dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt đề bài thi dưới dạng sơ đồ để định hướng và giải nhanh các bài tập khó giúp học sinh ôn thi THPT Quốc gia

SKKN Hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt đề bài thi dưới dạng sơ đồ để định hướng và giải nhanh các bài tập khó giúp học sinh ôn thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao

Mục lục

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Trang

I.      Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến……………………………………………………………… 1
II.       Mô tả giải pháp…………………………………………………………………………………………………… 2
1.  Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến……………………………………………………………… 2
1. 1.Quá trình giảng dạy môn hóa học hiện nay………………………………………………….. 2
1.   2.Quá trình giảng dạy tại trường THPT Lý Nhân Tông…………………………………. 2
2.                Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến…………………………………………………………. 3
2.1.      Vấn đề cần giải quyết…………………………………………………………………………………… 3
2.2.      Chỉ ra tính mới…………………………………………………………………………………………….. 3
2.3.      Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ……………………………………. 4
2.4.  Cách thức thực hiện và các điều kiện để áp dụng giải pháp………………………… 4
2.5.  Hệ thống bài tập áp dụng phương pháp sơ đồ hóa đề

……………………………………………………………………………………………………………………………….5

2.6.      Khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mới và mang lại lợi ích thiết thực      25
2.7.      Mở rộng khả năng áp dụng………………………………………………………………………… 25
III.       Hiệu quả của sáng kiến đem lại………………………………………………………………………… 26
3.1.     Hiệu quả về kinh tế…………………………………………………………………………… 26
3.2.     Hiệu quả về mặt xã hội……………………………………………………………………… 26
IV.       Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền………………………………………….. 27
CÁC PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………. 28

 

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I.  Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.

Trong phần mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm “đột phá chiến lược” đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo (GDĐT); phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Cũng theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa 13: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Do đó để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, thay vì chỉ thiên về “dạy cái” cần chú trọng hơn về “dạy cách“, từ chủ yếu quan tâm giúp học sinh “học cái gì” chuyển sang quan tâm hơn về “học như thế nào“, bản lĩnh và năng lực sáng tạo của giáo viên được khẳng định qua khả năng hướng dẫn tự học, tự tổng hợp và lắp ráp kiến thức theo hướng logic nhất, tự mình làm chủ kiến thức dẫn đến làm chủ cuộc sống.

Cùng với sự phát triển như vũ bão của truyền thông (tivi, báo mạng, điện thoại thông minh…) đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, phụ huynh và học sinh dễ dàng nắm bắt được hướng phát triển của thời đại để chọn lựa những nghề nghiệp theo xu hướng và sở thích của con em mình. Tuy nhiên vẫn còn có hệ lụy là số trường đại học nhiều, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, phải làm không đúng với năng lực đào tạo gây nên nhiều hoang mang, dẫn đến nhiều học sinh buông xuôi, Tuy vậy còn nhiều học sinh muốn cố gắng vươn lên đạt điểm thật cao để vào trường ưng ý ra trường có việc làm theo năng lực và sở thích của mình. Vấn đề đặt ra là làm thế nào góp phần biến ước mơ của các em thành hiện thực, giáo viên không thể làm hộ, thi hộ vậy thì cần phải giúp các em định hướng, có phương pháp làm bài sao cho nhanh nhất, hiệu quả nhất đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Từ quá trình giảng dạy chúng tôi nảy ra sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt đề bài thi dưới dạng sơ đồ để định hướng và giải nhanh các bài tập khó giúp học sinh ôn thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao”, đồng thời tạo uy tín cho bản thân và thương hiệu của Nhà trường.

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
II.   Mô tả giải pháp
  1. Mô tả giải pháp trước khi có sáng kiến.
    • Quá trình dạy học hóa học hiện nay. Thuận lợi:
      • Được sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục đã có những biện pháp và hình thức chỉ đạo các Sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng đào tạo cán bộ giáo viên thông qua các cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật, thiết kế đồ dùng học tập stem, các lớp tập huấn chuyên môn, giúp các thầy cô nâng cao nghiệp vụ.

Riêng với giáo dục Nam Định nhiều năm liền chúng ta tự hào là vùng đất học, mảnh đất  tuy nghèo nhưng luôn dẫn đầu phong trào học cả nước với tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và đỗ vào các trường đại học lớn cao, vì vậy việc tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng dạy và học là vô cùng cấp thiết.

  • Các trường được đầu tư trang thiết bị đầy đủ, có phòng học chuyên môn, thí nghiệm, thực hành, ngoại khóa đa dạng phong phú.
  • Nhìn chung các em học sinh đều có ý thức trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, mong muốn được tiếp thu và làm chủ kiên thức khoa học.

Khó khăn:

  • Tuy các em học sinh khi lựa chọn khối học đều đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập rõ ràng, có phương pháp học tập riêng. Nhưng hóa học vừa là môn phải có sự cần mẫn, lại vừa phải tư duy logic thì việc học như thế nào để đạt kết quả cao cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Việc nắm chắc các phương pháp giải nhanh thôi chưa đủ, cần phải có sự vận dụng linh hoạt mới có thể hoàn thành tốt bài thi của mình.
  • Kĩ năng vận dụng linh hoạt và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp giải nhanh còn gặp nhiều lúng túng, tiến hành thực hành của học sinh còn chưa tốt.
  • Tỉ lệ học sinh đạt điểm tuyệt đối và thủ khoa của bộ môn ở các trường chưa nhiều trên địa bàn tỉnh.
1.2.  Qúa trình giảng dạy môn hóa học tại trường THPT Lý Nhân Tông.

Về cơ sở vật chất nhà trường đã có: đầy đủ phòng học, phòng chuyên môn cho từng môn học, trang thiết bị được đầu tư mua sắm mới, sử dụng có hiệu quả, đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình nên các thầy cô luôn mang trong mình sự tâm huyết, tấm lòng yêu nghề, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ cho đồng nghiệp những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống cũng như trong công tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa phương nói riêng và cả  nước nói chung.

 

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Về phía học sinh, tuy số lượng học sinh chưa nhiều, chất lượng đầu vào chưa cao, chưa ổn định, và đa số các em đều ở xa trường. Nhưng phần lớn các em đã xác định được mục tiêu học tập, từ một lớp chọn ban khoa học tự nhiên do nhà trường lựa chọn đến nay đã có thêm 2 lớp/ khối do bản thân các em lựa chọn để xác định khối thi và trường thi theo ước muốn.

Do vậy trong những năm đầu giảng dạy cho học sinh thi đại học, cao đẳng và thi học sinh giỏi chúng tôi chỉ giám tập trung vào những kiến thức cơ bản, có sử dụng các phương pháp giải nhanh nhưng cũng chỉ áp dụng với những bài tập ở mức độ vận dụng thấp. Bắt đầu từ khóa học sinh 2016 – 2019, thì đây là khóa học được đánh giá cao hơn những khóa học trước, nên chúng tôi có sự đầu tư về chuyên môn, về thời gian và lựa chọn các phương pháp dạy học yêu cầu phải có tư duy logic, khoa học thì đến năm học 2018 – 2019 này, chất lượng thi ở trường và chất lượng thi học sinh giỏi đã có chuyển biến tích cực.

Các em cũng tham gia đầy đủ, nhiệt tình và có hiệu quả những hoạt động của nhà trường và của Sở giáo dục phát động (thi làm đồ dùng học tập stem, khoa học kĩ thuật). Đó là minh chứng cho sự tiến bộ, là niềm động viên, an ủi giúp các thầy, cô có niềm tin, có động lực xây dựng những hoạt động giáo dục hay và hiệu quả.

2.  Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
2.1.  Vấn đề cần giải quyết.

Do địa bàn huyện có nhiều trường có uy tín lâu năm lại gần nhau nên hầu hết các em học khá và giỏi đều có tư tưởng vào trường lớn, sau đó mới nghĩ đến những trường mới thành lập. Vậy nên làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh đỗ đại học, học sinh giỏi gây uy tín với nhân dân, nâng cao chất lượng của nhà trường là vấn đề trăn trở của Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn. Do đó năm học 2018 – 2019 các tổ nhóm chuyên môn nói chung, nhóm Hóa học nói riêng luôn bám sát tư tưởng chỉ đạo, cố gắng đầu tư chuyên  môn, để nâng cao thành tích cho học sinh giỏi, học sinh thi THPT Quốc gia (cả tốt nghiệp và đại học).

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
2.2.  Tính mới của giải pháp.

Phương pháp dạy học bằng sơ đồ đã phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm, cặp. Người thầy có vai  trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu bài tập tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập

 

của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững.

2.3.  Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ.

Nếu chỉ hướng dẫn học sinh học một chiều tức là chỉ vận dụng phương pháp giải nhanh cơ bản thì chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của các đề thi hiện nay. Bài tập ở mức vận dụng đã bắt đầu có sự phân hóa học sinh, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc tất cả các kiến thức lý thuyết, vận dụng linh hoạt các dạng bài tập, các phương pháp giải mới có thể làm được trong thời gian nhanh nhất. Vì vậy phương pháp tóm tắt đề bài dưới dạng sơ đồ sẽ giúp các em định hướng dạng bài tập, định hướng phương pháp giải, dự đoán sản phẩm, đồng thời không cần phải viết quá nhiều phương trình hóa học hoặc xác định công thức cụ thể của một chất (chỉ cần xác định được ion có trong dung dịch). Như vậy chắc chắn sẽ rút ngắn thời gian làm bài và tính toán chính xác nhất.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
2.4.  Cách thức thực hiện và điều kiện áp dụng giải pháp.

Bước 1: Giáo viên hệ thống lại các phương pháp giải bài tập, yêu cầu học sinh vận  dụng nhuần nhuyễn các phương pháp, cũng như tự học tất cả kiến thức lí thuyết trong chương trình (tập trung hóa học 11 và 12 ban cơ bản).

Cụ thể :

Về mặt lý thuyết: Bài tập mức vận dụng trong các đề tham khảo và đề minh họa thường gặp: Tính chất hóa học của hỗn hợp kim loại kiềm, hỗn hợp kim loại kiềm và nhôm, phương pháp điều chế kim loại (nhiệt luyện, điện phân), bài tập về hỗn hợp chứa ion H+, NO-3 phản ứng với kim loại mạnh như Mg, Al…thường tạo ion NH4+. Dãy hoạt động hóa học của kim loại với chủ yếu là bài tập xác định sản phẩm, thứ tự phản ứng của Fe (khi nào tạo muối Fe2+, khi nào tạo muối Fe3+)… Với hóa học hữu cơ chủ yếu là dạng bài tập về hỗn hợp este đơn hoặc đa chức tạo bởi axit và ancol, bài tập xác định công thức peptit hoặc đốt cháy peptit.

Về mặt phương pháp: Học sinh phải nắm vững các phương pháp sau:

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

+ Phương pháp bảo toàn nguyên tố: Trong một phương trình số mol của nguyên tố được bảo toàn.

Ví dụ: nH2SO4 = nH2; nH2SO4 = nH2O; nAl = 2nAl2O3….

+ Phương pháp bảo toàn khối lượng (BTKL): Tổng khối lượng của các chất tham gia = Tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng.

Ví dụ: aA + bB → cC + dD

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Áp dụng BTKL: mA + mB = mC + mD.

 

+ Phương pháp bảo toàn điện tích: ∑n. điện tích (+) = ∑n. điện tích (-) (chỉ lấy giá trị đại số)

Ví dụ: Dung dịch A có x mol Na+, y mol Ba2+, a mol NO3-, b mol Cl-. Biểu thức biểu   diễn

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

mối liên hệ giữa x, y, a, b là: x + 2y = a + b

+ Phương pháp bảo toàn electron:

∑n.e (chất khử nhường)= ∑n. e (chất oxi hóa nhận).

+ Phương pháp qui đổi: Áp dụng với bài tập với nhiều chất có mối liên hệ với nhau.

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập, hướng dẫn cách làm và cho học sinh  vận dụng theo nhóm cá nhân, sau đó lên thuyết trình và giảng lại trước lớp.

Bước 3: Học sinh thảo luận phương pháp học tập, vận dụng và giảng giải cho nhau. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận.

2.5.  Hệ thống bài tập vận dụng phương pháp sơ đồ hóa đề bài

Dạng 1: Bài tập hỗn hợp kim loại kiềm, kiểm thổ, nhôm và hợp chất của chúng: (Ví dụ trong đề minh họa 2018 và 2019)

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, Na, K2O và BaO vào nước, thu được 500 ml dung dịch Y chứa 0,6 mol KOH và 6,72 lít khí H2. Trộn 500 ml dung dịch Y với 500 ml dung dịch gồm HCl 0,8M và H2SO4 0,5M thu được 1 lít dung dịch có pH = 13 và dung dịch có 23,3 g kết tủa. Giá trị của m là

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ
  1. 22,45. B. 24,68. C. 42,20.                    D. 44,9.
Hướng dẫn học sinh vận dụng thực hiện:

 

Hoặc xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

 

Các thầy cô cần file word liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa

SGK, sách ôn thi, sách tham khảo giá rẻ


Comments

One response to “SKKN Hướng dẫn học sinh phân tích và tóm tắt đề bài thi dưới dạng sơ đồ để định hướng và giải nhanh các bài tập khó giúp học sinh ôn thi THPT Quốc gia”

  1. Phương Avatar
    Phương

    Xin vui lòng cho em xin bản đầy đủ để học tập áp dụng ạ, xin chân thành cảm ơn quý thầy cô rất nhiều.

Leave a Reply to Phương Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *