dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

Đề thi hsg môn hóa lớp 11 tỉnh Quảng Bình vòng 1 năm 2023 2024

Đề thi hsg môn hóa lớp 11 tỉnh Quảng Bình vòng 1 năm 2023 2024

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH   ĐỀ CHÍNH THỨC            SỐ BÁO DANH: …………KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2023-2024 VÀ CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN DỰ THI CHỌN HSG QUỐC GIA NĂM HỌC 2024-2025 Khoá ngày 02 tháng 4 năm 2024 Môn thi: HOÁ HỌC   BÀI THI THỨ NHẤT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 02 trang và 05 câu

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; S=32; Cl=35,5; K=39; Fe=56; Br=80; Ag=108; Ba=137.

Câu 1. (2,0 điểm)

1. Hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng sau (nếu có).

2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau (nếu có). Các chất hữu cơ được viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn.

a) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch FeCl3.

b) Sục khí Cl2 vào dung dịch KI dư.

c) Hoà tan Cu(OH)2 trong ethylene glycol.

d) Cho 3-methylbutan-2-ol qua dung dịch H2SO4 đặc, 180oC (chỉ viết phương trình tạo sản phẩm chính).

e) Cho ít vụn Cu vào dung dịch chứa đồng thời KNO3 và HCl.

f) Sục khí CO2 vào dung dịch C6H5ONa.

Câu 2. (2,0 điểm)

1. Dung dịch X gồm Na2S 0,02M; KI 0,06M; Na2SO4 0,03M. Tính pH của dung dịch X.

Cho biết: H2S có pKa1 = 7,02 và pKa2 = 12,9; HSO4 có pKa = 2.

2. Cho các số liệu nhiệt động học sau:

ChấtCO2(g)H2O(g)CH4(g)
fH0298 (kJ.mol-1)-393,5-241,8-74,9
Cp (J.K-1­. mol-1)373335

a) Tính biến thiên enthalpy ở điều kiện chuẩn của phản ứng sau:

CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g)

b) Tính biến thiên enthalpy của quá trình sau trong điều kiện không đẳng nhiệt ở 1 bar         (xem nhiệt dung của các chất không phụ thuộc vào nhiệt độ).

CH4(g, 298K) + 2O2(g, 298K) → CO2(g, 498K) + 2H2O(g, 498K)

3. Cho khí NOCl vào bình kín, thực hiện phản ứng 2NOCl(g) ⇌ 2NO(g) + Cl2(g) ở 300oC. Khi hệ đạt đến trạng thái cân bằng thấy áp suất trong bình là 1,5 atm. Biết hiệu suất của phản ứng là 30%. Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng ở 300oC.

Câu 3. (2,0 điểm)

1. X là hydrocarbon thơm có 120 < M < 180. Đốt cháy hoàn toàn m gam X sinh ra m gam H2O. Biết X tác dụng với Br2 có chiếu sáng thu được dẫn xuất monobromine duy nhất Y, đun nóng X với dung dịch KMnO4 dư đến phản ứng hoàn toàn thu được chất hữu cơ Z. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

2. Hydrocarbon X có công thức phân tử là C8H6. Khi thay thế hết các nguyên tử H linh động trong phân tử X bằng những nguyên tử Ag thu được Y có chứa 76,6% khối lượng Ag. Xác định các công thức cấu tạo có thể có của X, Y.

3. Cho 4 hợp chất hữu cơ sau: neopentane, butan-1-ol, 1-methoxypropane (methyl propyl ether), pentane. Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn và sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất trên, giải thích ngắn gọn.

Câu 4. (2,0 điểm)

1. Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe bằng 290 ml dung dịch HNO3 (dư), chỉ thu được khí NO và dung dịch Y không chứa muối ammonium. Để tác dụng hết với các chất trong Y cần 250 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được kết tủa. Lọc lấy kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 32,03 gam chất rắn Z. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 đã dùng.

2. Có 4 lọ hóa chất mất nhãn được kí hiệu là A, B, C, D. Mỗi lọ đựng một trong các dung dịch HCl, NaHSO4, BaCl2, NaHSO3. Để xác định hóa chất trong mỗi lọ, người ta tiến hành các thí nghiệm và thấy hiện tượng như sau: Cho dung dịch A vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Cho dung dịch B hay D vào dung dịch C đều thấy có bọt khí không màu, mùi hắc thoát ra. Cho dung dịch D vào dung dịch A thì không thấy hiện tượng gì. Hãy biện luận để xác định hóa chất đựng trong các lọ A, B, C, D. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

3.  Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba, BaO (trong đó oxygen chiếm 6% về khối lượng) vào nước dư thu được 400 ml dung dịch Y và 0,06 mol khí. Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và HBr 0,5M thu được 400 ml dung dịch Z có pH = 12. Xác định giá trị của m. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 5. (2,0 điểm)

1. Giá trị hằng số tốc độ của phản ứng bromine hóa một vài dẫn xuất stilbenes được cho trong bảng dưới đây: Hãy giải thích sự khác nhau về giá trị hằng số tốc độ trong các trường hợp trên. 2. Biểu diễn các đồng phân lập thể có cùng công thức cấu tạo sau: CH3-CH=CH-CHCl-CH=CH-CH3. 3. Trình bày tóm tắt cơ chế của các phản ứng sau:    

——————–HẾT———————–

O2 Education gửi các thầy cô link download đề thi

Các thầy cô có thể xem thêm nhiều đề thi hsg của các tỉnh khác tại

Tổng hợp đề thi hsg lớp 10 môn hoá học

Tổng hợp đề thi hsg lớp 11 môn hóa học

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts
Tư Vấn App Học Ngoại Ngữ
Phần Mềm Bản Quyền
Chat Ngay