Đề thi HSG lớp 10 môn hóa trường THPT DT Nội Trú N’Trang Lơng Đắk Lắc Năm 2022 2023
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN
Câu 1:
Câu 1.1 (2,0 điểm). Tổng số hạt proton, nơtron, electron của phân tử XY3 bằng 196; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Cũng trong phân tử XY3 số proton của X ít hơn số proton của Y là 38.
a) Tìm XY3.
b) Phân tử XY3 dễ dàng đime hóa để tạo thành chất Q. Viết công thức cấu tạo của Q.
c) Viết phản ứng xảy ra khi cho hỗn hợp KIO3 và KI vào dung dịch XY3.
Câu 1.2 (2 điểm):
A, B, C là ba kim loại kế tiếp nhau trong cùng một chu kì (theo thứ tự từ trái sang phải trong chu kì) có tổng số khối trong các nguyên tử chúng là 74.
a. Xác định A, B, C. (1 điểm)
b. Hỗn hợp X gồm (A, B, C). Tiến hành 3 thí nghiệm sau: (1) hoà tan (m) gam X vào nước dư thu đựơc V lít khí; (2) hoà tan (m) gam X vào dung dịch NaOH dư thu được 7V/4 lít khí ; (3) hoà tan (m) gam X vào dung dịch HCl dư thu được 9V/4 lít khí. Biết các thể tích khí đều được đo ở đktc và coi như B không tác dụng với nước và kiềm.
Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong X? (1 điểm)
Đáp án và thang điểm câu 1:
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
1.1 | 2,0 | |
a) Gọi số proton và nơtron của X, Y lần lượt là PX; NX; PY; NY. Theo giả thiết ta có hệ: Þ Þ PX = 13; PY = 17 + Vậy X là Al và Y là Cl Þ XY3 là AlCl3. | 1,5 | |
b) AlCl3 đime hóa thành Al2Cl6(Q) có công thức cấu tạo như sau: | 0,25 | |
c) KIO3 + 5KI + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3I2 + 6KCl | 0,25 |
Câu 1.2 | 2,0 | |
a | 1,0 | |
Gọi Z1 là số electron của nguyên tử A Số electron của nguyên tử B, C lần lượt là Z1+1, Z1+2 Gọi N1, N2, N3, lần lượt là số nơtron của nguyên tử A, B, C | 0,125 | |
Vì tổng số khối của các nguyên tử A, B, C là 74 nên ta có phương trình: (Z1+N1) + (Z1+1+N2) + (Z1+2+N3) = 74 (1) | 0,125 | |
Mặt khác ta có: Đối với các nguyên tố hóa học có ta luôn có: . Thay vào (1) ta có: | 0,125 | |
(Z1+Z1) + (Z1+1+Z1+1) + (Z1+2+Z1+2) 74 6Z1 68 Z1 11,3 (*) | 0,125 | |
(Z1+1,5Z1) + (Z1+1+1,5Z1+1,5) + (Z1+2+1,5Z1+1,5.2) 74 7,5Z1 68 Z1 8,9 (**) | 0,125 | |
Từ (*) và (**) ta suy ra Với Z1 là số nguyên Z1 = 9; 10; 11 | 0,125 | |
Mà A, B, C là các kim loại Z1 = 11 (Na) | 0,125 | |
Vậy A, B, C lần lượt là các kim loại Natri (Na); Magie (Mg); Nhôm (Al) | 0,125 | |
b | 1,0 | |
Ta có nhận xét: Vì thể tích khí thoát ra ở thí nghiệm (2) nhiều hơn ở thí nghiệm (1) chứng tỏ ở thí nghiệm (1) nhôm phải đang còn dư. Và sự chênh lệch thể tích khí ở thí nghiệm (1) và (2) là do Al dư ơ thí nghiệm (1). Chênh lệch thể tích khí ở thí nghiệm (2) và (3) là do Mg | 0,125 | |
Ta có các phản ứng xảy ra ở cả 3 thí nghiệm: ở thí nghiệm (1) và (2): 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (1*) 2Al + 2 NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 (2*) ở thí nghiệm (3) : 2Na + 2HCl 2NaCl + H2 (3*) 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (4*) Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (5*) | 0,25 | |
Giả sử số mol khí thoát ra ở thí nghiệm (1) là x thì số mol khí thoát ra ở các thí nghiệm (2) và (3) lần lượt là 7x/4 và 9x/4 Vì ở thí nghiệm (1) Al dư nên NaOH hết nên ta cộng (1*) với (2*) ta có: 2Na + 2Al + 4H2O 2NaAlO2 + 4H2 số mol Na bằng ½ số mol H2 ở thí nghiệm (1) = x/2 | 0,125 | |
Xét thí nghiệm (2) ta có: Số mol Na = x/2 suy ra số mol H2 do Na sinh ra bằng x/4 Tổng số mol H2 là 7x/4 Suy ra số mol H2 do Al sinh ra là (7x/4) – (x/4) = 3x/2 số mol Al = x | 0,125 | |
Số mol Mg bằng số mol khí chênh lệnh của thí nghiệm (2) và (3) Suy ra số mol Mg = (9x/4)-(7x/4) = x/2 | 0,125 | |
Như vậy trong hỗn hợp X gồm có các kim loại với tỉ lệ mol là: Na: Mg: Al = 1:2:1 Suy ra % khối lượng của mỗi kim loại trong X là: %mNa = = 22,77 (%) %mMg = = 23,76 (%) %mAl = 53,47% | 0,25 |
Câu 2: (4 điểm)
2.1 (1,4 điểm) Electron có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử nguyên tố A được xếp vào phân lớp để có cấu hình là. Oxit cao nhất của nguyên tố B ứng với công thức, hợp chất khí với hiđro của nócó chứa 1,2345% H về khối lượng.
a) Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn và cho biết tính chất hóa học cơ bản của chúng.
b) Giải thích sự hình thành liên kết giữa A và B.
2.2 (1 điểm) Cho các phân tử và ion sau: và . Hãy viết công thức
Lewis, cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm, dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion nói trên, đồng thời sắp xếp các góc liên kết trong chúng theo chiều giảm dần. Giải thích.
2.3 (1,6 điểm) Xác định sản phẩm và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
Đáp án và thang điểm câu 2:
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
2.1 | a) • Cấu hình electron đầy đủ của A: (STT:19) • Vị trí của A: STT:19 Chu kì :4 Nhóm:IA • Tính chất hóa học cơ bản của K: – K là kim loại điển hình – Hóa trị cao nhất với oxi là 1, công thức oxit cao nhất là và hiđroxit tương ứng là KOH – là oxit bazơ và KOH là bazơ mạnh (bazơ kiềm) • Công thức hợp chất khí với hiđro của B là BH. Ta có: B là Br • Cấu hình electron của Br (Z = 35): (STT:35) Vị trí của Br: STT:35 Chu kì:4 Nhóm:VIIA • Tính chất hóa học cơ bản của Br: – Br là phi kim điển hình. – Hóa trị cao nhất với oxi là 7, công thức oxit cao nhất là và hiđroxit tương ứng là (hay ) – Hóa trị với hiđro là 1, công thức hợp chất khí với hiđro là – là oxit axit và là axit rất mạnh b) Giải thích sự hình thành liên kết: Các ion và được tạo thành có điện tích trải dấu, hút nhau tạo nên liên kết ion trong phân tử KBr. | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,2 0,2 |
2.2 | lai hóa lai hóa sp lai hóa dạng góc dạng đường thẳng dạng góc Trong, trên N có 1 electron không liên kết, còn trong trên N có một cặp electron không liên kết nên tương tác đẩy mạnh hơn Góc trong nhỏ hơn trong Vậy góc liên kết: | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
2.3 | +8/3 +7 +3 +2 a) +2 +6 +3 +3 b) +2 -1 +7 +3 0 +2 c) +3 0 +6 -2 d) | 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 |
O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi
Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại
Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa