Vận dụng tư duy dồn chất giải toán hiđrocacbon
1.5. Vận dụng tư duy dồn chất giải toán hiđrocacbon.
I. Lý thuyết
+ Xét bài toán về hỗn hợp chứa nhiều hidrocacbon và H2 trong đó có một mối liên hệ ngầm nào đó.
+ Bản chất của dồn chất: Là biến một hỗn hợp phức tạp khó xử lý về hỗn hợp đơn giản dễ xử lý. Ở cấp độ bài toán về hidrocacbon các bạn sẽ chưa cảm nhận được nhiều về sức mạnh của tư duy này. Tuy nhiên, sức mạnh của nó thật sự đáng sợ khi chúng ta áp dụng cho các bài toán khó sau này. Với khuôn khổ của các dạng toán hidrocacbon tôi chỉ xin giới thiệu qua để các bạn có sự làm quen nhất định.
+ Hướng giải chung của các bài toàn dạng này là phải nhìn ra được mối liên hệ ngầm giữa các chất để có sự liên hệ giữa các số mol.
+ Tùy thuộc vào mối liên hệ mà chúng ta có những hướng dồn hỗn hợp sao cho có lợi nhất (các bạn theo dõi qua các ví dụ sau)
II. Ví dụ minh họa
(Lời giải) Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm C4H4, C4H2, C4H6, C4H8 và C4H10. Tỉ khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 3,696. B. 1,232. C. 7,392. D. 2,464.
(Lời giải) Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 7,04 gam hỗn hợp X gồm CH4; C2H4; C3H4; C4H4 cần V lít khí O2 (đktc). Biết tỷ khối của X so với H2 là 17,6. Giá trị của V là:
A. 16,128 B. 19,04 C. 18,592 D. 19,712
(Lời giải) Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 14,48 gam hỗn hợp X chứa C3H6, C3H4, C4H8, C4H6 và H2 thu được 20,16 gam H2O. Mặt khác, nếu cho một ít bột Ni vào bình kín chứa hỗn hợp X trên rồi nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 là 18,1. Biết các chất trong X đều có mạch hở. Nếu sục toàn bộ Y vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:
A. 0,4 B. 0,1 C. 0,3 D. 0,2
(Lời giải) Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm H2, but-2-in, buta-1,3-đien, etilen. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 3,175m gam CO2. Cho 5,376 lít hỗn hợp X (đktc) qua dung dịch brom trong CCl4 dư có b gam brom phản ứng. Giá trị của b là
A. 41,24 B. 42,12 C. 43,18 D. 44,74
(Lời giải) Ví dụ 5: Hỗn hợp X gồm metan, propen và isopren. Đốt cháy hoàn toàn 2,688 lít khí X (đktc) cần dùng vừa đủ 0,565 mol O2 thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là?
A. 5,04 B. 6,30 C. 6,66 D. 7,20
III. Bài tập vận dụng
(Lời giải) Câu 1: Hỗn hợp X gồm metan, axetilen và propen có tỉ khối so với H2 là 13,1. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X sau đó dẫn sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 38 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
A. 21,72 gam B. 22,84 gam C. 16,72 gam D. 16,88 gam
(Lời giải) Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C4H2; C4H4; C4H6; C4H8; C4H10 thu được 9,18 gam H2O. Biết tỷ khối của X so với He bằng 13,7. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là:
A. 60 B. 118,2 C. 137,9 D. 70
(Lời giải) Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C4H2; C4H4; C4H6; C4H8 thu được 4,68 gam H2O. Biết tỷ khối của X so với H2 bằng 26,6. Số mol O2 cần để đốt cháy hoàn toàn X là:
A. 0,53 B. 0,56 C. 0,48 D. 0,62
(Lời giải) Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 5,44 gam hỗn hợp X gồm C4H4; C4H6; C4H8 thu được tổng khối lượng của H2O và CO2 là m gam. Biết tỷ khối của X so với H2 bằng 27,2. Giá trị của m là:
A. 24,42 B. 23,63 C. 23,36 D. 24,24
(Lời giải) Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 10,68 gam hỗn hợp X gồm C4H4; C4H6; C4H8 cần V lít khí O2 (đktc). Biết tỷ khối của X so với H2 là 26,7. Giá trị của V là:
A. 25,200 B. 20,9440 C. 29,680 D. 23,968
(Lời giải) Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp X gồm CH4; C2H4; C3H4; C4H4 bằng kí O2. Toàn bộ sản phẩm cháy thu được hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Biết tỷ khối của X so với H2 là 15,5. Giá trị của m là:
A. 25 B. 26 C. 27 D. 29
(Lời giải) Câu 7: Hỗn hợp X gồm: C4H4, C4H2, C4H6, C4H8, C4H10. Tỷ khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dung vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 1,232. B. 2,464. C. 3,696. D. 7,392.
(Lời giải) Câu 8: Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen, eten và propin có tỉ khối với hidro bằng 17. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 và 3,6 gam H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 25 B. 30 C. 40 D. 60
(Lời giải) Câu 9: Hỗn hợp X gồm etan, eten và axetilen có tỉ khối với hidro bằng 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là:
A. 125,4 B. 128,5 C. 140,6 D. 160,5
(Lời giải) Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 20,08 gam hỗn hợp X chứa C3H6, C3H4, C4H8, C4H6 và H2 thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là 89,84 gam. Mặt khác, nếu cho một ít bột Ni vào bình kín chứa hỗn hợp X trên rồi nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 là 20,08. Biết các chất trong X đều có mạch hở. Nếu sục toàn bộ Y vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:
A. 0,4 B. 0,1 C. 0,3 D. 0,2
(Lời giải) Câu 11: Hỗn hợp X gồm propin, propan và propilen có tỉ khối so với hiđro là 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 15,9 gam X, sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào bình đựng 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,8M thấy khối lượng bình tăng m gam và có a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 71,1 gam và 93,575 gam B. 71,1 gam và 73,875 gam
C. 42,4 gam và 63,04 gam D. 42,4 gam và 157,6 gam
(Lời giải) Câu 12: Hỗn hợp X gồm propan, propilen và propin có tỉ khối với hidro bằng 21. Đốt cháy hoàn toàn 10,4 mol X thu được CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là:
A. 59,4 B. 74,4 C. 69,6 D. 61,5
(Lời giải) Câu 13: Hỗn hợp X gồm: C5H12, C5H10, C5H8. Tỷ khối của X so với He là 17,4. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dung vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0,48 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 16,576. B. 17,92. C. 19,04. D. 20,608.
(Lời giải) Câu 14: Hỗn hợp X gồm etan, butan và propen có tỉ khối so với H2 là 23. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp X sau đó dẫn sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 190 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
A. 119,6 gam B. 126,8 gam C. 128,6 gam D. 131,1 gam
(Lời giải) Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 28,8 gam hỗn hợp X gồm C2H6; C3H6; C4H6; C6H6 bằng khí O2. Toàn bộ sản phẩm cháy thu được hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Biết tỷ khối của X so với He là 12. Giá trị của m là
A. 126,8 B. 123,6 C. 124,8 D. 129
(Lời giải) Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C3H6; C3H8; C3H4 thu được 11,7 gam H2O. Biết tỷ khối của X so với H2 bằng 21,25. Số mol O2 cần để đốt cháy hoàn toàn X là:
A. 0,925 B. 0,91 C. 0,82 D. 0,62
(Lời giải) Câu 17: Hỗn hợp X mạch hở gồm H2; C4H6; C2H4. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3m gam CO2. Cho 0,2 mol hỗn hợp X đi qua dung dịch Brom trong CCl4 dư có a gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 19,2 B. 24,0 C. 35,2 D. 16,0
(Lời giải) Câu 18: Hỗn hợp X mạch hở gồm H2, C2H4; C6H8; C4H6. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 1,125m gam H2O. Cho 0,5 mol hỗn hợp X đi qua dung dịch Brom trong CCl4 dư có a mol brom tham gia phản ứng. Giá trị của a là:
A. 1,5 B. 1,3 C. 1,6 D. 0,7
(Lời giải) Câu 19: Hỗn hợp X gồm metan, propen; isopren. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí X (đktc) cần dùng vừa đủ 1,8 mol O2 thu được nước và m gam CO2. Giá trị của m là:
A. 46,8gam B. 52,8gam C. 56,7gam D. 51,8gam
(Lời giải) Câu 20: Hỗn hợp X mạch hở gồm CH4; C5H8; C7H10. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp X (đktc) cần dùng vừa đủ 1,8 mol O2. Thu được m gam hỗn hợp CO2 và H2O giá trị của m là:
A. 96,8 gam B. 86,7 gam C. 98,1 gam D. 74,4 gam
(Lời giải) Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp X gồm CH4; C4H4; C3H4, cần V lít O2 (đktc), biết tỉ khối của X so với He là 7,75 giá trị của V là:
A. 26,88 B. 15,6 C. 33,6 D. 29,12
(Lời giải) Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp X gồm CH4; C4H4; C2H4; C3H4, cần V lít O2 ở (đktc), biết tỉ khối của X so với H2 là 15,2. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp CO2 và H2O giá trị của m là:
A. 78,8 gam B. 89,7 gam C. 66,4 gam D. 68,8 gam
(Lời giải) Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm CH4; C2H4; C3H4, cần V lít O2 ở (đktc), biết tỉ khối của X so với H2 là 12,5. Sau phản ứng thu được H2O và m gam CO2 giá trị của m là:
A. 26,4 gam B. 37,4 gam C. 30,8 gam D. 31,6 gam
(Lời giải) Câu 24: Hỗn hợp X gồm C4H4; C4H6; C4H8; C4H10. Tỉ khối của X so với H2 bằng 27,4. Đốt cháy hoàn toàn X cần dùng vừa đủ V lít O2 ở (đktc) thu được CO và 1,7 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 63,84 B. 67,2 C. 56 D. 71,68
(Lời giải) Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 30,4 gam hỗn hợp X chứa CH4, C2H4, C3H4, C4H6 và H2 thu được tổng số mol của H2O và CO2 là 5,4 mol. Mặt khác, nếu cho một ít bột Ni vào bình kín chứa hỗn hợp X trên rồi nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 là 7,6. Biết các chất trong X đều có mạch hở. Nếu sục toàn bộ Y vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:
A. 0,48 B. 0,58 C. 0,52 D. 0,62
(Lời giải) Câu 26: Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và C2H6 có tỉ khối so với hiđro là 13. Đốt cháy hoàn toàn 16,9 gam X, sau đó hấp thụ toàn bộ sảm phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là
A. 56,1 gam B. 62,2 gam C. 68,9 gam D. 62,9 gam
(Lời giải) Câu 27: Hỗn hợp X gồm C4H2, C4H4, C4H6 và C4H10 có tỉ khối so với He là 13,2. Đốt cháy hoàn toàn 26,4 gam X sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm của bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 236,4 gam B. 197 gam C. 394 gam D. 295,5 gam
(Lời giải) Câu 28: Hỗn hợp X gồm propin, propan và propen có tỉ khối so với hiđro là 21. Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam X, sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào bình đựng 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,8M thấy khối lượng bình tăng m gam và có a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 74,4 gam và 40 gam B. 68,2 gam và 40 gam
C. 68,2 gam và 52 gam D. 74,4 gam và 52 gam
(Lời giải) Câu 29: Hỗn hợp X gồm C4H2; C4H4; C4H6; C4H8 và C4H10 có tỉ khối với hidro bằng 27,1. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO2 và H2O với tổng số mol 1,42 mol. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là:
A. 45,48 B. 46,36 C. 39,64 D. 42,52
(Lời giải) Câu 30: Hỗn hợp X gồm C4H2; C4H4; C4H6; C4H8 và C4H10 có tỉ khối với hidro bằng 27,4. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ V lí O2 (đktc) thu được CO2 và H2O với tổng số mol 1,11 mol. Giá trị của V là:
A. 20,496 B. 21,168 C. 19,152 D. 19,824
Mời các thầy cô và các em xem thêm các bài toán về hiđrocacbon
- Bài toán nhiệt phân và cracking ankan
- Các bài toán đặc trưng về anken và ankin
- Bài toán cộng H2 Br2 vào hiđrocacbon không no mạch hở
- Vận dụng tinh tế công thức đốt cháy vào bài toán đốt cháy hỗn hợp hiđrocacbon
- Tư duy xếp hình cho cacbon trong bài toán hiđrocacbon
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa
- Phương pháp tư duy dồn chất xếp hình giải bài tập hóa học hữu cơ
- Tổng hợp bài tâp phương pháp dồn chất xếp hình
- 100 câu lý thuyết đếm hóa hữu cơ lớp 12 thi TN THPT
- 200 câu lý thuyết đếm hóa học lớp 12 có đáp án ôn thi TN THPT
- Tổng hợp kĩ thuật phương pháp giải bài tập peptit đầy đủ chi tiết
- Tổng hợp bài tập hữu cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Biện luận công thức phân tử muối amoni hữu cơ đầy đủ chi tiết
- Giải bài tập chất béo theo phương pháp dồn chất
- Tổng hợp 50+ bài tập chất béo có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập vô cơ hay và khó có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi môn hóa của bộ giáo dục từ năm 2007 đến nay
- Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
- Tổng hợp giáo án chủ đề STEM trong môn hóa học
- Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
- Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 1 môn hóa cả 3 khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 2 cả ba khối 10 11 12
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 12 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 môn hóa học
- Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 môn hoá học
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 10
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 11
- Tổng hợp các chuyên đề hóa học lớp 12
- Tổng hợp 23 phương pháp giải bài tập môn hóa học
- Tư duy NAP về tính bất biến của kim loại
- Tư duy NAP về tính bất biến của hỗn hợp chứa hợp chất
- Tư duy NAP đi tắt đón đầu kết hợp với các định luật bảo toàn
- Tư duy NAP phân chia nhiệm vụ H+
- Vận dụng linh hoạt và liên hoàn các định luật bảo toàn
- Bài toán vận dụng tư duy điền số điện tích có lời giải chi tiết
- Bài toán khử oxit kim loại bằng H2 CO hoặc C có lời giải chi tiết
- Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối có lời giải chi tiết
- Bài toán kim loại tác dụng với axit HCl H2SO4 có lời giải chi tiết
- Lý thuyết và bài tập kim loại tác dụng với axit HNO3 có lời giải chi tiết
- Lý thuyết và bài tập điện phân có lời giải chi tiết
- Bài toán đồ thị cơ bản trong hóa học có lời giải chi tiết
- Bài toán đồ thị nâng cao có lời giải chi tiết
- Bài toán CO2 SO2 tác dụng với dung dịch kiềm có lời giải chi tiết
- Bài toán nhỏ từ từ H+ vào dung dịch HCO3- và CO32- có lời giải chi tiết
- 30+ bài toán nhiệt nhôm có lời giải chi tiết
- Bài toán hỗn hợp Na K Ca Ba và oxit tác dụng với nước có lời giải chi tiết
- Bài toán hỗn hợp Al Na K Ca Ba tác dụng với nước có lời giải chi tiết
- Bài toán hỗn hợp kết tủa của BaCO3 và Al(OH)3 có lời giải chi tiết
- Các dạng toán nâng cao về sắt và các hợp chất của sắt có lời giải chi tiết
- Bài toán liên quan tới phản ứng Fe2+ tác dụng với Ag+ có lời giải chi tiết
- Bài tập tổng hợp hóa học vô cơ 12 có lời giải chi tiết
Mình xin tài liệu. Xin cảm ơn
Mình nhận thấy tài liệu bạn rất hay. mình muón có file
cho mình xin tài lệu này với ạ
Mình tài liệu với ạ