dù thành công hay thất bại)

2.1.3. Bài tập hóa học

2.1.3.1. Khái niệm về bài tập hóa học

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Bài tập hóa học (BTHH) là những những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định.

Câu hỏi là những bài làm mà trong quá trình hoàn thành chúng, HS phải tiến hành một hoạt động tái hiện. Trong các câu hỏi, GV thường yêu cầu HS phải nhớ lại nội dung của các định luật, quy tắc, khái niệm, trình bày lại một mục trong sách giáo khoa,…còn bài toán là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, HS phải tiến hành một hoạt động sáng tạo gồm nhiều thao tác và nhiều bước.

2.1.3.2. Ý nghĩa của bài tập hóa học [5,  tr 23]

Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, BTHH có ý nghĩa và tác dụng rất to lớn trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy học (PPDH) hiệu quả.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

– Bài tập hóa học giúp HS hiểu sâu hơn và làm chính xác hoá những khái niệm HH; đồng thời mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động phong phú không làm nặng nề khối lượng kiến thức của HS.

– Sử dụng BTHH giúp HS ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học một cách chủ động tích cực.

– BTHH giúp HS thường xuyên rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo về hóa học (sử dụng ngôn ngữ hóa học, lập công thức, cân bằng phương trình hóa học; các tính toán đại số: giải phương trình và hệ phương trình; kĩ năng nhận biết các hóa chất…)

– BTHH là phương tiện cơ bản nhất để HS rèn luyện NLVDKT, đặc biệt là vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất, bảo vệ môi trường, biến kiến thức đã tiếp thu được thành kiến thức của mình.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

– Giúp HS phát triển các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo.

– Là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS.

– Giáo dục đạo đức; tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học.

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

 

Các thầy cô cần file word liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

One response to “SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn phần kim loại trong dạy học Hóa học lớp 12”

  1. thut Avatar

    ad cho e xin file word vs ạ
    e xin cảm ơn rất nhiều

Leave a Reply to thut Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *