dàn âm thanh hội trường, âm thanh lớp học, âm thanh phòng họp, loa trợ giảng

SKKN Kinh nghiệm tổ chức dạy học trải nghiệm môn Hóa học ngoài không gian lớp học ở trường trung học phổ thông

SKKN Kinh nghiệm tổ chức dạy học trải nghiệm môn Hóa học ngoài không gian lớp học ở trường trung học phổ thông

 

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

 

I.   Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

 

Trong tiến trình đổi mới toàn diện về giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước theo hướng CNH- HĐH. Đặc biệt là sau ngày 04/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới  căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì đổi mới phương pháp dạy học là đòi hỏi tất yếu và được xem là khâu then chốt có ý nghĩa góp phần vào sự thắng lợi của sự nghiệp giáo dục. Bởi phương pháp dạy học, kết quả dạy học phản ánh chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục. Các kết quả nghiên cứu về lý luận dạy học, cũng như thực tiễn dạy học ở trường phổ thông trong những năm qua đã khẳng định: chỉ có phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách học, biết tự học với động cơ đúng đắn thì quá trình học tập của các em mới đạt được những kết quả cao về tri thức, kỹ năng và thái độ.

Môn Hóa học là một môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học của         nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá trong nhà trường phổ thông là điều tất yếu trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học có tầm quan trọng hàng đầu

Trong quá trình giảng dạy, qua điều tra thực tế bản thân chúng tôi nhận thấy: việc dạy và học theo chương trình mới có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên việc dạy và học nội khóa vẫn còn rất nặng nề, chưa kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh và chưa phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh. Do vậy để đạt được nội dung đề ra của nền giáo dục cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh củng cố các kiến thức học tập ở trên lớp và việc dạy học ngoài không gian lớp học. Đây là một hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao nhưng hiện nay

 

 

chưa được chú trọng ở các trường phổ thông nước ta. Dạy học ngoài không gian lớp học là một hình thức của dạy học trải nghiệm, đây có thể coi như một hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu  hoạt động dạy học ngoài không gian lớp học có tác động trở lại, giúp học sinh có  thêm hứng thú, niềm vui trong học tập, rèn luyện đạo đức, gần gũi với thiên nhiên,…. Chất lượng học tập sẽ cao, kích thích được hứng thú học tập, nhu cầu, khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh. Nó không những giúp học sinh củng cố kiến thức  đã học ở trên lớp mà còn giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực,  sáng tạo của học sinh. Đây là điều mà dạy học ở trên lớp làm chưa tốt do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học hay do sức ép thi cử. Vì những lí do nói trên tôi xin đưa ra : “ Kinh nghiệm tổ chức dạy học trải nghiệm môn Hóa học ngoài không  gian lớp học ở trường trung học phổ thông”

II.    Mô tả giải pháp:

A.  Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

Dạy học trong không gian lớp học là cách thực hiện để giáo dục cho học sinh truyền thống từ trước đến nay. Cách dạy này có nhiều ưu điểm nhưng cũng có các nhược điểm

Ưu điểm Nhược điểm
 

 

 

 

Đối với giáo viên

+ Thuận tiện cho việc dạy của GV về thời gian, phương tiện, quãng đường,..

+ Giáo viên đỡ áp lực về việc quản lý học sinh

+ Dạy học chưa thực sự gắn liền với thực tiễn

+ Giáo viên phải giảng giải rất nhiều nhưng đôi khi chưa đạt được hiệu quả cao vì lý thuyết đôi khi còn trừu tượng,…

Đối với học sinh + Học sinh tập trung hơn + Học sinh tiếp nhận   kiến

 

 

thức đôi khi còn bị động. Nặng về mặt lý thuyết, hạn chế kiến thức thực tế,…

+ Chưa phát huy hết được hết khả năng của học sinh

+ Khả năng ghi nhớ và vận dụng của học sinh chưa cao.

+ Khả năng vận dụng kiến thức bộ môn để giải quyết tính huống thực tiễn chưa tốt.

Trong khi đó dạy học ngoài không gian lớp học đặc biệt là dạy học trải nghiệm lại có rất nhiều lợi thế như:

Giúp phát triển được những kĩ năng mới như kĩ năng lãnh đạo, hòa nhập, tư duy sáng tạo, tính đoàn kết. Những kĩ năng này là rất cần thiết cho cuộc sống ở đại học và cho cả công việc sau khi tốt nghiệp.

Khám phá ra sở thích, sở trường, sở đoản của bản thân thông qua các hoạt động trải nghiệm để biết bản thân thích hay không thích công việc nào đó  từ đó biết được sở thích và đam mê của bản thân làm tiền đề cho việc định hường nghề nghiệp sau này.

Làm cho cuộc sống vui hơn, thông qua hoạt động học tập trải nghiệm ngoài không gian lớp học, chúng ta sẽ có thêm những người bạn mới, có những kỉ niệm, bài học và kinh nghiệm đáng nhớ, và trở thành một con người thú vị và toàn diện hơn.

Nhằm tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho HS, thông qua hoạt động, HS sẽ lĩnh hội thêm những kiến thức cần thiết cho bản thân trong học tập cũng như đời sống thường nhật. Tạo cơ hội cho HS kiểm tra kiến thức cũng như độ nhạy bén của bản

 

 

thân, tạo điều kiện vừa học tập vừa vui chơi. Giúp HS có cái nhìn tổng quát hơn về mối liên hệ giữa kiến thức và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành, giúp HS hình thành thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, cảm thụ và đánh giá cái đẹp của cuộc sống.

B.  Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

  1. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM
    1. Lịch sử “Giáo dục trải nghiệm”

Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551-479 TCN) đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Cùng thời gian đó, ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp – Xôcrát (470-399 TCN) cũng nêu lên quan     điểm: “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”. Đây được coi là những nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của “Giáo dục trải nghiệm”.

“Giáo dục trải nghiệm” được thực sự đưa vào giáo dục hiện đại từ những năm đầu của thế kỷ 20. Tại Mỹ, năm 1902, “Câu lạc bộ trồng ngô” đầu tiên dành cho trẻ em được thành lập, CLB có mục đích dạy các học sinh thực hành trồng ngô, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp thông qua các công việc nhà nông thực tế. Hơn 100 năm sau, hệ thống các CLB này trở thành hoạt động cốt lõi của tổ chức 4-H, tổ chức phát triển thanh thiếu niên lớn nhất của Mỹ, tiên phong trong ứng dụng học tập qua lao động, trải nghiệm.

Tại Anh, năm 1907, một Trung tướng trong quân đội Anh đã tổ chức một cuộc cắm trại hướng đạo đầu tiên. Hoạt động này sau phát triển thành phong trào Hướng đạo sinh rộng khắp toàn cầu. Hướng đạo là một loại hình “Giáo dục trải nghiệm”, chú ý

 

 

đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm: cắm trại, kỹ năng sống trong rừng, kỹ năng sinh tồn, lửa trại, các trò chơi tập thể và các môn thể thao.

Cho đến năm 1977, với sự thành lập của “Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm” (Association for Experiential Education – AEE), “Giáo dục trải nghiệm” đã chính  thức được thừa nhận bằng văn bản và được tuyên bố rộng rãi.

“Giáo dục trải nghiệm” bước thêm một bước tiến mạnh mẽ hơn khi vào năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững, chương trình “Dạy  và học vì một tương lai bền vững” đã được UNESCO thông qua, trong đó có học  phần quan trọng về “Giáo dục trải nghiệm” được giới thiệu, phổ biến và phát triển sâu rộng.

Ngày nay, “Giáo dục trải nghiệm” đang tiếp tục phát triển và hình thành mạng lưới rộng lớn những cá nhân, tổ chức giáo dục, trường học trên toàn thế giới ứng dụng. UNESCO cũng nhìn nhận Giáo dục trải nghiệm như là một triển vọng tươi lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỷ tới.

2.   Khái niệm “Giáo dục trải nghiệm”

Định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải nghiệm là  một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.”

Người dạy ở đây có thể là: giáo viên, tình nguyện viên, hướng dẫn viên, huấn luyện viên, bác sỹ tâm lý… Nó nói lên tính đơn giản, đa dạng, phổ biến và ứng dụng của “Giáo dục trải nghiệm”.

“Giáo dục trải nghiệm” cũng có cơ sở lý thuyết dựa trên các nghiên cứu của các nhà khoa học. Các nhà tâm lý giáo dục đã nghiên cứu và rút ra kết luận rằng:

 

 

Chúng ta nhớ             Những gì ta

10%                             Đọc

20%                             Nghe

30%                             Thấy

40%                             Nghe và thấy (phương tiện nghe nhìn)

50%                             Nói (đối thoại với thầy, thảo luận nhóm…)

60%                             Trải nghiệm (Phát biểu ý kiến, đóng kịch, sắm    vai, thực tập trong phòng thí nghiệm hay hiện trường để áp dụng các điều đã học…)

90%                            Nói, làm và được lặp đi lặp lại

Như thế với phương pháp thuyết giảng cùng với phương tiện nghe nhìn, học sinh nhớ được 50% nội dung bài giảng. Nhưng nếu học sinh được trải nghiệm, như nói hay làm thì hiệu quả còn cao hơn. Albert Einstein đã từng nói “Chỉ có trải nghiệm mới là hiểu biết, còn tất cả các thứ khác chỉ là thông tin”.

3.   Các đặc điểm nổi bật của “Giáo dục trải nghiệm”:

  • Quá trình học qua trải nghiệm diễn ra khi trải nghiệm được lựa chọn kỹ càng và sau khi thực hiện được tổng kết bởi quá trình chia sẻ, phân tích, tổng quát hoát và áp dụng.
  • Người học được sử dụng toàn diện: trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội trong quá trình tham
  • Trải nghiệm được thiết kế để yêu cầu người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết quả đạt được.
  • Qua “Giáo dục trải nghiệm”, người học được tham gia tích cực vào việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm
  • Kết quả của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều học được từ trải nghiệm đó.
  • Kết quả đạt được là của cá nhân, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải nghiệm của cá nhân đó trong tương

 

 

  • Các mối quan hệ được hình thành và hoàn thiện: người học với bản thân mình, người học với những người khác, và người học với thế giới xung

4.  Phương pháp “Học tập qua trải nghiệm”

Phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” được thừa nhận là phương pháp cốt lõi của “Giáo dục trải nghiệm”. Chi tiết về phương pháp được giới thiệu dưới đây.

4.1.  Định nghĩa

“Học tập qua trải nghiệm” xảy ra khi một người sau khi tham gia trải nghiệm nhìn lại và đánh giá, xác định cái gì là hữu ích hoặc quan trọng cần nhớ, và sử dụng những điều này để thực hiện các hoạt động khác trong tương lai.

4.2.  Quy trình năm bước khép kín của phương pháp dạy học trải nghiệm:

Phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” thể hiện theo mô hình 5 bước khép kín như dưới đây:

 

 

 

Hoặc xem bản đầy đủ trên google drive: TẠI ĐÂY

 

Các thầy cô cần file word liên hệ với chúng tôi tại fanpage facebook O2 Education

Hoặc xem nhiều SKKN hơn tại:  Tổng hợp SKKN môn hóa học cấp THPT

 

Hoặc xem thêm các tài liệu khác của môn hóa


Comments

One response to “SKKN Kinh nghiệm tổ chức dạy học trải nghiệm môn Hóa học ngoài không gian lớp học ở trường trung học phổ thông”

  1. Hoàng Avatar
    Hoàng

    add Cho mình xin SKKN này tham khảo dc không ạ

Leave a Reply to Hoàng Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *