dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tổ chức thực hành một số vấn đề liên quan Cách nhận nhanh hàn the trong thực phẩm

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tổ chức thực hành một số vấn đề liên quan Cách nhận nhanh hàn the trong thực phẩm

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

  1. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Trước tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong nước cũng như trên thế giới hiện nay, Đảng và Nhà nước đã định hướng xây dựng đất nước ta phát triển theo con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sau gần 40 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã thu được những thành quả nhất định song cũng tồn tại một số vấn đề trong phát triển kinh tế, phát triển xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe của con người…

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong quá trình phát triển đất nước, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu phải thực hiện hiện nay đặc biệt là với học sinh phổ thông. Để làm được điều đó, một nhiệm vụ quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học.

Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy thì đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, đòi hỏi học sinh phải có được năng lực thực hành, vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường rèn năng lực thực hành, theo hướng tích hợp, liên môn.

Như chúng ta đã thấy “Thực phẩm bẩn” hiện nay đang là một vấn đề đặc biệt quan trọng ở nước ta hiện nay. Thực phẩm bẩn rất đa dạng: từ nuôi trồng sử dụng các chất cấm như chất tăng trọng, chất tạo nạc, chất trừ sâu, chất kích thích, hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn dư; sử dụng phụ gia thực phẩm độc hại chẳng hạn như hàn the không đúng quy định trong quá trình chế biến để làm tăng hương vị, có màu, tạo hình dáng đẹp, dễ dàng chế biến bảo quản,… Hàng ngày chúng ta có thể bắt gặp thường xuyên những bản tin về thực phẩm bẩn. Thậm chí, nhiều gia đình để khắc phục tình trạng này còn tự trồng rau để sử dụng. Tuy nhiên đó cũng chỉ là khắc phục 1 phần, chúng ta vẫn phải mua bán thực phẩm bên ngoài. Việc xác định thực phẩm có đảm bảo an toàn hay không là công việc rất khó khăn. Mỗi  phép kiểm nghiệm chỉ đánh giá được 1 vài chất cấm, trong khi số lượng mặt hàng rất đa dạng, số lượng rất lớn. Đây là những vấn đề lớn, rất khó khăn, chúng ta chưa thể giải quyết được triệt để.

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Xuất phát từ những lí do trên tôi đã tiến hành viết sáng kiến: Vận dụng kiến thức liên môn để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tổ chức thực hành một số vấn đề liên quan “Cách nhận nhanh hàn the trong thực phẩm”

 

II.   Mô tả giải pháp:

  1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

Trong những năm gần đây Sở GD&ĐT luôn quan tâm, hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Những buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn về thiết bị dạy học đã giúp mỗi giáo viên có được các kĩ năng thực hành cần thiết. Bên cạnh đó, các trường THPT đặc biệt là các trường chuyên hàng năm luôn được đầu tư đổi mới về trang thiết bị. Ngoài ra, môn Hóa học với đặc thù là môn học có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, nên việc áp dụng dạy học tích hợp liên môn kết hợp với thực hành là rất khả thi. Thực tế cho thấy, để thiết kế và tiến hành được một bài dạy theo hướng này có hiệu quả thì giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức.

2.   Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

Nội dung sáng kiến gồm các nội dung chính sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương II: PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN Chương III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Chương IV: KẾT QUẢ

 

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

I.1.1.   Khái niệm dạy học tích hợp liên môn

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng  cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc  học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội.

Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục Công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống…

I.1.2.   Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo

 

viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương  pháp dạy học hiện nay, vai trò của 2 giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.

Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

I.1.3.   Bố trí giáo viên giảng dạy

Trong thời gian đầu, các tổ/nhóm chuyên môn thảo luận, phân công giáo viên phối hợp thực hiện hoặc có thể tham mưu để hiệu trưởng lựa chọn phân công giáo viên có điều kiện thuận lợi nhất thực hiện. Thông qua việc triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn và qua sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên giúp nhau tự bồi dưỡng để những  năm học sau mỗi giáo viên có thể đảm nhận nhiều phân môn trong một môn học tích hợp.

I.1.4.   Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn

  1. Xác định nội dung dạy học tích hợp liên môn: Tuy có mối liên hệ với nhau nhưng chương trình các môn học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành có tính độc lập tương đối, được thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học trước là cơ sở của những kiến thức được học sau. Vì thế, một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải. Không những thế, thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, đôi khi thuật ngữ được dùng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh. Để khắc phục những khó khăn đó, trong khi chưa có chương trình mới, cần phải rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.

Căn cứ vào nội dung kiến thức và các ứng dụng của chúng trong thực tiễn để xác định tên chủ đề sao cho phù hợp, thể hiện được nội dung tích hợp liên môn.

 

  1. Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề:
  • Trình bày về nội dung kiến thức thuộc chương trình các môn học được dạy học tích hợp trong chủ đề; nêu rõ yêu cầu cần đạt; tên bài (tiết), thời lượng phân phối chương trình hiện hành và thời điểm dạy học theo chương trình hiện hành.
  • Phương án/kế hoạch dạy học môn học sau khi đã tách riêng phần nội dung kiến thức được dạy học theo chủ đề đã xây dựng.
  • Trình bày nội dung dạy học trong chủ đề; phân tích về thời lượng và thời điểm thực hiện chủ đề trong mối liên hệ phù hợp với chương trình dạy học các môn học liên quan;
  • Trình bày ý tưởng/câu hỏi của chủ đề nhằm giải quyết một vấn đề nào đó để qua đó học sinh học được nội dung kiến thức liên môn và các kĩ năng tương ứng đã được tách ra từ chương trình các môn học nói trên, có thể là vấn đề theo nội dung dạy học hoặc vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn.
  • Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề trong dạy học các môn học liên quan/hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực, phẩm chất của học
  1. Mục tiêu của chủ đề
  • Về kiến thức: Trình bày về nội dung kiến thức mà học sinh sẽ học được thông qua chủ đề (chỉ trình bày những kiến thức sẽ được đánh giá).
  • Về kĩ năng: Trình bày về những kĩ năng của học sinh được hình thành thông qua thực hiện các hoạt động học theo chủ đề (chỉ trình bày những kĩ năng sẽ được đánh giá). Sử dụng động từ hành động để ghi các loại kĩ năng và năng lực mà học sinh được phát triển qua thực hiện chủ đề.
  • Về thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học theo chủ đề đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của học
  • Các năng lực chính hướng tới: Học sinh được học thông qua thực hành, sáng tạo và tạo ra sản phẩm học tập có ý nghĩa cho bản thân; có thể thiết kế, xây dựng, sáng tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một việc nào đó. Các năng lực đọc, viết, toán học, khoa học… được phát triển trong việc tạo ra sản phẩm học tập.
  1. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề: Mô tả rõ sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành về nội dung và hình thức thể hiện (bài báo báo, bài trình chiếu, tập tranh ảnh, video, mô hình, vật thật, dụng cụ thí nghiệm, phần mềm…); nêu rõ tên và yêu cầu của sản phẩm cùng với tiêu chí đánh giá sản phẩm.

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

I.1.5.   Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn

  1. Xây dựng kế hoạch dạy học:

Trong chương trình hiện nay, những nội dung kiến thức được đề cập đến ở hai hay nhiều môn học được điều chỉnh theo hai hướng: chỉ dạy kiến thức đó trong một môn học và bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến các môn còn lại đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế, không dạy lại ở các môn khác; tách những kiến thức có liên quan ra khỏi các môn học, xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. Theo định hướng đó, để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn, các tổ/nhóm chuyên môn và nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện.

 

Hoặc xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Các thầy cô cần file word liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ