dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap vào giảng dạy và nâng cao khả năng tự học môn Tiếng Anh cho học sinh THCS

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy Mindmap vào giảng dạy và nâng cao khả năng tự học môn Tiếng Anh cho học sinh THCS

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa với
mục tiêu sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội
nhập với cộng đồng quốc tế, do đó việc học Tiếng Anh, với tư cách là môn
ngoại ngữ, là môn văn hóa cơ bản không thể thiếu của chương trình giáo dục
phổ thông. Đây là chìa khóa cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để
tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa
dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế. Việc
họcTiếng Anh hiện nay đòi hỏi người học phải phát triển tốt các kỹ năng Nghe,
Nói, Đọc, Viết để Tiếng Anh thực sự trở thành phương tiện giao tiếp có hiệu
quả. Việc xây dựng được một hình ảnh có tính hệ thống, thể hiện mối liên hệ
giữa các kiến thức sẽ mang lại nhiều thuận lợi về các mặt như ghi nhớ, phát triển
nhận thức, tư duy, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo cao là cần thiết và quan
trọng.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nếu chỉ dạy học sinh bằng cách
ghi chép thông thường theo cách học truyền thống thì rất nhiều học sinh
không có hứng thú học hoặc nếu học cũng sẽ quên rất nhanh những từ vựng, ngữ
pháp,nội dung trọng tâm của bài đã học trên lớp. Vì vậy, bản thân tôi đã mạnh
dạn viết đề tài: “Sử dụng Sơ đồ tư duy Mindmap vào giảng dạy và nâng cao
khả năng tự học môn Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS”.
Bộ môn tiếng Anh là một bộ môn khó và tương đối khô khan đối với
học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới, hiểu và nắm được nội dung chủ
đề của bài đọc, đặc biệt là các em tìm thấy khó để học thuộc hết từ vựng
bằng hình thức ghi chép, thậm chí các em đã thuộc và hiểu bài nhưng chỉ sau đó
một vài ngày là lại quên hết. Vì thế nhiều học sinh ít có hứng thú và thụ động
trong giờ học.Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để mang lại cho học trò những bài
học thật thú vị, mới mẻ, kích thích sự ham học, tính chủ động của các em từ
khá giỏi đến yếu kém, làm sao sau mỗi bài học không chỉ học sinh khắc sâu
kiến thức, ấn tượng, nhớ mãi mà còn giúp các em tự tin, chủ động dần lên.
Nếu coi mỗi phương pháp học Tiếng Anh là một hình thái nghệ thuật.
Thì sơ đồ tư duy (SDTD) Tiếng Anh là một trong những hình thái sáng tạo
nhất. Sơ đồ tư duy đã được công nhận tính hiệu quả trong rất nhiều lĩnh vực.
Tất nhiên sẽ không ngoại lệ với việc học Tiếng Anh. Chúng ta cũng biết hiện
nay trên thị trường học liệu cũng có nhiều ấn phẩm về sơ đồ tư duy, các ấn
phẩm này cũng đã lựa chọn các chủ đề, chủ điểm thân thuộc, gắn liền với thực
tế, nhưng để bán sát từng bài, từng phần hay từng khối lớp thì chưa có. Quan
2
trọng hơn là người giáo viên cần tìm hiểu và hướng dẫn các em có thể tự tạo
sơ đồ tuy duy để tổng hợp kiến thức, không chỉ bộ môn Tiếng Anh mà các
môn học khác. Bên cạnh đó giúp các em tích hợp các môn học trong chương
trình giáo dục phổ thông.Với sơ đồ tư duy, tôi có thể vận dụng trong bất cứ giai
đoạn nào của một bài học, lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh tham gia, làm
cho các em hứng thú với môn học này và đặc biệt còn kích thích được sự tư
duy, tính tò mò, khả năng tìm tòi mở rộng kiến thức của các em. Điều này là rất
cần thiết và quan trọng bởi vì không nên dạy cho trẻ em những gì chúng phải
suy nghĩ, mà dạy cho chúng cách suy nghĩ. Phương pháp này nhằm mục đích
giúp giáo viên và học sinh chuyển từ phương pháp dạy, học truyền thống sang
phương pháp dạy, học sử dụng sơ đồ tư duy; rèn luyện cho học sinh kĩ năng
thuyết trình, và tự nghiên cứu từ đó giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học
Tiếng Anh và kết quả học tập sẽ có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó có thể áp dụng
được cho nhiều môn học phù hợp với các đối tượng tương ứng.
II/ MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1/ Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến
Thực tế môi trường học ngôn ngữ ở các trường THCS hiện nay chưa đáp
ứng được những yêu cầu của môn học, chưa kể là ở các điểm trường miền núi,
miền đồng bằng.
– Việc dạy từ và cấu trúc câu còn nặng theo phương pháp cũ, nên chưa kích
thích khơi dậy ý thức tự học ở các em. Hơn nữa số lượng từ vựng và mẫu câu
ngày càng tăng lên và khó hơn theo từng đơn vị bài học, điều này dẫn đến tâm lý
nhiều em ngại học, sợ học.
– Số lượng học sinh trong một lớp còn đông so với yêu cầu của một lớp học
ngôn ngữ, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học, cũng như giúp
giáo viên có thể theo dõi quá trình phát triển các kỹ năng của học sinh.
– Trang thiết bị đáp ứng cho mô hình trường học mới còn sơ sài, càng chưa đảm
bảo kiện thuận lợi cho môi trường học ngoại ngữ.
Do đó việc sử dụng đa dạng các phương thức dạy học và sử dụng một cách
linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung của bài, phù hợp với đối tượng học sinh,
đồng thời kết hợp với các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập
của các em, giúp các em học tập đạt kết quả là điều nhiều giáo viên đang trăn
trở.
3
2/ Mô tả giải pháp khi có sáng kiến
2.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học tích cực sử dụng “Sơ đồ tư duy” là phương
pháp khá mới được áp dụng ở tất cả các cấp học nhưng nó mới chỉ dừng lại ở
dạng đơn giản với các chủ đề thông dụng, các lĩnh vực như dạy từ vựng theo
chủ điểm, hay tóm tắt các chủ đề trong chương trình. Chính vì phạm vi sử dụng
còn hạn chế như vậy nên trong đề tài này tôi đã cố gắng nghiên cứu, áp dụng
sơ đồ tư duy trong từng phần riêng biệt của một số bài cụ thể trong chương
trình Tiếng Anh lớp 7, 8 mà tôi đang giảng dạy.
2.2 Các phương pháp nghiên cứu
Để viết đề tài này, bản thân đã tích lũy kinh nghiệm trong quá trình
dạy học dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp; tham khảo các trang web, bài
viết hay nói về lợi ích của SĐTD. Bên cạnh đó, bản thân đã tích cực tham khảo
những tài liệu viết về vấn đề đổi mới PPDH của ngành; tham khảo các bài viết
về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy; nghiên cứu tài liệu (sách giáo
khoa và bài tập môn tiếng Anh lớp 7,8, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ
năng môn Tiếng Anh THCS, quan sát, đánh giá, so sánh và tổng hợp tình hình,
kết quả học tập của học sinh sau các tiết dạy có sử dụng sơ đồ tư duy.
2.3 Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới
A/ Quá trình ra đời và phát triển của sơ đồ tư duy
Được biết sơ đồ tư duy là con đẻ của ngài Tony Buzan, là một tác gia, nhà
tâm lý học, sinh năm 1942 tại Luân Đôn. Ông là tác giả của hơn 92 đầu sách
trong đó hầu hết đều được dịch ra trên 30 thứ tiếng và xuất bản rộng rãi trên 125
quốc gia và vùng lãnh thổ. Phương pháp sơ đồ tư duy này của ngài đã được áp
dụng vào trong các lĩnh vực thông tin, số liệu, mà phải kể đến đó là ngành giáo
dục, giúp cho hàng trăm triệu người trên thế giới tiết kiệm được thời gian cũng
như có thể ghi nhớ nhanh chóng.
Ưu điểm:
• Nhìn vào tổng thể sơ đồ sẽ thấy nổi bật rõ những tiêu đề chính, làm cho ta
dễ dàng xác định các dữ liệu cần tìm nhanh chóng
• Hệ thống các thông tin có sự gắn kết với nhau dẫn ra một ý nghĩa tường
tận, những ý càng quan trọng, lưu ý sẽ càng nằm gần ý chính
• Thị giác sẽ trở nên nhạy bén với các khái niệm then chốt
• Khi cần thiết dễ dàng tìm kiếm thông tin, ôn tập và ghi nhớ cũng trở nên
dễ dàng hơn
• Nếu thông tin bị thiếu có thể thêm nhánh trực tiếp vào sơ đồ tư duy,
nhưng vẫn đảm bảo được tính khách quan dễ nhìn dễ hiểu
4
• Với mỗi một bản đồ sẽ có những màu sắc hay các trình bày khác nhau, từ
đó dễ phân biệt trong quá trình làm việc
• Có thể tận dụng triển khai trên máy tính qua đó phát triển khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin bằng các phương pháp nhập liệu máy tính, hay sử
dụng khả năng Mỹ thuật đơn giản là đã có thể tạo ra được sơ đồ tư duy.
Nhắc đến thi cử quả là một vấn đề đau đầu, nhức óc của nhiều bạn học
sinh sinh viên, khi phải tiêu thụ một khối lượng lớn những thông tin cũng như
kiến thức và bài tập. Không kể những bạn siêng năng chép tập vở đầy đủ, thì có
những bạn vẫn lơ mơ mặc dù ngày thi cận kề. Cầm những bản photo mà không
có cảm giác chỉ cảm thấy chán ngán vì quá nhiều không thể nhồi nhét vào được.
Giải pháp để khắc phục tình trạng này là ngay từ đầu năm cần lập ra một hệ
thống sơ đồ cụ thể, trong đó gồm những ý chính và các nhánh rẽ. Mỗi ngày học
dành ra khoảng 5 phút để xây dựng trình bày thêm vào sơ đồ tư duy, và sau đó
cứ đến những ngày ôn tập chỉ cần mở ra với một trang gói gọn đầy đủ thông tin
cần thiết quả là một cách hiệu quả để ghi nhớ.
B/ Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một dạng lược đồ phân nhánh thể hiện sự
phân tích một chủ đề, thông thường từ tổng quan đến chi tiết. Phương pháp này
tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não dưới dạng một phương tiện ghi
chép đầy sáng tạo. Một sơ đồ tư duy sẽ kết hợp từ ngữ và hình ảnh để trình bày
kiến thức một cách tổng quan, tóm tắt và dễ ghi nhớ nhất.
a. Cấu tạo của sơ đồ tư duy
• Chủ đề chính là vấn đề phân tích ( điểm trung tâm)
• Các nhánh con triển khai ý phân tích (nhánh)
• Từ khóa
• Hình ảnh minh họa
• Các liên kết
• Màu sắc phân biệt, kích cỡ các nhánh thể hiện chức năng (nhánh lớn,
nhánh nhỏ)
Trong mindmap có hai yếu tố chính bao gồm:
+ Điểm trung tâm: Đây chính là ý tưởng lớn mà chúng ta đang tìm hiểu,
nằm ở trung tâm sơ đồ tư duy. Đây chính là điểm nút, nơi các “nhánh” tỏa ra
khắp nơi.
+ “Nhánh”: Chính là những đường thẳng nối điểm trung tâm tới những ý
tưởng nhỏ hơn. Từ các nhánh lớn, người thiết lập bản đồ tư duy có thể trỏ ra
những “nhánh” nhỏ hơn, làm rõ nội dung của các đường nhánh lớn.
Ngoài việc sử dụng chữ và các đường kẻ nối nhau trong mindmap, bạn
hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh minh họa cho các đường nhánh và điểm nút
5
trung tâm. Càng trực quan bao nhiêu, bản đồ tư duy của bạn lại càng trở nên
hiệu quả và phát huy sức mạnh của nó lên bấy nhiêu.
b. Các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả
Bước 1: Thiết lập ý tưởng trung tâm
Ý tưởng trung tâm, hay còn gọi là điểm nút trung tâm, chính là xuất phát
điểm của mọi mindmap. Nó biểu hiện cho chủ đề trọng tâm mà bạn đang muốn
khám phá và tìm hiểu.
Ví dụ: Unit 1- My hobbies- English 7
Trong mindmap, điểm nút trung tâm thường được biểu diễn bằng một
hình tròn, hoặc hình vuông có đoạn text thể hiện nội dung của ý tưởng đó.
Bước 2:Tạo các nhánh con
Từ điểm nút trung tâm, ta tạo ra những đường nhánh nhỏ, thể hiện những
ý tưởng nhỏ bổ trợ cho điểm nút trung tâm.
Từ điểm nút trung tâm là My hobbies, có rất nhiều những khía cạnh liên quan tới
nó, như cycling, taking photos, cooking, bird watching, gardening, skating,…
Mỗi khía cạnh, ta vạch ra một nhánh con từ điểm trung tâm là My hobbies.
Bước 3: Mở rộng sơ đồ tư duy
Trong mỗi nhánh con, ta lại mở rộng thêm những nhánh con nhỏ tách từ
nhánh lớn bên trên.
MY HOBBIES
MY HOBBIES
skating cycling
taking
photos
cooking
bird
gardening watching
6
Ví dụ, từ nhánh nhỏ skating của điểm trung tâm My hobbiess ta có thể phát triển
ra những nhánh nhỏ khác, như with my friends, with my brother.
Bước 4: “Tô màu” cho sơ đồ tư duy
Để mindmap của bạn trở nên trực quan, sinh động và dễ tiếp thu hơn, bạn
nên tô màu riêng biệt cho các nhánh của bản đồ tư duy. Ví dụ, trong
mindmap My hobbies, nhánh cycling và các nhánh nhỏ của nó được tô màu đỏ,
nhánh taking photos được tô màu xanh , và tương tự như vậy cho tất cả các
nhánh còn lại.
MY HOBBIES
skating cycling
taking
photos
cooking
bird
watching
gardening
with my friends
with my
brother
MY
HOBBIES
skating cycling
taking
photos
cooking
bird
watching
gardening
with my friends
with my brother
7
C/ Vận dụng sơ đồ tư duy
a.Vận dụng bản đồ tư duy trong công việc
Trong quá trình làm việc, bạn gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành
và ý tưởng trong công việc. Thêm vào đó, lượng công việc thì nhiều, mà bạn
không biết nên bắt đầu từ đâu, sắp xếp các thứ tự sao cho khoa học và hiệu quả.
Với mindmap, trước tiên, bạn hoàn toàn có thể hình thành ý tưởng độc đáo từ
một ý tưởng lớn chung. Thứ tự công việc cũng sẽ được sắp xếp một cách khoa
học và đơn giản, khi các đầu công việc được liên kết với nhau tuần tự và chi tiết
thông qua các điểm nút và đường nhánh trong bản đồ tư duy.
b. Vận dụng bản đồ tư duy trong giải quyết vấn đề
Trước tiên, mindmap giúp con người ta tìm ra nguyên nhân của vấn đề
thông qua hình ảnh trực quan. Sau đó, người ta dùng các “nhánh” tư duy nhỏ
hơn để đào ra gốc rễ của vấn đề. Sự hiểu biết tường tận và sâu xa bản chất của
vấn đề giúp con người ta giải quyết chúng một cách đúng đắn.
c.Ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập
Chỉ tiếp nhận lượng kiến thức khổng lồ hàng ngày qua các con chữ là một
điều “bất khả thi” với bất kỳ ai. Bản đồ tư duy sẽ công cụ hỗ trợ đắc lực cho
chúng ta trong việc tiếp thu kiến thức học tập. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy,
việc tiếp thu kiến thức qua hình ảnh trực quan thường dễ dàng hơn việc tiếp thu
kiến thức qua con chữ đơn thuần.
D/ 4 lợi ích khi ứng dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống và công việc
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống, công việc và học tập hàng
ngày có thể đem lại cho bạn những lợi ích bất ngờ.
a. Tìm ra bản chất của vấn đề
Với mindmap, bạn có thể tìm ra nguyên nhân của vấn đề mà mình không
tài nào tìm ra với phương thức tư duy thông thường. Bản chất mọi vấn đề đều có
sự liên kết chặt chẽ với nhau. Khi bạn trực quan hóa nó, tự khắc những vấn đề
cốt lõi sẽ dần dần hiện ra.
b. Nâng cao hiệu suất làm việc
Khi nhóm các đầu công việc vào với nhau, bạn có thể thực hiện chúng
theo trình tự khoa học học nhất có thể. Điều này không chỉ giúp công việc của
bạn trở nên gọn gàng, tuần tự, mà còn giúp hiệu suất làm việc của bạn được cải
thiện một cách đáng kể.
c. Tiếp thu tốt lượng kiến thức khổng lồ
Khi nhìn kiến thức với khối lượng lớn, được sắp xếp một cách lộn xộn,
học sinh thường có xu hướng nản không muốn tiếp thu. Khi chúng được nhóm
lại, chúng trở nên đơn giản tới lạ thường. Việc mindmap lại hệ thống kiến thức
giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận chúng hơn.
8
d. Phát triển tư duy sáng tạo
Thông qua những hình vẽ trực quan, chúng ta không còn bị gò bó qua
những con chữ, con số khô khan hay những mẫu câu, cấu trúc phúc tạp. Mọi
việc dường như vượt xa mọi khuôn khổ cho phép. Giờ đây, học sinh dễ dàng tìm
cho mình những ý tưởng mới lạ, khám phá những chân trời mới qua sự liên kết
của những ý tưởng lớn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều ấn phẩm sử dụng
minmap trên các lĩnh vực: Toán, Lý, Văn, Sử…..ở lĩnh vực Ngoại ngữ lại càng
phổ biến hơn vì nó rất hữu ích trong việc tiếp cập lĩnh vực này, tuy nhiên không
phải ở bài học nào trong chương trình học của học sinh cũng đều có cả, hơn nữa
các ấn phẩm này mới chỉ dừng lại ở phần học từ vựng còn các kỹ năng khác của
môn học Ngoại ngữ thì vẫn chưa được áp dụng. Mặt khác, những ấn phẩm này
sẽ không thể giúp học sinh phát huy khả năng vận dụng kiến thức, khả năng tìm
tòi nghiên cứu.
9
Để tạo ra một minmap khá đơn giản, chúng ta có thể hai chất liệu đơn
giản là giấy và bút, hay phấn và bảng, cao hơn chút nữa chúng ta có thể sử
dụng những công cụ vẽ mindmap đa nền tảng lại hoàn toàn miễn phí với mọi
người dùng trên máy tính. Có rất nhiều phần mềm vẽ mindmap như: Coggle,
Mandly, Draw.io, Mandmup, Stormboard, SimpleMind….Mỗi phần mềm có
những tính năng ưu việt của nó, tùy thuộc vào yêu cầu công việc của người
dùng, nhưng với đối tượng là học sinh chúng ta có thể hướng dẫn học sinh sử
dụng các ứng dụng đơn giản, để các em vừa tích hợp các môn học với bộ môn
Tin học, Mỹ thuật.
Bản thân tôi thường dùng các tính năng có sẵn trên máy tính để tạo ra sơ
đồ tuy duy cũng như là hướng dẫn học sinh tự tạo ra sơ đồ tư duy. Đó là chúng
ta vào Insert trong thanh công cụ, click chuột vào Shapes sau đó chọn biểu
tượng theo ý thích của chúng ta để làm điểm trung tâm, tiếp đó vẫn trong Shapes
chúng ta chọn Lines để tạo nhánh. Tính năng tô màu cũng có sẵn trên máy tính,
chúng ta click chuột vào nhánh cần tô màu, tiếp đến vào Page Layout chọn Page
color, cuối cùng là chọn màu, khi đó chúng ta đã có một sơ đồ tư duy rất thẩm
mỹ.
10
Ngoài ra các bạn cũng có thể hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tơ duy với
phần mềm Coggle. Với phần mềm này sau phút đăng nhập vào Coggle, chúng ta
sẽ chỉ cho học sinh thấy nhận rằng vẽ bản đồ tư duy chưa bao giờ đơn giản và dễ
dàng đến như vậy. Template của Coggle đã chứa sẵn điểm trung tâm và các nút
để chúng ta thêm các “nhánh” xung quanh. Việc của chúng ta là chỉ cần nhấn
vào nút, Coggle sẽ tự động đặt đường nhánh sao cho dễ nhìn và trực quan nhất
có thể.
Ví dụ: Unit 2- English 8
Hay với phần mềm Xmind, chúng ta chỉ việc lên Google, ấn Xmind và tải
phần mềm xuống, đây cũng là phần mềm hoàn toàn miễn phí. Đặc điểm của
phần mềm này trên nó có các thanh công cụ để chúng ta thêm bớt nhánh chính,
nhánh phụ, sau đó nhập nội dung vào .
Ví dụ: Unit 11- Looking back – part 2- English 8
11
Ví dụ: Unit 4 – A closer lool 1- part 3- English 7
Với các phần mềm này sau khi làm xong giáo viên có thực hiện thêm một
số thao tác đó là lưu lại hoặc dùng các phím chức năng để chụp lại sơ đồ tư duy
và dùng chèn vào bài giảng powerpoint của mình. Các thao tác này được hướng
dẫn rất chi tiết trên Google, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh thực hiện
các thao tác này, để các em thực hành trong các tiết Tin học của mình. Hoạt
động này đã kích thích khả năng tìm tòi, khám phá của rất nhiều học sinh, hướng
các em đến những hoạt động tích cực trong học tập.
E. Lợi ích của sơ đồ tư duy trong học Tiếng Anh
Được mệnh danh là công cụ vạn năng cho bộ não, sơ đồ tư duy Tiếng
Anh sẽ giúp học sinh khai thác tối đa năng lực ghi nhớ. Đây có thể coi là chìa
khóa giải bài toán hóc búa khi học ngoại ngữ. Điều tuyệt vời là học sinh sẽ có
được cái nhìn tổng quan về kiến thức song song với khả năng ghi nhớ tỉ mỉ. Học
sinh có thể dễ dàng tạo một sơ đồ tư duy bằng phần mềm chuyên dụng hoặc bút
và giấy. Cùng khám phá sơ đồ tư duy Tiếng Anh với từ vựng, ngữ pháp, cách
học để chinh phục Tiếng Anh theo cách thật sáng tạo mà siêu hiệu quả.
F. Tự tạo sơ đồ tư duy học Tiếng Anh hiệu quả cho chính mình
Một sơ đồ tư duy học Tiếng Anh là công cụ mang tính chiến lược giúp
học sinh xây dựng lộ trình học tập. Sử dụng sơ đồ, học sinh sẽ có cái nhìn tổng
quan về việc học Tiếng Anh. Hệ thống hóa các vấn đề liên quan để có chiến
lược học tập hiệu quả nhất. Ngay khi bắt đầu môn học chúng ta có thể giúp học
sinh nên triển khai sơ đồ với các nhánh chính. Mục tiêu học là gì? (giao tiếp,
học thuật,…), Phương pháp học như thế nào?, Học ở đâu?, Tài liệu học tập gồm
những gì? Tùy vào trình độ hiện tại của học sinh để thiết lập các nội dung cần
thiết và thêm vào những điểm lưu ý riêng.
12
a. Những nguyên tắc cơ bản để học hiệu quả với sơ đồ tư duy
Không có một khuôn mẫu cố định cho việc tạo lập sơ đồ tư duy Tiếng
Anh. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài nguyên tắc cơ bản để phát huy tối đa hiệu
quả của công cụ quyền lực này.
• Đảm bảo tính thẩm mỹ. Nên sử dụng nhánh cong cho các ý tưởng, ghi chú nội
dung rõ ràng
• Phân biệt rõ ràng nhánh chính, nhánh phụ
• Sử dụng từ khóa cho mỗi nhánh
• Mã hóa bằng màu sắc cho các nhánh

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

Các thầy cô cần file liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN luận văn luận án O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *